Hoa Trái Lời Chúa: Phụng
Sự
Theo nhận định ở trang
17 của bài Nhập Đề này, "như cành nho luôn
dính liền với cây nho thế nào (x.Jn.15:4), các chi thể
của Giáo Hội tham dự Phụng Vụ là họ được
tham dự vào một 'mầu nhiệm thánh' như vậy.
Và 'mầu nhiệm thánh' hiện thực trong Phụng Vụ
là mầu nhiệm Thiên Chúa đang tỏ ḿnh và thông ḿnh cho từng
chi thể của Giáo Hội, như cây nho hằng thông
nhựa sống của ḿnh cho từng cành nho để 'trổ
sinh muôn vàn hoa trái' nơi các cành nho (x.Jn.15:5)".
Tuy nhiên, sau khi đă được
chính thức tham dự vào việc cử hành "mầu
nhiệm thánh" trong Phụng Vụ, để có thể
nhờ Nhựa Sống Thần Linh của Cây Nho mà sống
động và tồn tại trong Thánh Sủng, người
Kitô hữu lại c̣n phải làm sao để Nhựa
Sống Thần Linh này "sinh muôn vàn hoa trái" nơi ḿnh
nữa. Có thế, Phụng Vụ đối với họ
mới thực sự diễn đạt được
tính cách của ḿnh là một Hy Tế Tạ Ơn (Eucharist)
hiến dâng lên "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16), Đấng
"đă yêu thế gian đến ban Con duy nhất của
Ḿnh" (Jn.3:16) và "đă không dung tha cho Con riêng Ḿnh song đă
trao nộp Người v́ tất cả chúng ta"
(Rom.8:32), để "chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối
với chúng ta, trong lúc chúng ta c̣n là những tội nhân"
(Rom.5:8).
Tuy nhiên, người Kitô hữu làm
thế nào để có thể "trổ sinh muôn vàn hoa
trái", nếu họ không sống chính "mầu
nhiệm Chúa Kitô", "mầu nhiệm thánh" mà
họ cử hành trong Phụng Vụ. "Mầu nhiệm
Chúa Kitô" được Phụng Vụ hiện
thực, về phương diện diễn tiến, là
mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục
sinh, song về phương diện tinh thần, lại
chính là Mầu Nhiệm Yêu Thương. Nếu dung hợp
cả hai phương diện của "mầu nhiệm
Chúa Kitô" này lại, có thể nói "mầu nhiệm
thánh" hiện thực trong Phụng Vụ là Mầu
Nhiệm Yêu Thương được diễn tả qua
"mầu nhiệm Chúa Kitô" nơi những biến
cố nhập thể, tử nạn và phục sinh, như
là: "Tin Mừng của t́nh yêu Thiên Chúa được
mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô" (tông huấn
Ecclesia in Africa, đoạn 122).
Đúng thế, trong Phụng Vụ,
nhờ Ḿnh Máu Thánh của Người, Chúa Kitô vẫn
tiếp tục hiện thực Mầu Nhiệm Yêu Thương,
trong việc thông ḿnh ra cho Giáo Hội, ở chỗ: "Cha
Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như
vậy" (Jn.15:9). Cũng thế, nơi Ḿnh Mầu
Nhiệm của Người là Giáo Hội, cách riêng nơi mỗi
chi thể của Người là Kitô hữu, Chúa Kitô vẫn
"trổ sinh muôn vàn hoa trái", ở chỗ: "Thày yêu
các con thế nào các con hăy yêu nhau như vậy" (Jn.13:34).
Bởi vậy, người Kitô
hữu chỉ thực sự cử hành Hy Tế Tạ Ơn
khi họ biết để cho Mầu Nhiệm Yêu Thương
hiện thực nơi họ, một mầu nhiệm làm
cho "mọi người sẽ nhận biết các con là
môn đệ của Thày" (Jn.13:35). Như thế,
sống Mầu Nhiệm Yêu Thương là người Kitô
hữu "trổ sinh muôn vàn hoa trái" khi làm cho mọi người
nhận biết Chúa Kitô, qua việc họ "là môn đệ
của Thày". Hoa trái trổ sinh nơi người Kitô
hữu từ Mầu Nhiệm Yêu Thương này, trước
nhan Thiên Chúa, là một Hy Tế Tạ Ơn tuyệt
hảo nhất: "Cha Thày được vinh danh nơi
việc các con sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ
của Thày" (Jn.15:8).
Thế nhưng, người Kitô
hữu làm sao có thể sống Mầu Nhiệm Yêu Thương,
để "sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ
của Thày", nhờ đó, hiến dâng một Hy
Tế Tạ Ơn tuyệt hảo lên Thiên Chúa hầu cho
Ngài "được vinh danh", nếu không phải là
"sống trong t́nh yêu của Thày" (Jn.15:9).
"Sống trong t́nh yêu của Thày" là ǵ, nếu không
phải là "yêu nhau như Thày đă yêu các con"
(Jn.15:12), hay là để cho Thày yêu thương trong các con cũng
vậy. "Sống trong t́nh yêu của Thày" bằng cách
nào, nếu không phải bằng cách để cho
"những lời của Thày ở trong các con"
(Jn.15:7), được thể hiện qua việc
"giữ các lệnh truyền của Thày, như thể
Thày đă giữ các lệnh truyền của Cha và sống
trong t́nh yêu của Ngài" (Jn.15:10).
Như thế, sống Mầu
Nhiệm Yêu Thương là người Kitô hữu sống
Phụng Sự, tức là sống Phụng Vụ liên
lỉ để làm cho Mầu Nhiệm Yêu Thương trổ
sinh hoa trái nơi con người của ḿnh và làm cho
"mầu nhiệm Chúa Kitô" hiện thực ngay trong cuộc
đời của ḿnh (x. Sắc Lệnh Ad Gentes số 16).
Trong "mầu nhiệm thánh" được Phụng
Vụ cử hành, nếu Lời Chúa đă làm cho bánh và rượu
biến đổi nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô để
hiện thực "mầu nhiệm Chúa Kitô" thế
nào, cũng vậy, trong Mầu Nhiệm Yêu Thương
nơi cuộc đời của người Kitô hữu, Lời
Chúa sẽ làm cho con người Kitô hữu biến đổi
và "trổ sinh muôn vàn hoa trái".
Đó là lư do Phụng Vụ, hướng
về Thiên Chúa, chẳng những có tính cách Hy Tế Tạ Ơn,
hướng về con người, Phụng Vụ c̣n có
cả tính cách Tông Đồ Truyền Giáo nữa. Việc
Tông Đồ Truyền Giáo, v́ thế, chẳng qua chỉ
là hoa trái của Phụng Vụ, và trước hết
phải được bắt nguồn từ Phụng Vụ
(x. Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, số 10). Cũng trong
tông huấn về Giáo Hội Phi Châu, Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II đă lập lại một lời trong đoạn
23 của thông điệp "Redemptoris Missio" (1991), để
xác nhận tính cách bẩm sinh của việc Tông Đồ
Truyền Giáo như sau: "Mục đích tối hậu của
việc truyền giáo là làm cho người ta chia sẻ
sự hiệp thông hiện hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Các môn đệ phải sống trong sự hiệp
nhất với nhau, khi ở lại trong sự hiệp
nhất với Chúa Cha và Chúa Con, để thế giới
nhận biết mà tin (x.Jn.17:21-13). Đây là một bản
văn rất hệ trọng về việc truyền giáo.
Nó làm cho chúng ta hiểu rằng, chúng ta là những nhà
truyền giáo, trên hết, v́ cái mà chúng ta là, đó là một
Giáo Hội có sự sống nội tại hiệp nhất
trong yêu thương, ngay cả trước khi chúng ta trở
nên những nhà truyền giáo bằng lời nói và việc
làm" (EIA số 77).
Ư Nghĩa Lời Chúa: Thực
Nghiệm
Phải, nhờ Lời Chúa mà
"mầu nhiệm Chúa Kitô" được hiện
thực trong Phụng Vụ và được tái diễn
theo Phụng Niên thế nào, th́ Lời Chúa cũng làm cho
Mầu Nhiệm Yêu Thương hiện thực và tái
diễn nơi con người của Kitô hữu như
vậy. Đó là lư do người Kitô hữu phải t́m
hiểu Lời Chúa, nhất là Lời Chúa theo Chu Kỳ Phụng
Vụ đă được Mẹ Thánh Giáo Hội cẩn
thận tuyển lựa và kỹ lưỡng sắp
xếp để có thể phản ảnh "mầu
nhiệm Chúa Kitô", Đấng "luôn ở cùng (Giáo Hội)
cho đến tận thế" (Mt.28:20):
"Mẹ Thánh Giáo Hội ư thức
rằng Giáo Hội phải cử hành công cuộc cứu
chuộc của Phu Quân ḿnh, bằng việc sốt sắng
tưởng niệm công cuộc này vào những ngày nhất
định suốt cả năm. Mỗi tuần, vào ngày mà
Giáo Hội gọi là Ngày của Chúa, Giáo Hội kỷ
niệm việc Chúa sống lại, một việc Giáo Hội
cũng cử hành mỗi năm một lần, cùng với
Cuộc Vượt Qua thánh của Người, long
trọng trong Mùa Phục Sinh.
"Hơn thế nữa, trong chu
kỳ một năm, Giáo Hội c̣n giăi bày trọn vẹn
mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ khi Người
nhập thể, giáng sinh cho đến khi thăng thiên, rồi
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và niềm trông mong hy
vọng hồng phúc về việc Chúa tái giáng.
"Tưởng nhớ những
mầu nhiệm cứu chuộc như vậy, Giáo Hội
mở ra cho tín hữu các kho tàng quyền năng và công
nghiệp Chúa của ḿnh, để những mầu
nhiệm này, một cách nào đó, được hiện
thực qua mọi thời đại, ngỏ hầu tín
hữu nhờ thấu hiểu mà được đầy
ơn cứu rỗi"
(Hiến Chế "Sacrosanctum
Concilium" , số 102)
Thế nhưng, làm sao Kitô hữu
có thể "nhờ thấu hiểu mà được
đầy ơn cứu rỗi", nếu họ không
thấu triệt Lời Chúa theo Chu Kỳ Phụng Vụ.
Chúa Kitô chẳng những hiện diện một cách Bí Tích
trong Phụng Vụ Thánh Thể mà c̣n hiện diện một
cách Thần Linh trong cả Phụng Vụ Lời Chúa
nữa (x. HC SC trên, số 7). Bởi thế, nghiên cứu
kỹ lưỡng sự chọn lựa cũng như cách
sắp xếp có chủ ư và hết sức cẩn thận
của Giáo Hội nơi bản tổng kê toàn bộ Lời
Chúa theo Chu Kỳ Phụng Niên, được đúc
kết ở trang 20-30 trong bài Nhập Đề này, có 3
yếu tố cần phải lưu ư như sau:
Yếu tố thứ nhất là
tính cách liên tục của Bài Đọc Phúc Âm. V́
"trọn vẹn mầu nhiệm của Chúa Kitô" được
giăi bày chính yếu nơi Phúc Âm. Bởi thế, Chu Kỳ Phụng
Vụ mới được chia làm 3 Năm A, B và C theo bộ
3 Phúc Âm Nhất Lăm bao gồm Phúc Âm thánh Mathêu, Marcô và Luca. Và
các Bài Đọc Phúc Âm, nhất là trong Mùa Quanh Năm, được
sắp xếp liên tục nhau, sau đó mới tới Bài Đọc
Tân Ước, cũng có tính cách liên tục nhưng liên tục
hợp với Bài Đọc Phúc Âm mà thôi, trong khi đó, các
Bài Đọc Cựu Ước hầu như không có tính
cách liên tục ǵ hết, hoàn toàn được chọn để
làm sao cho hợp với Bài Đọc Phúc Âm.
Yếu tố thứ hai là tính cách
phụ thuộc và liên hệ của cả Bài Đọc
Cựu Ước cũng như Bài Đọc Tân Ước
đối với Bài Đọc Phúc Âm. Bài Đọc
Cựu Ước, mặc dầu hầu như không có tính
cách liên tục, song lại được đặt làm Bài
Đọc Một. Bởi v́, tự bản chất,
Cựu Ước là phần Mạc Khải qui về Phúc Âm
(x.Lk.24:44) và ám chỉ Chúa Kitô (x.Jn.5:39), nội dung của toàn
bộ Mạc Khải, chủ đề của chính Lời
Chúa. Bài Đọc Tân Ước là Bài Đọc Hai, v́ có
tính cách liên tục và gần gũi với Phúc Âm hơn Bài Đọc
Một, nên được đặt ngay trước Bài Đọc
Phúc Âm, như để "loan báo Tin Mừng" (Mk.16:15):
"Nước Thiên Chúa đă đến, hăy ăn năn
hối cải và tin vào Phúc Âm" (Mk.1:15).
Yếu tố thứ ba là ư
nghĩa của cả 3 Bài Đọc, được
chọn theo sự liên tục hay chính yếu của Bài Đọc
Phúc Âm, nên phải có cùng một nội dung để ăn
khớp với toàn bộ chủ đề Bài Đọc của
riêng Mùa Phụng Vụ cũng như của chung Phụng
Niên. Bài Đọc Phúc Âm là Bài Đọc chính yếu để
giăi bày "mầu nhiệm Chúa Kitô" mà ư nghĩa của
cả 3 Bài Đọc chẳng những phải ăn khớp
với nhau mỗi tuần, mà c̣n phải ăn khớp với
Bài Đọc của các tuần khác trong cùng một Mùa Phụng
Vụ. Chưa hết, các Bài Đọc của Mùa Phụng
Vụ này c̣n phải ăn khớp với các Mùa Phụng Vụ
khác, cũng như với toàn thể ư nghĩa Phụng
Niên. Nghĩa là mỗi Bài Đọc, cũng như tất
cả mọi Bài Đọc, trong từng Mùa Phụng Vụ
cũng như trong toàn thể Phụng Niên, phải làm sao để
cùng nhau diễn đạt được Dự Án Cứu
Rỗi tối hậu mà Thiên Chúa đă Mạc Khải cho loài
người nơi Đức Kitô trong lịch sử của
họ.
Dựa vào ba yếu tố nồng
cốt trên đây về Chu Kỳ Lời Chúa của Phụng
Niên, muốn dễ dàng "hiểu thấu" Lời Chúa
"là Thần Linh" được công bố để
"giăi bày trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Kitô",
việc thực nghiệm Lời Chúa "là Sự
Sống" có thể theo phương pháp diễn dịch,
một tiến tŕnh đi từ tổng quát đến chi
tiết, từ lư thuyết đến thực hành, theo thứ
tự như sau:
1.
Ư thức lại thực tại chủ yếu của Phụng
Vụ Thánh: Đó là toàn diện Dự Án Cứu Rỗi của
Thiên Chúa đă Mạc Khải nơi Chúa Giêsu Kitô'
2.
Tưởng nhớ lại nội dung của Mùa Phụng Vụ:
Đó là diễn tiến Công Cuộc Cứu Rỗi của
Thiên Chúa đă thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô'
3.
T́m hiểu ư nghĩa Bài Đọc Phúc Âm được
dọn cho Chúa Nhật của từng Mùa Phụng Vụ'
4.
Khám phá nơi Bài Đọc Cựu Ước những ám
chỉ hay qui hướng về ư nghĩa của Bài Đọc
Phúc Âm'
5.
T́m kiếm nơi Đọc Bài Tân Ước những
dẫn giải hay huấn dụ về ư nghĩa của
Bài Đọc Phúc Âm'
6.
So sánh chủ đề của cả 3 Bài Đọc mỗi
tuần với chủ đề của các tuần trước
nó và sau nó, xem chúng có thực sự liên kết với nhau
chặt chẽ đúng như ư nghĩa chung của cả Mùa
Phụng Vụ cũng như của toàn thể Phụng
Niên hay chăng'
7.
Đối chiếu cuộc sống Kitô hữu của ḿnh
xem nó đă thực sự phản ảnh chủ đề
của cả 3 Bài Đọc chưa, từ đó, đưa
ra quyết định thực tế để có thể
sống một đời sống Phụng Sự, một đời
sống "ở lại trong t́nh yêu của Thày", cho Lời
Chúa "trổ sinh muôn vàn hoa trái" nơi con người
của ḿnh, và cho "trọn vẹn mầu nhiệm Chúa
Kitô" được tái diễn sống động trong
cuộc đời của ḿnh.
Vậy, trước khi thực sự đi vào phần Phụng
Vụ Lời Chúa của từng Phụng Mùa cũng như
của cả Phụng Niên, nên ư thức lại cho vững
vàng và rơ ràng Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa cũng
như Công Cuộc Cứu Rỗi của Thiên Chúa.
1.
Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa là thông ban Sự
Sống Thần Linh của Ngài cho chung "mọi tạo
vật" (Mk.16:15' Rom.8:19), cách riêng cho "tất cả
mọi người" (Mt.20:28' 1Tm.2:4): "Cho tất
cả được nên một ... như Chúng Ta là một"
(Jn.17:21-22), "để Thiên Chúa là tất cả trong
mọi sự" (1Cor.15:28). Thế nhưng, để hoàn
tất Dự Án Cứu Rỗi này của Ḿnh, Thiên Chúa đă
phải thực hiện Công Cuộc Cứu Rỗi của
Ngài trong lịch sử loài người, đó là Thiên Chúa đă
tự Mạc Khải Bản Thân Ngài cũng như Dự Án
Cứu Rỗi của Ngài ra cho loài người "trong Đức
Giêsu Kitô" (Eph.1:9), để "ai chấp nhận Người
th́ Người ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa"
(Jn.1:12) mà được "sự sống đời đời"
(Jn.3:16'17:3).
2.
Công Cuộc Cứu Rỗi của Thiên Chúa là "dự án
mà Ngài đă lấy làm ưng ư ấn định trong Đức
Giêsu Kitô, được thực hiện khi thời gian viên
trọn" (Eph.1:10) và "khi đến thời điểm
ấn định" (Gal.4:4). Là Mạc Khải của
Thiên Chúa "trong thời sau hết này" (Heb.1:2), Đức
Giêsu Kitô quả thật đă được Thiên Chúa "đặt
làm thừa tự của mọi sự... (và) là hiện thân
đích thực của Bản Thể Cha" (Heb.1:3):
"Nơi Đức Kitô sự viên măn của thần tính
thể hiện một cách thể lư, mà anh em được
chia sẻ sự viên măn này với Người" (Col.2:9).
Trên thực tế và theo thời gian, trước hết,
Chúa Kitô là "Sự Sống đă tỏ hiện cho chúng
ta" (1Jn.1:2), qua biến cố Giáng Sinh của Người'
sau đó, Người là Sự Sống Thông Ban khi "thí
mạng sống rồi lấy lại" (Jn.10:17), qua
biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Người'
sau hết, Người là Sự Sống Tái Sinh, từ lúc
"Người thổi hơi trên các Tông Đồ mà nói
'Hăy nhận lấy Thánh Linh'" (Jn.20:22), Đấng
sẽ làm chứng về Người qua và nhờ Giáo Hội
(Jn.15:26-27' Lk.28:48-49).
Tất cả các biến cố của cuộc đời
Chúa Kitô trên trần gian để thực hiện Công Cuộc
Cứu Rỗi mà hoàn tất Dự Án Cứu Rỗi của
Thiên Chúa trên đây, được Giáo Hội tưởng
niệm qua các Mùa Phụng Vụ như sau.
Trước hết là Biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô,
được Giáo Hội cử hành trong Mùa Giáng Sinh. Mùa
Vọng trước Mùa Giáng Sinh là mùa "dọn đường
cho Chúa" (Mk.1:3'Is.40:3), bằng cách "ăn năn
cải thiện đời sống" (Lk.3:2), "để
Người có thể tỏ ḿnh ra" (Jn.1:31), nhờ đó
"tất cả loài người có thể thấy ơn
Cứu Độ của Thiên Chúa" (Lk.3:6' Is.40:5). Sau Mùa
Giáng Sinh c̣n có một số tuần đầu của Mùa Thường
Niên là mùa "Con Thiên Chúa tỏ ḿnh ra" (1Jn.3:8) nơi dân
Do Thái, để các Tông Đồ có thể "tin vào Phúc Âm"
(Mk.1:15) mà được Người "rửa trong Thánh
Thần" (Jn.1:33' Mk.1:8' x.Lk.4:18-19), nhờ đó "được
tái sinh" (Jn.3:3,5,7) bởi thập giá và phục sinh của
Chúa Kitô.
Sau nữa là Biến Cố Tử Nạn và Phục Sinh của
Chúa Kitô được Giáo Hội cử hành trong Tam
Nhật Thánh và Mùa Phục Sinh. Mùa Chay trước Tam
Nhật Thánh và Đại Lễ Phục Sinh là thời điểm
cho những ai muốn "theo Con Chiên đi đến
nơi Người đến" (Rev.14:4' x.Jn.13:33,36)
cần phải được tẩy rửa cho "tinh
tuyền" (Rev.14:4) để có thể xứng đáng
hiệp thông với Chúa Kitô (x.Jn.13:8) trong việc cùng với
Người "vượt qua sự chết mà vào sự
sống" (Jn.5:24).
Sau hết là Biến Cố Chúa Kitô sai Chúa Thánh Thần đến,
một biến cố được Giáo Hội long
trọng cử hành để mở màn cho Mùa Thường
Niên sau Mùa Phục Sinh. Bởi đó, Mùa Thường Niên này
c̣n được bắt đầu, ngay sau Đại
Lễ Chúa Thánh Thần, Nguyên Lư Sự Sống, 3 Lễ
Trọng liên quan đến Sự Sống Thần Linh
nữa, đó là các Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, Thực Tại
Sự Sống, Ḿnh Máu Thánh Chúa, Bí Tích Sự Sống, và Thánh
Tâm Chúa, Nguồn Mạch Sự Sống.
Như thế, những biến cố chính yếu của
cuộc đời Chúa Kitô trên trần gian chính là tiến
tŕnh của Công Cuộc Cứu Rỗi. Tiến tŕnh của
Công Cuộc Cứu Rỗi này hoàn toàn phản ảnh Chương
Tŕnh Cứu Rỗi của Thiên Chúa là làm cho tạo vật
"tin vào Đấng Ngài sai" (Jn.6:29), để tạo
vật có thể được trọn vẹn hiệp thông
với Sự Sống Thần Linh nơi Ngài (x.Jn.17:23), đúng
như Dự Án Cứu Rỗi mà Thiên Chúa đă phác định.
Do đó, Chu Kỳ Phụng Vụ vẫn tưởng
niệm và giăi bày, qua Phụng Vụ Lời Chúa, Ư Nghĩa Cứu
Rỗi sâu xa hàm chứa trong tiến tŕnh của Công Cuộc
Cứu Rỗi này. Tổng quan có thể được tóm
gọn như sau:
Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng
Sinh là để tạ ơn "Thiên Chúa yêu thế gian đến
ban Con Một của Ḿnh" (Jn.3:16), qua việc cử hành
biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể và ở
giữa chúng ta, và chúng ta đă được thấy vinh
hiển của Người" (Jn.1:14). Mùa Chay, Tam Nhật
Thánh và Mùa Phục Sinh là để tạ ơn "Đấng
đă không dung tha cho Con Riêng Ḿnh song đă phó nộp Con v́ chúng
ta" (Rom.8:32), qua việc cử hành biến cố Con
"hiến mạng cho chiên" (Jn.10:11), bằng cách
"bỏ mạng sống ḿnh đi rồi lấy
lại" (Jn.10:17). Mùa Thường Niên Hậu Phục
Sinh là để tạ ơn "t́nh yêu của Thiên Chúa đă
đổ tràn đầy vào ḷng chúng ta nhờ Thánh
Thần là Đấng Ngài đă ban cho chúng ta" (Rom.5:5),
qua việc cử hành biến cố Chúa Giêsu sai Đấng
An Ủi đến với Giáo Hội để dùng Giáo Hội
làm chứng về Người (x.Jn.15:26-27) "cho tất
cả được nên một" (Jn.17:21).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL