“Tuy nhiên, việc trao đổi đối thoại không thể theo chiều hướng trung dung tôn giáo, và Kitô hữu chúng ta có nhiệm vụ buộc phải làm chứng rơ ràng cho niềm hy vọng ở trong chúng ta (x 1Pt 3:15) khi cần phải đối thoại trao đổi. Chúng ta không được sợ rằng có thể sẽ bị coi như là những ǵ phạm đến kẻ khác khi chúng ta hoan hỉ loan báo một tặng ân dành cho hết mọi người, một tặng ân cần phải được hiến cho tất cả mọi người bằng một tấm ḷng hết sức kính trọng tự do của nhau, đó là tặng ân mạc khải của Thiên Chúa, Đấng là T́nh Yêu, Vị Thiên Chúa ‘đă yêu nhân loại đến ban Con duy nhất của Ngài’ (Jn 3:16). Như Bản Tuyên Ngôn Chúa Giêsu mới đây đă nhấn mạnh, vấn đề này không thể trở thành một chủ đề đối thoại được coi như là một cuộc thương thảo, như thể chúng ta coi nó là một vấn đề hoàn toàn tùy ư nghĩ, trái lại, nó này là một ân huệ làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui, là một sứ điệp chúng ta có nhiệm vụ phải loan báo” (đoạn 56.1).
“Bởi thế, Giáo Hội không thể bỏ cuộc hoạt động truyền giáo của ḿnh nơi các dân tộc trên thế giới. Nó là một công việc trọng yếu của việc truyền giáo cho các dân tộc missio ad gentes để loan báo cho họ thấy rằng con người t́m thấy ơn cứu độ ở nơi chính Chúa Kitô ‘là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’ (Jn 14:6). Việc đối thoại liên tôn ‘không thể nào chỉ là việc làm thay thế cho vấn đề rao giảng mà là việc vẫn hướng về vấn đề rao giảng’ (Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc và Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Bản Chỉ Dẫn về Việc Rao Giảng Phúc Âm và Đối Thoại Liên Tôn: Đối Thoại và Rao Giảng: Những Chia Sẻ và Hướng Dẫn, 19/5/1991, 82: AAS 84 năm 1992, 444). Hơn thế nữa, nhiệm vụ truyền giáo không ngăn cản chúng ta t́m cách đối thoại bằng một thái độ hết sức sẵn sàng đón nghe. Thật vậy, chúng ta biết rằng, với sự hiện diện nhiệm mầu của ân sủng, tin tưởng vào ơn trợ giúp của Đấng An Ủi, Thần Linh chân lư (x Jn 14:17), Đấng phụ trách việc dẫn Giáo Hội ‘vào tất cả sự thật’ (Jn 16:13), chính Giáo Hội sẽ không bao giờ thôi đặt ra những vấn đề tràn đầy năng lực và ư nghĩa đối với cuộc sống của nhân loại cũng như của lịch sử” (đoạn 56.2).
“Đó là một yếu tố nồng cốt chẳng những cần cho việc tra cứu man vàn về thần học liên quan đến sự thật của Kitô giáo, mà c̣n cần cho cả việc Kitô hữu đối thoại với các thứ triết thuyết, văn hóa và tôn giáo khác nữa. Theo kinh nghiệm chung của nhân loại, với tất cả những nghịch thường của nó, Thần Linh của Thiên Chúa, Đấng ‘thổi đâu th́ thổi’ (Jn 3:8), không phải là không tỏ ra cho thấy những dấu chứng tỏ việc Ngài hiện diện, một hiện diện giúp cho các người môn đệ theo Chúa Kitô hiểu sâu xa hơn sứ điệp mà họ làm chứng” (đoạn 56.3).
Qua đoạn tông thư 54, 55 và 56 trên đây, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn
chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu”, sau hết, bằng việc “Đối
Thoại Truyền Giáo”, tức bằng việc đối thoại liên tôn trong thời điểm đa văn hóa
và đa tôn giáo ngày nay, không phải chỉ ở việc gặp gỡ trao đổi với nhau vậy thôi
mà c̣n nhất là ở mối liên hệ tôn giáo với nhau nữa; riêng về việc gặp gỡ đối
thoại liên tôn, Kitô hữu không được coi đó là một cuộc thương thảo hay dung ḥa
đạo giáo, song phải là dịp để chứng tỏ niềm hy vọng sâu xa trong thâm tâm của
ḿnh, một việc đối thoại liên tôn tuy không thay thế chính việc truyền giáo thực
sự cho muôn dân song cũng hướng về việc truyền giáo này, bằng thái độ chuyên chú
lắng nghe Thần Linh Chúa nói trong ḷng lịch sử, qua các thứ triết thuyết, văn
hóa và đạo giáo của loài người.
1. NỀN TẢNG CHUNG CHO CẢ BỐN PHẦN CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ LÀ G̀?
Qua tất cả những ǵ được Đức Thánh Cha phác họa trong Bức Tông Thư thời đại này, chúng ta thấy nền tảng chung của tất cả bốn phần làm nên nội dung của bản văn kiện này là phần thứ ba, phần được mở đầu bằng sự thánh thiện và nhấn mạnh đặc biệt đến việc cầu nguyện, nhất là cầu nguyện có tính cách phụng vụ và bằng Lời Chúa, những yếu tố làm nên nội tâm và sinh lực thiêng liêng của Kitô hữu cũng như chi phối tất cả mọi sinh hoạt mục vụ ngoại tại khác, nhất là việc hoạt động mục vụ, tông đồ truyền giáo.
· “Việc luyện tập nên thánh này đ̣i cuộc sống Kitô hữu phải nổi vượt về nghệ thuật cầu nguyện. Năm Mừng Kỷ Niệm là một năm cầu nguyện tha thiết hơn, riêng cũng như chung. Thế nhưng, chúng ta quá biết rằng, không phải tự nhiên mà chúng ta biết cầu nguyện. Chúng ta cần phải học cầu nguyện, như học một thứ nghệ thuật luôn mới mẻ này từ môi miệng của chính Vị Thày Thần Linh, giống trường hợp của các môn đệ đầu tiên: ‘Lạy Chúa, xin dạy cho chúng con biết cầu nguyện!’ (Lk 11:1). Cầu nguyện làm phát triển cuộc trao đổi với Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở thành những bạn hữu thân thiết của Người: ‘Các con hăy ở trong Thày và Thày ở trong các con’ (Jn 15:4). Cuộc trao đổi tương thân này là chính bản chất và là linh hồn của đời sống Kitô hữu, cũng là điều kiện cho tất cả mọi sinh hoạt mục vụ đích thực nữa. Cuộc trao đổi tương thân này, do Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta, hướng chúng ta tới việc chiêm ngưỡng dung nhan Cha, nơi Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Học được việc cầu nguyện theo kiểu mẫu Ba Ngôi Thiên Chúa này, cũng như sống kiểu mẫu cầu nguyện đó một cách trọn vẹn, đặc biệt trong phụng vụ là tuyệt đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, 10), mà c̣n cả theo cảm nghiệm riêng tư của ḿnh nữa, đó là bí quyết của một Kitô Giáo thực sự sinh động, một Kitô Giáo không lo sợ về tương lai, v́ nó liên tục trở về nguồn và t́m thấy nơi chính ḿnh sự sống mới” (đoạn 32).
“Phải, anh chị em thân mến, các cộng đồng Kitô hữu chúng ta phải trở nên ‘những trường học’ cầu nguyện chuyên chính, nơi mà việc gặp gỡ Chúa Kitô được thể hiện không phải chỉ ở chỗ kêu xin ơn trợ giúp mà c̣n trong cả chỗ tạ ơn, chúc tụng, tôn thờ, chiêm ngưỡng, lắng nghe và sùng mộ nữa, cho đến khi con tim thực sự ‘say yêu’. Đúng thế, việc say sưa cầu nguyện không làm cho chúng ta sao lăng việc chúng ta dấn thân đi làm lịch sử, v́ khi mở ḷng chúng ta ra cho t́nh yêu của Thiên Chúa, ḷng của chúng ta cũng mở ra để yêu thương anh chị em của chúng ta nữa, và làm cho chúng ta có khả năng h́nh thành lịch sử theo dự án của Thiên Chúa (x. Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, Bức Thư về Một Số Khía Cạnh của Việc Kitô Hữu Suy Niệm Orationis Formas ngày 15/10/1989: AAS 82 năm 1990, 362-379)” (đoạn 33.3).
“Bởi thế cho nên, vấn đề trọng yếu đó là, tất cả mọi hoạch định mục vụ làm cách nào đó phải đặt trọng tâm vào việc dạy cầu nguyện. Bản thân Tôi đă quyết định dùng những buổi giáo lư vào ngày Thứ Tư hằng tuần tới đây để suy niệm về các Thánh Vịnh, mở đầu là các Thánh Vịnh của Kinh Ban Mai, những kinh nguyện chung được Giáo Hội dùng để kêu mời chúng ta thánh hóa và điều hành ngày sống của chúng ta... phải đặc biệt dạy cho dân chúng cầu nguyện theo kinh phụng vụ...” (đoạn 34.2).
“Chắc
chắn một điều là vai tṛ chính yếu của thánh thiện cũng như của việc cầu nguyện
không thể nào thiếu được việc tái lắng nghe lời Chúa” (đoạn 39).
2. CHIỀU HƯỚNG CHUNG LIÊN KẾT CẢ BỐN PHẦN BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ LÀ G̀?
Nếu nền tảng cho toàn bộ bản văn kiện này là phần hai, phần nhấn mạnh đến sự thánh thiện và đặc biệt là việc cầu nguyện theo phụng vụ và bằng lời Chúa th́ chiều hướng chung của bức tông thư là phần thứ bốn, phần về truyền giáo, một hoạt động chính yếu và sống c̣n của Giáo Hội, v́ là việc làm nên chính bản chất của Giáo Hội. Thật vậy, tất cả mọi việc sống đạo của Kitô hữu chúng ta dù có cầu nguyện sốt sắng đến đâu đi nữa, có sống thánh thiện đến mấy đi nữa, nếu không sinh hoa kết trái qua việc tông đồ truyền giáo hay bằng việc tông đồ truyền giáo th́ phải xét lại vấn đề ơn gọi là ánh sáng thế gian của ḿnh.
· “Nuôi dưỡng chính ḿnh bằng lời Chúa để trở thành ‘tôi tớ phục vụ lời Chúa’ trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa, đó là một vấn đề ưu tiên đối với Giáo Hội vào lúc b́nh minh của một tân thiên niên kỷ. Ngay cả ở nơi những xứ sở được truyền bá phúc âm hóa từ nhiều thế kỷ trước đây, th́ thực tại về một ‘xă hội Kitô giáo’, một xă hội ở giữa tất cả những yếu hèn bao giờ cũng gắn liền với cuộc sống của con người, đă sống hoàn toàn theo những giá trị của Phúc Âm, giờ đây không c̣n nữa. Ngày nay, chúng ta phải can đảm đương đầu với một t́nh trạng đang càng ngày càng trở nên đa tạp và gay go theo chiều hướng ‘toàn cầu hóa’, cũng như theo chiều hướng của một t́nh trạng hỗn hợp bất ổn mới xẩy ra nơi các dân tộc và văn hóa. Từ nhiều năm nay, Tôi vẫn thường hay lập đi lập lại những lần kêu gọi hăy thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa. Giờ đây Tôi lại kêu gọi điều này một lần nữa, nhất là muốn chú trọng đến việc chúng ta phải làm bừng lên lại trong chúng ta ḷng hăng hái của những thuở ban đầu, cũng như phải làm sao cho ḿnh đầy nhiệt t́nh rao giảng của các tông đồ sau Ngày Lễ Ngũ Tuần. Chúng ta phải phục hồi trong chúng ta niềm xác tín nóng bỏng của Thánh Phaolô, vị đă kêu lên rằng: ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm’ (1Cor 9:16)” (đoạn 40.1).
Để thấy được tầm mức hết sức quan trọng và cần thiết của văn kiện này, chúng ta hăy đọc lại những lời của Đức Thánh Cha đă lợi dụng nhiều dịp để luôn nhắc nhở về bản văn kiện này sau ngày ban hành, ở chỗ, Ngài không ngừng lập lại ư tưởng nống cốt của Bức Tông Thư là “hăy bắt đầu lại từ Chúa Kitô”, cũng như không ngừng đề cập đến câu “Duc in altum”, tức “Hăy thả lưới ở chỗ nước sâu”, một câu tiêu biểu và là cốt lơi của toàn Bức Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ.
Ngày 12/1, trong bài diễn từ ngỏ với vị đại sứ thuộc xứ Malta, ĐTC đă nhắc đến ư hướng của Bức Tông Thư này như sau:
· “Sau khi được thăng hoa về cảm nghiệm thiêng liêng nhờ cuộc Mừng Kỷ Niệm, Giáo Hội đang sửa soạn tiếp tục cuộc hành tŕnh của ḿnh. Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba, bằng cách bắt đầu lại từ Chúa Kitô, hăm hở làm chứng cho t́nh yêu của Người giữa tất cả mọi ân tộc” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 24/1/2001, đoạn 2).
Ngày 20/1, Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Cho Các Dân Nước và Viện Đại Học Giáo Hoàng Urbanô tổ chức buổi hội thảo mừng kỷ niệm 10 năm ban hành Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio của ĐTC Gioan Phaolô II, Ngài đă ngở lời với thành phần tham dự như sau:
· “Năm Mừng Kỷ Niệm vừa kết thúc, một năm đối với Giáo Hội ghi dấu một đà trớn thuận lợi về ḷng nhiệt thành đạo đức. Trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, Tôi đă vạch ra cho hết mọi tín hữu thuộc đủ mọi tuổi tác và văn hóa nhu cầu cần phải tiếp tục thả lưới ở chỗ nước sâu, bằng cách bắt đầu lại từ Chúa Kitô. Đối với sứ vụ truyền giáo cho muôn dân th́ điều này thực sự là một nguồn lực mới, một cuộc canh tân những phương thức mục vụ. Nếu hết mọi dân nước có quyền biết đến tin mừng cứu độ, th́ nhiệm vụ chính yếu của chúng ta là thay họ mở các cửa ra cho Chúa Kitô bằng việc truyền bá và làm chứng” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 31/1/2001, đoạn 3).
Ngày 22/1, các nữ tu Tôi Tớ Chúa Giêsu và Mẹ Maria ḍng Thánh Âu Quốc Tinh kỷ niệm 150 năm qua đời của Mẹ sáng lập, ĐTC đă nhắc nhở họ vào lúc kết thúc cuộc kỷ niệm này như sau:
· “Năm Thánh vừa chấm dứt th́, với Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, Tôi đă muốn kêu mời Giáo Hội ‘hăy thả lưới ở chỗ nước sâu’. Quí chị em nữ tu thân mến, Tôi muốn lập lại điều này với chị em, đó là chúng ta phải bắt đầu lại từ Chúa Kitô! Phải, đối với chị em th́ đây cũng là một cuộc dấn thân trước tiên của chị em nữa vậy. Chị em đừng rời mắt khỏi dung nhan Chúa Kitô, ở chỗ, chị em hăy chiêm ngưỡng Người bằng một đời sống liên lỉ nguyện cầu, cũng như bằng việc phục vụ Người qua việc bác ái nơi giới trẻ và thành phần nghèo túng (đoạn 2)… Những ai liên lỉ giao tiếp với Chúa Kitô mới có thể đáp ứng được những mong đợi của con người ta, nhất là của thành phần gặp khó khăn thử thách. ‘Chúa Kitô được chiêm niệm cũng chính là Đấng sống động và chịu khổ nơi thành phần nghèo hèn (Tông Huấn Đời Tận Hiến, 82)… Chỉ có những ai bản thân được gặp gỡ Chúa Kitô mới có thể nói về Người một cách đánh động cơi ḷng của anh chị em ḿnh và mới có thể làm cho họ cảm nghiệm được mối thân t́nh của Người, một mối thân t́nh sâu xa đến nỗi nội tâm của họ cảm kích và được Người biến đổi” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7/2/2001, đoạn 3).
Ngày 2/2, Lễ Mẹ Dâng Chúa, Ngày Thế Giới của Đời Tận Hiến hằng năm, ĐTC đă giảng trong Thánh Lễ và nhắn nhủ thành phần tu sĩ này như sau:
· “Chúng ta đang cử hành lễ Mẹ Dâng Chúa Giêsu ở Đền Thờ Giêrusalem sau Giáng Sinh 40 ngày, với đầy những cảm xúc chúng ta đă cảm nhận được trong thời gian Mừng Kỷ Niệm Năm Thánh vừa chấm dứt. Chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hành theo đường lối của ḿnh, một cuộc tiến hành theo lời hướng dẫn của Chúa Kitô đă nói với Phêrô: ‘Duc in altum - Hăy thả lưới ở chỗ nước sâu’ (Lk 5:4). Anh chị em sống đời tận hiến thân mến, Giáo Hội cũng mong được anh chị em đóng góp nữa, để tiến bước trong một giai đoạn mới của cuộc hành tŕnh theo những hướng dẫn Tôi đă đề ra trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, đó là chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, bắt đầu lại từ Người và làm chứng nhân cho t́nh yêu của Người” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7/2/2001, đoạn 3).
Ngày 4/2, trước buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hằng tuần, ĐTC đă lập đi lập lại lời châm ngôn của Bức Tông Thư này như sau:
· “’Duc in altum - Hăy thả lưới ở chỗ nước sâu’. Lời mời gọi của Chúa Kitô là câu chính yếu, hầu như là câu ‘châm ngôn’ của Tông Thư ‘Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ’… ‘Duc in altum – Hăy thả lưới ở chỗ nước sâu’: hôm nay Tôi muốn nói lại lời này một lần nữa với hết mọi vị Giám Mục và từng Cộng Đồng Giáo Phận. Đây là thời thuận tiện cho một nhiệt tâm mới về sống đạo và mục vụ, không phải là một cái ǵ không hiện thực mà là một cảm nghiệm sâu xa, mạnh mẽ về ân sủng chúng ta đă lănh nhận trong năm Mừng Kỷ Niệm” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7/2/2001, đoạn 2-3).
Đặc biệt nhất là ngày 6/1, tức chính ngày Lễ Hiển Linh cũng là ngày ban hành Bức Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, ĐTC đă tóm tắt tất cả nội dung và ư hướng của bản văn kiện này ở phần kết bài giảng cho Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2000 như sau:
· “Tôi cống hiến những suy tư này cho các Giáo Hội riêng, như là một ‘di sản’ của Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm, để các Giáo Hội này có thể đưa những suy tư ấy vào chương tŕnh mục vụ của ḿnh. Nhu cầu khẩn thiết trước tiên là hăy lợi dụng ḷng ước muốn chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Kitô như chúng ta đă cảm nghiệm thấy trong năm Mừng Kỷ Niệm. Qua dung nhan nhân loại của Người Con Mẹ Maria ấy, chúng ta nhận ra Lời hóa thành nhục thể nơi tất cả thần tính và nhân tính của Người. Những nhà nghệ sĩ điêu luyện đệ nhất, của cả Đông Phương lẫn Tây Phương, đă từng trổ tài để diễn đạt mầu nhiệm của Dung Nhan này. Thế nhưng, Thần Linh, ‘nhà điêu họa’ thần linh, mới là Đấng khắc Dung Nhan ấy nơi tâm can của tất cả những ai chiêm ngưỡng Người và yêu mến Người. Chúng ta cần ‘bắt đầu từ Chúa Kitô’, bằng ḷng nhiệt thành của Ngày Lễ Hiện Xuống, với một nhiệt t́nh đổi mới. Việc bắt đầu từ Chúa Kitô trước hết ở nơi việc dấn thân sống thánh mỗi ngày, bằng tinh thần cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Việc bắt đầu từ Chúa Kitô để minh chứng cho T́nh Yêu của Người, bằng cách sống đời Kitô hữu được thể hiện nơi mối hiệp thông, nơi t́nh bác ái cũng như nơi việc làm chứng nhân trước thế giới. Đó là chương tŕnh Tôi đề nghị trong bức Tông Thư đây. Tất cả có thể được tóm gọn lại thành một chữ duy nhất, đó là ‘Chúa Giêsu Kitô!’” (đoạn 8.1). “Ngay khi bắt đầu cho Giáo Triều của Tôi, và từ đó đă biết bao nhiêu lần Tôi lên tiếng kêu nài con cái nam nữ của Giáo Hội cũng như thế giới là ‘Hăy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô’. Tôi muốn lập lại câu này một lần nữa, trong dịp kết thúc Cuộc Mừng Kỷ Niệm này, vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ đây. Hăy mở rộng các cửa cho Chúa Kitô” (đoạn 8.2). “Xin Chúa ban cho Giáo Hội, trong tân thiên niên kỷ, được lớn lên trong thánh thiện hơn bao giờ hết, để nơi lịch sử nhân loại, Giáo Hội trở nên một cuộc hiển linh thực sự phản ảnh dung nhan nhân ái và hiển vinh của Chúa Kitô. Amen!” (đoạn 9.2). (L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/1/2001, trang 2).
Cùng Mẹ “Ngợi Khen” Chúa
Giáo Phận San Bernadino ngày Thứ Bảy 17/2/2001
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL·