NHỮNG ĐẶC TÍNH
Của
Thiếu Nhi Fatima
Ơn gọi của Thiếu Nhi Fatima là “Vì yêu Chúa, cho các tội nhân và để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ” được thể hiện qua đời sống Yêu Thương, Hy Sinh, Cầu Nguyện, Đền Tạ và Truyền Bá Lòng Sùng Kính Trái Tim Mẹ Maria của chung các em cũng như của mỗi em.
Đời sống đúng với Ơn Gọi của mình như thế, con người của các em Thiếu Nhi Fatima. Thực sự đã được biến đổi, với những đặc tính Hiền Lành, Vâng Lời, Chân Thật, Tinh Tuyền và Trung Tín.
Hiền Lành
Đặc tính thứ nhất này của các em Thiếu Nhi Fatima đã làm cho các em phản ảnh con người của Chúa Giêsu “hiền Lành và Khiêm Nhượng trong Lòng” (Mathêu 11:29).
“Hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” được tỏ ra ràng nhất là khi cái tôi của con người bị chạm mà tự ái của họ không bùng nổ.
Tuy còn nhỏ song không phải vì thế mà các em Thiếu Nhi Fatima không có tự ái. Chính Lucia đã tự thú: “Mẹ của con và chị của con vẫn tỏ ra thái độ khinh bỉ của các Ngài, điều này sâu xé tâm can con, và thật sự đã làm cho con đau đớn như một sự sỉ nhục vậy”. Thế mà, nhờ sống đời hy sinh chịu khổ vì Chúa cho các tội nhân và để đền tạ Trái Tim Mẹ Maria, Lucia, dù bị mẹ không tin là em sứng đáng được Đức Mẹ hiện ra, do đó, cứ bắt em phải chối bỏ tất cả điều chân thật về việc Đức Mẹ hiện ra với em cũng như với Giaxinta và Phanxicô, một điều hoàn toàn phản lại với những gì bà vẫn dạy em là không bao giờ được nói dối, Lucia vẫn kính yêu mẹ mình và còn cầu xin với Đức Mẹ cho bà được khỏi bệnh nữa.
Vâng Lời:
Đặc tính thứ hai này của Thiếu Nhi Fatima rất hợp với Thánh Kinh: “Vâng lời trọng hơn của lễ”(Isamuel 15:22) Câu mà tiên tri Samuel nói với vui Saolê về việc vua bất tuân mệnh lệnh Thiên Chúa, ở chỗ, khi Chúa muốn trừng phạt dân Amaled đã phạm đến dân Do Thái của Ngài, nên Ngài đã truyền cho vua tận diệt tất cả mọi sự không chừa gì hết, xong vui lại tiếc sót những con chiên và bò béo tốt, và đã đem về làm vật tế lễ Thiên Chúa.
Vâng lời được tỏ ra ở chỗ làm theo ý người khác hơn là ý của mình, dù ý của người ấy có hoàn toàn trái với ý của mình.
Tuy còn nhỏ xong không phải vì thế mà các em Thiếu Nhi Fatima không có ý riêng hay chưa có ý riêng. Nhưng trường hợp Phanxicô đã không vâng lời Mẹ của em, chạy đi chốn hay đi chung với Lucia. Thế nhưng, từ khi được Đức Mẹ hiện ra, dù rất sốt sắng trong việc hy sinh chịu khổ vì Chúa cho các tội nhân và để đền tạ Trái Tim Mẹ Maria, ba Thiếu Nhi Fatima tiên khởi vẫn không làm theo ý riêng của mình. Các em đã vâng lời Đức Mẹ dặn “Thiên Chúa không muốn các con thắt dây thừng mà ngủ, xong chỉ đeo nó nội ban ngày mà thôi”.
Chân Thật
Đặc tính thứ ba này của Thiếu Nhi Fatima phản ảnh câu của Chúa Giêsu nói về việc Người sai các môn đệ đi, “Như chiên giữa sói rừng. Các con phải khôn ngoan như rắn và chân thật như bồ câu” (Mathêu 10:16).
Chân thật mà không khôn ngoan sẽ chẳng khác gì trẻ con. Trái lại, khôn ngoan mà không chân thật sẽ giống như ma qủy. Do đó, phải vừa khôn như rắn mà lại chân thật như bồ câu.
“Rắn” biểu hiệu cho ma qủy (xem Sáng Thế Ký III: 1; Khải Huyền 12:9). Phải “khôn như rắn” nghĩa là gì, nếu không phải nhận ra mưu chước cám dỗ của nó mà tránh lánh: “Bồ Câu” biểu hiệu cho Chúa Thánh Thần, như Ngài đã lấy hình bồ câu đậu trên đầu Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa ở sông Giọc-Đan (xem Mathêu 3:16). Phải “chân thật như bồ câu” nghĩa là gì, nếu không phải hễ được Chúa Thánh Thần đánh động thì nghe theo Ngài. Do đó, nếu “Khôn như rắn và chân thật như bồ câu” sẽ không bao giờ phạm tội mất lòng Chúa cả.
Mặc dù còn bé, song không phải vì thế mà các em Thiếu Nhi Fatima không có mưu mẹo và mánh khóe. Như trường hợp của Giaxinta bày trò lần hạt Mân Côi nước rút để có nhiều thời giờ đi chơi. Tuy nhiên, nhờ tinh thần cầu nguyện, ba Thiều Nhi Fatima đã thực sự “khôn như rắn chân thật như bồ câu”. Thật vậy, các em vốn không muốn bị người ta kéo đến quấy rầy, hỏi han đủ thứ về Đức Mẹ hiện ra với các em. Một lần kia, vì chưa biết mặt các em, một số người đã đến hỏi các em về chỗ ở của ba em được Đức Mẹ hiện ra. Các em thành thật chỉ đúng chỗ của các em ở, để rồi, sau khi các người đó đi đến chỗ của các em thì các em chạy đi tìm chỗ ẩn nấp.
Tinh Tuyền
Đặc tính thứ bốn này của các em Thiếu Nhi Fatima rất thích hợp với câu của Thánh Phaolô: “Chúa Kitô, lễ Vượt Qua của chúng ta đã chịu hiến tế. Chúng ta hãy hành lễ không phải bằng men cũ, men của hư hoại và tội lỗi, nhưng với bánh không men của ngay lành và chân thật” (1 Côrintô 5:7-8).
“Tinh Tuyền” đây là tinh tuyền cả về bề trong lẫn bề ngoài, cả về tinh thần lẫn xác thể. “Tinh Tuyền” bề trong và tinh thần đó là sạch tội. “Tinh Tuyền” bề ngoài và sắc thể đó là tránh dịp tội và ăn ở trong sặch về phương diện nhục dục.
Không phải còn nhỏ mà các em Thiếu Nhi Fatima không tự nhiên hướng chiều về những vui chơi có liên quan đến phái tính, như làm điệu qua cách ăn mặc và ca vũ, như trường hợp của Lucia. Thế mà, nhờ đời sống cầu nguyện hy sinh vì Chúa cho các tội nhân và để đền tạ Trái Tim Đức Mẹ, ba em đã hiểu được những điều không đẹp lòng Chúa, và chẳng những các em đã giữ được mình mà còn giữ cho người khác sống đẹp lòng Chúa nữa.
Giaxinta đã được Đức Mẹ cho biết tội làm người ta sa hoả ngục nhiều nhất là tội xác thịt. Phanxicô đã chinh phục được Lucia không tham dự và cộng tác vào việc tổ chức đại hội vui chơi hằng năm của giới trẻ. Lucia đã nghe theo đề nghị của Phanxicô chẳng những đã làm cuộc tổ chức không thành mà còn lôi kéo bạn bè đến Đức Mẹ hàng tuần tại địa điểm Đức Mẹ hiện ra để lần hạt Mân Côi. Phanxicô cũng còn khuyên Lucia đừng đi chung với đám bạn bè mà cho em là nên tránh, kẻo một ngày kia, Lucia cũng sẽ theo họ làm mất lòng Chúa.
Trung Tín
Đặc tính thứ năm này của các em Thiếu Nhi Fatima phản ảnh lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Các con sẽ bị tất cả ghét bỏ vì Thày, song ai trung tín đến cùng sẽ được cứu rỗi” (Mathêu 10:22). Các em Thiếu Nhi Fatima “Trung Tín” ở đây là trung tín với lời Đức Mẹ dạy và với lời hứa của mình.
Vì những điều Đức Mẹ dạy, Đức Mẹ đã nói với ba Thiếu Nhi Fatima hai điều phải giữ kỹ liên quan đến việc Người hiện ra với ba em, đó là: Điều thứ nhất, trong lần hiện ra thứ nhất, Người xin các em đến với Người trong sáu tháng liền vào ngày 13 trong tháng ở cùng một địa điểm; điều thứ hai, vào lần hiện ra thứ ba, Người không cho các em tiết lộ những Bí Mật mà Người đã tỏ cho các em biết hôm ấy. Cả hai điều này, dù bị gia đình nghi ngờ và chống đối kịch liệt, bị cha xứ hồ nghi là việc của ma quỷ và bị chính quyền bắt nhốt và dọa thiêu sống, các em vẫn đến với Đức Mẹ và vẫn giữ được “Bí Mật Fatima” như Người muốn.
Về lời các em hứa “Vâng, chúng con sẵn sàng” với Đức Mẹ, khi Người hỏi các Em, có muốn hiến thân cho Thiên Chúa để hy sinh chịu khổ vì Chúa cho các tội nhân, các em đã giữ hết sức trọn vẹn và trọn hảo, đến nỗi, Đức Mẹ đã cho các em biết vào lần hiện ra áp chót, 13/9/1917, là: “Thiên Chúa hài lòng về những hy sinh của các con”.