Thiếu Nhi Fatima:
ƠN GỌI NÊN THÁNH
Nên Thánh là ǵ?
Phải chăng,
Là “nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mathêu 5:48) và
Là “đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu” (Eâphêsô 4:15).
Nếu, về mặt lư tưởng và mô phạm, Nên Thánh là “nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” th́ con người, có khuynh hướng “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Gioan 3:19) lại thêm “bản chất th́ yếu nhược (Mathêu 26:41), sẽ không bao giờ có thể đạt được.
Thế nhưng, qua bí tích Thánh Tẩy, con người đă được tái sinh trong Chúa Kitô, đă “mặc lấy con người mới được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện chân thật” (Eâphêsô 4:24). Nhờ đó, con người chẳng những có tư cách và khả năng mà c̣n có ơn gọi “nên trọn lành như Cha trên trời làĐấng trọn lành” nữa.
Như thế, một khi con người “đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là đầu”, “là hiện thân của bản tính Cha” (Do Thái 1:3), con người cũng “ nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”.
Mặc dù, nhờ bí tích Rửa Tội, con người đă có sự sống của Chúa Kitô nơi chính ḿnh, nhờ đó, họ có thể đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Người mà nên thánh, nhưng, con người cũng không thể nào đạt được tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu, nếu họ “không từ bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa” (Mathêu 16:24).
Thật vậy, không tự bỏ ḿnh đi, con người sẽ không thể nào vác thập giá là những ǵ vốn trái với ư của ḿnh. Mà, đă không vác được thập giá ḿnh th́ cũng không “hoàn tất trong thân xác những ǵ c̣n thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô phải chịu v́ nhiệm thể của Người là Giáo Hội” (Côlôsê 1:24). Thế rồi, v́ không hoàn tất những ǵ c̣n thiếu nơi bản thân ḿn, th́ con người cũng không thể nào đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu. Nếu không đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu th́ cũng không nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành th́ cũng không Nên Thánh.
Bởi thế, “bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa” là điều kiện khẩn thiết để Nên Thánh, nói đúng hơn, là chính Con Đường Nên Thánh của tất cả mọi vị thánh không trừ ai, dù chủ trương sống bé nhỏ như Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, hay sống khổ chế bí nhiệm như Mẹ Thánh Têrêsa Avilla, gioan Thánh Giá, hoặc phải chịu mọi sự cực h́nh như các thánh tử đạo v.v.
“Bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa” chẳng những là Đường Lối Nên Thánh mà đồng thời cũng là cách để tham dự và cộng tác vào công việc cứu rỗi với Chúa Kitô trong nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa nữa.
Bởi v́, nhờ bỏ ḿnh đi, vác thập giá mà theo Chúa, con người sẽ đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu, “Đấng thânphận là Thiên Chúa, song đă không tự cho ḿnh ngang hành với Thiên Chúa là nhưng ǵ phải chiếm hữu. Người đă tự hủy ḿnh ra không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i… đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Philiphê 2:6-8). Bấy giờ, họ có thể nói như thánh Phaolô: “Sự sống mà tôi đang sống đây không phải của tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Galata 2:20).
Ơn gọi của Thiếu Nhi Fatima chính là một ơn gọi để tham dự và chia sẻ với Chúa Kitô trong nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa, bằng việc bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa.
Thiếu Nhi Fatima đă không bỏ ḿnh đi là ǵ, khi đồng thanh thưa với Đức Mẹ ngày 13/5/1917: “Vâng, chúng con sẵn ḷng” hiến ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Người gửi đến cho.
Thiếu Nhi Fatima cũng không vác thập giá ḿnh là ǵ, sau lời đoan hứa hiến thân chịu khổ của các em, như Đức Mẹ báo trước cho các em và thực tế xẩy ra như vậy: “Các con sẽ chịu nhiều đau khổ”.
Thiếu Nhi Fatima cũng đă không “theo Chúa Kitô” là ǵ, v́, qua tác động hiến dâng và hy sinh chịu nhiều đau khổ v́ Chúa cho các linh hồn, cá cem đă nên giống Chúa ở chỗ “v́ họ mà Con Tự hiến" (Gioan 17:19).
Bởi thế,
Ơn gọi của Thiếu Nhi Fatima là một Ơn Gọi Nên Thánh.
Cố gắng hoàn tất Ơn Gọi của ḿnh là Thiếu Nhi đang cố gắng Nên Thánh.
Càng sống đứng, sống thực với Ơn Gọi của ḿnh trong việc hiến thân chịu khổ v́ Chúa cho các tội nhân, Thiếu Nhi Fatima càng nên giống Chúa Kitô, càng "mặc lấy Chúa Kitô" (Rôma 13:14), tức càng đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Người và càng nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành, "Đấng làm nắng lên cho cả kẻ dữ và làm mưa xuống cho cả kẻ bất chính" (Mathêu 5:45), v́ "Ngài muốn cho tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1 Timôthêu 2:4).
Với một Ơn Gọi cao cả như vậy, nếu không "tỉnh thức và cầu nguyện" (Mathêu 26:41), cũng như bất cứ một ai, Thiếu Nhi Fatima sẽ không thể nào tránh được "sa chước cám dỗ" (Mathêu 26:41). Như trường hợp của các thánh Tông Đồ: "tất cả đă bỏ Ngài (Chúa Giêsu) mà tẩu thoát" (Marcô 14:50) khi Ngài bị bắt đem đi, dù các thánh tông đồ mới trước đó đồng thanh và hăng hái thề nguyền "có chết với Thày con cũng không bao giờ bỏ Thày" (Mathêu 26:35), chỉ v́ các ngài "không thêă thức cầu nguyện với Thày dù chỉ một giờ" (Mathêu 26:40).
Vậy, để giúp một phần nào cho Thiếu Nhi Fatima có thể theo đuổi Ơn Gọi cao cả của ḿnh một cách xác thực, bền vững và hiệu quả, sau đây xin để nghị một Chương Tŕnh Thánh Hoá Ngày Sống cho các em.
Ước mong các em Thiếu Nhi Fatima trở thành những vị Đại Thánh nối ṿng tay lớn để tung màng lưới cứu rỗi là Sứ Điệp Fatima trong Mùa Biển Động Cuối Thời hầu đánh một mẻ cá vĩ đại sau hết cho Trái Tim Mẹ Toàn Thắng.
V́ chưa có ḷng "Yêu Thương" để có thể hy sinh chịu đựng tất cả mọi sự v́ Chúa và cho các tội nhân như 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi, má chúng ta có phải bắt đầu và dấn thân hy sinh, chúng ta mới có thể biết "Yêu Thương" và có "Yêu Thương". Hy Sinh chẳng những là biểu hiệu chứng thực "Yêu Thương", nó c̣n là điều kiện tối yếu để đạt được "Yêu Thương".
Thấy bạn bè bơi giỏi, dù chưa biết bơi, tôi cũng thích bơi. Song, v́ sợ chết đuối, tôi đă không dám tập bơi. Một lần xuống hồ tắm, thấy tôi cứ rủ rỉ đứng ở gần bờ, một người bạn, không rvề t́nh trạng chưa biết bơi của tôi, đă hỏi tôi: "Ủa, sao không bơi?" Tôi đă trả lời: "Bao giờ biết bơi sẽ bơi".
Nếu chưa biết bơi mà, v́ sợ chết đuối, chúng ta cứ đợi bao giờ biết bơi rồi mới bơi th́ chẳng bao giờ chúng ta sẽ biết bơi. Cũng thế, hy sinh mà cứ sợ bỏ ḿnh, sợ thiệt hại, th́ chẳng bao giờ chúng ta yêu thương được. Bơi là một khả năng tập thành (tập mà thành), chứ không phải là một bản năng bẩm sinh như ăn uống. Do đó, phải tập bơi chúng ta mới biết bơi. Cũng thế, "Yêu Thương" theo gương 3 Thiếu Nhi Fatima một cách sieu nhiên, chứ không phải là tự nhiên, nên, phải tập "Yêu Thương" rồi mới có "Yêu Thương".
Cách duy nhất để tập "Yêu Thương" siêu nhiên ở đây là hy sinh. Và, một khi đă biết "Yêu Thương", đă có "Yêu Thương", như một bản tính tự nhiên của ḿnh, hy sinh và chịu đựng tất cả mọi sự v́ Chúa và cho các tội nhân sẽ là nghề của chúng ta.