GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 7/12/2005 Tuần 2 Mùa Vọng |
? ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 30/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 136 (137) “Một Bài Quốc Ca Sầu Thương”
HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH: Khoản 10-12 (hết)
? Những Kiến Trúc Sư xây dựng Nền Văn Hóa Sự Chết (tiếp và hết)
ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 30/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 136 (137) “Một Bài Quốc Ca Sầu Thương”
1. Vào ngày Thứ Tư đầu tiên trong Mùa Vọng này, thời điểm phụng vụ của sự thinh lặng, tỉnh thức và nguyện cầu để sửa soạn cho Giáng Sinh, chúng ta suy niệm về baiàThánh Vịnh 136 (137), bài thánh vịnh đã trở thành nổi tiếng ở câu Latinh mở đầu của nó là “Super flumina Babylonis”. Bài thánh vịnh này gợi lên cho thấy thảm trạng dân Do Thái đã sống trong thời kỳ Giaêrusalem bị phá hủy xẩy ra vào năm 586 BC, và cuộc lưu đầy sau đó ở Babylon. Chúng ta đang đối diện moat bài quốc ca sầu thương mang dấu vết của một nỗi nhung nhớ nứt rain về những gì bị mất mát.
Lời kêu cầu sâu xa cùng Chúa trong việc giải thoát thành phần tín trung của Ngài kkhỏi cảnh làm tôi Babylon cũng bày tỏ những niềm hy vọng và trông mong ơn cứu độ là những gì chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Vọng.
Phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh (1-4) có một bối cảnh là miền đất lưu đầy, với những con sông và kênh đào là nguồn nước tưới dội đồng bằng Babylon, thủ phủ của thành phần Do Thái bị phát vãng. Nó như là một tiên báo tiêu biểu của những trại tiêu diệt mà dân Do Thái – trong thế kỷ vừa kết thúc – bị dẫn đến với cuộc hành quyết tử vong bỉ ổi, một cuộc hành quyết vẫn còn là một nỗi ô nhục bất khả xóa mờ nơi lịch sử của nhân loại.
Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh này (5-6) tràn đầy những nhung nhớ về Sion, một thành đô đã khuất bóng nhưng vẫn còn tiếp tục sống nơi tâm can của thành phần bị lưu đầy.
2. Bao gồm ở những lời của thánh vịnh gia này là bàn tay, môi lưỡi, cuống họng, tiếng nói và châu lệ. Bàn tay là những gì bất khả châm chước cho người chơi đàn lia. Thế nhưng, bàn tay này vẫn bị tê liệt (câu 5) bởi sầu thương, nhất là vì cây đàn lia đã bị treo trên cây dương liễu.
Người ca sĩ cần đến lưỡi môi, thế nhưng, giờ đây nó lại dính vào cuống họng (câu 6). Những bài hát về Sion là những bài ca vịnh về Cúa (câu 3-4), chúng không phải là những bài hát dân ca hay những màn trình diễn dân ca. Chỉ nơi phụng vụ và trong tình trạng dân được tự do chúng mới cất lên trời cao mà thôi.
3. Thiên Chúa, Đấng nắm toàn quyền tối hậu của lịch sử, theo đức công minh của mình, Ngài hiểu được và chấp nhận tiếng kêu của thành phần nạn nhân, những tiếng kêu có những lúc chất chứa những giọng điệu đầy chát chúa.
Chúng ta theo Thánh Âu Quốc Tinh để suy niệm sâu xa hơn về bài thánh vịnh của chúng ta đây. Nơi việc suy niệm này, vị Giáo Phụ của Giáo Hội ấy nêu lên một yếu tố bất ngờ có tính cách hết sức hợp thời: Thánh nhân biết rằng cũng trong số thành phần cư ngụ ở Babylon có những người dấn thân cho hòa bình cũng như cho thiện ích của cộng đồng này, bất chấp sự kiện là họ không có cùng một niềm tin tưởng của thánh kinh, và họ không biết đến niềm hy vọng về một Thành Đô Vĩnh Cửu như chúng ta khát mong. Họ có một tia ao ước về một cái gì đó vô tri, về một cái gì đó cao cả nhất, về siêu việt thể, về một cuộc cứu chuộc thực sự.
Thánh nhân nói rằng trong số thành phần bách hại, trong số những kẻ vô tín ngưỡng, có những người có được tia ước vọng ấy, như là một thứ niềm tin, một thứ hy vọng, tới độ trở thành khả dĩ đối với họ trong những hoàn cảnh họ sống động. Với niềm tin tưởng vào một thực tại vô danh này, họ thực sự đang tiến về thành Giêrusalem chân thực, về Chúa Kitô. Bằng việc mở màn này của niềm hy vọng, việc mở màn của niềm hy vọng cũng có giá trị đối với cả thành phần Babylon nữa – như thánh Âu Quốc Tinh gọi họ - vì những ai chưa biết Chúa Kitô, thậm chí không biết cả Thiên Chúa nữa, và là những người dù sao cũng ước muốn cái vô danh, cái hằng hữu, thánh nhân khuyên dụ chúng ta là đừng nhìn chỉ ở những thứ vật chất của giây phút hiện tại, mà là hãy kiên trì tiến đến với Thiên Chúa. Chỉ có niềm hy vọng cao cả này chúng ta mới có thể biến đổi thế giới này một cách chân chính mà thôi.
Thánh Âu Quốc Tinh nói như thế bằng những lời lẽ sau đây: “Nếu chúng ta là những công dân của Giêrusalem…. Và chúng ta phải sống trên trái đất này, thì chúng ta cần chẳng những hát những gì bài Thánh Vịnh xướng lên mà còn sống những gì ấy nữa: Điều này đạt được bằng một ước vọng sâu xa của cõi lòng, hết sức sốt sắng ước mong Thành Đô Vĩnh Hằng”.
Khi đề cập tới “thành đô trần thế được gọi là Babylon”, thánh nhân thêm là nơi thành đô này, “có những con người, được tác động bởi lòng quyến luyến nó, tìm cách bảo toàn được tình trạng an bình, thứ an bình tạm bợ, mà không nuôi dưỡng niềm hy vọng khác trong tâm can của họ ngoài niềm vui được hoạt động cho hòa bình. Chúng ta thấy họ thực hiện mọi nỗ lực để trở thành hữu dụng cho xã hội trần thế. Tuy nhiên, nếu họ dấn thân với một lương tâm trinh trắng vào những việc làm ấy, Thiên Chúa sẽ không để cho họ bị nguy tử với Babylon, tiền định họ trở thành công dân Giêrusalem, tuy nhiên, với điều kiện là khi sống ở Babylon, họ không tỏ ra vinh vang, không tìm cách phô trương và ngạo mạn lỗi thời… Ngài nhín thấy việc phục vụ của họ và tỏ cho họ thấy thành đô khác, là nơi họ thực sự trong mong và hướng tất cả mọi nỗ lực của họ hướng về” ("Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms] 136, 1-2: "New Augustinian Library," XXVIII, Rome, 1977, pp. 397, 399).
Chúng ta hãy cầu cùng Chúa, xin Ngài khơi lên trong tất cả chúng ta nỗi ước vọng này, việc cởi mở với Thiên Chúa, và những ai chưa biết Thiên Chúa cũng được tình yêu của ngài chạm tới, nhờ đó, tất cả chúng ta cùng nhau hành trình tiến về thành đô sau cùng và ánh sáng của Thành Đô ấy cũng chiếu soi thời đại chúng ta và thế giới chúng ta.
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 136, chủ đề của bài giáo lý tuần này, là bài ai ca về việc thành Giêrusalem bị hủy hoại và về cuộc lưu đầy ở Babylon, một lời nguyện cầu chân thành xin được giải thoát và là một lời bày tỏ niềm ước vọng về Thánh Đô.
Bài Thánh Vịnh này gợi lên hình ảnh Babylon như là một chốn nô lệ và sầu thương được coi như là dấu báo tiêu biểu cho những cảnh tượng kinh hoàng của những trại tử thần ở thế kỷ vừa qua, nơi dân Do Thái đã bị diệt chủng.
Trong nỗi sầu muộn của mình, thành phần bị lưu đầy không còn cất tiếng hát “những bài ca về Chúa”, những bài ca chỉ có thể dâng lên Thiên Chúa trong tự do và trong môi trường nguyện cầu phụng vụ.
Trong Mùa Vọng này, Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này, với lời van nài của bài thánh vịnh mong được giải thoát cùng với nỗi khát mong nhung nhớ về Thánh Đô, như là một bày tỏ của niềm Giáo Hội hy vọng nguyện cầu cho việc Chúa Kitô đến.
Như Thánh Âu
Quốc Tinh nói với chúng ta, chúng ta được kêu gọi chẳng những để hàt bài Thánh
Vịnh này, mà còn sống nó nữa, bằng việc nâng lòng mình lên theo nỗi khát vọng
sâu xa tha thiết về một Giêrusalem thiên đình.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/11/2005
HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH
Văn Kiện của Tòa Thánh ngày 22/10/1983 gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay
(tiếp 3 Thứ Bảy, 4 Chúa Nhật, 5 Thứ Hai, 6 Thứ Ba)
Khoản 10
Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế biết thực hiện việc lo cho có công ăn việc làm hầu giúp cho các phần tử của gia đình có thể sống với nhau, và không làm ngăn trở mối hiệp nhất, niềm phúc hạnh, sức khỏe và sự bền vững của gia đình, cùng với cơ hội giải trí lành mạnh (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, no. 77; Universal Declaration, no. 23, 3).
a) Cần phải trả thù lao đầy đủ cho công ăn việc làm để xây dựng và bảo trì gia đình cách xứng đáng, bằng việc trả lương xứng hợp, được gọi là “lương lậu gia đình”, hay bằng những biện pháp khác như những trợ cấp gia đình, hoặc trả thù lao cho công việc làm ở nhà của một trong hai cha mẹ; không được ép buộc người mẹ phải làm việc ở ngoài nhà đến gây thiệt hại cho đời sống gia đình, nhất là cho việc giáo dục con cái (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, nos. 23 and 81).
b) Cần phải nhìn nhận và tôn trọng công việc của người mẹ ở nhà vì giá trị của nó đối với gia đình cũng như với xã hội (x. Familiaris consortio, no. 23).
Khoản 11
Gia đình được quyền có một gia cư đàng hoàng, hợp với đời sống gia đình và đủ chỗ cho số người trong gia đình, với một môi trường về thể lý có những dịch vụ căn bản cho đời sống của gia đình cũng như của cộng đồng (x. Apostolicam actuositatem, no. 8; Familiaris consortio, no. 81; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, nos. 11, 1).
Khoản 12
Gia đình của thành phần di dân có quyền được bảo vệ giống như các gia đình khác (x. Familiaris consortio, no. 77; European Social Charter, 19).
a) Gia đình của thành phần di dân có quyền được hưởng sự tôn trọng đối với văn hóa của họ và nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ đối việc họ hội nhập vào cộng đồng họ góp phần.
b) Những người lao động di dân có quyền được đoàn tụ với gia đình của họ sớm bao nhiêu có thể.
c) Những người tị nạn có quyền hưởng trợ giúp của công quyền và các Tổ Chức Quốc Tế trong việc dễ dàng hóa việc đoàn tụ gia đình của họ.
(Nếu cần, xin xem lại toàn bài ở trang Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html
Những Kiến Trúc Sư xây dựng Nền Văn Hóa Sự Chết
Ông Donald DeMarco, đồng tác giả với ông Benjamin Wiker, viết tác phẩm “Những Kiến Trúc Sư xây dựng Nền Văn Hóa Sự Chết” do Ignatius xuất bản, một tác phẩm trình bày về cuộc sống và lý thuyết của một số tư tưởng gia góp phần gieo mầm văn hóa sự chết. Ông này là phụ giáo sư triết học ở Đại Học và Chủng Viện Các Thánh Tông Đồ Connecticut, và là giáo sư hồi hưu ở Đại Học Thánh Jerome, Ontario. Sau đây là những vấn đề được ông trả lời trong cuộc phỏng vấn với Zenit.
(tiếp 3 Thứ Bảy, 4 Chúa Nhật, 5 Thứ Hai, 6 Thứ Ba)
Vấn: Nếu nền văn hóa sự chết là ở chỗ có một quan điểm phân mảnh về con người và mất ý thức về Thiên Chúa như ông nhận định thì văn hóa sự sống là ở chỗ nào? Có một hy vọng nào cho tương lai hay chăng?
Đáp: Câu trả lời hiển nhiên đó là nền văn hóa sự sống được đặt nền tảng trên việc thành phần công dân của nó là những con người nhất thống và có những liên hệ chân thực với Thiên Chúa và tha nhân. Câu trả lời thì rõ ràng là như thế, song việc áp dụng nó hay thực hiện nó lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Chúng ta cần hứng khởi để chấp nhận những thách đố thực sự của đời sống. Khốn khó không được làm chúng ta nản chí. Nhà thơ Anh quốc John Keats thực sự là một nhân vật anh hùng. Trong một bức thư gửi cho anh chị em của mình ở nhà tại các Hải Đảo Hiệp Vương Quốc, thi sĩ đã giải thích lý do tại sao chúng ta cần đến những khó khăn để thăng hóa việc làm và khám phá ra chúng ta thực sự là ai.
“Anh chị em không thấy một thế giới của những nỗi đớn đau và rắc rối cần thiết hay sao để giáo dục trí thức và làm cho nó có một hồn sống? Đời sống của con người khác nhau ra sao thì hồn sống của những cuộc sống này cũng khác nhau như vậy, do đó mà Thiên Chúa đã dựng nên các hữu thể cá biệt”.
Keats sống lưu đầy ở Rôma và chết vào năm 23 tuổi bởi bệnh lao phổi. Mặc dù chết sớm nhưng anh cuũg để lại cho hậu sinh một số bài thơ đáng kể đầy minh thức và duyên dáng. Chúng ta cần phải chú ý hơn nữa tới những con người như Keats và ít lưu tâm hơn nữa tới Howard Sterns trên thế giới.
Nếu tôi muốn độc giả có được một điều gì đó duy nhất từ tác phẩm của chúng tôi thì đó là cái ý nghĩa nống cốt của thực tại thuyết về nhân loại học. Tất cả vấn đề là ở chỗ chúng ta cần hiểu một cách thực sự, chứ không phải theo những ảo tưởng lôi cuốn, làm người có nghĩa là gì, rồi cố can đảm sống theo những gì thấu hiểu, tức là sống một cách chân thực.
Con người là gì? Họ là một con người đồng một lúc vừa là một cá thể chuyên biệt vừa là một hữu thể cộng đồng mang trách nhiệm yêu thương đối với tha nhân của mình. Trong cái căng thẳng năng động giữa hai cực cá nhân tính và cộng đồng tính ấy xuất phát một con người thực sự có thể sống cuộc đời hôn nhân tốt đẹp và giúp vào việc đặt nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Khi Fyodor Dostoevsky nộp cuốn đại tiểu thuyết của mình là “Tội Ác và Trừng Phạt”, ông đã đính kèm mấy chữ sau đây: “Đây là một câu truyện của một sinh viên đại học có một trí khôn bị lây nhiễm những tư tưởng bất toàn đang trôi nổi theo chiều gió”.
Nền văn hóa sự sống được đặt căn bản trên những ý nghĩ trọn vẹn về con người. Ngôi vị thuyết của Đức Gioan Phaolô II là một vị trí tốt đẹp để bắt đầu nếu chúng ta muốn hiểu khá hơn về những gì để làm một con người. Đối với vấn đề thách đố trong việc sống như một con người hoàn toàn, thì cần phải có thách đố như thế nếu chúng ta muốn tránh được những lôi kéo của nền văn hóa sự chết cũng như nếu chúng ta muốn sống hợp với những nguyên tắc của nền văn hóa sự sống.
(Nếu cần, xin xem lại toàn bài ở trang Những Kiến Trúc Sư Xây Dựng Nền Văn Hóa Sự Chết)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 11-12,14/11/2004