GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 31/7/2005

 

1) Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh (tiếp) 

2) Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời (tiếp)

3) Một thế giới Công Giáo Mỹ Châu Latinh cần đến một Mẹ Têrêsa Calcutta để cứu vãn tình thế bỏ Giáo Hội nhập tân giáo hệ

   

               

Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh

(tiếp 26 Thứ Ba, 27 Thứ Tư 29 Thứ Sáu)

Vấn:     Các quan niệm về xã hội và y khoa của việc nghiên cứu khoa học cho thấy những gì về nhu cầu của một em nhỏ đối với một người cha và một người mẹ?

Đáp:    Bản tóm lược của bác sĩ Reekers và bác sĩ Byrd về một số văn liệu lớn liên quan tới vấn đề phát triển của trẻ em đã cho thấy tầm quan trọng sống còn của một người cha và một người mẹ cần thiết cho việc phát triển của một người con.

Thật vậy, việc nghiên cứu của khoa xã hội hợp với bản tuyên bố của Tòa Thánh Vatican gần đây là việc chủ ý làm cho một em nhỏ bị hụt hẫng đi một người cha hay một người mẹ ở chỗ các em được thành phần sống đời hôn nhân đồng tính nhận nuôi sẽ gây ra tai hại trầm trọng cho các em ấy.

Bản tuyên cáo của APA đã bỏ qua mớ kiến thức sâu rộng về nhu cầu của trẻ em như trong cuốn của Henry Biller là cuốn “Những Người Cha và Gia Đình: Các Yếu Tố Thân Phụ nơi Việc Phát Triển Con Cái”, một cuốn sách bao gồm thư mục có gần cả ngàn bài viết khác biệt hay sách vở về những khía cạnh tích cực của thành phần làm cha đối với con cái.

Những cuộc nghiên cứu này không thực hiện như là những gì thuộc về một thứ vận động về chính trị, mà là một thứ kiến thức sâu rộng nghiêm chỉnh để gia tăng việc chúng ta hiểu biết về vấn đề phát triển của trẻ em. Văn liệu về nhu cầu của một người con đối với một người mẹ thậm chí còn dồi dào hơn nữa, song cũng bị APA bỏ qua không màng gì tới cả.

Vấn:     Nếu ý nghĩ của APA thiên về việc ủng hộ vấn đề đồng tính hôn nhân cùng với việc thành phần này nhận con nuôi không được căn cứ vào việc nghiên cứu về y khoa, tâm bệnh và xã hội học, thì theo ông nó được căn cứ vào những gì đây?

Đáp:    Tôi tin rằng quyết định ấy là một quyết định theo ý hệ và chính trị, chứ không phải là một quyết định theo khoa y học hay là một quyết định về việc bảo vệ sức khỏe của người lớn hay của trẻ em.

Chủ trương phi khoa học này của APA làm cho chúng ta nhớ tới lời của ĐGH Biển Đức XVI về tình trạng độc đoán của chủ nghĩa tương đối ở Tây Phương.

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của mình là một tâm bệnh gia chuyên về bản chất và việc chữa trị tâm trạng giận dữ thái quá thì quyết định của APA bị ảnh hưởng mãnh liệt của một thành kiến thiên lệnh lâu đời đối với nền luân lý của DoThái Kitô Giáo, đặc biệt là của Công Giáo. Việc nhìn nhận về pháp lý mới đây cho vấn đề hôn nhân đồng tính ở Tây Ban Nha và Gia Nã Đại không được căn cứ vào khoa y học hay vào tình trạng phúc hạnh của người lớn và trẻ em là một chứng tỏ cho thấy thành kiến thiên lệnh ấy.

Thành kiến thiên lệnh này đã khiến cho không ít người Công giáo trải qua kinh nghiệm đối với các chuyên viên về tâm thần, thành phần chuyên viên này chê trách đức tin và luân lý của họ là những gì đã gây ra cho họ hay cho con cái của họ những rắc rối về cảm xúc, và thành phần chuyên viên này cố gắng thay đổi qui tắc về luân lý của họ đối với vấn đề tình dục.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005

 

TOP


Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời

Quả thực thứ tân chủ nghĩa luân lý ngày nay bao gồm những từ ngữ chính yếu là công lý, hòa bình và bảo trì thiên nhiên – những ngôn từ cần đến các thứ giá trị về luân lý chúng ta thực sự cần đến. Thế nhưng, chủ nghĩa luân lý này vẫn là những gì mơ hồ nên chiều theo lãnh vực đảng phái chính trị, hầu như không thể tránh được. Trước hết chủ nghĩa luân lý ấy là một thứ châm ngôn được ngỏ cùng các người khác, chứ nhiệm vụ cá nhân trong cuộc sống thường nhật của chúng ta thì lại quá ít ỏi. Thật vậy, công lý nghĩa là gì? Ai là người định nghĩa nó đây? Những gì sẽ giúp vào việc kiến tạo hòa bình?

Qua các thập niên vừa rồi chúng ta đã thấy rõ ở các đường phố và công viên của chúng ta cách thức chủ nghĩa cầu an có thể thiên về chủ nghĩa loạn quân và khủng bố hủy hoại. Chủ nghĩa luân lý về chính trị ở thập niên 1970, các căn gốc của những gì chỉ là chết chóc, đó là một chủ nghĩa luân lý thành đạt trong việc thu hút thậm chí cả thành phần giới trẻ đầy lý tưởng. Thế nhưng nó đã là một thứ chủ nghĩa luân lý sai đường lạc hướng, bao lâu nó hụt hẫng đi điều hay lẽ phải, và vì, nói cho cùng, nó đặt không tưởng chính trị trên phẩm giá của mỗi một con người, nó thậm chí đi đến chỗ tỏ ra khinh miệt con người nhân danh những mục tiêu cao cả. 

Chủ nghĩa luân lý về chính trị, như chúng ta đã sống và đang sống thứ chủ nghĩa này, không mở đường mà lại còn đi đến chỗ ngăn chặn việc phục hồi tái sinh nữa. Cũng thế, đối với cả một thứ Kitô giáo và một thứ thần học biến cốt lõi của sứ điệp Chúa Giêsu là “Vương Quốc của Thiên Chúa” thành “những giá trị của vương quốc này”, khi đồng hóa những giá trị ấy với những đại từ ngữ chính yếu của chủ nghĩa luân lý chính trị, cũng như khi công bố những giá trị ấy như là một thứ tổng hợp các đạo giáo.

Tuy nhiên, như thế thì Thiên Chúa đã bị gạt ra ngoài, bất chấp sự kiện chính Ngài là chủ thể và là căn nguyên của vương quốc Thiên Chúa. Thay vào chỗ của Ngài vẫn là những đại ngôn (và những thứ giá trị) bị lạm dụng đủ thứ.

Cái nhìn tóm tắt này về tình trạng thế giới dẫn chúng ta tới việc suy nghĩ đến tình trạng Kitô giáo ngày nay, nhờ đó, về các nền tảng của Âu Châu; một Âu Châu một thời có thể nói là châu lục Kitô giáo, thế nhưng nó cũng đã là khởi điểm của thứ lý lẽ mới về khoa học cống hiến cho chúng ta những khả năng cao cả cùng với những đe dọa lớn lao. Kitô giáo thật sự không được bắt nguồn từ Âu Châu, do đó, nó không thể được liệt vào một thứ tôn giáo của người Âu Châu, thứ tôn giáo của lãnh giới văn hóa Âu Châu. Thế nhưng, Kitô giáo đã thực sự lãnh nhận ở Âu Châu tính chất văn hóa và tri thức hiệu nghiệm nhất, nhờ đó, vẫn được đồng hóa cách đặc biệt với Âu Châu.

Ngoài ra, thật sự là Âu Châu này, từ thời Phục Hưng (Renaissance), và hiểu cho đúng hơn nữa thì từ thời Minh Tri (Enlightenment), đã chính là thời kỳ phát triển lý lẽ khoa học, những thứ lý lẽ chẳng những ở kỷ nguyên của các khám phá dẫn đến chỗ hiệp nhất địa dư của thế giới, đến chỗ gặp gỡ giữa các châu lục và văn hóa, mà còn là những lý lẽ ngày nay, sâu xa hơn nữa nhờ nền văn hóa kỹ thuật hiện hữu bởi khoa học, in đậm nét của mình trên toàn thế giới, thậm chí, ở một nghĩa nào đó, còn làm cho thế giới thành đồng dạng nữa.

Sau thứ hình thức này của lý lẽ khoa học, Âu Châu đã phát triển một thứ văn hóa, một cách giờ đây nhân loại không ngờ tới trước đó, loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lương tâm quần chúng, một là hoàn toàn chối bỏ Ngài, hai là cho rằng việc hiện hữu của Ngài không thể chứng minh được, không chắc chắn, nên việc ấy thuộc về lãnh vực tùy nghi chọn lựa, một vấn đề dù sao cũng chẳng có liên quan gì tới đời sống của quần chúng cả.

Thứ lý lẽ thuần chức năng này có thể nói đã bao hàm một thứ lệch lạc tất cả lương tâm luân lý là những gì mới mẻ đối với các nền văn hóa hiện hữu cho tới nay, vì thứ lý lẽ thuần chức năng ấy cho rằng chỉ có lý lẽ mới là những gì có thể chứng minh được bằng thí nghiệm. Khi tính cách luân lý thuộc về một lãnh vực hoàn toàn khác hẳn như thế thì nó sẽ mất hẳn đi tính chất của mình, và cần phải được nhận định một cách khác, vì nó cần phải được nhận định như thế, luân lý dù sao cũng là những gì thiết yếu.

Trong một thế giới sống theo tính toán thì chính việc tính toán về các hậu quả quyết định những gì phải có và những gì không có đều được coi là luân lý. Như thế, thể loại về sự thiện, như được Kant rõ ràng vạch ra cho thấy, đã biến mất hết. Không gì tự bản chất là tốt hay xấu cả, mọi sự đều lệ thuộc vào hậu quả được hành động con người cho họ có thể thấy trước được.

Nếu Kitô giáo, một đàng, đã tìm thấy hình thức hiệu năng nhất của mình ở Âu Châu, thì đàng khác cũng cần phải nói rằng nơi Âu Châu đã phát triển một thứ văn hóa hoàn toàn nghịch đảo sâu xa nhất chẳng những với Kitô giáo mà còn với các truyền thống của nhân  loại về đạo giáo và luân lý nữa.

Như thế người ta hiểu rằng Âu Châu đang trải qua một “cuộc thử thách căng thẳng” thực sự và thích hợp; như thế người ta cũng hiểu rằng châu lục của chúng ta cần phải đối đầu với chủ nghĩa cấp tiến của những thứ căng thẳng này. Tuy nhiên, cũng vì thế mới trước hết xuất phát trách nhiệm cần người Âu Châu chúng ta đảm nhận vào giây phút lịch sử này – trong cuộc tranh luận về ý nghĩa của Âu Châu, về việc hình thành về chính trị mới mẻ của nó. Đây không phải là vấn đề của một thứ đấu tranh lịch sử của đạo quân hậu tập xót xa quê hương đang diễn tiến cho bằng là một trách nhiệm cao cả cho nhân loại ngày nay.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 26-29/7/2005

TOP

 

 

Một thế giới Công Giáo Mỹ Châu Latinh cần đến một Mẹ Têrêsa Calcutta để cứu vãn tình thế bỏ Giáo Hội nhập tân giáo hệ

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XVIII Quanh Năm tuần này chẳng những liên quan đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều để nuôi thành phần dân chúng tuốn đến với Người trong hoang địa, mà còn liên quan đến cả thừa tác vụ của các vị tông đồ nữa, một thừa tác vụ trao ban cho dân chúng những gì từ chính bàn tay toàn năng và tấm lòng xót thương của Chúa. Có thể nói thừa tác vụ của các vị tông đồ, cũng như của riêng thành phần thừa kế các vị, và của chung thành phần Kitô hữu chứng nhân, đó là thừa tác vụ của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa. Phép lạ bánh hóa ra nhiều này thật ra vẫn còn liên tục xẩy ra trên thế gian này, điển hình nhất là qua các vị thánh, như trường hợp của chân phước Têrêsa Calcutta, vị tông đồ vào lúc ban đầu chẳng có gì, ngoài đôi tay và một tấm lòng duy nhất đã trọn vẹn dâng lên Chúa, nhưng là những gì cần thiết nhất đã được Chúa dùng để nuôi biết bao nhiêu là triệu triệu con người nghèo nhất trong các người nghèo trên thế giới này. Phải chăng hiện trạng người Công Giáo nghèo khổ đang ào ạt bỏ Giáo Hội ở vùng Thần Học Giải Phóng Nam Mỹ Châu hết sức cần đến một Mẹ Têrêsa Calcutta? Sau đây là cuộc phỏng vấn giữa mạng điện toán toàn cầu Zenit với ông Miguel Ángel Pastorino, giám đốc Dịch Vụ Nghiên Cứu và Tham Vấn Uruguay về Các Hệ Phái và Các Nhóm Tân Giáo, vị cho biết lý do chính liên quan đến hiện trạng này là vì vấn đề mục vụ.

 

Vấn:     Trong thập niên 1980, các chuyên viên đã nói về một cuộc xuất hành hàng loạt của những người Công Giáo Mỹ Châu Latinh đi theo các giáo phái, nhanh đến nỗi con số đào ngũ lên tới 400 tín hữu mỗi giờ đồng hồ.

 

Đáp:    Dĩ nhiên là cuộc “đào thoát” này của người Công Giáo vẫn tiếp tục cho tới ngày hôm nay đây. Chẳng những là một cuộc xuất hành tiến sang những dự tưởng bất khả thần thức và bí hiểm, những thứ sùng bái Phi Mỹ Châu, những thứ bán hệ phái Kitô giáo, sang khuynh hướng duy linh và sang những hệ phái “platillista” tức tin vào UFO (những vật bay bất định), mà còn là một cuộc xuất hành âm thầm trở về tình trạng lạnh lùng dửng dưng với tôn giáo, một sản phẩm của vấn đề tục hóa cao cấp ở những thành phố lớn.

 

Phong trào Thánh Linh là một phong trào phát triển nhất, và không có gì cho thấy là nó bị ngừng đọng; trái lại, nó phát triển một cách cuồng loạn.

 

Người ta đã nói đến con số gần 150 triệu tín đồ theo giáo phái Thánh Linh ở Mỹ Châu Latinh, chưa kể đến những người theo các giáo phái lịch sử khác. Các chuyên gia không ngần ngại nói về vấn đề “Phong Trào Thánh Linh hóa” Mỹ Châu La Tinh. Vào năm 1996, bản kiểm điểm Concilium cho biết là đã có 400 triệu Kitô hữu theo phong trào Thánh Linh, nhưng con số này bao gồm cả thành phần đặc sủng.

 

Khi Franz Damen nói về con số được quí vị đề cập tới, ông ta đã muốn nói chính yếu tới những nhóm phong trào Thánh Linh, những nhóm có lúc tất cả được coi là “các hệ phái bảo thủ”; ngày nay đang có một cuộc đối thoại đại kết với nhiều nhóm trong họ. Nhưng cuộc thử thách không phải là dễ, vì phạm trù về phong trào Thánh Linh rộng lớn rất ư là phức tạp cùng có nhiều trào lưu, từ các giáo hội được thiết lập dấn thân cho việc đại kết và xã hội, đến những hệ phái nguy hiểm tấn công tính chất tuyền vẹn của con người.

 

Ngoài ra, còn có một thứ tự lừa đảo về Công Giáo liên quan đến con số, trong một châu lục được tuyên bố là nhiều Công Giáo nhất, một châu lục không nhiều Công giáo như thế.

 

Nếu Giáo Hội đếm con số người được rửa tội và không chú ý tới vấn đề đa số họ không bảo trì Công giáo tính, thì các nhà phân tính xã hội cho biết là ở Mỹ Châu Latinh đa số là tin lành.

 

Trong năm 2000 đã có 26% theo phong trào Thánh Linh ở Chí Lợi, 16% ở Ba Tây, 34% ở Guatemala, và tôi nghĩ rằng ngày nay con số đã vượt hẳn những con số được thống kê ấy.

 

Về lãnh vực tài chính, thị trường tin lành chuyển trên 1 tỉ Mỹ kim hằng năm và tạo ra được khoảng 2 triệu công việc. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây thì từ năm 1960, thành phần tin lành đã gấp đôi tỉ lệ hiện diện ở Paraguay, Venezuela, Panama và Haiti; họ tăng gấp ba ở Argentina, Nicaragua và Cộng Hòa Dominican, cũng như tằng gấp 4 lần ở Brazil và Puerto Rico. Họ tăng gấp 6 lần ở Colombia và Eduador, tăng gấp bảy ở Guatemala.

 

Ở Uruguay, có nhiều Kitô hữu chỉ mang danh vậy thôi, vì 54% nói rằng họ là người Công giáo, nhưng chỉ có 2.3% tham dự Thánh Lễ; và trong số những người tham dự Thánh Lễ không phải tất cả đều dấn thân sống đức tin của Giáo Hội và cho việc truyền giáo của Giáo Hội.

 

Trái lại, mỗi một người theo phong trào Thánh Linh là một quân binh trong đức tin và điều này là một thứ thật sự bất lợi cho các Giáo Hội lịch sử. Thành phần Tin Lành ở Uruguay đã tăng lên 11% và những người Ba Tây Phi Châu ở đấy tăng lên 9%.

 

Tình hình trên xẩy ra nhưng không xẩy ra cho các phong trào giáo hội Công giáo là những phong trào đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ Châu, phản lại tình trạng phát triển của các hệ phái và trở thành niềm hy vọng cho Giáo Hội Công Giáo, thành nguồn mạch ơn gọi và thành phần giáo dân được đào tạo để dấn thân.

 

Vấn:     Đâu là Những nguyên nhân chính yếu về cuộc xuất hành này?

 

Đáp:    Mặc dù có nhiều nguyên do về lãnh vực ngoại tại của các Giáo Hội lịch sử, mà đa số những nguyên do này thuộc về lãnh vực văn hóa xã hội, tôi nghĩ rằng lý do không kém phần quan trọng là những gì được Đức Gioan Phaolô II gọi là “khoảng trống mục vụ” (pastoral vacuum), tức là tình trạng thiếu hăng say chăm sóc về phần thiêng liêng đạo đức và thiếu huấn luyện tín lý vững chắc về phía Giáo Hội Công Giáo, cũng như của các giáo hội Thệ Phản lịch sử khác là những giáo hội cũng đang suy giảm tín hữu cùng một cách như thế.

 

Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, nơi môi trường của chúng ta, hoạt động mục vụ bình thường thiên về các tiến trình cá nhân và khía cạnh xã hội, bỏ bê hai khía cạnh nống cốt của kinh nghiệm tôn giáo, đó là chiều kích tu đức và tín lý, do đó đã để cả một lỗ hổng cho những giải đáp “thay thế khác” thừa thắng xông lên.

 

Việc lơ là bỏ bê này, cùng với việc truyền bá phúc âm hóa nông nổi sơ sài không nhấn mạnh đến căn tính Kitô giáo nhiều lắm, đã đi đến chỗ làm loãng mất căn tính Công giáo, biến nó thành những thứ dấn thân về luân lý hay những thực hành theo bí tích mà thôi.

 

Một khi Giáo Hội hòa hợp mình với tính cách tân tiến và đức tin của Giáo Hội hòa hợp với lý trí và với tiến bộ, thì thế giới tân tiến với tất cả những thứ hoang đường của nó cùng với các thần linh trần tục của nó đang bị sụp đổ.

 

Bởi thế mà con người nam nữ ngày nay, thành phần bị mệt mỏi bởi những cơ cấu tân tiến, bởi cái quan liêu, bởi lý trí, và bởi kiệt lực trước quá nhiều những dự phóng không tưởng, mới đang tìm kiếm cảm nghiệm, thần bí, một thứ tâm linh cảm xúc; họ không còn hào hứng với “những thứ lý lẽ” mà là vào “cái sống động”, họ không quan tâm gì tới “tín lý” nữa mà là tới “thành quả”.

 

Việc chăm sóc mục vụ được hợp lý hóa cho tới độ kiệt sức; nó quá ư là tân tiến hóa và quan liêu hóa. Mà con người hậu tân tiến, con người mong được gặp gỡ Thiên Chúa, chỉ gặp thấy những thứ ý hệ, những cuộc họp hành, và việc phác họa quá trớn trong các giáo hội của họ – chứ không có cảm nghiệm nội tâm. Nên đã khiến họ tiến đến chỗ tìm kiếm nơi những giếng nước khác thứ “nước hằng sống” không có ở nơi họ cần phải gắn bó.

 

Về vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II đã nói vào năm 1992 rằng: “Cũng có thể xẩy ra là tín hữu không tìm thấy nơi các tác nhân mục vụ cái cảm quan mạnh mẽ về Thiên Chúa là những gì cần phải được truyền đạt nơi đời sống của thành phần tác nhân ấy”.

 

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đức tin và linh đạo nơi nhiều phần của các giáo hội lịch sử là một trong những nguyên do chính cho cuộc xuất hành hàng loạt theo các hệ phái – hay theo khuynh hướng lạnh lùng dửng dưng khô đạo – nhưng không theo những gì phi tôn giáo.

 

81% người Uruguayan nói rằng họ tin vào Thiên Chúa; tuy nhiên phần đông họ tin “vào đường lối của mình” và đường lối thông dụng nhất của việc sống đức tin đó là đường lối “a la carte”, hay theo lời của Peter Berger, đó là “tin tưởng nhưng không thuộc về”. Như tôi đã đề cập, chỉ còn một tỷ lệ hết sức nhỏ nhoi nơi các niềm tin tôn giáo truyền thống mà thôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 7/7/2005 


 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ