GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 29/8/2005 |
3) Chủ Nghĩa Minh Tri: Văn Hóa Quyền Lợi và Văn Hóa Hoàn Cầu
Anh Chị Em thân mến!
Thật là một cảm nghiệm đặc biệt về giáo hội ở Cologne trong tuần vừa rồi vào dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới, với sự tham dự của một số rất đông giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới, với nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ cùng đi với họ. Đây là một biến cố ân sủng thuận lợi cho toàn thể Giáo Hội.
Khi nói với các vị Giám Mục Đức trước khi về Ý một chút, tôi đã nói rằng giới trẻ đã cống hiến cho các vị chủ chiên của chúng, và ở một nghĩa nào đó, cho tất cả mọi tín hữu, một sứ điệp đồng thời cũng là một lời yêu cấu, đó là: “Xin hãy giúp chúng tôi trở thành môn đệ và chứng nhân của Chúa Kitô. Như các Nhà Đạo Sĩ, chúng tôi đến đề tìm kiếm và tôn thờ Người”. Giới trẻ đã rời Cologne trở về với phố thị và quốc gia của họ, mang theo một niềm hy vọng sống động, song cũng không vô tâm trước không ít những khó khăn, trở ngại và trục trặc, mà trong thời đại của chúng ta đây, luôn đi kèm theo việc thực sự tìm kiếm Chúa Kitô và trung thành gắn bó với Phúc Âm của Người.
Chẳng những giới trẻ mà cả các cộng đồng và chủ chăn cũng phải ý thức hơn bao giờ hết sự kiện căn bản của vấn đề truyền bá phúc âm hóa: Bất cứ ở đâu Thiên Chúa không phải là trên hết, bất cứ nơi đâu Ngài không được nhận biết và tôn thờ như Sự Thiện Tối Hậu thì phẩm vị của con người gặp nguy hiểm. Bởi thế, rất cần phải dẫn con người ngày nay tới chỗ “khám phá ra” dung nhan đích thực của Thiên Chúa, một dung nhan được tỏ hiện cho chúng ta thấy nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhân loại thời đại của chúng ta, như các Nhà Đạo Sĩ, sẽ phục xuống trước nhan Người và tôn thờ Người.
Nói với các vị giám mục Đức, tôi đã nhắc lại là việc tôn thờ không phải là “một thứ xa xỉ mà là một ưu tiên”. Việc tìm kiếm Chúa Kitô phải là một ước vọng không ngừng của tín hữu, của giới trẻ và của người lớn, của tín hữu và của thành phần mục tử họ. Cần phải phấn khích, hỗ trợ và hướng dẫn việc tìm kiếm này. Đức tin không phải chỉ là việc gắn bó với chính toàn bộ tín điều một cách trọn vẹn thôi là những gì làm giãn cơn khát Thiên Chúa hiện diện nơi tinh thần của con người. Trái lại, nó phác họa cho con người sống trong thời gian con đường hướng về một Vị Thiên Chúa hằng mới mẻ nơi vô cùng tính của mình. Bởi thế, Kitô hữu vừa là người tìm kiếm vừa là người gặp được. Chính vì điều ấy đã làm cho Giáo Hội trẻ trung, hướng về tương lai, dồi dào hy vọng cho toàn thể nhân loại.
Thánh Âu Quốc Tinh, vị chúng ta tưởng nhớ hôm nay đây, đã có những ý nghĩ tuyệt vời về bài Thánh Vịnh 104: “Quaerite faciem eius simper” – Hãy liên lỉ tìm kiếm dung nhan của Ngài. Thánh nhân nhận định là lời mời gọi này không chỉ có lợi cho cuộc sống này mà còn cho cả cõi vĩnh hằng nữa. Việc khám phá ra “dung nhan Thiên Chúa” là những gì không bao giờ cùng tận. Chúng ta càng tiến vào ánh quang rạng ngời của tình yêu thần linh, thì càng tuyệt vời trong việc tìm kiếm tình yêu ấy, nhờ đó “amore crescente inquisition crescat inventi” – cho tới độ tình yêu ấy tăng triển, tăng triển đến độ gặp được Đấng kiếm tìm” (Psalm 104:3; "Corpus Christianorum," Series Latina (CCL) 40, 1537).
Đó là cảm nghiệm cả chúng ta nữa cũng cần phải có trong thâm cung tâm can của mình. Chớ gì vị đại giám mục Hippo chuyển cầu cho chúng ta được cảm nghiệm ấy; chớ gì chúng ta được cảm nghiệm này nhờ Mẹ Maria trợ giúp, ngôi sao truyền bá phúc âm hóa, vị chúng ta giờ đây kêu cầu bằng lời kinh Truyền Tin.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 28/8/2005
ĐHY Theodore McCarrick, 75 tuổi, TGM Washington DC Hoa Kỳ, vị đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Cologne Đức Quốc, đã chia sẻ với mạng điện toán Zenit những cảm nhận của mình về biến cố này như sau:
Vấn: Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX có ý nghĩa như thế nào đối ĐHY cũng như với nhóm giáo phận của ngài?
Đáp: Tôi nghĩ rằng đó là một cảm nghiệm rất hay – như cảm nghiệm của mỗi một Ngày Giới Trẻ Thế Giới vậy. Khi Vị Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn làm giáo hoàng của chúng ta, những Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã là một thời điểm hân hoan và qui tụ của giới trẻ Công Giáo, và dĩ nhiên tôi nghĩ rằng cũng xẩy ra như thế lần này với Giáo Hoàng Biển Đức XVI và tôi lấy làm vui phải nói rằng quả thật là như thế…
Giới trẻ hết sức hào hứng về việc gặp gỡ vị tân Giáo Hoàng này, về việc nhìn thấy ngài và lắng nghe ngài, và ngài đã làm cho họ được mãn nguyện.
ĐTC tỏ ra rất nồng hậu, ngài tỏ ra rất từ ái – ngài có một kiểu cách khác với vị tiền nhiệm của mình, dĩ nhiên vì ngài là một con người khác và ngài muốn là con người của mình.
Ngài là một con người rất chân thực và tôi nghĩ rằng ngài đã tỏ ra như thế đối với họ. Họ biết rằng họ đang cảm thấy một cái gì khác thế nhưng đó là một cảm nghiệm rất mãn nguyện và thánh đức.
Tuổi
trẻ đã tìm thấy một con người rất khiêm tốn, vị rất thông minh, rất khôn ngoan
và rất lỗi lạc, nhưng cũng là một con người rõ ràng là cảm thấy vui mừng được ở
với họ khi ngài vẫy chào và mỉm cười…
Vấn: Chắc là phải có những yếu tố nào khác giúp vào việc làm bừng lên cái cảm quan thánh thiện này?
Đáp: Vấn đề ca nhạc thật là tuyệt vời. Tôi rất cảm kích trước vấn đề ca nhạc được thành phần tổ chức dàn dựng. Ở đêm canh thức và rồi váo Thánh Lễ Chúa Nhật, những yếu tố về ca nhạc làm cho tôi cảm thấy lâng lâng.
Sự kiện
thuộc về phụng vụ trang trọng này đã khiến tôi lấy một cuốn sách dư về Thánh Lễ
ở ghế ngồi của tôi. Giờ đây tôi mang nó về Washington và nếu cần chúng tôi học
hỏi một số bài thánh ca ấy vì chúng rất ư là mãnh liệt. Tôi nghĩ rằng thành phần
giới trẻ tham phần vào thứ ca nhạc này họ thực sự cũng cảm thấy phấn khởi.
Vấn: Hiển nhiên là tuần lễ này và
những biến cố diễn ra được nổi bật bởi một số việc biểu lộ tuyệt vời, nhất là
lại được các nhóm quốc tế thực hiện. Những việc này thu hút giới trẻ hướng về
đức tin ra sao?
Đáp: Nhóm chúng tôi khoảng 300 người từ Washington theo chỗ chúng tôi biết… bởi thế đó là một cái bắt đầu khá lắm. Tôi nghĩ rằng một trong những điều quan trọng nhất đối với giới trẻ của chúng ta đó là được dịp gặp gỡ những người thuộc các nền văn hóa và các quốc gia khác.
Họ có thể nói ngay với quí vị rằng – “Ồ, tôi đã gặp một chàng ở Phi Châu… hay ở Nam Mỹ… Tôi đã gặp một nàng ở Balan”, và đó là một điều tuyệt vời, để họ có thể nếm được và thấy được tính chất hoàn vũ tính này của Giáo Hội. Chính tôi đã thường có dịp nói và giảng bằng Đức ngữ, những gì làm cho tôi nhớ lại vấn đề học vấn của tôi ở Thụy Sĩ trước đây trong đời.
Họ đã biết đến tính chất này và chúng tôi đã dạy họ về tính chất ấy trước đây và thực sự phơi bày tính chất ấy ra cho họ, nhưng ở nơi đây họ thấy thấy tính chất này hiện lên ngay trước mắt họ.
Người
ta nói các thứ ngôn ngữ khác nhau mà chúng không hiểu – tất cả đều bàn đến những
mầu nhiệm cao cả về tôn giáo của chúng ta được họ theo đuổi. Đó là một trong
những điều đặc biệt họ sẽ mãi trân quí.
Vấn: ĐHY McCarrick, bản thân ngài
có cơ hội nào sống điều này chưa?
Đáp: Tôi được vinh dự có hai buổi dạy giáo lý – một buổi vào Thứ Tư với 10 ngàn người và buổi này thật là tuyệt! Nó ở một vận đồng trường và tôi nghĩ là thành quả khá lắm – tôi bị thu hút vào nó vì Chúa chắc chắn là hiện diện nơi đám trẻ này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 28/8/2005
TOP
Chủ Nghĩa Minh Tri: Văn Hóa Quyền Lợi và Văn Hóa Hoàn Cầu
(Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời)
(tiếp
31/7 Chúa Nhật, 1/8 Thứ Hai và 20/8 Thứ Bảy)
Thứ văn hóa Minh Tri này thực sự là thứ văn hóa được nổi bật bởi các thứ quyền tự do; nó phát xuất từ quyền tự do như giá trị chính yếu để đo lường hết mọi sự: quyền tự do chọn lựa tôn giáo, bao gồm cả việc chọn lựa tính cách trung lập tôn giáo; quyền tự do bày tỏ ý nghĩ của mình, miễn là nó không đặc biệt đặt vấn đề gì với chủ trương tự do ấy; việc tổ chức dân chủ của quốc gia, tức là việc kiểm soát của quốc hội đối với các cơ cấu chính quyền; việc tự do hình thành các đảng phái; việc độc lập của ngành tư pháp; và sau hết là việc bảo toàn các quyền lợi của con người và cấm đoán việc kỳ thị. Ở đây qui định tự do này vẫn còn ở trong tiến trình hình thành, bởi vì cũng có những quyền lợi của con người bị tương khắc, chẳng hạn như nơi trường hợp xung khắc giữa ước muốn tự do của nữ giới với quyền sống của một thai nhi.
Quan niệm về sự kỳ thị lại càng lan rộng hơn nữa, bởi thế việc ngăn cấm vấn đề kỳ thị càng ngày càng bị biến thành một thứ hạn chế quyền tự do phát biểu ý nghĩ và quyền tự do tôn giáo. Chẳng mấy chốc sẽ không thể nói rằng việc đồng tính luyến ái, như Giáo Hội Công giáo dạy, là một thứ lệch lạc khách quan nơi vấn đề cấu tạo nên cuộc sống con người. Và sự kiện Giáo Hội tin rằng mình không có quyền truyền chức linh mục nữ giới được một số cho tới nay nghĩ rằng là những gì bất khả hóa giải với tinh thần của Bản Hiến Pháp Âu Châu.
Hiển nhiên là qui định này của nền văn hóa Minh Tri, nếu không nói cách tuyệt đối, chất chứa những thứ giá trị quan trọng mà chúng ta, chính vì là Kitô hữu, đã không muốn và không thể chối bỏ; tuy nhiên, cũng không thể chối cãi được rằng cái quan niệm rõ ràng hay thiếu rõ ràng một cách bệnh hoạn về thứ quyền tự do là nền móng của nền văn hóa ấy không thể tránh được có những cái mâu thuẫn; và hiển nhiên cho thấy chính vì việc sử dụng nó (một việc sử dụng dường như cấp tiến) nó đã bao hàm cả những hạn chế của quyền tự do mà thế hệ trước đây chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng nổi. Một thứ ý hệ lẫn lộn về tự do dẫn đến chủ nghĩa giáo điều, một chủ nghĩa càng ngày càng tỏ ra hận thù với tự do.
Chắc chắn chúng ta phải chú trọng một lần nữa tới vấn đề mâu thuẫn nội tại nơi hình thức hiện thời của nền văn hóa Minh Tri. Thế nhưng, trước hết chúng ta phải diễn tả nó đã. Theo bản chất của mình, nó là một thứ văn hóa của lý trí, một thứ văn hóa cuối cùng đã hoàn toàn nhận thức được chính mình, trong việc tỏ ra hãnh diện về tính cách đại đồng cũng như trong việc cho rằng nó tự mình viên trọn, không cần đến một thứ viên trọn nào nơi các yếu tố văn hóa khác.
Cả hai đặc tính này được rõ ràng nhận thấy nơi vấn đề liên quan tới việc ai có thể trở thành phần tử của cộng đồng Âu Châu, nhất là trong cuộc tranh cãi về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập vào cộng đồng này. Nó là vấn đề về một quốc gia, hay đúng hơn, về một lãnh vực văn hóa không có căn gốc Kitô giáo những lại là thứ văn hóa bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hồi giáo. Bởi thế mà Ataturk đã cố gắng biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một quốc gia trần thế, nỗ lực gieo trồng nơi lãnh thổ của người Hồi giáo tính cách thế tục là tính cách đã được chin mùi nơi thế giới Kitô giáo Âu Châu.
Chúng ta có thể tự hỏi mình là đó có phải là điều khả dĩ hay chăng? Theo luận cứ của Chủ Nghĩa Minh Tri và văn hóa trần thế của Âu Châu thì chỉ có những tiêu chuẩn và những gì chất chứa văn hóa Minh Tri mới có thể xác định được căn tính của Âu Châu, do đó, mọi quốc gia chấp nhận chuẩn mức này mới có thể thuộc về Âu Châu. Tóm lại, bất kể là loại gốc rễ nào mà thứ văn hóa tự do và dân chủ này được gieo trồng.
Chính vì thế mà vấn đề được khẳng định là những căn gốc không thể hợp với nền tảng của Âu Châu thì nó là vấn đề của những thứ căn gốc chết, không thuộc về căn tính hiện thời ấy. Hậu quả đó là, thứ căn tính mới này, thứ căn tính hoàn toàn được ấn định bởi nền văn hóa Minh Tri, cũng bao hàm cả vấn đề Thiên Chúa không can dự gì vào đời sống của quần chúng cũng như vào nền tảng của quốc gia cả.
Như thế là mọi sự trở thành hợp lý và, ở một số trường hợp còn đáng ca ngợi nữa. Thật vậy, chúng ta còn gì mong ước đẹp đẽ hơn khi thấy mọi nơi tôn trọng chế độ dân chủ và nhân quyền? Tuy nhiên, vấn đề cần phải được đặt ra ở đây là nếu thứ văn hóa Minh Tri trần tục này thực sự là văn hóa, một thứ văn hóa cuối cùng được cho là phổ quát, thì nó có phục vụ toàn thể nhân loại hay chăng; nó có phải là một thứ văn hóa hòa hợp ở mọi nơi hay chăng, cho dù ở một mảnh đất khác nhau về lịch sử và văn hóa. Và chúng ta cũng có thể tự hỏi là nó có thực sự tự mình viên trọn hay chăng, cho đến độ nó không cần đến một cội gốc nào ngoài chính mình nó.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26-29/7/2005