GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 15/12/2006 TUẦN II MÙA VỌNG NĂM C |
? Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ
? ĐTC Biển Đức XVI – huấn từ cho Giáo Hoàng Đại Học Đường Gregorian ngày 3/11/2006
? "Cha muốn trái tim con hoàn toàn tinh tuyền và không bị ô uế bởi bất cứ lưu luyến phàm tục nào"
Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch
(tiếp 11 Thứ Hai, 12 Thứ Ba, 13 Thứ Tư và 14 Thứ Năm)
Như đã nhận định, trong chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích chính yếu vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo nói chung và Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinople nói riêng. Có 4 văn từ quan trọng liên quan tới vấn đề đại kết Kitô Giáo với Chính Thống Giáo trong chuyến tông du lần này, đó là những lời chào mừng ĐTC của Đức Thượng Phụ Bartholomew I vào buổi Cầu Nguyện Thứ Tư 29/11/2006, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh George ở Phanar, Istanbul, và bài đáp từ của ĐTC sau đó. Rồi tới bài Diễn Từ của ĐTC cuối Thánh Lễ Thánh Anrê, Quan Thày của Giáo Hội Chính Thống Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, hôm Thứ Năm 30/11/2006, và sau đó là Bản Tuyên Ngôn Chung được hai vị công bố và ký kết.
Trước hết, trong bài nghênh đón ĐTC, Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ Bartholomew I đã chẳng những đề cao tầm quan trọng về Giáo Sử của thành phố Istanbul hiện nay (trước kia mang tên là Constantinople), mà còn nhấn mạnh đến cả các nỗ lực đại kết của Tòa Thượng Phụ Constantinople nữa.
Quyết tâm nỗ lực thực hiện việc đại kết Kitô Giáo nơi hai vị lãnh đạo
Đúng thế, căn cứ vào những gì được trao đổi giữa hai vị lãnh đạo của hai Giáo Hội này, nhất là của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị lãnh đạo, chúng ta chẳng những thấy được những tiến triển trong quá khứ cho tới nay, mà còn thấy được cả những bước tiến trong tương lai nữa, nhất là cảm thấy hết sức phấn khởi trước quyết tâm của hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội này, như được bày tỏ rõ ràng trong lời nghênh đón ĐTC của Đức Thượng Phụ Bartholomew I hôm Thứ Tư 29/11/2006 sau đây:
“Với vòng tay rộng mở chúng tôi nghênh đón ngài nhân dịp hồng ân đến thăm Thành Phố này lần đầu tiên, như các vị tiền nhiệm của tôi là các Đức Thượng Phụ Athenagoras và Demetrios, đã tiếp đón các vị tiền nhiệm của ngài là Giáo Hoàng Phaolô VI và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Những con người khả kính này của Giáo Hội cảm nhận được giá trị khôn lường và nhu cầu khẩn thiết về những cuộc gặp gỡ như thế trong tiến trình hòa giải bằng việc đối thoại trong yêu thương và chân lý.
“Thế nên, cả hai chúng ta, như những người thừa kế của các vị và là những người thừa kế Ngai Tòa Rôma và Tân Rôma, chúng ta đồng chịu trách nhiệm về những bước – dĩ nhiên như chúng ta chịu trách nhiệm về những lỡ bước – trong cuộc hành trình này cũng như trong cuộc chiến đấu của chúng ta để tuân lệnh của Chúa chúng ta đó là xin cho thành phần môn đệ của Người ‘được nên một’.
“Chính trong tinh thần này mà nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã nhiều lần đến viếng Rôma và hai năm trước đây để hộ tống các hài tích của Thánh Grêgôriô Thần Học Gia và Thánh Gioan Kim Khẩu, nguyên là những vị Tổng Giám Mục của Thành Phố này, những vị có thánh tích được đức cố Giáo Hoàng quảng đại trả về cho Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Chính trong tinh thần ấy nữa mà chúng tôi đã đến Rôma vào những tháng sau đó để tham dự lễ an táng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
“Chúng tôi hết lòng cảm tạ Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha đã thực hiện những bước tương tự hôm nay đây với cùng một tinh thần”.
Về phần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, tron g bài diễn từ vào lúc kết Lễ Thánh Anrê, cũng đã mạnh mẽ khẳng định lập trường của chung Giáo Hội Công Giáo Rôma mà ngài quyết tâm đặc biệt theo đuổi tron g giáo triều của ngài ngay từ ban đầu, như sau:
“Hôm nay, trong Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George này, chúng ta có thể cảm thấy một lần nữa mối hiệp thông và ơn gọi của hai anh em Simon Phêrô và Anrê, nơi cuộc gặp gỡ của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô và Người Anh của mình trong thừa tác vụ giáo phẩm, vị lãnh đạo một Giáo Hội theo truyền thống được thành lập bởi Tông Đồ Anrê. Cuộc gặp gỡ huynh đệ của chúng ta làm nổi bật mối liên hệ đặc biệt liên kết Giáo Hội Rome và Constantinople như hai Giáo Hội Chị Em với nhau…
“Trong cùng một tinh thần ấy, việc tôi hiện diện ở đây hôm nay là để lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc tiến bước trên con đường hướng về vấn đề tái thiết lập – theo ơn Chúa – mối hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople. Tôi có thể bảo đảm cùng huynh rằng Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng làm mọi sự có thể để thắng vượt những trở ngại và, cùng với anh chị em Chính Thống Giáo của chúng ta, tìm cách hiệu nghiệm nhất của vấn đề hợp tác về mục vụ để đạt được mục đích này”.
Quyết tâm thực hiện nỗ lực đại kết của hai vị lãnh đạo này còn được tỏ hiện rõ ràng ở ngay phần mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Chung như sau:
“Cuộc gặp gỡ huynh đệ này đã mang chúng tôi lại với nhau, Giáo Hoàng Rôma Biển Đức XVI và Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I, là việc Thiên Chúa làm, và ở một nghĩa nào đó là tặng ân của Ngài. Chúng tôi dâng lời cảm tạ lên Vị Tác Giả của tất cả những gì là tốt đẹp này, Đấng cho chúng tôi một lần nữa có thể, trong nguyện cầu và qua đối thoại, bày tỏ niềm vui chúng tôi cảm thấy như là anh em và lập lại quyết tâm của chúng tôi trong việc tiến tới mối hiệp thông trọn vẹn. Quyết tâm này bắt nguồn từ ý muốn của Chúa và từ trách nhiệm của chúng tôi là những Mục Tử trong Giáo Hội Chúa Kitô. Chớ gì cuộc gặp gỡ của chúng tôi trở thành một dấu hiệu và là một phấn khởi cho chúng tôi trong việc chia sẻ cùng những cảm thức như nhau và những thái độ giống nhau của tình huynh đệ, việc hợp tác và mối hiệp thông trong bác ái và chân lý. Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ giúp chúng tôi sửa soạn cho ngày trọng đại của việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn, bao giờ và ra sao tùy ý Chúa. Bấy giờ chúng tôi mới có thể thực sự mừng rỡ hân hoan”.
(còn tiếp)
ĐTC Biển Đức XVI – huấn từ cho Giáo Hoàng Đại Học Đường Gregorian ngày 3/11/2006
(Sau 12 đoạn ngắn chào hỏi mọi người tham dự, cả những vị có chức sắc lẫn sinh viên, đặc biệt các cha Dòng Tên quản trị đại học này của các vị, thành phần ân nhân bảo trợ cho đại học, và cả ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo là Đại Chưởng Ấn của đại học này, ngài bắt đầu chính thức tiến vào phần huấn dụ của mình như sau:)
Tôi hân hoan được ở trong khu sân nội cung của đại học này, một khu vực tôi đã băng ngang qua lại một số lần. Tôi đặc biệt nhớ đến cuộc biện hộ luận án của linh mục Lohfink diễn ra vào thời Công Đồng Chung Vaticanô II trước sự hiện diện của nhiều vị Hồng Y cùng với những chuyên gia thấp hèn như tôi.
Tôi đặc biệt luyến nhớ đến thời gian vào năm 1972, với tư cách là Giáo Sư về Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý ở Đại Học Regensburg, tôi đã được vị Viện Trưởng bấy giờ là linh mục Hervé Carrier, SJ, phái tới để dạy một khóa cho các sinh viên thuộc vòng hai chuyên về Tín Lý Thần Học. Tôi đã dạy một khóa về Thánh Thể Cực Thánh.
Quen thuộc với những thời điểm ấy, tôi có thể nói với anh chị em, quí Giáo Sư và Sinh Viên thân mến, rằng để nỗ lực học hỏi và giảng dạy có một ý nghĩa liên hệ với vương quốc của Thiên Chúa, cần phải được nâng đỡ bởi các thần đức. Thật vậy, đối tượng trực tiếp của các ngành khác nhau về kiến thức thần học là chính Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô, vị Thiên Chúa mang bộ mặt con người.
Cho dù, như trong Giáo luật và Giáo sử, đối tượng trực tiếp là Dân Chúa theo chiều kích hữu hình lịch sử của mình thế nào, thì việc phân tích sâu xa của đề tài này cũng thúc đẩy chúng ta tái chiêm ngưỡng bằng đức tin mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh. Chính Người, Đấng hiện diện trong Giáo Hội, dẫn dắt Giáo Hội băng qua giữa các biến cố của thời đại hướng tới tình trạng hoàn trọn cánh chung, một đích điểm chúng ta đã bắt đầu tiến về trong niềm hy vọng.
Tuy nhiên, biết Thiên Chúa chưa đủ. Để thực sự gặp gỡ Ngài, con người cũng cần phải mến yêu Ngài nữa. Hiểu biết trở thành yêu thương.
Việc học hỏi Thần học, Giáo luật và Giáo sử chẳng những là việc hiểu biết về những xác quyết về đức tin được công thức hóa theo lịch sử và việc áp dụng thực hành của nó, mà bao giờ cũng còn là một thứ kiến thức liên quan tới những niềm xác quyết ấy theo đức tin, đức cậy và đức mến nữa.
Chỉ có duy Thần Linh mới dò được thâm cung của Thiên Chúa (x. 1Cor 2:10); bởi vậy mà chỉ khi nào biết lắng nghe Thần Linh, con người mới có thể thấu triệt được chiều sâu của các kho tàng, khôn ngoan và kiến thức về Thiên Chúa (x Rm 11:33).
Chúng ta lắng nghe Thần Linh bằng việc nguyện cầu, khi lòng chúng ta hướng v ề việc chiêm ngắm mầu nhiệm của Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta nơi Người Con Giêsu Kitô, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (x Col 1:15), được đặt làm Thủ Lãnh Giáo Hội và là Chúa của tất cả mọi sự (x Eph 1:10; Col 1:18).
Từ nguyên thủy của mình là Viện Đại Học Rôma - Collegium Romanum, Đại Học Đường Gregorian đã nổi bật về việc nghiên cứu học hỏi triết lý và thần học. Một danh sách dài tên tuổi các triết gia và thần học gia nổi tiếng đã theo nhau giữ các chức Khoa Trưởng ở Trung Tâm hàn lâm này; chúng ta c ũng cần phải thêm vào bản danh sách này các giáo luật gia và giáo sử gia danh tiếng, thành phần đã cống hiến năng lực của mình trong các bức tường thế giá này.
Tất cả những vị ấy đã góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành về kiến thức họ đã học hỏi, bởi đó, họ cũng đã góp phần vào việc phục vụ quí báu cho Tòa Thánh trong việc thi hàn h vai trò của Tòa Thánh v ề lãnh vực tín lý, kỷ luật và mục vụ. Qua việc tiến triển của các thời điểm, cần phải thay đổi cái nhìn.
Ngày nay, cần phải chú ý tới cái thách đố của một nền văn hóa trần tục, một nền văn hóa ở nhiều phần đất trên thế giới có khuynh hướng càng ngày càng chối bỏ chẳng những hết mọi dấu hiệu của việc Thiên Chúa hiện diện trong sinh hoạt của xã hội và của con người, mà còn, qua một vài phương tiện, những phương tiện đánh lạc hướng và làm lu mờ đi lương tâm chính trực của con người, đang nỗ lực làm tiêu hao đi khả năng con người lắng nghe Thiên Chúa nữa.
Không thể
nào không lưu ý tới mối liên hệ với các tôn giáo khác, mối liên hệ chẳng những
có tính cách xây dựng nếu nó tránh đi được tất cả những gì là mập mờ làm suy yếu
đi nội dung thiết yếu của niềm tin tưởng của Kitô Giáo vào Chúa Kitô, Đấng cứu
độ duy nhất của toàn thể nhân loại, cũng như niềm tin tưởng vào Giáo Hội, bí
tích cứu độ cần thiết để cứu độ toàn thể nhân loại.
Ở đây chúng ta không thể quên được các khoa học nhân bản khác đang được phát triển tại Đại Học Đường nổi tiếng này theo truyền thống vẻ vang về hàn lâm của viện Đại Học Rôma đây. Tất cả đều quá biết về cái thế giá lớn lao của Viện Đại Học Rôma này có được nơi các ngành Toán học, vật lý và thiên văn.
Chỉ cần nhắc lại rằng lịch “Gregorian”, một thứ lịch được gọi như thế vì nó được vị tiền nhiệm của tôi là Đức Grêgôriô XIII muốn thực hiện, và đang được sử dụng khắp thế giới, là bộ lịch được cha Christopher Clavius biên soạn vào năm 1582, một vị Giảng viên của Đại Học Đường này.
Chỉ cần đề cập tới cha Mattêô Ricci, vị đã mang đến tận Trung Hoa thứ kiến thức ngài có được như môn sinh của Clvius, chưa kể tới chứng từ đức tin của ngài.
Ngày nay, những người môn đệ trên không còn dạy ở Đại Học Grêgôriô này nữa, mà đã được thay thế bởi các khoa học nhân bản như tâm lý học, xã hội học và thông thông xã hội.
Bởi vậy, con người cần phải được hiểu biết sâu xa hơn, cả về chiều kích bản vị của họ lẫn chiều kíc h ngoại tại của họ như là một nhà kiến thiết xã hội trong công lý và hòa b ình, và như một truyền đạt viên chân lý.
Không thể nào hoàn toàn hiểu được con người, cả trong nội tại cũng như ngoại diện, nếu họ không hướng về siêu việt thể. Không biết qui chiếu vào Thiên Chúa, con người không thể giải đáp những vấn nạn nồng cốt đang làm day dứt và mãi làm khắc khoải tâm can của họ liên quan tới cùng đích của cuộc đời họ và ví thế liên quan tới ý nghĩa cuộc sống của họ.
Không căn cứ vào Thiên Chúa, con người không thể đáp ứng những vấn nạn trọng yếu đang làm bối rối và sẽ mãi làm bối rối tâm can của họ liên quan tới cùng đích đời sống của họ cũng là đến ý nghĩa của đời sống họ. Bởi thế, thậm chí họ không thể kết hiệp trong xã hội những thứ giá trị về đạo lý là những gì duy nhất có thể góp phần vào việc chung sống hợp với con người.
Không dựa vào Thiên Chúa thì định mệnh của con người chỉ là những gì lẻ loi sầu khổ khiến họ thất vọng mà thôi.
Chỉ khi
nào biết căn cứ vào Vị Thiên Chúa Yêu Thương, Đấng đã tỏ mình ra nơi Chúa Giêsu
Kitô, con người mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình và mới sống trong niềm hy
vọng, bất chấp có trải qua những sự dữ làm tổn thương đến đời sống của họ và xã
hội họ sống.
Hy vọng là những gì giúp cho con người không khóa mình lại trong một thứ chủ nghĩa tuyệt mệnh tê liệt và cằn cỗi, mà là hướng về một cuộc hăng say dấn thân trong xã hội họ sống để có thể canh tân xã hội. Đó là c ông việc Thiên Chúa ủy thác cho con người khi Ngài tạo dựng nên họ theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài, một công việc làm cho hết mọi người được đầy tràn phẩm vị cao cả nhất có thể, nhưng cũng kèm theo cả một trác h nhiệm lớn lao nữa.
Chính vì chiều hướng ấy mà quí vị, Giáo sư và Giảng viên của Đại Học Đường Gregorian được kêu gọi để huấn luyện sinh viên do Giáo Hội ký thác cho quí vị. Việc huấn luyện trọn vẹn cho giới trẻ đã từng là một trong những việc tông đồ của Dòng Tên từ đầu; đó là lý do tại sao Đại Học Đường Rôma đã đảm n hận sứ vụ này ngay từ đầu.
Việc ủy thác cho Dòng Tên ở Rôma, bên cạnh Tòa Thánh, Giáo Hoàng Đại Học Cao Đẳng Đức quốc, Chủng Viện Rôma, Đại Học Đại Học Cao Đẳng Đức-Hung, Đại Học Đại Học Cao Đẳng Anh quốc, Đại Học Đại Học Cao Đẳng Hy Lạp, Đại Học Đại Học Cao Đẳng Tô Cách Lan, và Đại Học Đại Học Cao Đẳng Ái Nhĩ Lan, có mục đích để bảo đẻm việc huấn luyện hàng giáo sĩ thuộc các quốc gia ấy là nơi mối hiệp nhất của đức tin và mối hiệp thông với Tòa Thánh đã bị đỗ vỡ.
Những Đại Học Cao Đẳng này vẫn còn gửi hầu hết tất cả mọi sinh viên của mình hay phần lớn trong họ đến Đại Học Đường Gregorian, để tiếp tục sứ vụ nguyên thủy ấy.
Qua giòng lịch sử, nhiều Đại Học Cao Đẳng khác đã liên kết với các Đạo Học Cao Đẳng được kể trên, làm cho công việc đang đè nặng trên vai của quí vị, hỡi quí vị Giáo sư và Giảng viên thân mến, lại càng trở thành khẩn thiết hơn bao giờ hết!
Thế nên, thật là thích hợp là sau khi đã suy nghĩ chín chắn, quí vị đã soạn thảo ra một ‘Bản Tuyên Ngôn Chủ Hướng” là những gì thiết yếu cho một tổ chức như của quí vị đây, vì nó tóm gọn bản chất và sứ vụ của nó.
Theo chiều hướng ấy, quí vị gần đi đến chỗ kết thúc việc quí vị điều chỉnh những Điều Lệ của Đại Học Đường này và của các Luật Chung, cùng với các Điều Lệ và Qui Luật của những Phân Khoa khác nhau, các Cơ Cấu và Trung Tâm khác nhau.
Điều này sẽ giúp xác định căn tính của Đại Học Đường Gregorian hơn nữa và giúp cho việc soạn thảo những chương trình học vấn xứng hợp hơn với việc hoàn thành sứ vụ của quí vị, một sứ vụ vừa dễ lại vừa khó.
Dễ vì căn tính và sứ vụ của Đại Học Đường Gregorian là những gì đã được tỏ tường ngày từ những ngày đầu tiên, theo những qui định được các vị Giáo Hoàng Rôma tái xác nhận, trong số những vị Giáo Hoàng này có 16 vị xuất thân từ đại học đây.
Nó đồng thời cũng là một sứ vụ khó khăn, vì nó bao hàm v iệc liên lỉ trung thành với lịch sử và truyền thống của mình để chẳng những không mất đi gốc gác lịch sử của nó mà còn cởi mở với thực tại hiện đại để khôn ngoan đáp ứng, sau khi cẩn thận cứu xét, với các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới ngày nay.
Là một Giáo Hoàng Đại Học Đường của Giáo Hội, Trung Tâm hàn lâm này dấn thân ‘sentire in Ecclesia et cum Ecclesia – cảm nhận trong Giáo Hội và với Giáo Hội’. Nó là một cuộc dấn thân xuất phát từ tình yêu mến Giáo Hội, Mẹ của chúng ta và là Hiền Thê của Chúa Kitô. Chúng ta cần phải yêu mến Giáo Hội như chính Chúa Kitô mến yêu Giáo Hội, chấp nhận khổ đau trên thế gian này để hoàn tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trong xác thịt của chúng ta (x Col 1:24).
Nhờ đó, nó mới có thể hình thành các thế hệ linh mục mới, Tu Sĩ và giáo dân dấn thân mới. Thật thế, chúng ta chỉ cần tự hỏi mình là chúng ta muốn thứ huấn luyện như thế nào trong việc truyền đạt cho thành phần sinh viên c ủa chúng ta, cho dù là linh mục, Tu Sĩ hay giáo dân đây.
Quí vị Giáo sư và Giảng sư thân mến, dĩ nhiên là quí vị có ý muốn đào luyện các linh mục thông thái song đồng thời cũng dọn mình sống đời phục vụ tất cả mọi người Chúa ủy thác cho thừa tác vụ của họ, bằng một tấm lòng tha thiết, trong sự khiêm nhượng và bằng một đời sống khổ chế.
Như thế, quí vị có ý cống hiến một cuộc đào luyện vững chắc về tri thức cho thành phần tu sĩ nam nữ, nhờ đó họ mới có thể hân hoan sống đời tận hiến Chúa ban cho họ và cho thấy họ như là một dấu hiệu cánh chung cho cuộc sống tương lai là nơi tất cả chúng ta được kêu gọi tới.
Cũng vậy, quí vị muốn sửa soạn cho những con người nam nữ giáo dân có khả năng để thi hành những việc phục vụ và những vai trò trong Giáo Hội, trước hết và trên hết, là men của Vương Quốc Thiên Chúa trong lãnh vực trần thế.
Theo quan điểm ấy mà chính năm nay đây, viện Đại Học này đã bắt đầu một chương trình liên ngành để huấn luyện thành phần giáo dân sống ơn gọi giáo hội chuyên biệt cho việc dấn thân về đạo lý nơi đấu trường xã hội.
Tuy nhiên, anh chị em sinh viên thân mến, việc huấn luyện cũng là trách nhiệm của anh chị em nữa.
Hẳn nhiên là việc học hành đòi phải liên lỉ khổ chế và bỏ mình, thế nhưng chính vì theo đường lối ấy mà con người được huấn luyện bỏ mình và cảm thức trách vụ.
Thật vậy, những gì anh chị em học hỏi hôm nay đây là những gì anh chị em sẽ mang ra truyền đạt mai ngày, khi Giáo Hội ủy thác cho anh chị em thừa tác vụ thánh hay các việc phục vụ và vai trò khác cho lợi ích của cộng đồng. Trong tất cả mọi trường hợp, cái sẽ mang lại niềm vui cho lòng của anh chị em sẽ là kiến thức được anh chị em luôn ấp ủ bằng những ý hướng chính trực, nhờ đó người ta mới chắc chắn là mình tìm kiếm và thực hiện ý muốn của một mình Thiên Chúa mà thôi. Dĩ nhiên là tất cả những điều ấy đòi hỏi một cuộc thanh tẩy tâm hồn và nhận thức.
Hỡi những người con của Thánh I Nhã, một lần nữa, Giáo Hoàng ủy thác cho anh em viện Đại Học này, một đại học quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ cũng như đối với nhiều Giáo Hội riêng. Nó bao giờ cũng là một ưu tiên trên hết của các hoạt động tông đồ của Dòng Tên. Chính trong môi trường đại học ở Balê mà Thánh I Nhã thành Loyola và những đồng bạn đầu tiên của ngài đã nẩy ra ước vọng thiết tha muốn giúp cho các linh hồn biết mến yêu và phụng sự Thiên Chúa trong tất cả mọi sự cho vinh quang Ngài hơn.
Được thúc đẩy bởi những tác động Thần Linh trong nội tâm, Thánh I Nhã đã đến Rôma, trung tâm điểm của Kitô Giáo, Tòa Thánh của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, để thành lập Đại Học Rôma ở đây, Việc Đại Học đầu tiên của Dòng Tên.
Ngày nay, Viện Đại Học Gregorian là một môi trường đại học mà, cho dù sau 456 năm, ước vọng của Thánh I Nhã cũng như của các đồng bạn Thánh nhân trong việc giúp cho các linh hồn mến yêu và phụng sự Thiên Chúa trong tất cả mọi sự để Ngài được hiển vinh hơn đang được nên trọn.
Tôi muốn nói rằng, ở nơi đây, trong những bức tường này, đã đạt được những gì Đức Giáo Hoàng Julius III đã nói vào ngày 20/7/1550 trong ‘formula Istituti’, khi ấn định rằng hết mọi phần tử của Dòng Tên buộc phải ‘sub crucis vexillo Deo militare, et soli Domino ac Ecclesiae Ipsius sponsae, sub Romano Pontifice, Christi in terris Vicario, servire", committing himself "potissimum... ad fidei defensionem et propagationem, et profectum animarum in vita et doctrina christiana, per publicas praedicationes, lectiones et aliud quodcumque verbi Dei ministerium ...’ (Apostolic Letter "Exposcit Debitum," n. 1).
Cái chuyên tính đặc sủng này của Dòng Tên, được thể hiện theo qui chế nơi lời khấn thứ 4 liên quan tới việc hoàn toàn tuân phục Giáo Hoàng Rôma trong hết mọi sự mà ngài thấy cần phải truyền khiến "ad profectum animarum et fidei propagationem" (ibid., n. 3), cũng được hiển nhiên nơi sự kiện là vị Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Chúa Giêsu còn có thể triệu tập từ khắp nơi trên thế giới các tu sĩ dòng xứng hợp nhất để thi hành công việc giảng dạy tại viện Đại Học này.
Biết rằng điều này có thể bao gồm cả việc hy sinh những hoạt động và việc phục vụ khác trong việc đạt tới những mục tiêu rộng lớn hơn được Dòng Tên đề ra, Giáo Hội hết sức biết ơn dòng này và mong muốn Đại Học Gregorian đây bảo trì được tinh thần Thánh I Nhã là những gì làm nó phát triển, được thể hiện nơi phương pháp và học trình sư phạm của nó.
Các bạn thân mến, bằng lòng cảm mến thân phụ, tôi xin ủy thác tất cả anh chị em, thành phần là những viên đá sống của Viện Đại Học Gregorian – các vị Giáo sư và Giảng sư, các sinh viên, nhân viên không giảng dạy, những vị ân nhân và thân hữu – cho việc chuyển cầu của Thánh I Nhã thành Loyola, Thánh Robert Bellarmine và Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Dòng Tên, vị được ám chỉ tới nơi huy hiệu cầu vai của Đại Học này tước hiệu ‘Sedes Sapientiae’.
Với những cảm thức ấy, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh như một bảo chứng của dồi dào ơn trời.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
"Cha muốn trái tim con hoàn toàn tinh tuyền và không bị ô uế bởi bất cứ lưu luyến phàm tục nào"
Lời Chúa Giêsu Thỏ Thẻ tâm sự với thánh nữ Magarita Alacốc về Thánh Tâm Chúa
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL tuyển dịch theo cuốn Tự Truyện của Thánh Nữ, một số đoạn tiêu biểu, bản Anh ngữ của Saint Paul Editions)
Con cũng đã bị lòng yêu thích thỏa mãn và duyên dáng thu hút một cách dễ dàng, tuy không còn hào hứng về chúng nữa, song con vẫn nồng nhiệt tìm kiếm chúng. Cảnh đau đớn mà Chúa Cứu Thế chịu sau khi bị hành hạ đã ngăn chặn nỗi vui thú của con nơi chúng, và những lời Người trách cứ con sau đây đã sâu xé tim gan của con:
Con có thể nào tìm thỏa mãn như vậy trong khi Cha không bao giờ tìm thỏa mãn mà đã trao thân cho mọi thứ đắng cay vì yêu thương con để chiếm lấy trái tim con hay chăng? Thế nhưng, con vẫn còn có thể mặc cả thỏa mãn với Cha...
Đang khi con hết sức lạ lùng nhận thấy rằng Người không bị quá nhiều sa ngã và bất trung nơi con đẩy lui, thì Người cho con biết rằng:
Là bởi vì Cha muốn làm cho con từ thân phận của con nên một tổng hợp của Tình Yêu và Tình Thương của Cha.
Vào một dịp khác Người nói với con:
Cha đã chọn con làm hôn thê của Cha và chúng mình đã đoan nguyền thủy chung với nhau lúc con tuyên khấn đức Trong Sạch. Chính Cha là Đấng đã thôi thúc con làm như thế trước khi thế gian chạm đến trái tim con, vì Cha muốn trái tim con hoàn toàn tinh tuyền và không bị ô uế bởi bất cứ lưu luyến phàm tục nào; bởi thế, để bảo toàn nó, Cha đã lấy đi khỏi ý muốn của con tất cả những mờ ám để nó khỏi bị hư hỏng. Rồi Cha ký thác con cho sự coi sóc của Mẹ Thánh Cha, để Mẹ có thể khuôn đúc con theo như dụ định của Cha.
(Tự Truyện: đoạn 21)
Một ngày kia, sau khi rước lễ, nếu con không nhầm, Người đã tỏ cho con thấy Người là một người tình tuyệt mỹ nhất, giầu sang nhất, quyền năng nhất, hoàn hảo nhất và trọn vẹn nhất trong các người tình. Sau biết bao nhiêu năm con đã tự tình đoan hứa với Người mà nay con lại có thể dứt tình với Người để theo đuổi đối tượng khác?Người nói:
Ôi! Nếu con xúc phạm đến Cha như thế thì hãy nắm chắc là Cha sẽ vĩnh viễn loại bỏ con; nhưng, nếu con vẫn trung thành với Cha, Cha sẽ không bao giờ rời xa con, chính Cha sẽ là cuộc vinh thắng trên các kẻ thù của con. Cha tha thứ cho sự vô tri của con, vì dầu sao con cũng không biết Cha; tuy nhiên, nếu con trung thành với Cha và theo Cha, Cha sẽ dạy con biết Cha và Cha sẽ tỏ mình Cha cho con.
(Tự Truyện, đoạn 24)
Vị Thần Sư của con thúc giục con từ bỏ mọi sự mà theo Người mãnh liệt đến nỗi không lúc nào con được nghỉ ngơi. Người cũng đã gợi lên nơi con một ước vọng muốn liên kết chính mình với cuộc sống khổ đau của Người, nhiệt liệt đến nỗi tất cả mọi sự con chịu đựng dường như không là gì vậy, Điều này đã làm con tăng gấp đôi những việc ăn năn đền tội của con, để rồi, nhiều lúc sấp mình dưới chân tượng thánh giá của mình, con nói: "Ôi, Đấng Cứu Tinh dấu ái của con, hạnh phúc cho con biết bao, nếu con được Chúa ghi dấu nơi con hình ảnh những khổ đau của Chúa!"Người đã đáp lại ước vọng của con:
Đó là điều Cha có ý định thực hiện, miễn là con đừng chống lại Cha và miễn là về phần con, con nhất định muốn đồng lao cộng khổ với Cha.
(Tự Truyện: đoạn 29)
Thế nhưng, con không ngừng than thở với Vị Thần Sư của con rằng, con sợ con đã không làm hài lòng Người trong tất cả những gì con làm, (vì có qúa nhiều ý riêng và tự mãn nơi các hãm mình khổ chế của con mà con lại cho là chúng đã được thi hành theo đức tuân phục), con thường thưa với Người: "Ôi! Lạy Chúa của con, xin ban cho con một vị hướng dẫn con đến cùng Chúa!". Người đáp lại:
Cha chẳng nhẽ lại không đủ cho con hay sao? Con sợ gì chớ? Một con trẻ được yêu thương nhiều như Cha thương yêu con có thể nào lại hư đi trong cánh tay của một Vị Cha là Đấng Toàn Năng?
(Tự Truyện: đoạn 30)
Đang khi con viết điều này, Thày Nhân Lành của con thường trách yêu con như thế này:
Hỡi con gái của Cha, này, con có thể tìm thấy được một người cha nào, mà tình yêu của ông đối với đứa con trai duy nhất của mình đã thúc đẩy ông coi sóc đứa con, hay thúc đẩy ông tỏ cho đứa con thấy những chứng cớ ưu ái nhất của tình cha, như những gì Cha đã ban và sẽ còn ban cho con của Cha hay chăng; vì, tình Cha đã âu yếm ở với con từ những năm tháng thơ ngây nhất của con, và đã đào luyện cũng như hình thành con theo phương thức riêng biệt của Cha, nhẫn nại đợi chờ con không chán nản giữa tất cả những chống cưỡng của con. Bởi thế, hãy nhớ rằng, bao giờ con quên ơn mà con mắc nợ Cha và không qui tất cả về vinh danh Cha, thì nó sẽ trở thành phương tiện làm cho nguồn mạch bất tận của mọi thiện hảo này cạn kiệt đi nơi con đó.
(Tự Truyện: đoạn 34)
(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8)