GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 10/1/2007 TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH |
? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Balan: Một Cảm Nghiệm Về Công Giáo Tính
? Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần đến những luật nhân đạo quốc tế và luật Quốc Gia; Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ được Giáo Hội bảo đảm tính cách siêu việt của họ
? “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Các vấn đề quan tâm”
“Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Balan: Một Cảm Nghiệm Về Công Giáo Tính
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006
(tiếp
9 Thứ Ba)
Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay: tôi xin ôn lại chúng nơi đây. Trước hết là chuyến Tông Du Balan, một Xứ Sở là quê quán của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta. Đối với tôi, chuyến đi tới Quê Hương của ngài này là một nhiệm vụ sâu xa của lòng tri ân về tất cả những gì ngài đã cống hiến cho riêng cá nhân tôi, nhất là cho Giáo Hội và thế giới trong một phần tư thế kỷ phục vụ của ngài.
Tặng ân cao cả nhất của ngài trao gửi đến tất cả chúng ta đó là đức tin kiên cường của ngài và tính cách tân tuyệt dấn thân của ngài. Khẩu hiệu của ngài là ‘totus tuus’. Nó phản ảnh toàn thể con người của ngài. Phải, ngài đã hiến thân dứt khoát cho Thiên Chúa, cho Chúa Kitô, cho Mẹ của Chúa Kitô, cho Giáo Hội: cho việc phục vụ Đấng Cứu Chuộc cũng như cho việc cứu chuộc của con người. Ngài đã không giữ lại một sự gì. Ngài đã để cho ngọn lửa đức tin nung nấu tận thâm cung của ngài. Ngài đã tỏ cho chúng ta thấy được cách thức làm thế nào con người ngày nay có thể tin tưởng vào Thiên Chúa, vào Vị Thiên Chúa hằng sống đã đến gần với c hung ta nơi Chúa Kitô. Ngài đã tỏ cho chúng ta thấy rằng việc dứt khoát và hoàn toàn cống hiện tất cả cuộc sống của mình là những gì khả dĩ, và chính vì ban tặng chính mình mà cuộc đời trở thành cao cả, bao la và phong phú.
Ở Balan, hết mọi nơi tôi đến tôi đều gặp thấy được niềm vui của niềm tin. ‘Niềm vui của Chúa là sức mạnh của các người’ – lời này vang lên giữa tình trạng khốn khổ của cái khởi đầu mới, được tư tế Ezrangỏ c ùng Dân Do Thái vừa mới trở về từ chốn lưu đầy (Neh 8:10), là những gì có thể nghiệm cảm thấy một cách tỏ tường ở đó. Tôi hết sức cảm kích trước mối thịnh tình dồi dào qua việc tôi được tiếp đón ở khắp mọi nơi. Dân chúng thấy nơi tôi là một Vị Thừa Kế Thánh Phêrô được ký thác cho thừa tác mục vụ đối với toàn thể Giáo Hội.
Họ đã thấy một người, bất chấp mọi thứ yếu hèn của loài người, được Chúa Kitô Phục Sinh nói với bấy giờ cũng như hiện nay rằng: ‘Hãy chăn các chiên của Thày’ (x Jn 21:15-19); họ đã thấy Vị Thừa Kế của một con người được Chúa Giêsu nói ở địa hạt Caesarea Philippi ‘con là Đá và trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày’ (Mt 16:18). Về phần mình, Phêrô không phải là một tảng đá; ngài là một con người yếu đuối và bấp bênh. Tuy nhiên, Chúa muốn làm cho chính Phêrô thành một tảng đá, để chứng tỏ rằng qua một con người yếu hèn mà chính Người mạnh mẽ nâng đỡ Giáo Hội và giữ cho Giáo Hội được hiệp nhất.
Bởi thế mà cuoôc viếng thăm Balan đối với tôi là một cuộc cử hành tính cách công giáo ở một ý nghĩa sâu đậm nhất. Chúa Kitô là hòa bình của chúng ta và tái kết những gì tách biệt, ở chỗ, Người là sự hòa giải vượt trên và ở trên tất cả những gì là khác biệt nơi những giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa. Qua Thứa Tác Vụ Thánh Phêrô, chúng ta cảm nghiệm thấy mãnh lực hiệp nhất này của đức tin, một mãnh lực, bắt đầu từ nhiều dân nước hằng mới mẻ, xây dựng nên một Dân Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta thực sự hân hoan cảm nghiệm thấy rằng chúng ta từ nhiều dân tộc khác nhau làm nên một Dân Chúa duy nhất, đó là Hội Thánh của Người.
Vì lý do này Thừa Tác Vụ Thánh Phêrô có thể trở thành một dấu hiệu hữu hình bảo đảm mối hiệp nhất này và hình thành một đơn vị cụ thể. Một lần nữa, tôi xin minh nhiên hết lòng cám ơn Giáo Hội ở Balan về cảm nghiệm cảm kích tính cách công giáo này.
Cuộc viếng thăm của tôi tới Balan bao gồm cả việc ghé thăm Auschwitz-Birkenau, thăm một chốn dã man tàn bạo nhất, một nỗ lực muốn tiêu diện Dân Do Thái, nhờ đó làm cho việc Thiên Chúa tuyển chọn họ trở thành vô bổ mà thực sự là muốn loại trừ đi chính Thiên Chúa cho khỏi lịch sử loài người.
Thật là một nguồn an ủi lớn lao cho tôi ở vào lúc thấy được một cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, khi tôi, đứng trước những kinh hoàng của nơi chốn ấy, đã kêu lên cùng Thiên Chúa như ông Gióp, một con người bị rúng động trước nỗi hãi sợ về sự vắng mặt rõ ràng của Ngài nhưng đồng thời lại được hỗ trợ bởi niềm tin tưởng rằng thậm chí ngay trong lúc câm nín của mình, Ngài vẫn không thôi ở với chúng ta. Cái cồng vồng ấy thực sự là một đáp ứng: Phải, Ta hiện hữu đây, và những lời hứa hẹn, những lời Giao Ước Ta đã phán sau trận hồng thủy vẫn còn hiệu năng cho tới nay (x Gen 9:12-17).
(ngày mai: Chuyến Tông Du Valencia Tây Ban Nha: Một Cuộc Tra Vấn Về Ý Nghĩa Con Người)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)
? Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần đến những luật nhân đạo quốc tế và luật Quốc Gia; Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ được Giáo Hội bảo đảm tính cách siêu việt của họ
Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh Vatican
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html
Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần đến những luật nhân đạo quốc tế và luật Quốc Gia:
14. Việc nhìn nhận rằng các thứ nhân quyền bất khả chuyển nhượng của con người liên hệ với bản tính chung của con người đã dẫn đến chỗ thiết lập một bộ luật nhân đạo quốc tế được các Quốc Gia quyết tâm tôn trọng, ngay cả trong trường hợp xẩy ra chiến tranh. Tiếc thay, không kể đến những trường hợp trong quá khứ, điều này vẫn không được nhất trí áp dụng nơi một số trường hợp c hiến tranh mới đây. Điển hình cho trường hợp như thế đã xẩy ra trong cuộc xung đột mấy tháng trước đây ở miền nam Lebanon đó là việc hầu như tỏ ra coi thường nhiệm vụ ‘bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân vô tội’ để tránh tình trạng liên quan tới thành phần dân chúng. Tình trạng đau lòng này ở Lebanon và việc hình thành mới những cuộc xung đột, nhất là từ khi mối đe dọa khủng bố hoàn toàn tung ra những hình thức mới bạo động, buộc cộng đồng quốc tế phái tái khẳng định luật nhân đạo quốc tế, và áp dụng nó vào tất cả mọi trường hợp xung đột võ trang hiện nay, bao gồm cả những luật nhân đạo hiện luật quốc tế không có. Ngoài ra, nạn khủng bố đòi phải sâu xa suy nghĩ về những giới hạn đạo lý hạn chế việc sử dụng các phương pháp tân thời trong việc bảo đảm tình trạng an ninh nội bộ. Càng ngày càng xẩy ra những trận đánh không tuyên chiến, nhất là khi những trận chiến này được khởi động bởi các nhóm khủng bố quyết tâm chiếm được mục đích của mình bằng bất cứ phương tiện nào trong tầm tay. Trước những biến cố đáng lo ngại trong những năm gần đây, các Quốc Gia không thể nào không nhận thấy nhu cầu cần phải thiết lập các qui luật rõ ràng hơn trong việc đương đầu một cách hiệu nghiệm với tình trạng tệ hại gần đây đang xẩy ra trước mắt chúng ta. Chiến tranh bao giờ cũng cho thấy cái thất bại của cộng đồng quốc tế và cái thiệt hại nặng nề đối với nhân loại. Bất chấp mọi nỗ lực, một khi chiến tranh bùng nổ thì ít là phải bảo đảm được những nguyên tắc thiết yếu của nhân loại cùng với những giá trị căn bản nơi tất cả cuộc chung sống về dân sự, phải ấn định những qui chuẩn tác hành có thể hạn chế lại tình trạng thiệt hại bao nhiêu có thể, và giúp vào việc làm giảm bớt đau thương cho dân chúng cũng như cho các nạn nhân của các cuộc xung đột (về vấn đề này Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đã ấn định những qui tắc ngặt nghèo và chi tiết ở các số 2307-2317).
15. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là gần đây có một số Quốc Gia tỏ ra muốn có được các thứ vũ khí nguyên tử. Điều này càng làm gia tăng hơn nữa bầu khí đang lan tràn về một thứ bất ổn và lo sợ có thể xẩy ra một tai biến nguyên tử. Chúng ta cản thấy như thụt lại thời đầy những lo âu của giai đoạn ‘chiến tranh lạnh’. Khi cuộc chiến tranh lạnh này kết thúc, người ta hy vọng rằng mối nguy hiểm về nguyên tử đã được hoàn toàn thắng vượt và nhân loại cuối cùng đã được thở phào một cách nhẹ nhàng thoải mái. Về vấn đề này thì còn gì hợp thời cho bằng lời cảnh giác của Công Đồng Chung Vaticanô II là ‘hết mọi hành động chiến tranh nhắm đến việc hủy hoại hằng loạt toàn diện các thành phố hay những miền đất rộng lớn cùng với dân cư ở đấy là một tội ác phạm đến Thiên Chúa và nhân loại, đáng bị mạnh mẽ và cương quyết lên án (Pastoral Constitution "Gaudium et Spes," 80). Tiếc thay, những đám mây đe dọa vẫn tiếp tục tụ lại ở chân trời nhân loại. Đường lối để bảo đảm một tương lai hòa bình cho hết mọi người chẳng những ở nơi các bản thỏa ước quốc tế về vấn đề thôi leo thang các thứ vũ khí nguyên tử, mà còn ở việc dứt khoát dấn thân tìm cách giảm bớt chúng và cuối cùng giải giới chúng. Chớ gì hết mọi nỗ lực được thực hiện để qua việc thương thảo đạt tới những mục tiêu ấy! Vận mệnh của toàn thể gia đình nhân loại đang bị hiểm nguy!
Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ được Giáo Hội bảo đảm tính cách siêu việt của họ:
16. Sau hết, tôi muốn khẩn trương kêu gọi Dân Chúa: hết mọi Kitô hữu hãy dấn thân cho việc không ngừng đi làm hòa bình cũng như cho việc nhiệt thành bênh vực cho phẩm giá của con người cùng những quyền lợi bất khả chuyển nhượng của họ.
Với lòng biết ơn Chúa là Đấng đã gọi mình thuộc về Giáo Hội của Người, một Giáo Hội là ‘dấu hiệu và là bảo đảm cho chiều kích siêu việt của con người (cùng nguồn vừa dẫn, đoạn 76) trên thế gian này, Kitô hữu sẽ không ngừng nài xin Chúa ban cho sự thiện hòa bình sâu xa, một sự thiện có một tầm quan trọng thực sự nơi đời sống của mỗi một con người. Ngoài ra, họ cũng sẽ cảm thấy hãnh diện được dấn thân hoạt động cho hòa bình, ra tay giúp đỡ anh chị em của mình, nhất là những ai, ngoài việc chịu đựng nghèo khổ và thiếu thốn, cũng bị hụt hẫng cả sự thiện quí báu này nữa. Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Jn 4:8), và ơn gọi cao cả nhất của hết mọi người là yêu thương. Nơi Chúa Kitô, chúng ta có thể thấy được lý do tối hậu trong việc trở thành những đối thủ hào hùng cho phẩm vị con người và là những kiến trúc viên can trường xây dựng hòa bình.
17. Vậy hết mọi tín hữu hãy không ngừng góp phần vào việc phát triển một thứ nhân bản trọn vẹn đích thực hợp với các giáo huấn của những bức Thông Điệp ‘Populorum Progressio’ và ‘Sollicitudo Rei Socialis’, những bức thông điệp chúng ta sửa soạn mừng kỷ niệm 40 và 20 năm vào năm nay. Tôi xin ký thác cho Nữ Vương Hòa Bình là Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là ‘hòa bình của chúng ta’ (Eph 2:4), lời nguyện cầu thiết tha của tôi cho toàn thể nhân loại vào đầu năm 2007 này, một đầu năm chúng ta đang hướng về với tràn đầy hy vọng, bất kể những hiểm nguy và khó khăn đang vây bủa chúng ta. Xin Mẹ Maria tỏ cho chúng ta thấy, nơi Con của Mẹ, Đường Lối hòa bình, và soi sáng cho quan niệm của chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra dung nhan của Chúa Kitô trên khuôn mặt của hết mọi con người là tâm điểm của hòa bình!
(ngày mai: Những lời khẳng định trong Sứ Điệp Hòa Bình 2007 cần phải ý thức và áp dụng thực hành)
“Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Các vấn đề quan tâm”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007
Thưa Quí Vị Lãnh Sự,
Quí Vị Nữ Nam,
Hôm nay tôi hân hoan đón tiếp quí vị ở nơi đây để thực hiện nghi thức truyền thống trao đổi lời chào chúc đầu năm. Mặc dù nó là một biến cố hằng năm nhưng nó vẫn không phải là những gì thuần nghi thức; trái lại, nó là một cơ hội để củng cố niềm hy vọng của chúng ta và để kiên cường việc quyết tâm của chúng ta trong việc phục vụ hòa bình cũng như việc phát triển cho cá nhân con người cùng các dân tộc.
Trước hết tôi xin cám ơn Ông Lãnh Sự Trưởng Đoàn Giovanni Galassi về những lời lẽ tốt đẹp ngỏ cùng tôi thay cho quí vị. Tôi cũng xin gửi lời chào đặc biệt tới các vị Lãnh Sự hiện diện lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ này. Tôi xin gửi lời chúc thân ái tốt đẹp nhất đến tất cả quí vị và hứa cầu nguyện cho quí vị để năm 2007 sẽ là năm mang lại hạnh phúc và bình an cho quí vị và gia đình quí vị, cho nhân viên của quí vị và cho tất cả mọi dân nước cùng thành phần lãnh đạo của họ.
Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết.
“Các vấn đề quan tâm”
Trong số những vấn đề chính yếu, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới hằng bao nhiêu triệu người, nhất là nữ giới và trẻ em, đang thiếu nước nôi, lương thực, hay nơi cư trú chứ? Cái ô nhục của tình trạng đói khổ càng ngày càng tệ hơn là những gì bất khả chấp trong một thế giới có những nguồn lợi, kiến thức và phương tiện sẵn trong tay để có thể chấm dứt nó. Nó thôi thúc chúng ta hãy thay đổi lối sống của mình, nó nhắc nhở chúng ta về nhu cầu khẩn trương trong việc loại trừ đi những căn nguyên cấu kết gây ra việc lệch lạc trong lãnh vực kinh tế toàn cầu, và chỉnh đốn lại những kiểu mẫu tăng trưởng dường như không có khả năng bảo đảm được vấn đề tôn trọng môi trường cùng với vấn đề phát triển nhân bản trọn vẹn, cả hiện nay lẫn mai này. Một lần nữa, tôi mời gọi các vị lãnh đạo các quốc gia giầu thịnh nhất hãy thực hiện những bước tiến cần thiết để bảo đảm là các quốc gia nghèo khổ, thường lại là những nơi dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể gặt hái được lợi ích từ hoa trái của những sản vật thực sự thuộc về họ. Theo chiều hướng ấy, việc trì trệ thi hành những quyết tâm được cộng đồng quốc tế đồng lòng trong mấy năm gần đây là một nguyên do quan tâm khác. Bởi vậy mới cần phải hy vọng rằng những gì được thương thảo về mậu dịch ở ‘Bàn Tròn Phát Triển Doha’ của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới sẽ được tái diễn, và tiến trình hủy nợ cùng giảm nợ cho các quốc gia bần cùng nhất sẽ được tiếp tục và tăng tốc. Đồng thời, những tiến trình này cũng không được đặt điều kiện đòi phải điều chỉnh về cơ cấu kẻo gây thiệt hại cho thành phần dân chúng yếu kém nhất.
Cũng thế, trong lãnh vực giải giới, những triệu chứng của một thứ khủng hoảng tràn lan đang gia tăng, liên quan tới những khó khăn trong các cuộc thương thuyết về những thứ khí giới qui ước cũng như các loại vũ khí đại công phá, và liên quan cả tới việc gia tăng chi phí quân sự toàn cầu nữa. Cần phải có một nhãn quan toàn cầu và nhìn xa trông rộng đối với các vấn đề an ninh – đang được tăng bội bởi nạn khủng bố, một nạn cần phải hoàn toàn lên án.
Đối với những cuộc khủng hoảng về nhân đạo, chúng ta cần phải nhận định rằng các tổ chức đương đầu với những cuộc khủng hoảng ấy cần phải được nâng đỡ ủng hộ nhiều hơn nữa, nhờ đó họ có thể được trang bị để thực hiện việc bảo vệ và trợ giúp cho thành phần nạn nhân. Một quan tâm khác cũng đang lù lù hiện lên bao rộng hơn bao giờ hết đó là mối quan tâm về việc con người di chuyển, ở chỗ, hằng bao nhiêu triệu con người nam nữ cảm thấy bị bắt buộc phải rời bỏ nhà cửa hay mảnh đất quê hương của mình vì bạo lực hay để tìm kiếm những điều kiện sống xư ng với nhân phẩm hơn. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng có thể dùng võ lực để ngăn chặn hay kiểm soát việc di dân. Việc di dân và các vấn đề gây ra việc di dân là những gì cần phải được giải quyết một cách nhân đạo, theo công lý và lòng cảm thương.
Ngoài ra, làm sao chúng ta lại không cảm thấy như được báo động trước các cuộc tấn công sự sống chứ, từ lúc nó được thụ thai cho tới lúc nó tự nhiên qua đi? Những cuộc tấn công như thế thậm chí không buông tha cả những miền đất có một nền văn hóa truyền thống vốn tỏ ra tôn trọng sự sống, chẳng hạn như Phi Châu, nơi đang có nỗ lực tầm thường hóa vấn đề phá thai một cách gian manh, cả qua Nghị Định Thư Maputo và qua Dự Án Tác Hành được Các Vị Bộ Trưởng Y Tế thuộc Khối Hiệp Nhất Phi Châu chấp nhận – sau đó ít lâu được trình cho Thượng Nghị Các Vị Lãnh Đạo Quốc Gia và Lãnh Đạo Chính Quyền. Cũng thế, cũng đang có những mối đe dọa gia tăng đối với việc phối hợp tự nhiên của gia đình được căn cứ vào hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cũng như đang có những nỗ lực muốn tương đối hóa nó bằng việc làm cho nó ở vào cùng một vị thế như những hình thức kết hợp khác hoàn toàn dị biệt. Tất cả những điều ấy là những gì vi phạm và giúp vào việc làm lung lay gia đình bằng việc vuì dập đi bản chất chuyên biệt của nó và vai trò xã hội đặc thù của nó. Những hình thức khác tấn công sự sống đôi khi được thực hiện nhân danh việc nghiên cứu khoa học. Đang gia tăng một nhận thức cho rằng việc nghiên cứu chỉ tùy thuộc vào các thứ luật tùy nó chọn cho mình, và nó chỉ bị giới hạn bởi khả năng riêng của nó mà thôi. Đó là trường hợp, chẳng hạn như trong những nỗ lực muốn hợp thức hóa việc tạo sinh sao bản con người vì các mục đích được cho có tính cách trị liệu.
(ngày mai: “Những Yếu Tố Tích Cực”)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html