GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 9/1/2007

TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH

 

?  “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay”

?  Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ không thể bị quan niệm một cách lệch lạc; Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà quyền lợi của họ cần được những tổ chức quốc tế bảo vệ

?  Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI: TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA LÀ GÌ? 

 

 

? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006

 

Thưa Chư Vị Hồng Y,

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục, Quí Huynh Thân Mến,

 

Hôm nay tôi hết sức hân hoan được gặp gỡ quí huynh và gửi lời chào thân ái tới từng huynh. Tôi xin cám ơn chư huynh đã hiện diện trong cuộc gặp gỡ truyền thống gần ngày Giáng Sinh này. Tôi đặc biệt cám ơn ĐHY Angelo Sodano về những lời lẽ được ngài bày tỏ cảm tình của hết mọi người ở đây,  những lời được tác động bởi đề tài chính của Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu. Vào dịp quan trọng này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình một lần nữa với ngài về việc ngài giúp đỡ Giáo Hoàng và Tòa Thánh được ngài thi hành rất nhiều năm với tư cách là Quốc Vụ Khanh, và tôi xin Chúa thưởng công cho ngài về những điều tốt đẹp ngài đã thực hiện một cách khôn ngoan và nhiệt tình cho sứ vụ của Giáo Hội. 

 

Đồng thời tôi cũng muốn đặc biệt gửi lời chào tới ĐHY Tarcisio Bertone mới đảm trách nhiệm vụ được tôi ủy thác cho ngài. Tôi hoan hỉ gửi gấm những cảm tình này tới tất cả những ai tham gia vào việc phục vụ của Giáo Triều Rôma hay của Bộ Quản Trị năm nay, đồng thời chúng ta cũng cảm mến và tri ân tưởng nhớ tới những ai đã được Chúa gọi ra khỏi đời này về với Ngài.

 

Một năm đang đi đến  chỗ kết thúc, thưa Đức Hồng Y, như huynh đã nói, đang sống động trong ký ức của chúng ta; ghi đậm nét trên nó là những thứ kinh hoàng của chiến tranh gần Thánh Địa cũng như mối nguy hiểm chung về một cuộc đụng độ giữa các nền văn hóa và tôn giáo – một mối nguy hiểm đang rùng rợn lơ lửng trên thời đại lịch sử của chún g ta đây.

 

Vấn đề của những đường lối hướng tới hòa bình bởi thế đã trở thành một thách đố có một tầm vóc quan trọng chính yếu đối với tất cả mọi người còn quan tâm tới nhân loại. Điều này đặc biệt xác đáng đối với Giáo Hội là nơi chất chứa những gì là hứa hẹn từ ban đầu song đồng thời cũng là một trách nhiệm và là tác vụ nữa: ‘Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người Ngài thương’ (Lk 2:14).

 

Lời chào của Thiên Thần ngỏ cùng các mục đồng vào đêm Chúa Kitô giáng sinh ở Bêlem cho thấy một cái gì gắn liền bất khả phân ly nơi mối liên hệ của con người nam nữ với Thiên Chúa cũng như những mối liên hệ giữa họ với nhau. 

 

Bình an dưới thế không thể nào có nếu không biết hòa giải với Thiên Chúa, nếu không có sự hòa hợp giữa Trời và đất.

 

(ngày mai: Chuyến Tông Du Balan: Một Cảm Nghiệm Về Công Giáo Tính)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20061222_curia-romana_en.html

 

 

TOP

 

 

? Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ không thể bị quan niệm một cách lệch lạc; Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà quyền lợi của họ cần được những tổ chức quốc tế bảo vệ

 

Phân tích học hỏi Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

 

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn c ầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html

 

(Tiếp 8 Thứ Hai; 6 Thứ Bảy; 5 Thứ Sáu)

 

Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ không thể bị quan niệm một cách lệch lạc

 

10.       Bởi vậy mà ngay trong cấu trúc của các thứ khó khăn và căng thẳng quốc tế hiện nay, rất cần phải thực hiện một cuộc dấn thân cho một thứ môi sinh nhân bản hướng về cuộc tăng trưởng ‘cây hòa bình’. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải có một nhãn quan về con người không bị lây nhiễm bởi các thứ thành kiến  về ý hệ và văn hóa, hay bởi những thứ khuynh hướng lợi lộc về chính trị và kinh tế là những gì có thể gây ra hận thù và bạo động. Vẫn biết rằng các thứ quan niệm về con người là những gì khác nhau tùy theo văn hóa. Tuy nhiên, điều không thể chấp nhận được ở đây là việc gieo rắc các quan niệm về nhân loại học chất chứa các mầm mống hận thù và bạo lực. Cũng không thể chấp nhận được các quan niệm về Thiên Chúa phấn khích thái độ bất dung nhượng và việc sủ dụng bạo lực chống lại kẻ khác. Đó là vấn đề cần phải minh nhiên tái xác quyết, ở chỗ, chiến tranh nhân danh Thiên Chúa bao giờ cũng là những gì bất khả chấp! Khi một quan niệm nào đó về Thiên Chúa là nguyên nhân gây ra các hành động tội ác thì nó là dấu hiệu cho thấy rằn g quan niệm đó đã trở thành một thứ ý hệ rồi vậy.

 

11.       Tuy nhiên, ngày nay, hòa bình chẳng những bị đe dọa bởi tình trạng xung khắc giữa những quan niệm giảm thiểu về con người, nói cách khác, giữa những thứ ý thức hệ. Hòa bình cũng còn bị đe dọa bởi thái độ dửng dưng coi thường đối với những gì tạo nên bản tính thực sự của con người nữa. Nhiều người đương thời của chúng ta thực sự chối bỏ sự hiện hữu của một bản tính con người đặc biệt và bởi đó mở đường cho những dẫn giải quá trớn nhất về những gì thiết yếu cấu tạo nên con người. Cả ở đây nữa cũng cần phải làm sáng tỏ vấn đề, đó là một quan niệm ‘yếu kém’ về con người, một quan niệm dọn chỗ cho hết mọi quan niệm, ngay cả quan niệm kỳ quái nhất, chỉ là quan niệm thiên về hòa bình một cách bề ngoài vậy thôi. Thực ra nó cản trở việc đối thoại đích thực và mở đường cho những thứ áp đặt độc đoán, cuối cùng biến con người thành mất khả năng tự vệ, với hậu quả là con người trở thành một mồi ngon cho áp bức và bạo lực.

Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà quyền lợi của họ cần được những tổ chức quốc tế bảo vệ:

12.       Một thứ hòa bình thực sự và bền vững bao hàm việc tôn trọng các thứ nhân quyền. Tuy nhiên, nếu những thứ nhân quyền này đươc bắt nguồn từ một quan niệm yếu kém về con người, thì làm sao những thứ nhân quyền ấy lại không trở thành những gì suy yếu chứ? Ở đây chúng ta có thể thấy cái hụt hẫng trầm trọng là chừng nào của một thứ quan niệm tương đối về con người. Cái vấn đề khó khăn ở đây đã là những gì hiển nhiên, đó là các thứ quyền lợi được cho là tuyệt đối, tuy nhiên, cái nền tảng nâng đỡ những thứ quyền lợi này lại chỉ là những gì tương đối. Có thể chúng ta nghĩ rằng, trước những đòi hỏi ‘bất thuận lợi’ của thứ quyền này hay quyền khác, có người sẽ đặït vấn đề với thứ quyền lợi ấy hay sẽ dứt khoát là cần phải loại trừ quyền  lợi này đi? Chỉ khi nào chúng được dựa vào những đòi hỏi khách quan của một bản tính con người được Hóa Công ban cho, thì những thứ quyền lợi được qui cho họ mới có thể được xác nhận mà không sợ bị xung khắc mà thôi. Ngoài ra, cũng không thể nào không đề cập tới là các thứ nhân  quyền đều bao hàm cả những thứ nhiệm vụ tương hợp nữa. Về vấn đề này, ông Mahatma Gandhi đã nói một cách khôn ngoan rằng: ‘Những Băng quyền lợi xuất phát từ Núi Hy Mã Lạp Sơn nhiệm vụ’. Cần phải làm sáng tỏ những thứ bao hàm căn bản này, nếu muốn bênh vực một cách thỏa đáng các thứ nhân quyền ngày nay đang liên tục bị tấn công. Không minh bạch như thế thì ‘các thứ nhân quyền’ cuối cùng sẽ đi đến chỗ lệ thuộc vào việc tùy nghi quyết định của các chủ thể khác nhau: có những trường hợp thì con người mang một phẩm giá cùng những quyền lợi tồn tại bao giờ cũng có giá trị ở mọi nơi và đối với mọi người, có trường hợp con người có một phẩm vị được đôåi thay cùng với những quyền lợi liên tục được mặc cả, tùy theo nội dung, thời điểm và địa điểm. 

 

13.       Việc bảo vệ các thứ nhân quyền là những gì liên tục được qui cho những cơ cấu quốc tế, và, đặc biệt là Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức lãnh trách nhiệm nống cốt là cổ võ các thuư nhân quyền được qui định trong Bản Tuyên Ngôn Chung năm 1948. Bản Tuyên Ngôn này được coi như một thứ quyết tâm về luân lý được thực hiện bởi toàn thể nhân loại. Có một sự thật sâu xa đặc biệt ở đây đó là các thứ quyền lợi được diễn tả trong Bản Tuyên Ngôn này được tuân giữ trên căn bản không phải chỉ vì chúng là những quyết định được chuẩn nhận bởi một hội đồng, mà là những gì căn cứ vào chính bản tính của con người và phẩm giá bất khả chuyển nhượng của họ như là một con người được Thiên Chúa dựng nên. Bởi thế, điều quan trọng là các cơ quan quốc tế đừng làm mất đi cái nền tảng tự nhiên về nhân  quyền này. Nó sẽ giúp cho họ có thể tránh khỏi nguy cơ, bất hạnh thay luôn xẩy ra, trong việc chiều theo một thứ dẫn giải thuần thực chứng về những quyền lợi này. Nếu điều này xẩy ra thì các cơ cấu quốc tế sẽ đi đến chỗ thiếu thẩm quyết cần thiết để thi hành vai trò của mình như là thành phần bênh vực các thứ quyền lợi nồng cốt của con người cũng như của các dân tộc, thiếu lý do chính đáng chính yếu cho chính sự hiện hữu cùng hoạt động của họ.

 

(ngày mai: Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ cần đến những luật nhân đạo quốc tế và luật Quốc Gia; Vì “con người là trọng tâm của hòa bình” mà họ được Giáo Hội bảo đảm tính cách siêu việt của họ)

  

TOP

 

 

? Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Thánh Cha Phaolô VI: TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM HÓA LÀ GÌ? 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

(tiếp 3 Thứ Tư)

 

17.  Tính Cách Phức Tạp của Hoạt Động Truyền Bá Phúc Âm Hóa

Dĩ nhiên, trong hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội có một số yếu tố và khía cạnh cần phải được đặc biệt nhấn mạnh. Trong những yếu tố này, có một số quan trọng đến nỗi dễ hướng chiều về việc đồng hóa mình với việc truyền bá phúc âm hóa. Bởi thế, việc truyền bá phúc âm hóa đã có thể được định nghĩa như là việc loan báo Chúa Kitô cho những ai chưa biết Người, như là việc rao giảng, như là việc dạy giáo lý, như là việc ban Phép Rửa và các bí tích khác.

 

Bất cứ một định nghĩa không trọn và khiếm khuyết nào để cố gắng dẫn giải thực tại truyền bá phúc âm hóa hết sức phong phú, phức tạp và năng động này đều có thể làm điều này một cách liều lĩnh trong việc nghèo nàn hóa nó, thậm chí làm cho nó bị méo mó đi nữa. Trừ phi người ta cố gắng để ý đến tất cả mọi yếu tố chính yếu của việc truyền bá phúc âm hóa, bằng không, họ không thể nào thấu triệt được quan niệm về việc truyền bá phúc âm hóa.

 

Những yếu tố này được nhấn mạnh một cách vững chắc ở Cuộc Thượng Hội vừa rồi, và vẫn còn là chủ đề cho việc tìm hiểu thường xuyên, như thành quả từ công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Chúng ta hân hoan nơi sự kiện là những yếu tố này theo sát chiều hướng của những gì được truyền đạt cho chúng ta từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhất là từ Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Gaudium et Spes, và Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes. 

18.  Việc Canh Tân Nhân Loại

Đối với Giáo Hội, truyền bá phúc âm hóa nghĩa là mang Tin Mừng cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, để rồi, nhờ ảnh hưởng của Tin Mừng, biến đổi nhân loại từ bên trong và làm cho nhân loại nên mới: "Giờ đây Ta làm cho mọi tạo vật nên mới" (Rev.21:5; x.2Cor.5:17; Gal.6:15). (Biệt chú của người dịch: căn cứ vào câu định nghĩa chính thức của Giáo Hội có hai phần rõ ràng này, người dịch đã cố ý dùng cụm từ “truyền bá phúc âm hóa”, thay vì dùng các chữ vẫn thường được dùng, như “truyền bá phúc âm”, một chữ chỉ diễn tả được hoạt động truyền giáo ban đầu nơi thành phần ngoài Giáo Hội Chúa Kitô, đúng như phần đầu của câu định nghĩa nói đến, hay  “phúc âm hóa”, một chữ chỉ diễn tả được hoạt động tông đồ hầu như cho thành phần đã chịu phép rửa, như ý nghĩa được đề cập đến trong phần thứ hai của câu định nghĩa). Thế nhưng, sẽ không có một tân nhân loại, nếu trước hết không có những con người mới được canh tân nhờ Bí Tích Rửa Tội (x.Rm.6:4) và nhờ cuộc sống theo Phúc Âm (x.Eph.4:23-24; Col.3:9-10). Thế nên, mục đích của việc truyền bá phúc âm hóa chính là việc cải đổi nội tâm này, và nếu cần phải diễn đạt bằng một câu nói thì cách hay nhất là nói thế này, Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa là Giáo Hội tìm cách hoán cải, bằng nguyên thần lực của sứ điệp mà Giáo Hội công bố, lương tâm của cả cá nhân cũng như tập thể con người, những hoạt động họ làm cùng với cuộc sống và hoàn cảnh của họ.  

19.  Và các Tầng Lớp Nhân Loại

Đối với Giáo Hội, vấn đề tầng lớp nhân loại cần được biến đổi không phải chỉ là việc rao giảng Phúc Âm ở những miền rộng rãi hơn trước nữa, hay cho nhiều người  hơn trước nữa, mà còn ở việc tác lực, đúng ra ở việc biến đổi, theo quyền lực Phúc Âm, tiêu chuẩn phán đoán của con người, những giá trị ấn định, những điều lợi lộc, những giòng tư tưởng, những nguồn cảm hứng và những mẫu thức sống, nghĩa là tất cả những gì tương phản với Lời của Thiên Chúa và dự án cứu độ. 

20.  Truyền Bá Phúc Âm Hóa các Nền Văn Hóa

Tất cả những việc này có thể được diễn đạt bằng những lời sau đây: vấn đề là làm sao để truyền bá phúc âm hóa văn hóa cũng như những văn hóa của con người, (không phải bằng một đường lối vẽ vời vậy thôi, như đã xẩy ra trong việc hời hợt áp dụng, mà bằng một đường lối dứt khoát, sâu xa và nhắm vào chính căn gốc của chúng), theo một ý nghĩa rộng rãi và phong phú mà những từ ngữ này được đề cập đến trong hiến chế Gaudium et Spes (đoạn 53), luôn luôn lấy con người như khởi điểm của mình và luôn luôn qui về mối liên hệ giữa con người với nhau và với Thiên Chúa.

 

Do đó, Phúc Âm, từ đó có việc truyền bá phúc âm hóa, và văn hoá chắc chắn không phải là một, Phúc Âm và việc truyền bá phúc âm hóa biệt lập với tất cả mọi văn hóa. Tuy nhiên, vương quốc mà Phúc Âm loan báo được sống bởi con người là thành phần lại gắn liền với văn hóa, và việc xây dựng vương quốc không thể nào tránh được sự vay mượn những yếu tố của văn hóa hay những văn hóa nhân loại. Mặc dầu biệt lập với các văn hóa, Phúc Âm và việc truyền bá phúc âm hóa không thiết yếu phải tương khắc với những nền văn hóa này, hơn là Phúc Âm và việc truyền bá phúc âm hóa có khả năng hòa nhập tất cả chúng lại với nhau mà không bị lệ thuộc vào nhau.

           

Việc phân rẽ giữa Phúc Âm và văn hóa thực sự là một thảm kịch của thời đại chúng ta, cũng như đã xẩy ra ở những thời đại khác. Vì thế, cần phải thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm cho một cuộc hoàn toàn truyền bá phúc âm hóa văn hóa, hay đúng hơn các văn hóa. Chúng phải được tái sinh bởi việc gặp gỡ Phúc Âm. Thế nhưng, cuộc gặp gỡ này sẽ không xẩy ra được nếu Phúc Âm không được loan báo.

 

(xin xem tiếp mục Truyền Giáo này vào các ngày thứ ba hằng tuần, được bắt đầu từ sau Ngày Thế Giới Truyền Giáo 80, 22/10/2006)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ