GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 15/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 6 |
? Huấn Từ của ĐTC Biển Đức XVI ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007: "Chính tuổi trẻ là một kho tàng đặc biệt. Chúng ta cần phải khám phá ra nó và trân trọng nó".
? ĐTC Biển Đức XVI Bài Giảng Phong Thánh Antonio de Sant'Ana Galvão: “Vị thánh mà chúng ta đang mừng đây đã dứt khoát hiến mình cho Người Mẹ của Chúa Giêsu từ thuở niên thiếu”.
? Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối: “Nơi các Giáo Hội riêng, trách nhiệm của vị Giám Mục đó là canh phòng và dẫn giải Lời Chúa và phổ biến những phán đoán có uy tín đối với những gì hợp hay không hợp với Lời Chúa”.
"Chính tuổi trẻ là một kho tàng đặc biệt. Chúng ta cần phải khám phá ra nó và trân trọng nó".
Tông Du Ba Tây: Huấn Từ của ĐTC Biển Đức XVI ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007
(tiếp 12 Thứ Bảy, 13 Chúa Nhật và 14 Thứ Hai)
6. Phúc Âm cho chúng ta biết rõ rằng con người trẻ ấy đến gặp Chúa Giêsu ấy là một con người rất giầu có. Chúng ta có thể hiểu sự giầu có này chỉ về phương diện vật chất. Chính tuổi trẻ là một kho tàng đặc biệt. Chúng ta cần phải khám phá ra nó và trân trọng nó. Chúa Giêsu trân quí nó đến nỗi Người đã lên tiếng mời con người trẻ ấy hãy tham dự vào sứ vụ cứu độ của Người. Anh ta đã có dồi dào khả năng và có thể hoàn thành nhữn g điều cao cả.
Thế nhưng, Phúc Âm tiếp tục nói rằng con người trẻ ấy, sau khi nghe lời mời gọi này, đã cảm thấy buồn bã. Anh ta đã cúi mặt rầu rĩ bỏ đi. Đoạn n ày giúp chúng ta suy nghĩ hơn nữa về kho tàng của tuổi trẻ. Trước hết, nó không phải là một vấn đề giầu có về vật chất mà là về chính sự sống cùng với những giá trị vốn có nơi tuổi trẻ. Sự giầu có này được thừa hưởng từ hai nguồn, đó là từ sự sống được truyền đạt từ thế hệ này tới thế hệ kia mà tận gốc là chính Thiên Chúa, đầy khôn ngoan và yêu thương; và từ việc dưỡng dục đưa chúng ta vào một thứ văn hóa, cho đến độ chúng ta hầu như có thể nói rằng chúng ta là con cái của văn hóa và bởi thế của đức tin hơn là của tự nhiên. Từ sự sống xuất phát tự do là những gì tỏ hiện đặc biệt trong giai đoạn này như là một thứ trách nhiệm. Rồi tới giây phút quyết định trọng đại trong việc chọn lựa lưỡng diện , trước hết liên quan tới bậc sống của con người, và thức đến liên quan tới nghề nghiệp của con người. Nó là vấn đề về việc cống hiến câu giải đáp cho câu hỏi: tôi phải làm gì về cuộc sống của mình đây?
Nói cách khác, tuổi trẻ hiện lên như là một hình thức của sự giầu có, vì nó dẫn đến chỗ khám phá thấy sự sống như là một tặng ân và là một công vụ. Con người trẻ trong Phúc Âm đã hiểu rằng tuổi trẻ của anh ta là một kho tàng. Anh ta đã đến với Chúa Giêsu, Vị Su Phụ tốt lành, để tìm kiếm hướng đi. Tuy nhiên, ở vào lúc quyết định quan trọng thì anh ta lại thiếu can đảm để đánh đổi mọi sự lấy Chúa Giêsu Kitô. Hậu quả là anh ta đã cúi mặt buồn bã bỏ đi. Đó là những gì đang xẩy ra bất cứ khi nào chúng ta lưỡng lự quyết định và trở nên nhút nhát và tìm mình. Anh ta đã hiểu rằng anh ta những gì an h ta thiếu là lòng quảng đại, và điều này đã không làm cho anh ta có thể hiện thực tất cả năng lực của anh ta. Anh ta đã thu mình vào những thứ giầu có của anh ta, qui chúng về lòng vị kỷ.
Chúa Giêsu đã tiếc xót cho nỗi buồn thảm và nhát gan của con người trẻ đã đến tìm kiếm Người ấy. Các vị Tông Đồ, giống như tất cả các bạn ở đây hôm nay, đã làm tràn đầy cái trống rỗng lưu lại bởi con người trẻ buồn bã bỏ đi ấy. Các vị, và chúng ta, đều hạnh phúc, vì chúng ta biết Đấng chúng ta tin tưởng (x 2Tim 1:12). Chúng ta biết và chúng ta làm chứng bằng đời sống của chúng ta rằng chỉ có một mình Người có những lời sự sống đời đời (x Jn 6:68). Bởi thế, chúng ta có thể than lên cùng với Thánh Phaolô rằng: Hãy hân hoan mãi mãi trong Chúa! (x Phil 4:4).
7. Hôm nay tôi kêu gọi các bạn, hỡi giới trẻ hiện diện ở cuộc hộp họp này, đó là các bạn đừng làm uổng phí đi tuổi trẻ của các bạn. Đừng tìm cách thoát ly nó. Hãy thiết tha sống nó. Hãy thánh hiến nó cho những lý tưởng cao vời của đức tin và tình đoàn kết nhân loại.
Hỡi giới trẻ, các bạn chẳng những là tương lai của Giáo Hội và của nhân loại, như thể chúng ta một cách nào đó thoát được hiện tại. Trái lại: các bạn là thành phần trẻ trung hiện tại; các bạn là những con người trẻ trong Giáo Hội và trong nhân loại ngày nay. Các bạn là gương mặt trẻ trung của nhân loại. Giáo Hội cần đến các bạn, khi giới trẻ, tỏ lộ cho thể giới dung nhan của Chúa Giêsu Kitô, một dung nhan hữu hình trong cộng đồng Kitô Giáo. Không có khuôn mặt trẻ trung này, Giáo Hội sẽ trở nên biến dạng.
Giới trẻ thân mến, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ khai mạc Hội Nghi lần thứ năm của các Vị Giám Mục Mỹ Châu la Tinh. Tôi xin các bạn hãy chú tâm theo dõi những lời chia sẻ nhận định của nó; hãy tham dự vào những cuộc bàn luận của nó; hãy đón nhận những hoa trái của nó. Như trường hợp của các Hội Nghị trước đây, hội nghị lần này cũng để lài một dấu hiệu đặc biệt cho 10 năm tới đây của vấn đề truyền bá phúc âm hóa tại Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. Không ai được đứng ngoài lề hay giữ thái độ dửng dưng trước hoạt động của giáo hội ấy, lại càng không phải là thành phần giới trẻ các bạn. Các bạn là các phần tử trọn vẹn của Giáo Hội, thành phần tiêu biểu cho dung nhan của Chúa Giêsu Kitô đối với Mỹ Châu La Tinh và Caribbean.
Tôi gửi lời chào đến những ai nói tiếng Pháp sống trên lục địa Mỹ Châu La Tinh, và tôi mời gọi họ hãy trở thành chứng nhân cho Phúc Âm, và chủ động tham gia với đời sống của Giáo Hội. Tôi nguyện cầu cho giới trẻ các bạn đặc biệt: các bạn được kêu gọi để xây dựng đời sống mình trên Chúa Kitô v à trên những giá trị nhân bản nồng cốt. Hết mọi người cần phải cảm thấy được kêu mời cùng nhau hoạt động để xâu dựng một thế giới công chính và an bình.
Hỡi các bạn trẻ thân mến, như con người trẻ trong Phúc Âm đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi cần phải làm việc lành nào để được hưởng sự sống đời đời?”, các bạn tất cả đang tìm cách đáp ứng cách quảng đại tiếng gọi của Thiên Chúa. Tôi nguyện xin để các bạn biết lắng nghe những lời cứu độ của Người và để các bạn biết trở nên những chứng nhân của Người đối với các dân tộc ngày nay. Xin Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên tất cả các bạn phép làn h bình an và hân hoan của Ngài.
Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô đang kêu gọi các bạn hãy trở thành những vị thánh. Chính Người đang mời gọi các bạn và muốn cùng các bạn tiến bước, để nhờ Thần Linh của Người làm bừng lên những bước đi đang được Ba Tây thực hiện vào đầu thiên kỷ thứ ba này của kỷ nguyên Kitô Giáo. Tôi xin Đức Mẹ Aparecida hướng dẫn các bạn bằng sự phù giúp từ mẫu của Mẹ và đồng hành với các bạn trong suốt cuộc đời của các bạn.
Chúc tụng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007
“Vị thánh mà chúng ta đang mừng đây đã dứt khoát hiến mình cho Người Mẹ của Chúa Giêsu từ thuở niên thiếu”.
Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Bài Giảng Phong Thánh Antơnio de Sant'Ana Galvão (1739-1822) ngày 11/5/2007
(tiếp 14 Thứ Hai)
4. Hiệp nhất với Chúa trong cuộc hiệp thông cao cả với Thánh Thể cũng như được hòa giải với Người và với tha nhân của chúng ta, chúng ta nhờ đó sẽ trở thành những người chuyên chở một thứ hòa bình mà thế gian không thể ban phát. Con người nam nữ của thế giới này sẽ có thể tìm thấy hòa bình chăng nếu họ không nhận thức được nhu cầu cần phải hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân của mình và với chính bản thân họ? Về vấn đề này, thật là ý nghĩa những lời của Hội Đồng Nghị Viên São Paulo gửi cho vị Giám Tỉnh Dòng Phanxicô vào cuối thế kỷ thứ 18, diễn tả thánh Fei Galvão như là một “con người của hòa bình và bác ái”. Chúa Kitô muốn những gì nơi chúng ta? “Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã thươn g yêu các con”. Thế nhưng, ngay sau đó Người liền thêm: “Các con hãy đi mà sinh hoa kết trái, một hoa trái tồn tại” (x Jn 15:12,16). Mà đâu là hoa trái Người muốn thấy nơi chúng ta, nếu không phải là hoa trái của việc biết cách yêu thương, được phấn khích bởi gương sáng của vị Thánh thành Guaratinguetá này?
Tiếng tăm về đức bác ái bao la của ngài lan tràn khắp nơi. Dân chúng từ khắp nơi trong xứ sở này tuốn đến với thánh Fei Galvão, vị tiếp nhận mọi người như một người cha, Trong số những người đến xin ngài giúp đỡ có thành phần nghèo khổ và bệnh tật nơi thân xác lẫn trong tâm thần.
Chúa Giêsu mở lòng Người ra và tỏ cho chúng ta thấy cái cốt lõi của tất cả sứ điệp cứu độ của Người, đó là: “Không ai có tình yêu cao cả hơn là kẻ thí mạng sống cho bạn hữu của mình” (Jn 15:13). Chính Người đã yêu thương cho đến độ hiến mạng sống của Người cho chúng ta trên Thập Giá. Hành động của Giáo Hội và của Kitô hữu trong xã hội cũng phải có cùng ước vọng này. Những hoạt động mục vụ để xây dựng xã hội, nếu nhắm tới thiện ích của thành phần nghèo khổ và bệnh nhân, đều mang trong mình ấn tín thần linh này. Chúa Kitô tin tưởng nơi chúng ta và gọi chúng ta là bạn hữu của Người, vì chỉ đối với những ai chúng ta yêu thương như thế chúng ta mới có thể ban phát sự sống được Chúa Giêsu cống hiến cho bởi ân sủng của Người.
Như chúng ta biết, Đệ Ngũ Tổng Nghị của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh sẽ diễn ra với đề tài chính yếu là “Thành Phần Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô cho Các Dân Tộc của chúng ta được Sự Sống trong Người”. Bởi vậy làm sao chúng ta lại không thấy được nhu cầu cần phải lắn g nghe tiếng gọi của Thiên Chúa với một nhiệt tình mới, để có thể quảng đại đáp ứng với những thách đố đang xẩy ra cho Giáo Hội ở Ba Tây cũng như ở Mỹ Châu La Tinh?
5. “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai lao nhọc và gánh nặng, Tôi sẽ cho các người được nghỉ ngơi”, Chúa Kitô đã nói như thế trong Phúc Âm (Mt 11:28). Đó là lời khuyên nhủ cuối cùng ngài ngỏ cùng chúng ta. Làm sao chúng ta lại không nhận ra ở nơi đây việc chăm sóc phụ thân đồng thời cũng có tính cách mẫu thân của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người con cái của Người chứ? Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta, đặc biệt đứng gần kề với chúng ta trong giây phút này. Thánh Fei Galvão đã khẳng định một cách tiên tri về sự thật Hoài Thai Vô Nhiễm. Mẹ, Vị Toàn Mỹ – Tota Pulchra, Vị Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền, Vị đã thụ thai trong cung lòng của mình Đấng Cứu Chuộc của nhân loại và đã được gìn giữ khỏi tất cả mọi tì vết của nguyên tội, muốn trở thành ấn tín tối hậu cho việc chúng ta hội ngộ với Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Không có một hoa trái về ân sùng nào trong lịch sử cứu độ mà lại không thiếu được việc môi giới của Đức Mẹ như phương tiện cần thiết.
Thật vậy, vị thánh mà chúng ta đang mừng đây đã dứt khoát hiến mình cho Người Mẹ của Chúa Giêsu từ thuở niên thiếu, mong muốn được vĩnh viễn thuộc về Mẹ và ngài đã chọn Trinh Nữ Maria làm Mẹ và làm Đấng Bảo Vệ cho những người con gái thiêng liêng của ngài.
Các bạn rất thân yêu, thật là một mẫu gương tốt lành thánh Fei Galvão đã để lại cho chúng ta noi theo! Có một câu trong lời kinh tận hiến của ngài vẫn còn hiện đại đáng kể đối với chúng ta, thành phần đang sống trong một thời đại đầy chủ nghĩa khoái lạc: “Xin Mẹ hãy cất sự sống của con đi trước khi con xúc phạm đến Người Con phúc đức của Mẹ là Chúa của con!”. Chúng là những lời lẽ mạnh mẽ, những lời lẽ của một linh hồn say mê, những lời lẽ cần phải trở thành yếu tố cho cuộc sống bình thường của hết mọi Kitô hữu, dù sống đời tận hiến hay không, và chúng thắp lên ước vọng trung thành với Thiên Chúa nơi các đôi phối ngẫu cũng như nơi thành phần độc thân không/chưa lập gia đình. Thế giới cần đến những cuộc sống thanh bạch liêm khiết, những linh hồn trong sáng, những trí khôn tinh tuyền không chấp nhận trở thành những đối tượng thuần túy cho khoái lạc. Cần phải chống lại với những yếu tố ấy của truyền thông là những gì nhạo báng che cười tính chất thánh hảo của hôn nhân và đức trinh khiết trước hôn nhân.
Trong thời đại của chúng ta đây, Đức Mẹ đã được ban cho chúng ta như là việc bênh vực hay nhất chống lại với những sự dữ đang chi phối đời sống tân tiến; lòng tôn sùng Thánh Mẫu là một thứ bảo đảm vững chắc của việc bảo vệ và bảo toàn từ mẫu của Mẹ trong giờ phút bị cám dỗ. Và thật là một sự trợ giúp chắc chắn nơi sự hiện diện huyền diệu này của Vị Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền này, khi chúng ta kêu cầu sự bảo vệ và giúp đỡ của Đức Bà Aparecida! Chúng ta hãy đặt vào bàn tay rất thánh của Mẹ đời sống của các vị linh mục và thành phần giáo dân thánh hiến, những chủng sinh và tất cả những ai được kêu gọi sống đời tu trì.
6. Các bạn thân mến, xin cho tôi được kết thúc bằng việc gợi lại Đêm Canh Thức Nguyện Cầu ở Marienfeld Đức quốc: trước sự hiện diện của vô số giới trẻ, tôi đã nói về các vị thánh của thời đại chúng ta như là thành phần c anh tân đích thực. Rồi tôi nói thêm rằng: “Chỉ từ các vị thánh, chỉ từ Thiên Chúa mới có một cuộc cách mạng thực sự, mới có một đường lối quyết liệt để thay đổi thế giới này” (Bài Giảng 25/8/2005). Đó là lời mời gọi tôi muốn ngỏ cùng tất cả các bạn hôm nay đây, từ người đầu tiên cho tới người cuối rốt, trong Bí Tích Thánh Thể vô biên giới này. Thiên Chúa đã phán: “Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lev 11:44). Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa Ngôi Cha, Thiên Chúa Ngôi Con và Thiên Chúa Ngôi Thánh Thần là Đấng, nhờ việc chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, chúng ta lãnh nhận tất cả mọi ân phúc của trời cao; là Đấng chúng ta lãnh nhận tặng ân này, cùng với đức tin, là ân sủng cao cả nhất có thể được ban xuống trên tạo sinh, đó là ước vọng mạnh mẽ trong việc chiếm hưởng trọn vẹn đức ái, tin tưởng rằng sự thánh thiện chẳng những là nhữn g gì khả dĩ mà còn cần thiết cho hết mọi người nơi bậc sống của họ, để tỏ ra cho thế giới thấy dung nhan đích thực của Chúa Kitô, người bạn của chúng ta! Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007
“Nơi các Giáo Hội riêng, trách nhiệm của vị Giám Mục đó là canh phòng và dẫn giải Lời Chúa và phổ biến những phán đoán có uy tín đối với những gì hợp hay không hợp với Lời Chúa”.
Tông Du Ba Tây: Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối 11/5/2006 tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo
4. Bắt đầu lại từ Chúa Kitô trong hết mọi lãnh vực về hoạt động truyền giáo; tái nhận thức nơi Chúa Kitô tình yêu và ơn cứu độ được Chúa Cha ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần: đó là bản chất và hồn sống của sứ vụ giáo phẩm làm cho vị Giám Mục trở thành con người có trách nhiệm chính yếu đối với vấn đề giáo lý trong giáo phận của mình. Thật vậy, trách nhiệm trên hết của ngài là việc hướng dẫn giáo lý, qui tụ chung quanh ngài thành phần nhân viên có khả năng và đáng tin tưởng. Vì vậy, công việc của thành phần giáo lý viên hiển nhiên không phải là chỉ là việc truyền đạt các cảm nghiệm đức tin; trái lại – theo sự hướng dẫn của vị Chủ Chiên – họ là một con người đích thực rao giảng các sự thật được mạc khải. Đức tin là một cuộc hành trình được dẫn dặt bởi Chúa Thánh Thần, một cuộc hành trình có thể tóm gọn trong 2 chữ, đó là việc hoán cải và việc làm môn đệ. Theo truyền thống Kitô Giáo thì hai chữ chính yếu này rõ ràng cho thấy rằng đức tin vào Chúa Kitô bao hàm một đường lối sống theo lệnh truyền lưỡng diện là kính mến Chúa và yêu thương tha nhân – và hai chữ này cũng diễn tả cho thấy chiều kích xã hội của đời sống nữa.
Sự thật bao hàm việc hiểu biết rõ ràng về sứ điệp của Chúa Giêsu là sứ điệp được truyền đạt bằng một thứ ngôn ngữ hiểu được và hội nhập văn hóa nhưng vẫn trung thành với nội dung của Phúc Âm. Vào lúc này đây rất cần phải có đủ kiến thức về đức tin như được trình bày trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và Cuốn Tổng Tắt kèm theo của sách này. Chính vì đức tin, đời sống và việc cử hành phụng vụ thánh – nguồn mạch của đức tin và đời sống – là những gì bất khả phân ly, mới cần phải áp dụng đúng đắn các nguyên tắc v ề phụng vụ như được Công Đồng Chung Vatic anô II ấn định, cũng như những nguyên tắc được nói đến trong Bản Hướng Dẫn Thừa Tác Mục Vụ của Các Giám Mục (cf. 145-151), để phục hồi tính chất linh thánh cho phụng vụ. Chính vì mục đích ấy mà vị Tiền Nhiềm Khả Kính trên Ngai Tòa Thánh Phêrô của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã ngỏ ý muốn “khẩn trương kêu gọi hết sức trung thành tuân giữ các qui chuẩn phụng vụ đối với việc cử hành Thánh Thể… Phụng vụ không bao giờ là tài sản riêng tư của bất cứ ai, của vị chủ tế hay của cộng đồng cử hành các mầu nhiệm ấy” (Encyclical Letter "Ecclesia de Eucharistia," 52). Đối với các vị Giám Mục, thành phần “điều hợp đời sống phụng vụ của Giáo Hội”, thì việc tái nhận thức và trân trọng trong vấn đề tuân theo các qui chuẩn phụng vụ là một hình thức chứng từ cho một Giáo Hội duy nhất đại đồng, một Giáo Hội chủ sự trong đức ái.
5. Cần phải có một bước nhẩy vọt nơi phẩm chất của đời sống Kitô hữu, để nhờ đó họ có thể làm chứng cho đức tin của họ một cách sáng tỏ và rạng ngời. Đức tin này, khi được cử hành và tham phần vào phục vụ cũng như vào các hoạt động bác ái, là những gì nuôi dưỡng và làm cho cộng đồng môn đệ Chúa Kitô thêm cường tráng trong khi xây dựng họ thành một Giáo Hội truyền giáo và ngôn sứ. Hàng Giáo Phẩm Ba Tây có một cấu trúc rất hay mới được điều chỉnh và áp dụng một cách dễ dàng hơn những qui định tập trung trực tiếp hơn đến thiệc ích của Giáo Hội. Vị Giáo Hoàng này đến Ba Tây để xin là, bằng việc sống theo Lời Chúa, tất cả mọi vị Giám Mục Khả Kính đây thực sự trở thành những sứ giả của ơn cứu độ đời đời đối với tất cả những ai tín phục Chúa Kitô (cf. Heb 5:10). Nếu chúng tat rung thành với việc long trọng quyết tâm của chúng ta như những vị thừa kế chư thánh Tông Đồ, thì thành phần Mục Tử chúng ta cần phải là những người đầy tớ trung thành của Lời Chúa, tránh đi bất cứ quan niệm suy giảm hay lầm lạc nào về sứ vụ được úy thác cho chúng ta. Chỉ nhìn vào thực tế theo quan điểm đức tin cá nhân mà thôi vẫn chưa đủ; chúng ta cần phải hoạt đồng với sách Phúc Âm trong tay và liên kết chúng ta với gia sản chân thực của Truyền Thống Tông Đồ, tránh lánh bất cứ dẫn giải nào xuất phát từ những thứ ý hệ duy lý.
Thật vậy, “nơi các Giáo Hội riêng, trách nhiệm của vị Giám Mục đó là canh phòng và dẫn giải Lời Chúa và phổ biến những phán đoán có uy tín đối với những gì hợp hay không hợp với Lời Chúa” (Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction on the Ecclesial Vocation of the Theologian, 19). Là vị Thày chính yếu giảng dạy đức tin và tín lý, vị Giám Mục sẽ cậy dựa vào việc hợp tác của thần học gia, thành phần, để “trong thành với vai trò phục vụ chân lý, cần phải lưu ý tới sứ vụ thích đáng của Huấn Quyền và hợp tác với Huấn Quyền” (ibid., 20). Nhiệm vụ bảo trì kho tàng đức tin và bảo toàn mối hiệp nhất của nó đòi phải hết sức khôn ngoan, nhờ đó đức tin mới có thể “được bảo trì và truyền đạt cách trung thực và nhờ đó những minh thức đặc biệt mới rõ ràng được thống nhất với một Phúc Âm duy nhất của Chúa Kitô” (Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 126).
Bởi thế, đây là một trách nhiệm cả thể lớn lao chư huynh đảm nhận như là những vị huấn luyện dân của chư huynh, nhất là các vị linh mục và tu sĩ được chư huynh chăm sóc. Họ là thành phần hợp tác viên trung thành của chư huynh. Tôi biết được là chư huynh dấn thân tìm kiếm những cách thức để hình thành những ơn gọi mới cho thiên chức linh mục và đời sống tu sĩ. Việc huấn luyện về thần học, cũng như việc giáo dục về các khoa học thánh, cần phải được liên tục cập nhật hóa, thế nhưng điều này cũng cần phải được thực hiện hợp với Huấn Quyền chân thực của Giáo Hội.
Tôi kêu gọi lòng nhiệt thành tư tế của chư huynh và cảm quan nhận thức về ơn gọi của chư huynh, nhất là để nhờ đó chư huynh biết cách hoàn thành việc đào luyện về tâm linh, tâm lý và cảm xúc, tri thức và mục vụ cần thiết giúp cho giới trẻ trưởng thành, quảng đại phục vụ Giáo Hội. Vấn đề hướng dẫn tốt lành và chuyên cần về tâm linh là những gì bất khả thiếu trong việc nuôi dưỡng sự tăng trưởng về nhân bản và loại trừ đi cái nguy cơ lệch lạc trong lãnh vực tính dục. Luôn nhớ rằng vấn đề độc thân linh mục “là một tặng ân Giáo Hội đã lãnh nhận được và muốn duy trì, tin tưởng rằng nó là một sự thiện đối với chính Giáo Hội cũng như với thế giới” (Directory on the Ministry and Life of Priests, 57).
Tôi cũng muốn ký thác cho việc chư huynh chăm sóc các cộng đồng tu trì là những nơi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của giáo phận chư huynh. Họ cống hiến những đóng góp giá trị riêng của họ vì “có những tặng ân khác nhau song chỉ có cùng một Thần Linh” (1Cor 12:4). Giáo Hội không thể nào không tỏ ra cho thấy niềm vui và lòng tri ân của mình đối với tất cả mọi tu sĩ nam nữ đang góp phần ở các đại học đường, trường học, bệnh viện, và những hoạt động cùng những tổ chức khác.
(Còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007