GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 4/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 4 |
? Giáo phụ Origen thành Alexandria: với việc đọc Thánh Kinh bằng tinh thần cầu nguyện
? “Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: “Chỉ nguyên công lý thôi vẫn không đủ để thiết lập những mối liên hệ nhân bản và huynh đệ trong xã hội”.
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": "Thiên Chúa không phải là một thứ giả thiết về triết lý, Ngài không phải là một cái gì đó có lẽ hiện hữu, thế nhưng chúng ta biết Ngài và Ngài biết chúng ta"
Giáo phụ Origen thành Alexandria: với việc đọc Thánh Kinh bằng tinh thần cầu nguyện
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/5/2007 – Bài Giáo Lý 37-38 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
(tiếp 1 Thứ Ba, 2 Thứ Tư và 3 Thứ Năm)
Anh Chị Em thân mến,
Bài giáo lý Thứ Tư tuần vừa rồi nhắm đến nhân vật Origen quan trọng, một vị tiến sĩ thành Alexandria thuộc thế kỷ thứ hai và thứ ba. Trong bài giáo lý ấy, chúng ta để ý tới đời sống và các tác phẩm của vị sư phụ thành Alxandria này, chú trọng tới ‘ba việc đọc xuyên suốt’ Thánh Kinh là tâm điểm làm sinh động tất cả mọi tác phẩm của ông.
Tôi đã tạm gác 2 khía cạnh nơi giáo huấn của ông Origen mà tôi coi là thuộc những gì quan trọng nhất và hợp thời nhất, nên tôi muốn nói về chúng hôm nay đây. Tôi muốn nói tới giáo huấn của ông về việc cầu nguyện và về Giáo Hội.
Thật vậy, ông Origen – vị tác giả “Về Cầu Nguyện” là một vấn đề trình bày quan trọng và hằng thích hợp – luôn pha trộn những tác phẩm dẫn giải thánh kinh và thần học với những cảm nghiệm và gợi ý liên quan tới việc cầu nguyện. Mặc dù tư tưởng của ông phong phú về thần học, nhưng không bao giờ chỉ thuần túy tính cách hàn lâm; trái lại, bao giờ cũng được dựa vào cảm nghiệm nguyện cầu, vào mối liên hệ với Thiên Chúa.
Theo quan niệm của ông, việc hiểu biết Thánh Kinh không phải chỉ đòi phải thực hiện việc nghiên cứu học hỏi. Nó đòi phải sống thân tình với Chúa Kitô và nguyện cầu. Ông tin rằng đường lối đặc biệt để nhận biết Thiên Chúa là tình yêu và người ta không thể cống hiến một ‘khoa học về Chúa Kitô – scientia Christi’ chân thực mà không say yêu Người.
Trong ‘Thư gửi Gregory’ của mình, ngài đã viết rằn g: “Hãy chú trọng tới ‘việc đọc’ Thánh Kinh; hãy kiên tâm thực hành điều ấy. Hãy thực hiện ‘việc đọc – lectio’ này với ý định tin tưởng và làm hài lòng Thiên Chúa.
‘Nếu trong khi thực hiện ‘việc đọc’ như thế, anh cảm thấy khó hiểu thì hãy gõ cửa thì vị quản thủ sẽ mở ra cho anh, vị quản thủ được Chúa Giêsu nói tới đó là ‘Đấng An Ủi sẽ dạy dỗ các con mọi sự’. Hãy áp dụng như thế vào ‘việc đọc sách thánh – lectio divina’ – hãy tìm kiếm, bằng một đức tin bất khả lay chuyển nơi Thiên Chúa, ý nghĩa của Thánh Kinh là những gì được mạc khải rất nhiều.
‘Anh không được mãn nguyện với việc gõ và tìm kiếm mà thôi: Để hiểu được những điều về Thiên Chúa, điều chắc chắn cần đó là ‘cầu nguyện – oratio’. Để khuyến khích làm điều ấy, Đấng Cứu Thế không chỉ nói: ‘Hãy tìm thì các con sẽ thấy’, và ‘hãy gõ thì các con sẽ được mở ra cho’, thế nhưng Người còn thêm: ‘Hãy xin, các con sẽ lãnh nhận’ (Ep. Gr. 4).
Người ta có thể thấy một cách rõ ràng ‘vai trò nguyên khởi’ của ông Origen trong lịch sử của ‘việc đọc sách thánh – lectio divina’. Vị giám mục Ambrose thành Milan – vị đã học đọc Thánh Kinh từ các tác phẩm của Origen – đã đưa nó vào Tây phương, truyền đạt nó cho Âu Quốc Tinh cũng như cho truyền thống đan viện nối tiếp nhau.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2007
(còn tiếp)
“Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: “Chỉ nguyên công lý thôi vẫn không đủ để thiết lập những mối liên hệ nhân bản và huynh đệ trong xã hội”.
ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi Đại Hội Thường Niên lần XIII của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học 27/4-1/5/2007
(tiếp 1 Thứ Ba, 2 Thứ Tư và 3 Thứ Năm)
Kính Gửi Bà Chủ Tịch Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học
Giáo Sư Mary Ann Glendon
Nhân dịp Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học, tôi hân hoan gửi lời chào đến bà cũng như thành phần tôn nghị viên của bà, và tôi nguyện chúc cho cuộc họp bàn của anh chị em được tốt đẹp.
Cuộc họp của Hàn Lâm Viện này cho năm nay đây giành để khảo sát đề tài: ‘Đức Ái và Công Lý nơi Các Mối Liên Hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc’. Giáo Hội không thể nào không chú trọng tới chủ đề này, vì việc theo đuổi thực hiện công lý và cổ võ nền văn minh yêu thương là những khía cạnh thiết yếu nơi sứ vụ loan truyền Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô của Giáo Hội. Việc xây dựng một xã hội công chính chắc chắn là trách nhiệm chính yếu của phạm vi chính trị, cả nơi từng Quốc Gia cũng như nơi cộng đồng quốc tế. Bởi thế, nó đòi hỏi ở mọi cấp độ một việc hành sử nghiêm chỉnh lý trí thực tiễn và một thứ trau luyện của ý chí để nhận thức và đạt tới những đòi hỏi đặc biệt của công lý hoàn toàn hợp với công ích và phẩm vị bất khả tách biệt của mỗi người. Trong bức Thông Điệp Deus Catitas Est của tôi, tôi đã tái khẳng định, vào lúc mở màn cho giáo triều của tôi, việc Giáo Hội ước mong góp phần vào việc cần thanh tẩy lý trí ấy, trong việc giúp đào luyện lương tâm cũng như trong việc phấn khích đàp ứng hơn nữa với những đòi hỏi chân thực của công lý. Đồng thời tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, thậm chí ngay ở cả những xã hội công chính nhất, bao giờ cũng cần phải giành chỗ cho đức bác ái: ‘không có một trật tự Quốc Gia nào chân chính đến nỗi nó lại có thể loại trừ đi nhu cầu phục vụ yêu thương’ (số 28).
Niềm xác tín này của Giáo Hội về tính cách bất khả phân ly giữa công lý và bác ái trước hết được xuất phát từ những gì Giáo Hội cảm nghiệm về đức công minh và tình thương vô cùng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, và tính cách ấy được thể hiện nơi việc Giáo Hội nhấn mạnh rằng chính con người và phẩm vị bất khả biếm giảm của họ cần phải là tâm điểm của đời sống chính trị và xã hội. Bởi thế, giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn không phải chỉ được ngỏ cùng thành phần tín hữu mà còn cho tất cả mọi con người thành tâm thiện chí nữa, là những gì am hợp với lý trí đứng đắn và là một hiểu biết lành mạnh về bản tính con người khi đề ra những nguyên tắc có khả năng hướng dẫn cá nhân cũng như cộng đồng trong vấn đề theo đuổi thực hiện một trật tự xã hội thấm đậm công lý, tự do, đoàn kết huynh đệ và bình an. Theo nguyên tắc nống cốt ấy thì hết mọi sự được trái đất này sản xuất ra và tất cả những gì con người biến đổi và chế tạo, tất cả mọi kiến thức và kỹ thuật của họ, đều để phục vụ cho việc phát triển và viên trọn về vật chất cũng như tinh thần của gia đình nhân loại cũng như của tất cả mọi phần tử của gia đình này.
Từ quan điểm vẹn nguyên về nhân loại này, chúng ta có thể hiểu trọn vẹn hơn nữa vai trò thiết yếu của đức bác ái trong việc theo đuổi công lý. Vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tin tưởng rằng chỉ nguyên công lý thôi vẫn không đủ để thiết lập những mối liên hệ nhân bản và huynh đệ trong xã hội. Ngài chủ trương rằng: “trong hết mọi lãnh vực của các quan hệ liên cá vị, công lý có thể nói là cần phải được ‘chỉnh đốn’ cho đến nỗi nhờ đó tình yêu, như Thánh Phaolô tuyên bố, ‘thì nhẫn nại và nhân ái’, hay nói cách khác, tình yêu chiếm hữu những đặc tính của thứ tình yêu nhân hậu đầy yếu tính của Phúc Âm và Kitô Giáo” (Dives in Misericordia, 14). Tóm lại, đức bác ái chẳng những giúp cho công lý có thể trở nên sáng tạo hơn và đương đầu với những thách đố mới; nó còn phấn khích và thanh tẩy các nỗ lực của con người trong việc chiếm đạt công lý chân thực, nhờ đó xây dựng một xã hội xứng đáng với con người.
Khi nào ‘mối quan tâm đối với tha nhân vượt lên trên những giới hạn của các cộng đồng quốc gia và càng mở rộng chân trời của mình đến toàn thế giới’ (Deus Caritas Est, 30), thì mối liên hệ nội tại giữa đức ái và công lý cần phải được hiểu rõ hơn và nhấn mạnh hơn n ữa. Trong khi bày tỏ niềm tin tưởng của tôi về thành quả gặt hái được từ những cuộc bàn luận của anh chị em vào những ngày đây liên quan tới vấn đề liên hệ ấy, tôi muốn vắn gọn xin anh chị em chú trọng tới ba thách đố đặc biệt đang gây khó dễ cho thế giới của chúng ta, những thách đố tôi tin rằng chỉ có thể đương đầu bằng một cuộc mạnh mẽ dấn thân thực hiện một thứ công lý được bác ái tác động hơn nữa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2007
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": "Thiên Chúa không phải là một thứ giả thiết về triết lý, Ngài không phải là một cái gì đó có lẽ hiện hữu, thế nhưng chúng ta biết Ngài và Ngài biết chúng ta"
Đ
TC Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Năm 9/11/2006
Vậy chúng ta hãy trở lại với chủ đề về ‘Thiên Chúa’. Óc tôi nẩy lên những lời của Thánh I Nhã: ‘Kitô hữu không phải là thành quả của một cuộc thuyết phục mà là của quyền lực’ ("Epistula ad Romanos" 3, 3). Chúng ta không được để cho đức tin của chúng ta bị cạn ráo bởi quá nhiều những thứ bàn luận về đủ mọi chuyện, bởi những chi tiết nho nhoi, trái lại, bao giờ cũng phải chú trọng trước tiên đến cái cao cả của Kitô Giáo.
Tôi nhờ rằng khi tôi thường về Đức quốc vào thập niên 1980 và 1990, tôi đã được yêu cầu thực hiện các cuộc phỏng vấn và tôi bao giờ cũng biết trước các câu hỏi sẽ được đặt ra. Những câu hỏi ấy liên quan về việc truyền chức cho nữ giới, về vấn đề ngừa thai, vấn đề phá thai và các vấn đề khác cứ liên tục diễn tiến như thế.
Nếu chúng ta để mình bị cuốn lôi vào những thứ bàn cãi này, thì Giáo Hội bị đồng hóa với một số giới luật hay với những thứ cấm kị; chúng ta làm cho người ta có cảm tưởng chúng ta là những luân lý gia có một vài niềm xác tín cổ lỗ làm sao ấy, và thậm chí cũng không thấy đâu là cái bóng dáng về tính chất cao cả thực sự của niềm tin nữa. Bởi thế tôi bao giờ cũng thấy cần phải nhấn mạnh tới tính chất cao cả nơi niềm tin tưởng của chúng ta – một quyết tâm cần chúng ta gắn bó không để cho những trường hợp như thế chi phối.
Theo chiều hướng ấy, giờ đây tôi muốn tiếp tục để hoàn tất những chia sẻ hôm Thứ Ba vừa rồi cũng như để nhấn mạnh một lần nữa rằng: cái vấn đề trên hết đó là hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô.
Thánh Âu Quốc Tinh đã nhấn mạnh nhiều lần hai phương diện nơi quan niệm của Kitô Giáo về Thiên Chúa: Thiên Chúa là Lời và Thiên Chúa là Tình Yêu – cho đến độ Ngài đã hoàn toàn hạ mình, mặc lấy thân xác loài người, hiến mình trong tay chúng ta như một miếng bánh. Chúng ta lúc nào cũng phải nhớ rằng và giúp cho những người khác nhớ tới hai khía cạnh này nơi quan niệm của Kitô Giáo về Thiên Chúa.
Thiên Chúa là ‘Thần Linh Sáng Tạo’, Ngài là Lời, Ngài là lý trí. Và đó là lý do tại sao đức tin của chúng ta là một điều có liên quan tới lý trí, có thể được truyền đạt nhờ lý trí và không có lý do gì lại dấu giếm lý trí, thậm chí cả với thứ lý trí của thời đại chúng ta đây. Thế nhưng, chính vì thứ lý trí hằng hữu khôn lường này không phải thuần túy là một thứ toán học về vũ trụ, và lại càng không phải là một nguyên lý đệ nhất nào đó đã rút lui sau khi tạo nên cuộc Đại Bùng Nổ (Big Bang).
Ngược lại, lý trí này có một con tim đến nỗi có thể từ bỏ tính cách lớn lao vĩ đại của mình mà mặc lấy xác thịt. Tôi nghĩ rằng chỉ nguyên điều này thôi cũng cho thấy cái cao cả tối hậu và thực sự nơi quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa rồi. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa không phải là một thứ giả thiết về triết lý, Ngài không phải là một cái gì đó có lẽ hiện hữu, thế nhưng chúng ta biết Ngài và Ngài biết chúng ta. Và chúng ta có thể biết Ngài mỗi ngày một hơn nếu chúng ta tiếp tục thực hiện cuộc đối thoại trao đổi với Ngài.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch