TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016
Vang Vọng Tương Lai
Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 3/12/2016, Nhóm TĐCTT anh chị em tham gia chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 gặp lại nhau, sau gần 2 tháng hoàn tất chuyến hành trình lịch sử này (8/10/2016). Đầy đủ 13 anh chị em, ai cũng vui mừng hơn bao giờ hết khi gặp nhau là nhào tới ôm lấy nhau như người tình của mình, làm như hình ảnh của nhau trong ký ức của mỗi người suốt gần 2 tháng đầy nhung nhớ được trở thành hiện thực, với những con người bằng xương bằng thịt trước mắt của mình, những con người đã ở bên nhau suốt 3 tuần lễ, hành trình với nhau, ăn uống với nhau, ngủ nghỉ bên nhau, cầu nguyện với nhau, dâng lễ với nhau trong các nhà dòng, sinh hoạt với nhau giữa những người anh chị em được LTXC sai đến với mình v.v.
Riêng bản thân mình, em chẳng những thấy mọi người và từng người vui mừng khi gặp gỡ nhau mà còn có một dung nhan và dáng vẻ rất ư là trẻ trung tươi tắn, không biết có phải vì tâm hồn tràn đầy bình an, tràn đầy ơn Chúa và tràn đầy yêu thương nhờ chuyến đi hay chăng, nhưng thật sự là như thế! Nếu vậy thì những TĐCTT nào đang cảm thấy buồn thương, chán chường hay già lão xấu đi v.v., thì nên tham gia một chuyến truyền giáo xuyên việt trong tương lai do nhóm tổ chức như lần vừa qua nhé.
Chương trình cho Ngày Hội Ngộ Tạ Ơn Truyền Giáo này của 13 anh chị em, tại nhà AC Lý Minh và Phạm Ngọc Anh, kéo dài 6 tiếng đồng hồ, từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều, bao gồm 3 phần chính yếu sau đây: 1- Hàn huyên tâm sự (11 am - 12:00 pm); 2- Thánh lễ và tiệc mừng (12:00 - 2:00 pm), phần 2 này tới 18 người kể cả Cha Phó Tổng Linh hương Nguyễn Đức Minh); 3- Hàn huyên tâm sự (tiếp) và dự phóng tương lai (2:00 - 5:00 pm).
Sau đây là danh sách anh chị em tham dự: Chị Mai Chinh (I - 2009), Chị Lưu Ngọc Trinh (II - 2011), Chị Văn Thị Nguyệt (IV - 2012), Chị Phạm Ngọc Anh và Chị Trần Liên Hương (VII - 2013), Chị Lê Thị Linh, Chị Nguyễn Tâm Huệ và Chị Trần Xuân Hường (XII - 2014), Chị Đinh Tuyết Mai (XVI - 2015), Chị Tống Thanh Liên (XX - 2016), Chị Văn Thị Lan (chị của chị Văn Thị Nguyệt), Anh Trần Định (trong nhóm feed homeless của Chị Phạm Ngọc Anh), và em.
I- Hàn Huyên Tâm Sự (phần nhất)
Trước hết về tập Kỷ Yếu Niềm Vui Thương Xót, một tác phẩm được trao tặng cho 3 chị trong phái đoàn (Chị Mai Chinh, Chị Trần Liên Hương và Chị Trần Xuân Hường) chưa lấy trong Ngày Tĩnh Tâm Bế Mạc Năm Thánh Thương Xót Thứ Bảy 19/11/2016 ở Đền Thánh Mẹ Dâng Con. Theo em, tập Kỷ Yếu Niềm Vui Thương Xót này có 4 ý nghĩa:
1- là một kỷ vật của Nhóm TĐCTT về một chuyến hành trình truyền giáo lịch sử đầu tiên;
2- là một tặng vật cho những tấm lòng đã quảng đại và những bàn tay đã rộng mở đóng góp vào quĩ truyền giáo của nhóm;
3- là một chứng minh thư về việc tông đồ truyền giáo của nhóm cùng với quĩ truyền giáo đã được thâu nhận và tặng biếu ra sao;
4- là một lời mời gọi cùng nhau dấn thân truyền giáo để mang lại cho những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô ở các vùng sâu vùng xa trên quê đất nước Việt Nam yêu dấu, cũng như mang đến cho chính bản thân của những TĐCTT thừa sai lên đường Niềm Vui Thương Xót.
Sau đó, em đã "tỏ mình" ra cho quí anh chị thấy rằng em mặc lại chính một trong những bộ đồ hay quần áo cùng đôi giầy em đã mặc trong chuyến truyền giáo vừa rồi, tuy vẫn còn mới nhưng trông rất phong sương, những bộ y phục truyền giáo quí báu đầy kỷ niệm em sẽ kỹ lưỡng cất giữ vào một nơi riêng để trân trọng mặc lại vào chuyến TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018.
Tiếp theo là cảm nhận tổng quan gợi ý của em về chuyến truyền giáo vừa rồi:
1- xa lạ: trong khi phái đoàn truyền giáo TĐCTT, bao gồm cả chính em là người đặc trách liên lạc và phác họa cuộc hành trình, không hề biết một ai và một nơi nào trong chuyến truyền giáo này, và
2- lo sợ: trong khi phái đoàn lo sợ đủ mọi thứ liên quan đến an ninh, tiền bạc, hành lý, chuyên chở, thực phẩm v.v. và tìm hết cách để làm sao cho chung phái đoàn và từng người được an toàn, thì
3- xuôi may: đã bao trùm cả chuyến đi 21 ngày, từ bắc vô nam, chẳng những không hề bị một sự gì trong những điều phái đoàn lo sợ và đề phòng, hay có bị một tí chút và một hai lần cũng cho thấy những ân phúc tích cực phái đoàn đang được hoan hưởng, mà còn bất ngờ được hưởng nhiều bonus phúc lợi ngoài lòng mong ước nữa; chưa hết,
4- phấn khởi: đã tràn ngập tâm hồn của từng anh chị em tham gia, đến độ cho dù mệt mỏi, tốn kém, mất giờ, gian truân v.v. nhưng ai cũng muốn đi nữa...
Sau đây là mục hàn huyên tâm sự phần nhất (11:00 am - 12:00 pm), bao gồm những cảm nhận được quí anh chị trong phái đoàn ở Nam California hồ hởi chia sẻ với chung nhóm trong Ngày Hội Ngộ Mừng Tạ Ơn này, thứ tư như sau:
1- Chị Trần Liên Hương: cảm thấy thương dân và phục cha!
Chị đã cảm thấy thương cảm anh chị em dân tộc biết là chừng nào khi họ hằng tuần phải đi bộ cả hơn 10 cây số để có thể đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, trên một con đường đất gập ghềnh, sỏi đá, lầy lội (nếu bị mưa), dốc dác, ở Ban Mê Thuột mà chị (là 1 trong 7 người ngồi xe ôm), được chở từ ngoài đường lộ chính vào trong một buôn làng của họ, một đoạn đường thương khó... Một cảnh cũng đã làm cho chị cảm động nữa đó là lần tặng quà cho anh chị em người Miên ở Giồng Riềng Kiên Giang chiều hôm Thứ Tư mùng 5/10, lúc mà họ lật một tấm tôn ở dưới đất lên để kê quà tặng được mang từ ghe thuyền chở tới lên thì mặt tôn được lật lên ấy đã hoàn toàn bị rỉ xét vàng khè, ai mà vấp phải và bị trầy da tróc vẩy chảy máu thì chỉ có bị uốn ván mà chết, và ngay bấy giờ chị đã nghe thấy Cha Triệu rất tinh ý ân cần căn dặn rằng ai có thể hãy dẵm lên các mép tôn để người khác (bấy giờ đang nhốn nháo tiến đến muốn lĩnh quà) vô ý khỏi bị thương tích do vấp ngã nguy hiểm... Đây là một lời nói đã làm cho chị cảm thấy vị linh mục thừa sai bấy giờ để ý lo cho dân từng từng chút một.
2- Anh Trần Định: Học được thế nào là Phó Thác và Cầu Nguyện.
Anh đi đâu xa cũng có vợ của anh là người lo hết mọi sự cho anh. Lần này không có vợ anh mới thấy thiếu thốn và đầy những vụng về. Anh đã mang đi đầy đủ các thứ cần dùng, bao gồm cả mùng màn ngủ đêm để đề phòng muỗi chích, thế mà anh vẫn bị muỗi cắn, anh vẫn còn quên sót lung tung. Thậm chí có lần anh mất cả chiếc nhẫn cưới mà cũng không biết, thế mà lại có một sơ ở Hưng Hóa Bắc Việt đã tự động báo về chiếc nhẫn mất của anh và còn cho người đưa đến tận tay cho anh khi anh đã vào trong nam (thay vì gửi bưu điện sợ mất). Anh là người xông xáo giúp đỡ các chị trong phái đoàn, nhất là hai chị có lòng bác ái hầu như lúc nào cũng lo mua đồ thêm cho các nơi, là Chị Văn Thị Nguyệt và Chị Phạm Ngọc Anh, nên anh gần 2 chị và cảm thấy rằng cầu nguyện không phải chỉ là chăm chú đọc kinh mà nhất là còn bằng động bác ái yêu thương cụ thể nữa. Một trong hai cánh tay của anh bị đau, anh đã xin Chúa cho khỏi để có sức và tay giúp đỡ các chị, nhưng mãi cho tới khi anh ngã xuống đất từ chiếc xe ôm chở anh vào một buôn làng ở Ban Mê Thuột thì lại là lúc anh được khỏi đau tay mà anh sau này mới khám phá ra tay anh tự nhiên khỏi lúc nào không biết.
3- Chị Trần Xuân Hương: Học được khiêm tốn và bao dung.
Chị là một tiểu thư đài các, sung sướng ngay từ nhỏ trong một gia đình khá giả thế giá, chị là vợ của một bác sĩ, con cái cũng toàn là bác sĩ, ở nhà sang trong một khu giầu có ở trên Los Angeles, hết đi chơi chỗ này đi du lịch chỗ khác, và đã về Việt Nam 2 lần trước. Thế mà lần này chị mới cảm nhận được thế nào là sống khiêm tốn và bao dung, liên quan tới đức bác ái, khi chị giao tiếp với anh chị em trong nội bộ phái đoàn, (chị là người tỏ ra khó tính đã lên tiếng kêu than về đồ đạc của mình chưa tìm thấy ngay khi mới lên xe ở phi trường Nội Bài), cũng như giao tiếp với những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô ở các chốt điểm truyền giáo, và lúc mà chị cảm thấy tự nhiên có một ngọn lửa bùng lên trong lòng chị, (khác hẳn với lần chị cảm nghiệm thấy khi tham dự Thánh Linh), là khi chị đã tự động nhào đến ôm chầm lấy một em dân tộc thiểu số vừa nhận được quà tặng của phái đoàn ở Giáo họ Mai Sơn chiều Thứ Năm 22/9/2016. Ngoài ra, về sức khỏe phần xác của chị cũng thế, hai lần về VN trước chị đều bị trục trặc, thế mà lần này không hề bị gì. Tạ ơn Chúa.
4- Chị Tống Thanh Liên: Chữa mẹo và khỏe mạnh
Chị là một trong 3 lão bà trong phái đoàn 75 tuổi (thua một lão bà TĐCTT ở Houston TX 5 tháng và hơn 1 lão bà TĐCTT 74 tuổi ở Orange County), và chị tự thú là người vợ sướng nhất trên đời, vì được chồng chiều chuộng và phục vụ hết mình. Chị cũng thừa nhận Chị Trần Xuân Hường là người quả thực đã học được khiêm nhượng, vì khi nghe thấy Chị Trần Xuân Hường thú nhận như thế thì Chị Liên là người quen biết với Chị Hường cho biết thêm Chị Hường có vẻ đài các và sạch sẽ lắm, mà đã có thể sống bình dân với mọi người. Chính lão bà TĐCTT 75 tuổi ở Houston, ngay khi còn ở trên xe tiến vào miền nam cũng đã nói hầu như chưa thấy vợ bác sĩ nào bình dân như Chị Hường. Rồi ở Vũng Tầu tối ngày Thứ Năm mùng 6/10/2016, trong bữa tối, Chị Hường đã bị hóc xương cá, thật là khốn khổ, nhưng sau đó chị được khỏi là vì, cho tới hôm hội ngộ mừng tạ ơn này chị mới biết rằng, Chị Liên đã nói nhỏ với Anh Định là người ngồi ăn bên Chị Hường âm thầm bỏ khúc xương đuôi cá lấy từ món ăn trên bàn bỏ lên đầu chị ấy, Anh Định đã lưỡng lự mãi mới làm, không ngờ Chị Hường đã thật sự được khỏi hóc xương cá. Chị Liên hễ bị mưa là bệnh, thế mà dù bị mưa trên thuyền từ Xẻo Tam về Giáo xứ Hòa Phú hôm ấy chị vẫn không bị bệnh như thói quen. Tạ ơn LTXC.
5- Chị Lê Thị Linh: lo lắng nhưng vô sự.
Chị Linh về VN hằng năm thăm mẹ còn sống, nhưng vẫn cảm thấy lo sợ cho chuyến đi chung nhóm, vì liên quan đến hành lý chung riêng, nhất là khi đọc thấy information được gửi ra từ Anh Hóa về vấn đề liên lạc với tòa lãnh sự Hoa Kỳ khi bất trắc xẩy ra. Tuy lo trong bụng nhưng chị vẫn không cho chống chị biết. Và khi ra phi trường LAX, chị mang hành lý đúng cân lượng cho phép và mang theo cả đồ cho cả Dòng Đồng Công gửi về VN dùm. Tuy nhiên, vì quá nhiều thứ mang lên máy bay nên chị có thể bị trục trặc. Đang khi chị lo lắng thì Chị Văn Thị Lan nhào vô giải quyết dùm, cùng với Chị Trần Xuân Hường đỡ một tay, lãnh cho một thứ mang lên máy bay hộ. Bằng không chị phải trả $140.00 Mỹ kim cho từng thứ đồ extra tuy không quá cân lượng cho phép. Rồi ở Phi Trường Nội Bài, chị cũng lo qua cửa ải soát thẻ thông hành và cửa ải hành lý. Không ngờ chẳng có sự gì xẩy ra. Phải nói là máy bay từ Taipei Đài Loan về Hà Nội quên không phát mẫu giấy khai báo tiền bạc một tí nào hết. Cám ơn Chị Linh đã giúp chung nhóm có số tiền 14 ngàn Mỹ kim được giữa lại bên Mỹ để đề phòng bất trắc, nhờ đó phái đoàn đã đủ số tiền biếu tặng ở Miền Nam trước khi hoàn thành chuyến đi. Ngoài ra, cũng cám ơn các bà chị của chị ở Sài Gòn cũng đã tiếp phái đoàn bữa tối Chúa Nhật mùng 2/10/2016.
II - Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng
Thánh Lễ Tạ Ơn
Cha Nguyễn Đức Minh, phó tổng linh hướng của Nhóm TĐCTT, chủ tế và giảng thuyết. Ngài đến vào lúc 11:45 am, trước Thánh Lễ 15 phút để tham dự đoạn cuối của phần đầu của cuộc hàn huyên tâm sự.
Trong bài giảng, cha đã ghép ý nghĩa của bài Đọc 1 và Bài Phúc Âm, vì cả hai đều nói đến chi tiết Chúa động lòng thương dân chúng, với việc truyền giáo của nhóm vừa rồi cũng thực hiện vì lòng yêu thương bác ái như LTXC và để mang LTXC đến cho anh chị em nghèo khổ của mình ở Việt Nam.
Bữa tiệc mừng
Bữa tiệc có vẻ thịnh soạn bởi có những đóng góp thêm cả 7-8 món nữa (cả trái cây và đồ tráng miệng với cả bia uống) của các anh chị, cho dù chúng em có xin được khoản đãi (5 món và đồ uống là apple cider) đi nữa. Thức ăn còn dư được chia nhau mang về ăn mừng riêng tại nhà tối hôm ấy.
III- Hàn Huyên Tâm Sự (tiếp) và Dự Phóng Tương Lai
Hàn Huyên Tâm Sự (tiếp)
Để mở đầu phần hai của mục hàn huyên tâm sự trước khi sang mục dự phóng tương lai, em gợi nhớ đến 3 loại ấn tượng khác nhau liên quan đến 5 nhân vật ấn tượng nhất, 5 đoạn đường ấn tượng nhất và 5 sinh hoạt ấn tượng nhất trong cả chuyến hành trình truyền giáo xuyên việt lịch sử đầy kỷ niệm không thể nào quên được, như sau:
5 nhân vật ấn tượng nhất
1- Sơ Hoạch Dòng Mến Thánh Gia Hưng Hóa:
Sơ là một trong 2 sơ đã được lệnh bề trên (Sơ Vĩnh) dẫn phái đoàn đi biếu tặng quà ở Phù Yên và Mai Sơn. Sơ Hoạch rất kỹ lưỡng, chăm lo cho phái đoàn từng li từng tí: nào là mang các bao quà màn muỗi ra xe và cho vào hầm xe, nào là mang trái cây lên xe cho phái đoàn đi đường, nào là tự động thanh toán tiền bạc 2 bữa trưa (một ở Giáo họ Phù Yên và 1 ở Giáo xứ Kiệt Sơn), nào là trả tiền cho số quà các cha lo mua giúp phái đoàn để biếu tặng truyền giáo, nào là sắp xếp lịch trình đi sao cho vừa thuận tiện ngày giờ mà thăm được cả Đền Thánh LTXC ở Giáo xứ Hòa Bình trên đường về lại nhà dòng, nào là lo đổi tiền cho nhiều anh chị em trong phái đoàn, nào là giúp phái đoàn chuyển đồ lên hầm xe vào buổi sáng lên đường mưa gió, nào là lo đủ dù che đầu cho phài đoàn lên xe không bị mưa ướt, nào là lên tận xe để từ giã phái đoàn, nào là trình bày số sách chi tiêu cho em bằng giấy tờ và trao lại cho em số còn dư, nhưng em đã xin sơ giữ luôn số tiền còn dư ấy v.v.
2- Cha Quê Chánh Xứ Giáo họ Tân Đạo ở Giáo Phận Thánh Hóa.
Ngài là vị linh mục được LTXC quan phòng sai đến với phái đoàn ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm Hà Nội là nơi phái đoàn hẹn gặp chị Nguyễn Kim Ngọc trong phái đoàn từ Seattle WA về VN trước 1 ngày chờ phái đoàn và chính chị cũng không ngờ được ngài chở đi như thế, để ban phép lành cho chuyến đi mới được bắt đầu của phái đoàn, sau khi phái đoàn mới rời phi trường Nội Bài để tiến về Tam Đảo chiều hôm đầu tiên về đến Việt Nam ấy, Thứ Ba 20/9/2016. Thế rồi, cái bịch đồ quan trọng của ngài lúc ấy đã vô tình còn lưu lại trên chiếc xe của phái đoàn, để rồi trên đường phái đoàn từ Hưng Hóa về Dòng MTG Vinh ở Hà Tĩnh, phái đoàn đã ghé qua Giáo họ Tân Đạo của ngài để vừa trả lại cho ngài bịch đồ quí, vừa để dự lễ Thứ Bảy hôm ấy, bởi Dòng MTG Hưng Hóa không có lễ sáng Thứ Bảy khi phái đoàn rời nhà dòng, mà lại là một thánh lễ được dâng bởi vị tân linh mục mới được 2 tuần vẫn còn tiếp tục dâng thánh lễ tạ ơn đầu tay, trong đó dâng cho cả phái đoàn sau bữa trưa hôm ấy. Cha Quế đã tỏ ra rất thân tình như thể đã quen biết lâu lắm rồi với cả phái đoàn, đến độ ngài chỉ có một chai cao hổ cốt duy nhất hiếm quí cũng tặng luôn cho phái đoàn sau khi cùng phái đoàn uống một chút trong bữa ăn. Cha còn mời lần sau về ghé cha là vị linh mục thừa sai chuyên môn được sai đến các giáo họ lẻ ở vùng truyền giáo thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Sau lễ Cha còn tặng cho từng người một Phép Lành Tòa Thánh dịp khánh thánh 26/8/2016 ngôi thánh đường do ngài làm chánh xứ.
3- Sơ Hồ Quy Dòng Mến Thánh Giá Vinh:
Sơ là tổng phụ trách của một hội dòng Mến
Thánh Giá, một hội dòng nữ có lẽ đông nhất Việt Nam, với con số phần tử là 1 ngàn 100 người.
1- Sơ đã (cùng với sơ phó bề trên) đến tận cửa xe để chào đón phái đoàn vào lúc
trời mưa lâm râm và trời đã tối;
5 Sinh hoạt ấn tượng nhất
1- Mai Sơn khổ ải: ngủ đất và liên lỉ ngửi mùi hôi thối như thể "chùi" chưa sạch xông ra từ 3 phòng vệ sinh kiêm tắm rửa không có cửa gì cả
2- Nghệ An thảm thương ở hai cô nhi viện khuyết tật với những hình hài dị dạng không giống ai nên hoàn toàn bị người thân bỏ rơi cho đời
3- Lavang vui nhộn với anh chị em dân tộc thuộc Giáo xứ Khe Sanh xa xôi hẻo lánh kéo nhau về lĩnh ơn Toàn Xá Năm Thánh Thương Xót
4- Qui Nhơn tiến về từ Phong Nha Quảng Bình với bữa trưa trên xe là những gì của mỗi người mang ra chia sẻ cả rượu nho uống ngon lành
5- Kontum hội nhập truyền giáo khi được vào thăm từng nhà cùng được ăn uống thả giàn những gì họ dọn mời cùng được múa nhảy với họ
5 đoạn đường ấn tượng nhất
1- Đường lên Tam Đảo dốc cao chật hẹp cong queo ngoạn mục với chiếc xe du khách to cao luôn nép mình né tránh các loại xe lên xuống:
2- Đường tới Phong Nha muộn màng trong đêm tối không còn ai trên xe để mình chiếc xe to cao nặng nề hồi hộp qua cây cầu đã gẫy bên kia
3- Đường đi vô định về Kontum theo chỉ dẫn của một nhân vật vô hình chưa bao giờ thấy mặt đến một nơi hoàn toàn không không biết gì cả
4- Đường vào gập ghềnh sỏi đá dốc dác trơn trượt lầy lội trên những chiếc xe ôm không mũ an toàn chạy sóc như ngựa đến một buôn làng
5- Đường về mưa đổ trên kênh nước đục Hậu Giang khi TĐCTT vừa hoàn tất chuyến truyền giáo ở chốt điểm tặng quà Xẻo Tam cuối cùng
Sau phần chia sẻ gợi ý của em về 3 loại ấn tượng nhất liên quan đến 5 nhân vật ấn tượng nhất, 5 đoạn đường ấn tượng nhất và 5 sinh hoạt ấn tượng nhất trong cả chuyến hành trình truyền giáo xuyên việt lịch sử đầy kỷ niệm không thể nào quên được trên đây, quí chị chưa chia sẻ ở phần đầu đã tiếp tục những gì quí chị cảm nhận được, thứ tự như sau:
6- Chị Nguyên Tâm Huệ: bất chấp bản thân nhưng quan tâm phục vụ
Người chị em này cần sức khỏe để lên đường, nên con cái của chị tỏ vẻ ngăn cản chị và lo ngại cho chị. Nhưng chị cứ dấn thân mua vé khi cần phải mua để có thể đi chung với nhau, bất chấp lo âu và tốn tiền nếu không đi được. Thế mà, cho dù bị mưa nắng bất thường, nóng lạnh lung tung bởi thời tiết bắc trung nam trong suốt chuyến đi, kể cả bị mưa ướt thân thường làm cho chị ngã bệnh mà chị vẫn không sao, chị vẫn mạnh khỏe vui tươi phấn khởi chưa từng thấy, bất chấp ngủ ít và nằm đất khổ sở. Chị là ngưòi rất quan tâm tới từng người anh chị em được LTXC sai đến cho nhóm phục vụ, bế con cho người mẹ ăn trưa ở Lavang, hay tự động qui tụ các em nhỏ lại cho quà ở Kontum v.v. Chị cho biết chị rất cảm động khi thấy nhiều em nhỏ 3-4 tuổi ở Kontum đi chân không vô cùng tội nghiệp. Chị đã về khuyên con cái của chị hãy sống khó nghèo hơn, bao gồm cả bản thân chị.
7- Chị Mai Chinh: bữa no duy nhất và bắt tay vào việc
Chị Mai Chinh hôm nay có vẻ âm thầm hơn bao giờ hết, không như một Mai Chinh hoạt náo ở trên xe. Dường như đang có một cái gì đó bất thường đang biến chuyển trong tâm hồn người chị này. Chắc có lẽ chị đã chia sẻ hầu hết những gì chị trải qua và cảm nhận ở bài chia sẻ kèm theo hình ảnh của chị trong tập Kỷ Yếu Niềm Vui Thương Xót (trang 211-221) nên chị muốn giành thời giờ quí báu cho các anh chị em khác có dịp chia sẻ bấy giờ hay chăng? Bởi thế, hôm ấy chị chỉ phát biểu hai lần với hai chi tiết nhoi nhỏ thôi: 1- chị chỉ được ăn một bữa no đó là ăn bún xỉ dầu ở bữa trưa với anh chị em dân tộc ở Kontum; 2- trong chuyến đi tới cúng ta sẽ trực tiếp bắt tay vào làm việc như thật (chứ không phải để đóng phim chụp hình) ở những dự phóng chúng ta muốn thực hiện.
8- Chị Văn Thị Nguyệt: peaceful trouble maker với đầy nhức nhối
Chị Nguyệt là người chị em đã từng giúp cho những anh chị em người kinh nghèo khổ và tật nguyền ở địa phương Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang hằng năm qua Cha Giám Đốc Hiền ở đây. Vì thế, ở chốt điểm truyền giáo này của phái đoàn TĐCTT, chính chị, sau khi bàn hỏi với em, đã đại diện nhóm liên lạc với cha giám đốc, với các sơ phục vụ ở đây và thực hiện chương trình biếu tặng quà cho cả người thượng lẫn người kinh trong cùng một ngày, Thứ Ba ngày 27/9/2016.
Trước hết, chị là một peaceful trouble maker, một tay gây rối hòa bình. Ở chỗ, tận đáy lòng của chị không hề có ý đồ ác độc hung dữ và việc chị làm hay lời chị nói đã mang lại hòa bình cho những ai chị gây rắc rối trouble! Chẳng hạn với Chị Trần Xuần Hường, người đã nhờ lời chê bai như có vẻ vụng về của Chị Nguyệt mà tỉnh ngộ và hạ mình xuống, và Chị Trần Liên Hương, người đang cầm miếng gà ăn ngon lành thì bị Chị Nguyệt bất ngờ giật mất, nhưng nhờ thế Chị Liên Hương mới thấy rằng những miếng gà từ những con gà leo núi (chứ không phải thứ gà đi bộ) được nướng lên thơm ngon thì chỉ có chị và phái đoàn TĐCTT được ăn bấy giờ thôi, ngoài ra không một ai trong thành phần đám đông "khổ chủ" được thưởng thức một tí nào hết.
Chị Nguyệt có thể nói là người năng nổ nhất trong phái đoàn thường xuyên mua quà bánh để tặng thêm cho từng chốt điểm truyền giáo của phái đoàn. Chị cảm thấy anh chị em trong phái đoàn đều tỏ ra rộng lượng, chỉ cần rỉ tai một chút là bánh hóa ra nhiều liền tại chỗ. Chị thấy ai cũng vui tươi hớn hở hạnh phúc như thể đang được hưởng phúc thiên đường vậy. Thế nhưng, chị cũng thấy được một số cảnh tượng hỏa ngục trần gian, nhất là ở Cô Nhi Viện Mái Ấm Vincentê Quảng Bình, nơi mà chiếc xe du lịch to con lớn tướng chở phái đoàn TĐCTT bấy giờ phải lùi lại chính lộ sau khi tiến vào con đường đất nhỏ hẹp được nửa cây số, nhưng cũng là nơi chỉ có một số anh chị trong phái đoàn dấn thân đi bộ cả cây số nữa mới vào được tận nơi.
Ở đó, họ đã thấy một cảnh tượng vô cùng thương tâm: khoảng 10 sơ phục vụ thì ít, mà thành phần khốn khổ cả về thể lý lẫn tâm thần cần được phục vụ thì quá đông, lên tới cả trăm nạn nhân vô tội bất hạnh, (có một số bị cả mù, câm và điếc, hoàn toàn không biết gì, chẳng khác gì như một người chết còn biết mò mẫm bước đi, thậm chí có cả những em bị xích ở trên giường, kẻo các em tự nhiên nổi cơn hung hăng bất chợt tấn công móc mặt các em khác v.v.), nên mặt sơ nào sơ nấy bơ phờ hốc hác chẳng khác gì như chính những con người được các sơ phục vụ, tiều tụy và thảm não về cả hình hài lẫn mặt mũi, vì các sơ phải phục vụ hầu như suốt ngày đêm, không phải mỗi ngày chỉ có 8 tiếng rồi nghỉ ngơi theo bình thường, trái lại, các sơ phải trực tiếp sống với họ từng ngày, từng giờ, hết tháng này qua năm khác, cho tới khi được bề trên thuyên chuyển đến một nơi khác, bằng một việc phục vụ khác....
Từ chính chỗ này Chị Nguyệt đã suy nghĩ cầu nguyện rất nhiều, xin Chúa cho chị đừng rơi vào tình trạng của người phú hộ đời đời hư mất, mà như một Lazarô khốn khổ mà được cứu độ v.v., cho đến khi dường như chị được Chúa trả lời, ở chỗ chị tự nhiên nẩy sinh ra một dự phóng bác ái và chị đã mang ra chia sẻ lần đầu tiên với nhóm ... Và dự phóng gợi ý này đã đưa Ngày Hội Ngộ tiến sang phần chính cũng là phần cuối là Dự Phóng Tương Lai.
Dự Phóng Tương Lai
Vâng, đúng thế, mục đích chính yếu của Ngày Hội Ngộ Tạ Ơn hôm nay, Thứ Bảy Đầu Tháng mùng 3/12/2016, sau gần 2 tháng hoàn tất chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016, không phải chỉ để Tạ Ơn LTXC và lợi dụng thời gian gặp nhau để hàn huyên tâm sự cho vơi đi nhung nhớ và ăm ắp kỷ niệm tràn ngập trong lòng của từng anh chị em, mà chính là để hướng về tương lai, bằng một dự phóng truyền giáo cụ thể và ích lợi nào đó.
Để đúc kết tất cả các cảm nghĩ và ý kiến của anh chị em tham dự liên quan đến Dự Phòng Tương Lai về Truyền Giáo, em xin tóm gọn vào mấy điều như sau: 1- Cảm nhận thực sự của nhóm TĐCTT tham gia Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016, và 2- Dự Phóng Chuyến Hành TYrình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018.
1- Cảm nhận của nhóm TĐCTT tham gia Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016
Những anh chị em TĐCTT được vinh dự đại diện chung Nhóm TĐCTT tham gia Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 đều cảm thấy rằng:
1.1- LTXC quả thực là hiện diện rất sống động để tự động dẫn dắt phái đoàn TĐCTT trong suốt cuộc hành trình lịch sử đầy ân phúc và ý nghĩa vừa qua.
1.2- Sở dĩ LTXC tuyển chọn số anh chị em TĐCTT này và sai đi lần đầu tiên như thế là để mọi người và từng người được tận mắt thấy và tận tai nghe thấy những gì đang xẩy ra ở những chốt điểm truyền giáo từ bắc vô nam, liên quan đến tình trạng và nhu cầu truyền giáo khẩn thiết ở VN hiện nay.
1.3- Thế nhưng, mục đích của LTXC tuyển chọn, sai đi và tỏ mình ra cho số anh chị em TĐCTT đại diện lên đường truyền giáo lần đầu tiên này không phải chỉ để biết vậy, mà là để làm một điều gì đó, nghĩa là để cùng nhau đáp ứng nhu cầu truyền giáo một cách nào đó, ít là cho một nơi nào cần nhất.
1.4- Trong các dự án được đề ra ở phần dự phóng tương lai này, bao gồm 3 nhu cầu truyền giáo chính như một số hay đa số hoặc hầu hết anh chị em tham gia đều nhận thấy:
Thứ nhất là làm nhà nội trú ở Giáo xứ Khe Sanh Quảng Trị để tạo hoàn cảnh học hành dễ dàng hơn cho các em dân tộc thiểu số (như các sơ Dòng Phaolô làm ở Pleiku hay dòng Nữ Vương Hòa Bình làm ở Ban Mê Thuột, hai nơi phái đoàn đã ghé trọ và đã thấy), bằng không các em ở xa xôi và phải chăm sóc việc gia đình không bao giờ được tới trường.
Thứ hai là thuê thêm nhân viên chăm sóc phụ giúp các sơ ở Cô Nhi Viện Mái Ấm Vincentê Quảng Bình, như Chị Văn Thị Nguyệt đề nghị sau thời gian nhức nhối và cầu nguyện của chị, nhờ đó các sơ đỡ mệt và phẩm chất phục vụ cũng được nâng cao hơn, giúp giải quyết vấn đề xiềng xích một số các em lại một chỗ.
Thứ ba là xây dựng một ngôi Nhà Chúa cho anh chị em dân tộc ở Vùng Trắng Kontum là nơi dân chúng phải dự lễ Chúa Nhật ngay trước cửa của một ngôi nhà còn đang trống mái nhà vị bị cấm không được hoàn thành, và mảnh sân đất bẩn thỉu ngay trước cửa nhà đã từng là và đang được sử dụng làm phòng ốc duy nhất để dạy giáo lý hằng tuần cho các em nhỏ nằm bò trên đất để học hỏi.
2- Dự Phóng Chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018.
Trong ba dự phóng truyền giáo trong tương lai này, dự phóng thứ 2 và thứ 3 cần hơn. Tuy nhiên, dự phóng thứ 2 lại liên quan đến nội bộ của Dòng Mến Thánh Giá Vinh dính dáng tới việc bề trên nhà dòng cắt cử và thuyên chuyển các sơ phục vụ ở các nơi, trong đó có Viện Mồ Côi Mái Ấm Vincentê Quảng Bình này. Bởi thế, em sẽ là người đại diện phái đoàn truyền giáo trình bày nhận định của nhóm về hiện trạng ở cơ sở phục vụ bác ái này với sơ bề trên tổng phụ trách Hồ Quy để sơ xem xét lại và nếu có cần gì thì chúng ta tùy cơ ứng biến.
Còn lại duy nhất dự phóng truyền giáo thứ ba là dự phóng giúp xây dựng một ngôi Nhà Chúa cho anh chị em đồng bào thiểu số ở giáo điểm Đắc Pơ Kontum do các cha Dòng Đồng Công đang phục vụ, nhờ đó, họ có một nơi thờ phượng xứng đáng với Thiên Chúa là Đấng đáng tôn thờ một cách trang trọng và ở một nơi xứng đáng bao nhiêu có thể, và cũng nhờ đó cộng đồng anh chị em thiểu số ở địa phương này nói chung và con cái họ nói riêng có được một nơi sinh hoạt xứng hợp hơn. Ngôi Nhà Chúa này cũng chính là ngôi nhà chung của họ, nơi họ qui tụ lại để thờ phượng Chúa và yêu thương nhau.
Dự Phóng Truyền Giáo Xây Nguyện Đường cho anh chị em đồng bào dân tộc ở giáo điểm Đắc Pơ Kontum
Chính em sẽ là người đại diện anh chị em trước hết cần phải liên lạc với vị linh mục thừa sai ở đó là Cha Nguyễn Minh Chiến, CMC, để thăm dò những chi tiết cần thiết: 1- bao giờ ngôi nhà thời này cần được xây dựng, hay nói đúng hơn (bởi liên quan đến chính quyền ở Vùng Trắng này) ngôi nhà thờ này bao giờ là lúc thuận tiện để xây? 2- Nếu cần xây thì ngôi nguyện đường này như thế nào (kích thước 3 chiều là bằng nào và dung nạp khoảng được bao nhiêu người v.v.)?? 3- Chi phí xây cất kéo dài bao lâu và tốn kém khoảng bằng nào Mỹ kim???
Sau khi biết được những chi tiết cần thiết chúng ta muốn biết (như trên đây), chúng ta sẽ bắt đầu thông báo cho chung nội bộ của Nhóm TĐCTT để tùy nghi đóng góp vào việc xây dựng Nhà Chúa để làm nguyện đường và trung tâm sinh hoạt tôn giáo của anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắc Pơ Kontum này, và phái đoàn TĐCTT truyền giáo 2016 sẽ đóng góp mỗi người 1 ngàn Mỹ kim cho dự phóng truyền giáo khẩn thiết đầy ích lợi này.
Hy vọng dự phóng truyền giáo xây dựng Nhà Chúa ở giáo điểm Đắc Pơ Kontum này sẽ hoàn thành vào năm 2018, thời điểm Nhóm TĐCTT chúng ta sẽ thực hiện chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II để dự lễ khánh thành và ăn mừng.
Dự Phóng Truyền Giáo tương lai của Nhóm TĐCTT chẳng những bao gồm hằng năm thực hiện một chuyến truyền giáo, bắt đầu từ Năm Thánh Thương Xót 2016, chẳng những ở tại chính quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, mà còn bao gồm cả những người anh chị em không phải là đồng hương của chúng ta nữa, thậm chí còn nghèo khổ hơn đồng đào chúng ta nhiều, như ở Ấn Độ, quê hương thứ hai của Thánh Têrêsa Calcutta, nơi chúng ta đã nhắm tới vào năm 2019.
Có thể cứ 2 năm chúng ta về VN một lần, vào năm chẵn (2016, 2018, 2020 v.v.), và mỗi lần về chúng ta cùng nhau để ý quan sát xem một nơi nào đó đang có một nhu cầu truyền giáo khẩn thiết nhất và lợi ích nhất trong các nơi, như năm 2016 này ở giáo điểm Đắc Pơ Kontum, chúng ta lại thực hiện một Dự Phóng Truyền Giáo cụ thể khác, đúng như chúng ta cùng hành trình và cùng tận mắt chứng nhận, để rồi những dự phóng truyền giáo của chúng ta từ từ sẽ trở thành hiện thực là những nguyện đường hay các cơ sở bác ái đây đó, những kỷ vật tồn tại theo giòng thời gian và giúp ích nhiều hơn là quà bánh tạm thời, thứ quà bánh chỉ nên kèm thêm tí chút mỗi lần chúng ta ghé thăm.
Từ Giáng Sinh 2014, bắt đầu vào thời điểm Năm Đời Thánh Hiến, Nhóm TĐCTT chúng ta đã nhiệt liệt ước mong của em có được một Trung Tâm LTXC ở Giáo Phận Orange là tâm điểm của Nhóm TĐCTT: 1- nơi biệt tôn LTXC và khấn hứa với LTXC, 2- nơi chúng ta hội ngộ tổng nhóm định kỳ, 3- nơi chúng ta phổ biến những gì liên quan đến LTXC (sách vở, CD, DVD, ảnh tượng v.v.), 4- nơi cất giữ những đồ dùng và phương tiện sinh hoạt của nhóm, 5- nơi chất chứa các đồ dùng và thực phẩm giành cho homeless đồng thời cũng là nơi sửa sọan các phần quà để biếu tặng cho anh chị em homeless ở cả Orange County lẫn Los Angeles, 6- nơi mở tiệc đãi những anh chị em vô gia cư vào dịp Ngày Thế Giới của Người Nghèo Chúa Nhật XXXIII Thường Niên hằng năm v.v. Nhưng cho tới nay LTXC vẫn chưa nhúc nhích gì về ước mong này và không biết bao giờ LTXC mới làm thỏa mãn ước nguyện hết sức tốt lành của chúng ta tự nhiên được Người gợi lên...
Tuy nhiên, chúng ta cứ dấn thân thực hiện những Dự Phóng Truyền Giáo của chúng ta tại các giáo điểm then chốt nhất ở Việt Nam, thì chẳng khác nào chúng ta cùng nhau xây dựng những Trung Tâm LTXC của chúng ta ở những vùng sâu vùng xa, nghĩa là chúng ta làm cho LTXC, qua các công trình xây dựng cụ thể giúp ích cho anh chị em của chúng ta, ở giữa những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô rồi vậy.
Chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018
trong Ngày Hội Ngộ Tạ Ơn này Chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt II - 2018 cũng được tạm phác họa, liên quan đến thời điểm và địa điểm truyền giáo cũng như đến chính lịch trình truyền giáo, như sau:
1- Thời điểm: Vào 3 tuần cuối của Tháng 9/2018, vì là thời điểm vé máy bay vừa rẻ, trời lại đỡ nóng hơn mùa hè và tránh cả bị mưa vào đầu tháng 10.
2- Địa điểm: Chỉ nhắm đến các chốt điểm truyền giáo chính yếu chưa đến như ở GP Lạng Sơn (Miền Thượng Du Bắc Việt), GP Thanh Hóa, GP Vinh và TGP Huế (đến Khe Sanh); GP Kontum và GP Ban Mê Thuột (Miền Tây Nguyên Trung Việt, đến những nơi khác năm 2016 nhưng cũng ghé giáo điểm Đắc Pơ liên quan đến dự phóng truyền giáo xâu nguyện đường); GP Long Xuyên (thăm lại giáo họ Xẻo Tam) và Cần Thơ (Miền Hậu Giang Nam Việt)
3- Lịch trình:
3.1- Tương tự như năm 2016 nhưng đến các chốt điểm truyền giáo khác,
3.2- nhưng cũng ghé một số dòng nữ như Dòng MTG Vinh, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở Qui Nhơn năm 2016 chưa thể đến, Dòng Thánh Phaolô ở Pleiku, Dòng Nữ Vương Hòa Bình ở Ban Mê Thuột,
3.3- bao gồm cả 1 ngày tĩnh tâm truyền giáo cũng để nghỉ ngơi lấy sức ở Dòng Phaolô Pleiku vào thời điểm nửa chuyến hành trình,
4.4- rồi vào Sài Gòn tự do một ngày thăm thân nhân bạn bè hay may áo dài để kịp trở lại Sài Gòn lấy trước khi về Mỹ,
3.5- Xuống Vũng Tầu và Miền Hậu Giang là chốt điểm truyền giáo cuối cùng, 6- nên mua quà và dầu xanh ở các hội dòng như Trung Tâm Lavang Quảng Trị, Dòng Đồng Công Thủ Đức và Dòng Xitô Vũng Tầu thay vì mua ở Hoa Kỳ về vừa mắc lại vừa phải gửi hành lý mất công.
Bắt tay ngay vào việc thực hiện dự phóng xây dựng nguyện đường ở giáo điểm Đắc-Pơ Kontum
From: Rev
---------- Forwarded message ----------
From: Tinh
Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2016-12-07 14:36 GMT-08:00
Subject: Fwd: Về: Hỏi Thăm
To: Rev
Anh Chiến quí mến,
TOÀN BỘ NỘI DUNG
1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt
2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016
3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016
4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016
5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn
6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016
8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016
10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016
11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016
12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016
14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình
15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus
16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay
17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự
18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai