“Khi ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa

th́ đó là dấu hiệu hiện diện của đức tin trong tâm hồn ấy”

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 loạt bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 7/11/2012 

bài thứ 4 về Niềm Khát Vọng Thần Linh của con người trần thế.

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Cuộc hành tŕnh chia sẻ chúng ta đă thực hiện cùng nhau trong Năm Đức Tin hôm nay dẫn chúng ta đến chỗ suy niệm về một khía cạnh hấp dẫn nơi cảm nghiệm nhân bản và Kitô giáo, đó là con người mang trong bản thân ḿnh một ước muốn Thần Linh nhiệm mầu. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă dẫn nhập một cách rất trân trọng bằng một câu phát biểu như sau: Ước muốn Thần Linh được in ấn nơi cơi ḷng của con người, v́ con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không ngừng kéo con người đến với chính ḿnh Ngài. Chỉ ở nơi Thiên Chúa họ mới t́m thấy chân lư và hạnh phúc là những ǵ họ không ngừng t́m kiếm” (khoản 27).

 

Câu phát biểu này, một câu phát biểu mà cho dù cho đến hôm nay, ở nơi nhiều môi trường về văn hóa, dường như là những ǵ hoàn toàn khả chấp, hiển nhiên nhất là ở nền văn hóa Tây phương bị tục hóa nó dường như trở thành một cái ǵ khiêu khích. Nhiều người đương thời của chúng ta thật sự có thể căi rằng họ đâu có cảm thấy một thứ ước vọng Thần Linh nào đâu. Đối với phần đông trong xă hội th́ Ngài không c̣n là một đấng được đợi trông nữa, đấng được ước vọng, mà là một thực tại lưu lại cái dửng dưng lạnh cảm nơi con người, một thực tại mà con người thậm chí không muốn bày tỏ nhận định của họ nữa ḱa. Thực tế cho thấy, cái chúng ta định nghĩa là “ước vọng Thần Linh” đă không hoàn toàn biến mất, và tỏ hiện thậm chí ở cả hôm nay đây, qua nhiều cách thức, trong cơi ḷng của con người. Ước vọng của con người bao giờ cũng hướng chiều về những ǵ là thiện hảo cụ thể nào đó, thường có tính cách linh thiêng, tuy nhiên nó lại đụng phải vấn đề đâu là “sự” thiện thực sự, và v́ thế nó chạm trán với một cái ǵ đó vượt trên chính nó, cái mà con người không thể tạo dựng nhưng được kêu gọi để nhận biết. Đâu là cái có thể thực sự thỏa măn ước vọng của con người đây?

 

Trong bức Thông Điệp đầu tiên của tôi là Deus Caritas Est – Thiên Chúa Là T́nh Yêu, tôi đă cố gắng phân tích cho thấy làm thế nào cái động lực này xẩy ra nơi cảm nghiệm yêu thương của con người, một cảm nghiệm mà trong thời đại của chúng ta dễ dàng được nhận thấy như là một giây phút chất ngất, một thứ xuất thân ra khỏi chính ḿnh là nơi con người nhận thấy họ được tràn đầy một thứ ước vọng siêu việt hơn họ. Nhờ t́nh yêu, con người nam nữ v́ nhau cảm thấy một cách mới mẻ được cái cao cả và mỹ miều của sự sống và thực tại. Nếu cái tôi cảm nghiệm không phải chỉ là một thứ thuần ảo tưởng, nếu tôi thực sự ước muốn sự thiện cho người khác như thể sự thiện của tôi, th́ tôi cần phải phân tán bản thân ḿnh, dấn thân phục vụ người khác, cho đến độ chối bỏ bản thân ḿnh. Câu trả lời cho vấn nạn về ư nghĩa của cảm nghiệm yêu thương như thế trải qua một cuộc thanh tẩy và chữa lành ư muốn là những ǵ chính t́nh yêu của tôi đối với người khác đ̣i hỏi phải thực hiện. Chúng ta cần phải thực hành điều ấy, chúng ta cần phải trau luyện, thậm chí cần phải chỉnh lại chính bản thân ḿnh, để chúng ta có thể thực sự là ước vọng sự thiện ấy. 

 

Cái chất ngất ban đầu như thế đă trở thành một cuộc hành tŕnh, “một cuộc xuất hành liên tục ra khỏi cái tôi chỉ biết đến bản thân ḿnh mà hướng đến cái tự do của nó ở việc tự hiến thân, nhờ đó tiến đến chỗ thực sự nhận thức được bản thân ḿnh và quả thực là nhận thức được Thiên Chúa” (Encyclical Deus Caritas Est, 6). Nhờ cuộc hành tŕnh này, con người sẽ dần dần đi sâu vào cái kiến thức của thứ t́nh yêu được họ cảm nghiệm ngay từ ban đầu. Để rồi cái mầu nhiệm được nó tiêu biểu sẽ càng ngày càng hiện lộ, ở chỗ, không phải là con người yêu thương thực sự có thể thỏa măn ước vọng ở trong cơi ḷng con người; ngược lại, t́nh yêu càng đích thực đối với người khác th́ nó càng gia tăng vấn đề liên quan đến nguồn gốc của nó cũng như đến định mệnh của nó, liên quan đến cơ hội nó tồn tại đến muôn đời. Như thế, cảm nghiệm yêu thương của con người chất chứa nơi nó một thứ động lực xuất thân, nó là một cảm nghiệm về một thứ sự thiện đưa con người con người ra khỏi bản thân ḿnh và gặp gỡ bản thân ḿnh trước một mầu nhiệm bao gồm toàn thể đời sống.

 

Cũng có thể thực hiện những nhận định tương tự như thế đối với các cảm nghiệm khác của con người, như t́nh bằng hữu, cảm nghiệm về sự mỹ, ḷng yêu thích hiểu biết: hết mọi sự thiện con người cảm nghiệm thấy đều vươn tới cái mầu nhiệm bao bọc chính bản thân họ; hết mọi ước vọng xuất phát trong cơi ḷng con người đều vang vọng một thứ ước vọng sâu xa không bao giờ hoàn toàn thỏa măn. Thật sự người ta không thể nào trực tiếp đạt tới đức tin từ cái ước vọng sâu xa cũng ẩn giấu một cái ǵ đó bí nhiệm ấy. Cuối cùng con người biết rơ những ǵ không thỏa măn ḿnh, nhưng họ không thể nào đoán được hay xác nhận được cái ǵ làm cho họ cảm nghiệm được cái hạnh phúc mà họ lưu luyến ôm ấp trong ḷng ḿnh. Không thể nào nhận biết Thiên Chúa chỉ căn cứ vào ước muốn của con người. Từ quan điểm này th́ mầu nhiệm vẫn c̣n đó, ở chỗ, con người là một kẻ t́m kiếm Tuyệt Đối Thể, một kẻ t́m kiếm tiến bước qua những bước đi nho nhỏ và bất định. Tuy nhiên, cái cảm nghiệm của ước muốn, của “cơi ḷng khắc khoải” như Thánh Âu Quốc Tinh nói, là những ǵ hết sức quan trọng. Nó cho chúng ta thấy rằng con người, tận thâm tâm của ḿnh, là một hữu thể đạo nghĩa (cf. Catechism of the Catholic Church, 28), một “kẻ ăn xin trước nhan Thiên Chúa”. Chúng ta có thể nói như Pascal rằng: “Con người vĩnh viễn vượt trên con người” (Pensées, ed. Chevalier 438, ed. Brunschvicg 434). Cặp mắt của chúng ta nhận biết các sự vật khi cặp mắt được ánh sáng chiếu soi. Bởi thế mà ước muốn biết được chính ánh sáng, một ước muốn làm cho các sự vật trên thế gian này chiếu sáng và cùng với chúng, thắp lên cái cảm quan về sự mỹ lệ.

 

Do đó chúng ta cần phải tin tưởng rằng, trong thời điểm của chúng ta đây, một thời điểm hết sức hiển nhiên chống lại chiều kích của siêu việt tính, vẫn có thể mở ra một con đường dẫn tới cái cảm quan tôn giáo đích thực của cuộc sống, một cảm quan cho thấy tại sao tặng ân đức tin không phải là những ǵ lố bịch, không phải là những ǵ phi lư. Để đạt được mục đích ấy, rất cần phải phát động một khoa sư phạm về ước muốn đối với đường lối, cả cho những ai chưa tin tưởng cũng như cho những ai đă lănh nhận tặng ân đức tin. Một thứ sư phạm bao gồm ít là hai khía cạnh. Thứ nhất đó là nhận thức hay tái nhận thức cảm quan của những niềm vui đích thực của đời sống. Không phải là tất cả mọi thứ thỏa măn đều mang lại cùng một tác dụng trong chúng ta: một số thỏa măn lưu lại dấu vết tích cực, chúng có thể làm cho linh hồn cảm thấy b́nh an, chúng làm cho chúng ta trở nên linh hoạt và quảng đại hơn. Trái lại, có những thỏa măn khác, sau cái chói lọi ban đầu, dường như gây thất vọng những niềm mong đợi đă từng sôi động, và đôi khi lưu lại những ǵ là cay đắng, bất măn hay một cảm giác trống rỗng. Vấn đề giáo dục con người ta từ thiếu thời trong việc thưởng thức những niềm vui thực sự, trong tất cả mọi lănh vực của đời sống – gia đ́nh, thân hữu, t́nh liên kết với những ai sầu đau, từ bỏ ḿnh để phục vụ người khác, ḷng yêu chuộng hiểu biết, nghệ thuật, các vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật -, tất cả đều có mục đích thể hiện cái cảm quan nội tại ấy, và mang lại những thứ kháng thể hiệu năng chống lại những ǵ là tầm thường và nông cạn đang thịnh hành ngày nay.  Cả thành phần người lớn nữa cần phải tái nhận thức được những niềm vui này, cần phải ước muốn những thực tại đích thực, thanh tẩy chúng khỏi tính chất thường hèn chúng bị vướng mắc. Nhờ đó mới dễ dàng bỏ đi hay loại trừ hết mọi sự dường như hấp dẫn những lại vô vị, một thứ nghiện ngập hơn là tự do. Và điều này sẽ làm bùng lên cái ước vọng Thần Linh chúng ta đang nói đến.

 

Khía cạnh thứ hai, một khía cạnh luôn đi liền với khía cạnh thứ nhất, đó là đừng bao giờ thỏa măn với những ǵ đạt được. Chính những niềm vui chân thực nhất mới có thể giải thoát nơi chúng ta những ǵ khắc khoải lành mạnh dẫn chúng ta đến chỗ đ̣i hỏi hơn nữa – đến chỗ ước muốn một sự thiện cao cả hơn, sâu xa hơn – và đồng thời, càng ngày chúng ta càng sáng suốt nhận thấy rằng không ǵ hạn hữu có thể làm viên trọn cơi ḷng của chúng ta. Như thế chúng ta sẽ biết vươn rộng, bằng tay không, tới sự thiện mà chúng ta không thể tự ḿnh kiến tạo hay chiếm được cho bản thân ḿnh; chúng ta sẽ không cảm thấy chán nản trước những khó khăn hay trước những ngăng trở xuất phát từ tội lỗi của chúng ta. 

 

Về vấn đề này, chúng ta không được quên rằng cái động lực ước vọng này bao giờ cũng hướng tới việc cứu chuộc. Cho dù cả lúc nó tiến bước qua những con đường lầm lạc, lúc nó theo đuổi những thứ thiên đường nhân tạo và dường như mất đi khả năng ước mong sự thiện đích thực. Thậm chí ở trong vực thẳm của tội lỗi th́ cái tia sáng ấy vẫn không bị tắt mất nơi con người để giúp họ nhận ra sự thiện đích thực, giúp họ cảm được nó, nhờ đó bắt đầu con đường hướng thượng, v́ những ǵ Thiên Chúa, bằng ân ban của ḿnh, không bao giờ thôi cung cấp cho họ sự trợ giúp của Ngài. Ngoài ra, tất cả chúng ta cần phải thực hiện đường lối thanh tẩy và chữa lành ước vọng. Chúng ta đang là thành phần lữ hành tiến về quê hương thiên quốc, về sự thiện trọn vẹn vĩnh hằng, một sự thiện không ǵ sẽ có thể giật mất khỏi tay chúng ta. Bởi thế, vấn đề ở đây không phải là việc dập tắt đi ước vọng trong cơi ḷng của con người mà là giải phóng nó, nhờ đó nó có thể vươn tới tầm vóc đích thực của nó. Khi ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa th́ đó là dấu hiệu hiện diện của đức tin trong tâm hồn ấy, một đức tin là ân sủng của Thiên Chúa. Thánh Âu Quốc Tinh cũng nói rằng: “Bằng việc làm cho chúng ta đợi chờ, Thiên Chúa muốn gia tăng ước muốn của chúng ta, một ước muốn về phần ḿnh sẽ nới rộng khả năng của linh hồn chúng ta” (Commentary on the First Letter of John, 4,6: PL 35, 2009).

 

Trong cuộc lữ hành này, chúng ta cảm thấy chúng ta là anh chị em của tất cả mọi người, những ngtười anh chị em đồng hành với chúng ta, cho dù họ thuộc về thành phần không tin tưởng, thuộc về thành phần đang t́m kiếm, thuộc về thành phần thành thật đặt vấn đề về ước vọng của họ đối với sự thật và sự thiện. Chúng ta hăy cầu nguyện, trong Năm Đức Tin này, để Thiên Chúa tỏ dung nhan của Ngài ra cho tất cả những ai t́m kiếm Ngài bằng một tấm ḷng chân thành. 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/11/2012 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên và là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

 

 

Cảm nhận của người dịch:

 

Bài giáo lư thứ 4 về đức tin tuần này của vị Giáo Hoàng thần học gia Biển Đức XVI dường như hoàn toàn khác với 3 bài trước, 2 bài đầu về tính chất hiện thực hóa của đức tin trong đời thường, và bài thứ 3 về bản chất giáo hội của đức tin. V́ bài thứ 4 này như thể liên quan tới yếu tố nhân bản của đức tin, một yếu tố nhân bản được thể hiện nơi ước vọng Thần Linh của con người và nơi con người.

 

Đức Thánh Cha đă trích dẫn Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo ở khoản 27 về cái liên hệ bẩm sinh giữa con người và Thiên Chúa này như sau: “Ước muốn Thần Linh được in ấn nơi cơi ḷng của con người, v́ con người được dựng nên bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa không ngừng kéo con người đến với chính ḿnh Ngài. Chỉ ở nơi Thiên Chúa họ mới t́m thấy chân lư và hạnh phúc là những ǵ họ không ngừng t́m kiếm” (khoản 27).

 

Nhan đề “Khi ước muốn cởi mở trước Thiên Chúa th́ đó là dấu hiệu hiện diện của đức tin trong tâm hồn ấy” của bài giáo lư thứ 4 này có thể nói lên cảm nhận này của bản thân người dịch cũng như của những ai có cùng cảm nhận như vậy.

 

Tuy nhiên, ước muốn Thần Linh của con người và nơi con người này, như Đức Thánh Cha khẳng định trong bài giáo lư: “Người ta không thể nào trực tiếp đạt tới đức tin từ cái ước vọng sâu xa cũng ẩn giấu một cái ǵ đó bí nhiệm ấy”; và Không thể nào nhận biết Thiên Chúa chỉ căn cứ vào ước muốn của con người”.

 

Mặc dù thế, ngài cũng công nhận và nhấn mạnh rằng: “Cái cảm nghiệm của ước muốn, của ‘cơi ḷng khắc khoải’ như Thánh Âu Quốc Tinh nói, là những ǵ hết sức quan trọng. Nó cho chúng ta thấy rằng con người, tận thâm tâm của ḿnh, là một hữu thể đạo nghĩa (cf. Catechism of the Catholic Church, 28), là một ‘kẻ ăn xin trước nhan Thiên Chúa’”.

 

Ước vọng Thần Linh của con người và trong con người này, theo Đức Thánh Cha, “là những ǵ hết sức quan trọng”, ở chỗ, như ngài nhận định:cái động lực ước vọng này bao giờ cũng hướng tới việc cứu chuộc”, đến độ, nó là những bất khả thiếu và bất khả diệt nơi con người, như ngài khẳng định như sau:

 

Cho dù cả lúc nó tiến bước qua những con đường lầm lạc, lúc nó theo đuổi những thứ thiên đường nhân tạo và dường như mất đi khả năng ước mong sự thiện đích thực. Thậm chí ở trong vực thẳm của tội lỗi th́ cái tia sáng ấy vẫn không bị tắt mất nơi con người để giúp họ nhận ra sự thiện đích thực, giúp họ cảm được nó, nhờ đó bắt đầu con đường hướng thượng”.

 

Thế nhưng, vấn đề hết sức quan trọng đối với ước vọng Thần Linh này nơi con người và của con người, theo Đức Thánh Cha, đó là “vấn đề ở đây không phải là việc dập tắt đi ước vọng trong cơi ḷng của con người mà là giải phóng nó, nhờ đó nó có thể vươn tới tầm vóc đích thực của nó”.

 

Muốn được như vậy, muốn ước vọng Thần Linh nơi con người và của con người này chẳng những không bị dập mà c̣n vươn tới tầm vóc của nó, như Đức Thánh Cha khuyên dạy, cần phải hội đủ hai điều kiện:

 

Thứ nhất đó là nhận thức hay tái nhận thức cảm quan của những niềm vui đích thực của đời sốngcần phải tái nhận thức được những niềm vui này, cần phải ước muốn những thực tại đích thực, thanh tẩy chúng khỏi tính chất thường hèn chúng bị vướng mắc. Nhờ đó mới dễ dàng bỏ đi hay loại trừ hết mọi sự dường như hấp dẫn những lại vô vị, một thứ nghiện ngập hơn là tự do. Và điều này sẽ làm bùng lên cái ước vọng Thần Linh chúng ta đang nói đến”. Và

 

“Khía cạnh thứ hai, một khía cạnh luôn đi liền với khía cạnh thứ nhất, đó là đừng bao giờ thỏa măn với những ǵ đạt được. Chính những niềm vui chân thực nhất mới có thể giải thoát nơi chúng ta những ǵ khắc khoải lành mạnh dẫn chúng ta đến chỗ đ̣i hỏi hơn nữađến chỗ ước muốn một sự thiện cao cả hơn, sâu xa hơn – và đồng thời, càng ngày chúng ta càng sáng suốt nhận thấy rằng không ǵ hạn hữu có thể làm viên trọn cơi ḷng của chúng ta”. 

 

Với ước vọng Thần Linh đích thực và tinh tuyền như thế, theo Đức Thánh Cha, “Chúng ta đang là thành phần lữ hành tiến về quê hương thiên quốc, về sự thiện trọn vẹn vĩnh hằng, một sự thiện không ǵ sẽ có thể giật mất khỏi tay chúng ta”. Bởi đó, ngài đă khuyên chúng ta ở câu kết thúc bài giáo lư thứ 4 về yếu tố nhân bản của đức tin là: “Chúng ta hăy cầu nguyện, trong Năm Đức Tin này, để Thiên Chúa tỏ dung nhan của Ngài ra cho tất cả những ai t́m kiếm Ngài bằng một tấm ḷng chân thành”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Bài 3: “Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua gịng lịch sử”.