GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Xin chào Anh Chị Em thân mến!
Vì dự báo thời tiết khó lường và có thể bị mưa nên hôm nay buổi Triều Kiến Chung
này được thực hiện cùng một lúc ở 2 nơi: chúng ta ở Quảng Trường đây và 700 bệnh
nhân ở trong Sảnh Đường Phaolô VI, những người đang theo dõi buổi Triều Kiến
Chung này qua một màn hình vĩ đại. Tất cả chúng ta đều liên kết với nhau và
chúng ta chào họ bằng một tràng pháo tay.
Hôm nay, lời của Chúa Giêsu rất mạnh mẽ: "Khốn cho thế gian có những gương mù".
Chúa Giêsu thật là thực tế và nói rằng: Không thể nào tránh được gương mù, thế
nhưng khốn cho kẻ nào gây ra gương mù. Trước
khi bắt đầu bài giáo lý, nhân danh Giáo Hội, tôi xin anh chị em hãy tha thứ cho
những gương mù đã xẩy ra trong thời gian mới đây, ở Rôma hay ở Vatican, là những
gì tôi xin được tha thứ.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ về một đề tài rất quan trọng đó là những gì chúng ta hứa
hẹn với con cái. Tôi
không nói nhiều đến những lời hứa hẹn chúng ta nói ra lúc này lúc kia trong
ngày để làm cho chúng vui vẻ hay làm cho chúng sống tốt đẹp (có thể là một điều
gì đó đánh lừa chúng một cách vô tội như bố/mẹ sẽ cho con kẹo hay những lời hứa
tương tự nào đó), để dụ chúng chịu khó học ở trường lớp hay ngăn cản chúng khỏi
một điều đòi hỏi bất thường nào đó. Tôi đang muốn nói đến những lời hứa hẹn
khác, những lời hứa hẹn quan trọng hơn thế nữa, những
lời hứa hẹn quyết liệt đối với lòng mong ước của chúng trong những hoàn cảnh của
cuộc đời, đối với lòng tin tưởng của chúng trong việc đối xử với con người, đối
với khả năng của chúng trong việc chấp nhận danh Thiên Chúa như là một phúc lành. Đó là
những lời hứa hẹn chúng ta thực hiện đối với chúng.
Người lớn chúng ta mau chóng nói về trẻ em như là một hứa hẹn của cuộc đời. Tất
cả chúng ta đều nói rằng: trẻ em là một hứa hẹn cho cuộc sống. Và chúng
ta cũng dễ dàng được tác động khi nói với giới trẻ rằng họ là tương lai của
chúng ta, điều đó đúng là như thế. Tuy nhiên, đôi khi tôi nghĩ rằng không biết
chúng ta có trân trọng với tương lai của chúng hay chăng, với tương lai của trẻ
em và tương lai của giới trẻ! Chúng
ta cần phải năng tự hỏi mình hơn nữa là chúng ta đã trung thành ra sao với những
hứa hẹn của chúng ta với trẻ em, hứa hẹn đem chúng vào thế giới của chúng ta? Chúng
ta đem chúng vào thế giới này và đó là một hứa hẹn - chúng ta hứa hẹn với chúng
những gì?
Đón nhận và chăm sóc, gần gũi và chú trọng, tin tưởng và hy vọng là những hứa
hẹn căn bản có thể được tóm lại thành một hứa hẹn duy nhất là yêu thương. Chúng
ta hứa hẹn yêu thương, tức là một thứ yêu thương được thể hiện nơi việc đón
nhận, nơi việc chăm sóc, nơi việc gần gũi, nơi việc chú tâm, nơi việc tin tưởng
và nơi việc hy vọng, thế nhưng yêu thương mới là hứa hẹn cao cả. Đó
mới là đường lối chính đáng nhất để tiếp nhận một con người vào đời, mà tất cả
chúng ta đều biết đến, thậm chí ngay trước khi nhận thức được. Tôi cảm thấy rất
hài lòng khi thấy những người làm cha và những người làm mẹ, khi tôi ở giữa anh
chị em, mang đến cho tôi một bé trai hay bé gái, và tôi hỏi: "Cháu bao nhiêu
tuổi rồi?". "Ba tuần, bốn tuần... Con xin được phép lành Chúa ban". Điều
này cũng được gọi là yêu thương. Yêu thương là hứa hẹn được con người nam nữ bày
tỏ với từng đứa con, từ lúc cháu được thụ thai trong tư tưởng. Trẻ em vào đời và
trông mong sự khẳng định của hứa hẹn ấy: chúng hoàn toàn, tin tưởng và yếu mềm
trông mong hứa hẹn ấy.
Chỉ cần nhìn vào chúng: nơi tất cả mọi nhóm sắc tộc, nơi
tất cả mọi nền văn hóa, nơi tất cả mọi thân phận cuộc đời! Khi xẩy ra những gì
trái ngược lại thì trẻ em bị "gương mù" đả thương, một thứ gương mù bất khả
chấp, lại càng trầm trọng hơn nữa khi chúng không có phương tiện để giải
mã gương mù ấy. Chúng không thể hiểu được những gì đang xẩy ra. Thiên Chúa canh
chừng những hứa hẹn này ngay từ giây phút đầu tiên. Anh chị em có nhớ những gì
Chúa Giêsu nói hay chăng? Các Thiên Thần của trẻ em phản ảnh cái nhìn của Thiên
Chúa, và Thiên Chúa không bao giờ không nhìn đến trẻ em (xem Mathêu 18:10). Khốn
cho những ai phản bội lòng tin của chúng, khốn cho họ! Việc tin tưởng phó mình
cho hứa hẹn của chúng ta, thứ hứa hẹn thúc đẩy chúng ta từ giây phút ban đầu, và
là thứ hứa hẹn phán xét chúng ta.
Tôi muốn nói thêm một điều khác nữa, rất tôn trọng mọi người nhưng cũng rất
thẳng thắn.Không
bao giờ được gây tổn thương đến niềm tin tưởng bộc phát này của chúng nơi Thiên
Chúa,
nhất là khi xẩy ra chuyện do bởi một tự phụ nào đó (không nhiều thì ít có chủ
tâm) thay thế Ngài bằng bản thân của chúng ta. Không
bao giờ được phạm đến mối liên hệ dịu dàng và huyền diệu của Thiên Chúa với tâm
hồn của các con trẻ.
Nó là một mối liên hệ thực hữu được Thiên Chúa mong muốn và bảo vệ - từ khi sinh
ra con trẻ đã có thể cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương, các cháu mong được yêu
thương. Ngay khi con trẻ cảm thấy rằng mình được yêu thương cho bản thân mình,
con trẻ đồng thời cũng cảm thấy có một vị Thiên Chúa yêu thương trẻ em.
Vừa khi được sinh ra, trẻ em bắt đầu lãnh nhận như là một
tặng ân, cùng với việc nuôi dưỡng và chăm sóc, sự khẳng định về phẩm chất thiêng
liêng của yêu thương. Những tác động của tình yêu được thể hiện qua
tặng ân được đặt cho tên gọi riêng, được nói cùng một ngôn ngữ, được chăm chú
ngắm nhìn, được tươi cười rạng rỡ. Nhờ thế, chúng biết được vẻ đẹp của mối liên
hệ giữa những con người với nhau là những gì cởi mở linh hồn của chúng ta, tìm
kiếm tự do của chúng ta, chấp nhận cái khác biệt của người khác, công nhận và
tôn trọng họ như một người đối thoại. Một phép lạ thứ hai, một hứa hẹn thứ
hai, đó là chúng ta - người cha và người mẹ - cống hiến bản thân mình cho con để
con cống hiến con cho chính bản thân con! Và đó là yêu thương, một thứ yêu
thương làm phát ra một tia sáng của tình yêu Thiên Chúa! Tuy nhiên, anh chị em
là những người làm cha và làm mẹ có được cái tia sáng này của Thiên Chúa để anh
chị em cống hiến cho con cái, anh chị em là dụng cụ của tình yêu Thiên Chúa
và đó là những gì mỹ miều, mỹ lệ, đẹp đẽ!
Chỉ khi nào chúng ta nhìn con trẻ bằng con mắt của Chúa Giêsu chúng ta mới có
thể thực sự hiểu được làm cách nào mà bằng việc bênh vực gia đình chúng ta
lại bảo vệ nhân loại!Quan điểm
này về con trẻ là quan điểm của Con Thiên Chúa. Nơi Phép Rửa, chính Giáo Hội đã
thực hiện những hứa hẹn cao cả với trẻ em, những hứa hẹn Giáo Hội ủy
thác cho cha mẹ và cộng đồng Kitô hữu. Chớ gì Thánh Mẫu của Chúa Giêsu - nhờ
ngài mà Con Thiên Chúa đã đến với chúng ta, Đấng được yêu thương và hạ sinh như
một con trẻ - giúp cho Giáo Hội có thể theo đường lối thân mẫu của mẹ và đức tin
của mẹ. Và chớ gì Thánh Giuse - con người công chính, vị đã lãnh nhận và bảo vệ,
và đã can đảm tôn kính phúc lành và lời hứa của Thiên Chúa - giúp cho tất cả
chúng ta có thể và xứng đáng đón nhận Chúa Giêsu nơi hết mọi con trẻ được Thiên
Chúa gửi đến trần gian này.
http://www.zenit.org/en/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn
mạnh tự ý)
Phụ thêm của người dịch:
Ở đầu bài giáo lý cho Buổi Triều Kiến Chung hôm nay, chúng ta thấy Đức Thánh
Cha đã ngỏ lời xin lỗi: "nhân
danh Giáo Hội, tôi xin anh chị em hãy tha thứ cho những gương mù đã xẩy ra trong
thời gian mới đây, ở Rôma hay ở Vatican, là những gì tôi xin được tha thứ".
Không biết ở đây Đức Thánh Cha muốn "xin
lỗi" về "những
gương mù" nào "đã xẩy
ra trong
thời gian mới đây"
và là những gương mù trầm trọng đến độ ngài phải "nhân
danh Giáo Hội" mà "xin
lỗi" như thế? Cũng có thể những gì chúng ta coi
là nhỏ, không đáng gọi là "gương mù"
thì đối với ngài lại là "gương mù".
Thật vậy, trong mấy ngày vừa qua thì chuyện xẩy ra đáng kể nhất, cả ở "Rôma" lẫn
"Vatican", đó là vụ "bức thư của 13 vị hồng y gửi Đức Giáo Hoàng" ở
"Vatican", được một trong hai tờ Tuần San nổi tiếng nhất của Ý là L'Espresso ở
"Rôma" phổ biến hôm Thứ Hai 12/10/2015, trong đó, nội dung của bức thư cho
thấy các vị hồng y ký tên đã tỏ ý mối bất đồng của các vị về phương thức làm
việc của Thượng Nghị Giám Mục và bày tỏ mối lo âu là thành quả ấn định đã được
lèo lái một cách nào đó.
Không biết làm sao mà truyền thông, qua tờ tuần san L'Espresso này có được bức
thư đáng lẽ phải giữ bí mật cả về nội dung cũng như tên tuổi của các vị hồng y
trong cuộc lại có được và tung ra như thế? Phải chăng vì nội bộ của 13 vị hồng y
này bí mật tung ra hay cùng nhau đồng ý tung ra như để gâp áp lực trên chính ĐTC
Phanxicô nói riêng và trên Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 10/2015
nói chung?
Nếu quả thực là như vậy thì đúng là "gương mù" gây ra bởi chính các đấng bậc
trong Giáo Hội, cần được chính ĐTC ngỏ lời xin lỗi là phải! Chính việc viết bức
thư của 13 vị hồng ý này gửi ĐTC không có gì là sai quấy, mà còn là những gì
thẳng thắn vốn được ĐTC phấn khích và mong đợi. Nhưng cái đáng trách ở đây là
một vị hay một số vị nào trong các vị đã có thể muốn gây áp lực bằng truyền
thông nên đã tung bức thư của mình ra ngoài như thế.
Chính vì bức thư này đã được công khai hóa, nên danh
tính của 13 vị hồng y đã được biết đến, thứ tự như sau: ĐHY
Carlo Caffarra,
TGM Bologna Ý quốc, ĐHY Thomas
Collins, TGM Toronto
Canada, ĐHY Timothy
Dolan, TGM New York
Hoa Kỳ, ĐHY Wim
Eijk, TGM Utrecht
Hà Lan, ĐHY Péter
Erdö,
TGM Esztergom-Budapest Hung Gia Lợi kiêm Tổng
Liên Hợp Viên của Thượng Nghị, ĐHY Gerhard
Müller,
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ĐHY Wilfrid
Napier,
TGM Durban Nam Phi và là một trong những vị chủ
tịch đại biểu của Thượng Nghị, ĐHY George
Pell, Chánh
Văn Phòng Đặc Trách Kinh Tế, ĐHY Mauro
Piacenza,
Chưởng Ấn Tòa Ân Giải, ĐHY Robert
Sarah, Tổng
Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng và Bí Tích, ĐHY Angelo Scola,
TGM of Milan Ý quốc, ĐHY Jorge
Urosa Savino,
TGM Caracas Venezuala, ĐHY André Vingt-
Tuy nhiên,
4 trong 13 vị này đã công khai chối bỏ danh tính của mình trong 13 vị ký tên, đó
là các ĐHY Angelo
Scola Milan Ý quốc, Andre Vingt-Trois Pháp quốc, Mauro Piacenza Chánh Án Tòa Ân
Giải, và Peter Erdo Hung Gia Lợi. Riêng ĐHY George Pell trong số 13 vị đã lên
tiếng cho biết đáng lẽ bức thư này cần phải được bảo mật, cả về nội dung cũng
như thành phần ký vào bức thư. Như thế không phải là tất cả 13 vị mà chỉ có một
vị hay một số vị nào đó trong 13 vị đã tự ý muốn tung ra mà thôi.
Sau khi bức thư này được truyền thông tung ra vào Thứ
Hai thì vấn đề về nội dung của bức thư đã được đề cập đến vào ngay tối hôm ấy ở
Sảnh Đường Thượng Nghị, "cho dù không đi vào
chi tiết", và sáng hôm sau, cũng đã được vị
Tổng Thư Ký của Thượng Nghị là ĐHY Lorenzo
Baldisseri và đích thân Đức Thánh Cha "trả lời
một cách rõ ràng". Trong cuộc họp báo Thứ Ba
13/10/2015, linh mục giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh Lombardi đã cho
biết như trên, được VIS (Vatican Information Service) phổ biến ngày 13/10/2015: http://www.vis.va/
3- "Việc thiếu đóng góp của các nghị phụ Thượng
Nghị vào vấn đề viết lách của tiểu ban biên soạn đã tạo nên tình trạng băn
khoăn đáng kể. Các phần tử của tiểu ban này đã được chỉ định mà không tham
vấn, không phải được bầu chọn. Trong khi đó bất cứ ai soạn thảo những gì ở tầm
cấp tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ cần phải được bầu chọn chứ không phải được
chỉ định".
4- "Những điều ấy đã tạo nên mối quan tâm là các phương thức mới không trung
thực với tinh thần của truyền thống cũng như với mục đích của một Thượng Nghị.
Vấn đề ở đây là không hiểu vì sao lại cần phải có những thay đổi về phương thức
này. Một số các nghị phụ cảm thấy tiến trình mới này đường như được tạo ra để dễ
dàng đạt được những thành quả ấn định trước về các vấn đề tranh cãi quan
trọng".
Cả ĐHY Tổng Bí Thư của Thượng Nghị lẫn Đức Thánh Cha đã
trả lời cho bức thư này vào ngày hôm sau, Thứ Ba 13/10/2015. ĐHY Tổng Bí Thư cho
rằng các vị hồng y trong bức thư đã lệch lạc trong nhận định đối với những
thay đổi về phương thức liên quan đến: 1- ủy ban phụ trách soạn thảo văn
kiện đúc kết cũng như đến: 2- việc bổ nhiệm các tường trình viên thuộc các tiểu
luận nhóm theo ngôn ngữ (circuli minores).
Đối với nhận định thứ nhất, ĐHY Tổng Bí Thư đã giải thích
rằng cho đến Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ 2014, 3 hay 4 người thuộc
Văn Phòng Tổng Bí Thư đã từng đảm nhiệm việc viết bản văn kiện đúc kết.
Chính Đức Phanxicô đã muốn nới rộng công việc này, bằng cách chỉ định một Nghị
Phụ từ mỗi châu lục. Ủy ban này không bao giờ được bầu chọn bởi các vị Nghị Phụ
cả.
Đối với nhận định thứ hai, việc dự đoán của một số truyền
thông thân cận với các vị ký tên vào bức thư về sự thất bại trong việc chọn các
tường trình viên và điều hợp viên của các tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ, đã cho
thấy là những dự đoán sai lầm. Như vào năm 2014, các tường trình viên và điều
hợp viên của các tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ đã được chọn bởi các Nghị Phụ chứ
không do chỉ định. Và các bản tường trình do các nhóm này phát hành đã được phổ
biến đầy đủ như năm ngoái.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp
Xin hãy đọc lại những gì chính ĐTC nói về tinh thần
của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 và Thường Lệ XIV - 2015, ở
những cái links dưới đây, để không bị chiều theo những lệch lạc và xuyên tạc của
bất cứ ai nhân danh Giáo Hội chống phá Giáo Hoàng:
Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường
Lệ XIV - 2015
Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014
Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn
Từ Bế Mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014