GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Vấn đề của thời đại chúng ta dường như
không phải là việc hiện diện chiếm lĩnh của thành phần làm cha,
mà là sự vắng bóng của họ, việc khuất dạng của họ".
ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Gia Đình bài 4 Thứ
Tư ngày 28/1/2015
Chào Anh
Chị
Em thân mến buổi sáng!
Chúng
ta tiếp tục loạt bài giáo lý về gia đình. Hôm nay,
chúng ta hãy để mình được hướng dẫn bởi chữ cha.
Một chữ thân thương đối với Kitô hữu chúng ta hơn bất cứ chữ nào khác, vì nó là
danh xưng được Chúa Giêsu đã dạy chúng ta sử dụng để gọi Thiên Chúa là Cha. Thật
vậy, ý nghĩa của chữ này đã có được một chiều kích sâu xa mới, khởi đầu từ cách
thức Chúa Giêsu sử dụng để thân thưa cùng Thiên Chúa cũng như để bày tỏ mối liên
hệ đặc biệt của Người với Ngài. Mầu nhiệm thánh về sự thân mật của Thiên Chúa là
Cha và Con và Thánh Thần này đã được
Chúa
Giêsu mạc khải là tâm điểm của đức tin Kitô giáo chúng ta.
"Cha" là một chữ mà mọi
người đều biết - một chữ phổ quát. Nó nói lên một mối liên hệ sâu xa có thực tại
cổ kính như lịch sử loài người. Tuy nhiên, ngày nay
chúng ta tiến đến chỗ khẳng định rằng xã hội của chúng ta là "một xã hội mồ côi
cha - fatherless society". Nói cách khác, hình ảnh
về người cha, đặc biệt ở nền văn hóa Tây phương, tiêu biểu mà nói thì đang vắng
bóng, bị biến khuất, bị loại bỏ. Thoạt
tiên nó đã được
coi là một thứ giải phóng:
giải phóng khỏi vai trò cha chúa - the father-master, khỏi người
cha như nhân vật đại diện cho luật pháp bị áp đặt từ bên ngoài, khỏi người
cha đóng vai trò giám thị kiểm
soát hạnh
phúc của con cái và là chướng ngại vật cho việc vươn mình và những gì là tự động của
giới trẻ. Thật
vậy, có những lúc chính sách chuyên chế đã ngự trị ở một số gia đình, mà thực sự
là nơi một số trường hợp nó đã trở thành đàn áp, cha mẹ đã đối xử với con cái
mình như là thành phần tôi tớ, không tôn trọng những nhu cầu riêng tư tăng
trưởng của chúng; các người làm cha không giúp chúng đi theo đường lối của chúng
một cách khôn ngoan, thế nhưng không dễ gì để giáo dục một đứa con sống tự do.
Những người làm cha không giúp chúng đảm nhận các trách nhiệm của chúng trong
việc xây dựng tương lai của chúng và tương lai của xã hội: điều này chắc chắn
không phải là một thái độ tốt đẹp.
Tuy nhiên, như
thường xẩy ra, chúng ta băng qua từ cực này sang cực kia. Vấn đề của thời đại
chúng ta dường như không phải là việc hiện diện chiếm lĩnh của
thành phần làm cha, mà là sự
vắng bóng của họ, việc khuất dạng của
họ.
Các
người làm cha đôi khi quá tập trung vào bản thân mình cũng như vào việc làm của
mình, và có những khi vào những thỏa mãn cá nhân của mình, đến độ họ quên cả
gia đình. Họ bỏ mặc những đứa con nhỏ hay những đứa con thanh thiếu niên.
Khi còn
là Giám Mục ở Buenos Aires tôi đã
thấy được cảm giác của tình trạng mồ côi mà giới trẻ ngày nay hiện sống. Tôi
thường hỏi các người bố rằng họ có chơi với con cái của họ hay chăng. Xin
lỗi, câu trả lời quả là tệ! Đa
số các trường hợp họ nói rằng: "Tôi không thể vì tôi có quá nhiều việc để
làm..." Người cha vắng bóng đối với người con đang khôn lớn. Họ không chơi với
con, họ không có giờ cho con. Giờ đây, trong việc suy nghĩ chung về gia đình
này, tôi muốn nói cùng tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu rằng chúng ta cần phải chú
tâm hơn nữa: việc
vắng bóng hình ảnh người cha nơi đời sống của những đứa con nhỏ và thanh thiếu
niên là những gì tạo nên những khoảng cách và các vết thương cũng có thể là rất
trầm trọng. Thật
vậy, những thứ sai lầm lệnh
lạc của trẻ em và của các em thanh thiếu niên phần lớn có thể mang dấu vết của
sự vắng bóng này,
của
tình trạng hụt hẫng gương lành cũng như không có thành phần chỉ dẫn uy tín trong
cuộc sống hằng ngày của chúng - của tình trạng thiếu gần gũi, thiếu yêu thương
về phía người cha. Cái cảm
giác về
tình trạng mồ côi nơi rất
nhiều giới trẻ đang sống còn sâu đậm hơn là những gì chúng ta nghĩ tới.
Chúng là những đứa trẻ mồ
côi, nhưng mồ côi trong gia đình, vì người cha thường vắng bóng, cả về thể lý,
không ở nhà, nhưng nhất là vì khi họ có nhà thì họ lại không tác hành như một
người làm cha, họ không đối thoại với con cái. Họ
không làm trọn công việc giáo dục của họ; họ không cống hiến cho con cái của họ
- bằng gương sáng đi kèm với ngôn từ của họ - những nguyên tắc, những giá trị,
những qui luật về đời sống chúng cần, như chúng cần đến
bánh ăn vậy. Phẩm chất giáo dục về sự hiện diện của người cha càng cần thì người
cha lại càng bị gò bó bởi công việc xa nhà. Có
những lúc dường như người cha không biết rõ vị trí của mình trong gia đình và
giáo dục con cái ra sao. Thế rồi, cảm thấy bối rối, họ kiêng lánh, họ rút lui và
bỏ bê trách nhiệm của mình, có lẽ ẩn nấp vào
một mối liên hệ như
thể vẩn
vơ nào đó với con cái. Tuy
nhiên, anh
em quả thực cần phải là bạn đồng hành với con cái của anh em mà không quên rằng
anh em là một người cha. Thế nhưng, nếu anh
em chỉ
tác hành như thể là
một người bạn đồng hành với
con cái của anh em thì anh em sẽ chẳng giúp gì cho con cái hết.
Dầu sao thì cả trong vấn đề này nữa, cộng đồng
dân sự, theo cơ cấu tổ chức của mình, cũng có một trách
nhiệm chúng
ta có thể nói là làm cha, đối với giới trẻ, một trách nhiệm đôi khi bị xao lãng
hay thi hành một cách tệ hại. Cộng đồng cũng thường các trẻ mồ côi trên hè phố
mà chúng ta thực sự gặp được, những
trẻ em mồ côi không có được những thày
cô chúng có thể tin tưởng, những trẻ em mồ côi không
có được những lý tưởng sưởi ấm tâm can, những trẻ em mồ côi không có được những
thứ giá trị và những niềm hy vọng nâng dỡ chúng hằng ngày.
Chúng được đổ đầy
có lẽ bằng các thứ ngẫu tượng, mà chúng lại không được cống hiến cho có việc
làm; chúng bị đánh lừa bởi thần tượng tiền bạc và bị chối từ những thứ giầu
sang đích thực.
Vậy giờ đây thật là cần thiết cho tất cả mọi
người, cho các người cha và cho con cái, nghe lại lời hứa Chúa Giêsu đã nói với
các môn đệ của Người: "Thày sẽ không để các con mồ côi" (Gioan 14:18). Thật vậy,
Người là Đường Lối để đi theo,
là Thày Dạy để nghe theo, là
Hy Vọng giúp thế giới đổi
thay, giúp tình yêu thắng vượt hận thù, giúp có được một tương lai huynh đệ và
bình an cho tất cả mọi người.
Một ai đó trong anh chị em có thể nói cùng tôi rằng: "Thế nhưng, thưa Cha, hôm nay cha tỏ ra quá ư là tiêu cực. Cha chỉ nói về tình trạng vắng bóng của các người làm cha, về những gì xẩy ra khi các người cha không gần gũi với con cái của họ". Đúng thế. Tôi muốn nhấn mạnh điều này vì Thứ Tư tuần tới, tôi sẽ tiếp tục bài giáo lý này bằng cách chiếu tỏa vẻ đẹp của vai trò làm cha. Bởi thế, tôi muốn bắt đầu từ tối tăm tiến ra ánh sáng. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được rõ ràng những điều ấy. Xin cám ơn anh chị em!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
(kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)
http://www.zenit.org/en/
ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Gia Đình - bài 3 ngày 7/1/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Gia Đình - bài 2 ngày 17/12/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý về Gia Đình - bài 1 ngày 10/12/2014