GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ:

 

KHÓA TÒA TRONG VÀ 24 GIỜ CHO CHÚA

 

Hằng năm, trong giáo triều của ĐTC Phanxicô, vào Mùa Chay, sau Tuần Phòng của ngài và giáo triều Roma vào tuần thứ nhất Mùa Chay, đến hai biến cố một lúc vào Thứ sáu Tuần hai Mùa Chay, đó là biến cố Khóa Học Hỏi về "Tòa Trong / Internal Forum" (lần 28) do Tòa Ân Giải tổ chức ở Chancellery Palace (14-17/3/2017) và biến cố "24 Giờ cho Chúa" (Thứ Sáu 17/3/2017), một sáng kiến của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Tránh Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, năm nay các giáo phận trên thế giới sẽ cử hành vào cuối tuần 24-25/3/2017, với chủ đề chung là "Tôi muốn lòng nhân lành" (Mathêu 9:13). Sau đây là nguyên văn bài nói của ngài với thành phần tham dự viên Khóa "Tòa Trong" vào ngày bề mạc khóa Thứ Sáu 17/3/2017.

 

  "Chắc chắn người ta không trở thành một vị giải tội tốt lành nhờ một khóa học, không phải thế:

khóa học về tòa giải tội là một việc giáo dục dài lâu, kéo dài cả một đời người.

Thế nhưng ai là một "vị giải tội tốt lành"?

Làm thế nào để trở thành một vị giải tội tốt lành?"

Anh em thân mến,

Tôi hân hoan được gặp gỡ anh em ở buổi triều kiến đầu tiên này sau Năm Thánh Thương Xót, nhân dịp Khóa Học Hỏi về Tòa Trong thường niên.... (sau đó ngài ngỏ lời chào các vị đặc trách và toàn thể tham dự viên).

Tôi phải công nhận rằng Tòa Ân Giải này trên thực tế là một Pháp Đình tôi thật sự yêu thích! Nó là một "thứ pháp đình của lòng thương xót" là nơi chúng ta tiến đến để lãnh nhận phương dược bất khả châm chước là lòng thương xót Chúa.

Khóa học của anh em về tòa trong (the internal forum), một khóa học góp phần đào tạo nên những vị giải tội tốt lành, trở nên hữu ích hơn bao giờ hết, và tôi muốn nói rằng thậm chí còn cần thiết trong thời đại của chúng ta đây. Chắc chắn người ta không trở thành một vị giải tội tốt lành nhờ một khóa học, không phải thế: khóa học về tòa giải tội là một việc giáo dục dài lâu, kéo dài cả một đời người. Thế nhưng ai là một "vị giải tội tốt lành"? Làm thế nào để trở thành một vị giải tội tốt lành?

Về vấn đề này tôi muốn nêu lên ba khía cạnh.

1- "Vị giải tội tốt lành", trước hết, là một người bạn đích thực của Chúa Giêsu là Vị Mục Tử Nhân Lành. Không có mối thân tình này thì sẽ khó lòng mà phát triển tính chất làm cha là những gì rất cần thiết trong thừa tác vụ Hòa Giải. Việc làm bạn của Chúa Giêsu, trước hết,  nghĩa là vun trồng việc cầu nguyện: cả việc cầu nguyện riêng tư với Chúa, không ngừng xin cho được tặng ân bác ái mục vụ, lẫn việc cầu nguyện đặc biệt cho việc thi hành công việc của vị giải tội, cũng như cho tín hữu, những người anh chị em đến với chúng ta để tìm kiếm lòng thương xót Chúa.

Thừa tác vụ Hòa Giải nào "được gắn bó nguyện cầu" sẽ trở thành một đáp ứng khả tín với lòng thương xót Chúa, và sẽ tránh được những gì là thô lỗ cộc cằn và hiểu lầm có những lúc có thể xuất phát ngay trong cuộc gặp gỡ có tính cách Bí Tích. Vị giải tội nào sống đời cầu nguyện thì nhận thức rõ mình là tội nhân đầu tiên và là người đầu tiên được tha thứ. Người ta không thể nào tha thứ bằng Bí Tích mà lại không nhận thức mình đã được thứ tha trước. Bởi thế, cầu nguyện là việc bảo đảm tiên quyết để tránh được các thái độ khắc nghiệt, tránh được việc phán đoán chẳng ra làm sao đối với tội nhân chứ không phải đối với tội lỗi.

Bằng nguyện cầu chúng ta cần van xin tặng ân của một tâm can bị thương tích để có thể hiểu được các thương tích của người khác và chữa lành các thương tích ấy bằng dầu thương xót mà những gì được Người Samaritanô nhân lành đổ lên trên các vết thương của nạn nhân đáng thương mà chẳng được ai động lòng thương (xem Luca 10:34).

Bằng nguyện cầu, chúng ta cần phải xin tặng ân khiêm hạ quí báu, để càng ngày càng ý thức hơn rằng việc tha thứ là một tặng ân nhưng không và siêu nhiên của Thiên Chúa, một tặng ân chúng ta, nếu cần, chỉ là thành phần quản trị theo chính ý muốn của Chúa Giêsu; và Người chắc chắn sẽ hân hoan khi chúng ta biết làm cho lòng thương xót của Người vươn dài nở rộng.

Bởi vậy, bằng nguyện cầu chúng ta hãy luôn cầu khẩn Thánh Linh, Đấng là Thần Linh nhận thức và thương cảm. Vị Thần Linh này giúp chúng ta có thể cảm thông với những nỗi đau khổ của anh chị em chúng ta, những người vào tòa giải tội, cùng hỗ trợ họ bằng việc khôn ngoan và chín chắn nhận thức kèm theo lòng cảm thương về những nỗi khốn khổ của họ là những gì gây ra bởi tình trạng bần cùng của tội lỗi.

2- Sau nữa, vị giải tội tốt lành là một con người của Thần Linh, một con người biết nhận thức. Giáo Hội bị tác hại biết là chừng nào bởi thiếu nhận thức! Tác hại biết bao gây ra cho các linh hồn bởi cách thức tác hành không bắt nguồn từ việc khiêm tốn lắng nghe Thánh Linh cùng ý muốn của Thiên Chúa. Vị giải tội không tác hành theo ý riêng của mình và không dạy dỗ giáo điều riêng của mình. Ngài được kêu gọi để luôn làm theo ý muốn của Thiên Chúa mà thôi, hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội là nơi nhờ đó ngài được làm thừa tác viên, tức là một người tôi tớ.

Việc nhận thức giúp chúng ta luôn biết phân biệt, thay vì bị lẫn lộn, và không bao giờ "cho tất cả mọi người đều có khuyết điểm như nhau - tar all with the same brush". Việc nhận thức là những gì đào luyện nhãn quan của chúng ta cùng tâm can của chúng ta, giúp cho tính chất tinh tế của tâm linh là những gì rất cần thiết đối với những ai cởi mở cung thánh lương tâm của mình ra, có thể lãnh nhận được ánh sáng, bình an và lòng thương xót.

Việc nhận thức cũng cần thiết vì những ai tiến đến với tòa giải tội có thể đến từ những trường hợp thất vọng nhất; họ cũng có thể bị rối loạn về tâm linh là tình trạng tự bản chất cần phải được cẩn thận nhận thức, căn cứ vào tất cả những hoàn cảnh về đời sống, về giáo hội, về tự nhiên và siêu nhiên. Khi vị giải tội nhận thấy xẩy ra những thứ rối loạn về tâm linh thật sự này - một tình trạng phần lớn có tính chất đồng bóng nào đó, nên cần phải được xác nhận bằng việc hợp tác lành mạnh với các khoa học nhân bản - ngài không được chần chờ đem vấn đề này tham khảo với những ai ở trong giáo phận có trách nhiệm về thừa tác vụ tinh tế và cần thiết này, tức là với những vị trừ quỉ. Thế nhưng cần phải rất quan tâm và thận trọng chọn lựa những vị này.

3- Sau hết, tòa giải tội cũng là một nơi truyền bá phúc âm hóa thực sự. Thật vậy, sẽ không có việc truyền bá phúc âm hóa đích thực nào ngoài chính cuộc gặp gỡ với Vị Thiên Chúa của lòng thương xót, với Vị Thiên Chúa là Lòng Thương Xót. Việc gặp gỡ lòng thương xót nghĩa là gặp gỡ dung nhan chân thực của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã tỏ Ngài ra cho chúng ta biết.

Bởi thế tòa giải tội là một nơi của việc truyền bá phúc âm hóa và vì vậy của cả việc đào luyện nữa. Trong việc trao đổi giữa hối nhân - mặc dù ngắn ngủi - và vị giải tội được kêu gọi để nhận thức những gì hữu ích nhất, hay thậm chí cần thiết cho cuộc hành trình thiêng liêng của người anh chị em đó; có những lúc cần phải tái loan báo những chân lý căn bản nhất của đức tin, tái loan báo cái cốt lõi rạng ngời, tái loan báo lời rao giảng tiên khởi, mà nếu thiếu vắng chúng thì cảm nghiệm về tình yêu của Chúa và lòng thương xót của Ngài vẫn như thể bị câm nín; có những lúc nó cần phải nhắm đến những nền tảng của đời sống luân lý, bao giờ cũng phải liên hệ với chân lý, với sự thiện và với ý muốn của Thiên Chúa. Nó là một công việc của sự nhận thức kịp thời và sáng suốt, những gì có thể trở thành lợi ích lớn lao cho tín hữu.

Thật vậy, vị giải tội được kêu gọi hằng ngày mạo hiểm đến "những vùng ngoại biên của sự dữ và tội lỗi" - tức là một vùng ngoại biên ghê tởm! - và công việc của ngài là một ưu tiên về mục vụ. Giải tội là một ưu tiên mục vụ. Xin đừng để những thông báo viết rằng "chỉ giải tội và Thứ Hai và Thứ Tư vào lúc này lúc kia". Hãy giải tội khi được yêu cầu. Và nếu anh em ở trong tòa giải tội thì hãy cầu nguyện, hãy ở đó với tòa giải tội mở ra như trái tim cởi mở của Thiên Chúa vậy.

Anh em thân mến, tôi chúc lành cho anh em và tôi hy vọng rằng anh em sẽ trở thành những vị giải tội tốt lành, được chìm ngập trong mối liên hệ với Chúa Kitô, có thể nhận thức trong Thánh Linh và sẵn sàng chộp bắt cơ hội để truyền bá phúc âm hóa.

Hãy luôn cầu nguyện cho những người anh chị em của mình, thành phần tìm kiếm Bí Tích tha thứ. Và xin cầu cả cho tôi nữa.

Tôi không muốn chấm dứt mà không có một điều chợt đến trong đầu của tôi khi nghe thấy Đức Hồng Y Chưởng Ấn Tòa Ân Giải nói. Ngài đã nói về những chiếc chìa khóa cũng như về Đức Mẹ, tôi thích điều ngài nói nên tôi sẽ nói với anh em điều này... hai điều chứ. Rất có lợi cho tôi khi còn trẻ được đọc sách của Thánh Alfonso Maria de Liguori về Đức Mẹ, đó là cuốn "Vinh Quang của Mẹ Maria". Bao giờ cũng thế, ở cuối mỗi chương sách, đều có một phép lạ của Đức Mẹ, Đấng đã đi vào đời sống và đã giải quyết các vấn đề.

Và điều thứ hai. Có một truyền thuyết về Đức Mẹ, một truyền thuyết tôi được cho biết là ở miền Nam Ý quốc, đó là truyền thuyết về Đức Mẹ của Người Tầu Quan Thoại (Mandarins). Đó là miền đất có nhiều người Tầu quan thoại này phải không? Và họ bảo rằng Đức Mẹ là quan thày của những kẻ ăn trộm (phì cười). Họ bảo rằng các kẻ trộm đến cầu nguyện ở đó. Họ kể rằng truyền thuyết là ở chỗ các kẻ trộm cầu cùng Đức Mẹ của Người Tầu Quan Thoại, khi họ chết đi, họ xếp thành hàng trước Thánh Phêrô đang cầm chìa khóa và mở ra cho người này vào, rồi người kia vào; và Đức Mẹ, khi nhìn thấy một trong những kẻ trộm này, thì ra dấu cho nấp đi. Thế rồi khi hết mọi người đã qua thì Thánh Phêrô đóng cửa lại và trời về đêm, rồi Đức Mẹ gọi hắn từ cửa sổ và để hắn lọt vào qua cửa sổ. Nó là một câu chuyện của dân gian nhưng hay, đó là hãy tha thứ cùng với Người Mẹ này ở bên anh em, hãy tha thứ cùng với Người Mẹ này. Vì người nữ này, người nam kia đến xưng tội, đều có một Người Mẹ ở trên Thiên Đàng, Đấng mở cửa và sẽ giúp họ vào Nước Trời vào lúc bấy giờ. Bao giờ cũng là Đức Mẹ, vì Đức Mẹ giúp cho cả chúng ta nữa nơi việc tỏ ra lòng thương xót. Xin cám ơn Đức Hồng Y về hai dấu hiệu này: những chiếc chìa khóa và Đức Mẹ. Đa tạ.

Tôi mời anh em - đã đến giờ - cùng nhau nguyện Kinh Truyền Tin. "Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần..."

Phép lành

Đừng nói rằng các kẻ trộm vào Thiên Đàng! Đừng nói thế nhé! (phì cười).

http://www.news.va/en/news/pope-francis-three-characteristics-of-a-good-confe

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu                                                                        

Nếu cần xin đọc lại các bài giảng của ngài rất hay trong các năm trước ở các links dưới đây:

Đức Thánh Cha Phanxicô với Khóa Học về Tòa Trong Thứ Sáu 4/3/2016

Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ về Bí Tích Hòa Giải và loan báo Năm Thánh Tình Thương 2016 Thứ Sáu 13/3/2015

 Khóa Học Thường Niên của Tòa Ân Giải của Tòa Thánh Thứ Sáu 28/3/2014

 

"24 GIỜ CHO CHÚA"

 

Năm nay, 2017, Đức Thánh Cha không hề giảng như các năm trước.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Chủ Sự Cử Hành Việc Thống Hối 24 Giờ Cho Chúa trong Năm Thánh Tình Thương Thứ Sáu ngày 4/3/2016

Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ về Bí Tích Hòa Giải và loan báo Năm Thánh Tình Thương 2016 Thứ Sáu 13/3/2015

Biến Cố 24 Giờ cho Chúa - Lễ Hội Thứ Tha (Festival of Forgiveness) Thứ Sáu 28/3/2014

 

Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục 2 việc bất khả thiếu trong biến cố này theo thiên chức linh mục của ngài: 1- xưng tội và 2- giải tội. Ngài trước hết, trước khi giải tội cho dân chúng (khoảng 50 phút, năm nay cho 3 nam và 4 nữ), đã công khai đến 1 trong 95 tòa giải tội ở bên cánh phải của Đền Thờ Thánh Phêrô để xưng tội.

 

Năm nay cũng có một điều đặc biệt đó là xuất hiện một tập sách nhỏ nhan đề: "25 câu hỏi để 'xét mình theo ánh sáng Lời Chúa". Trong đó có một số câu hỏi về những vấn đề sự sống con người, hay về đời sống đạo, hoặc về phận sự làm cha mẹ con cái và vợ chồng, hay về thái độ đối xử với tha nhân, chẳng hạn như những câu hỏi tiêu biểu sau đây:

 

- Tôi có tìm cách phá thai hay khuyên bảo phá thai hay chăng?

- Tôi có tác hành phạm đến tính chất nguyên tuyền về thể lý của tôi hay chăng? (câu hỏi này dường như ám chỉ đến hành động thủ dâm)

- Tôi có giữ mình không làm việc bất cần thiết trong các ngày lễ hay chăng?

- Tôi có lái xe hay sử dụng các phương tiện chuyên chở khác gây nguy hại mạng sống của mình hay của người khác hay chăng?

- Tôi có làm gương lành cho con cái của tôi hay chăng?

- Tôi có vâng lời cha mẹ của tôi hay chăng? Tôi có tôn trọng quyền bính của các vị hay chăng?

- Tôi có các thứ tình cảm và hành vi luôn tỏ ra trung thành hay chăng? (câu hỏi này liên quan đến điều răn thứ 6 làm sự dâm dục và thứ 9 chớ muốn vợ chồng người)

- Tôi có trao tặng cho những ai nghèo hơn tôi một cách vô vị lợi hay chăng? Khi nào có thể tôi có bênh vực thành phần bị áp bức và giúp thành phần thiếu thốn hay chăng? Hoặc tôi đối xử với tha nhân của một một cách hống hách hay khó khăn, nhất là với người nghèo, với kẻ yếu kém, với người lão thành, với những ai sống bên lề xã hội, với những người di dân?