Bông Hồng 22
 


Nên Giống Chúa Kitô
 



Sự quan tâm chính yếu của một người Kitô hữu là phải nhắm trở nên toàn thiện. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em hăy là những người bắt chước Thiên Chúa như những đứa con mến thương nhất của Ngài” (Êphêsô 5:1). Phận sự này nằm trong ơn tiền định đời đời của chúng ta, như phương thế duy nhất Thiên Chúa ấn định để đạt đến vinh phúc đời đời.

Thánh Giêrônimô Nisia cho chúng ta một so sánh đẹp đẽ khi nói rằng chúng ta tất cả là những họa sĩ và linh hồn của chúng ta là những bức phông c̣n nguyên mà chúng ta phải vẻ lên. Mầu sắc chúng ta phải dùng là các nhân đức Kitô giáo, và người mẫu là Chúa Giêsu Kitô, h́nh ảnh sống động toàn thiện của Thiên Chúa Ngôi Cha. Như một họa sĩ vẽ truyền thần muốn thực hiện bức tranh hết xẩy, đặt ḿnh trước mẫu vẽ, ngắm nghía cẩn thận trước mỗi nét vẽ thế nào, cũng vậy, người Kitô hữu phải luôn luôn đặt cuộc đời và các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô trước mắt, để không bao giờ họ nói năng, nghĩ tưởng hay hành động một sự ǵ, dù nhỏ mọn nhất, mà không ḥa
hợp với mẫu thức của ḿnh.

V́ Đức Mẹ muốn giúp chúng ta trong công cuộc cứu rỗi trọng đại của chúng ta mà Người đă truyền cho thánh Đaminh dạy cho các giáo hữu suy niệm các mầu nhiệm thánh đức của cuôc đời Chúa Giêsu Kitô. Đức Mẹ làm như vậy là để họ, chẳng những tôn thờ và tôn vinh Ngài, mà c̣n, chính yếu hơn, rập khuôn mẫu cuộc đời và tác hành
của họ theo các nhân đức của Ngài.

Con cái bắt chước cha mẹ bằng cách nh́n vào các ngài và nói với các ngài; chúng biết nói tiếng của chúng là nhờ nghe cha mẹ chúng nói. Một người làm thủ công nghệ học nghề qua việc quan sát việc làm của người dạy việc cho họ; cũng vậy, những phần tử trung kiên của Hiệp Hội Kinh Mân Côi có thể trở nên giống như vị Thày Thần Linh của ḿnh, nếu họ cung kính học theo gương các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô được tỏ ra qua 15 mầu nhiệm cuộc đời của Người. Họ có thể thực hiện được điều này với ơn trợ giúp của Người và nhờ lời cầu khẩn của Mẹ Thánh Người.

Xưa kia, ông Moisen, được Thiên Chúa soi sáng, đă truyền cho dân Do Thái không bao giờ được quên các ân phúc mà họ đă nhận lănh. Con Thiên Chúa lại càng có lư do bảo chúng ta khắc sâu vào tâm khảm của chúng ta và đặt trước mắt chúng ta các mầu nhiệm về cuộc sống và tử nạn của Người, v́ mỗi mầu nhiệm đều nhắc cho chúng ta, một cách nào đó, sự tốt lành của Người, và qua những mầu nhiệm này, Người cũng cho chúng ta thấy t́nh yêu và ước vọng hết ḿnh của Người muốn cứu rỗi chúng ta. Chúa Giêsu như muốn nói với chúng ta rằng:

“Ôi, tất cả các con qua đường, hăy dừng lại một chút mà xem, c̣n sầu khổ nào như khổ sầu mà Cha hằng chịu v́ yêu các con chăng. Hăy nghĩ đến sự bần cùng của Cha, sự khiêm hạ của Cha; hăy nghĩ đến rượu pha mật đắng mà Cha đă uống v́ các con trong cuộc tử nạn đắng cay của Cha.”

Những lời này và nhiều lời khác có thể phát biểu ở đây đă quá đủ để thúc giục chúng ta không được đọc kinh Mân Côi chỉ bằng miệng lưỡi trong việc tôn kính Chúa Giêsu và Đức Mẹ, mà c̣n phải suy ngắm các mầu nhiệm thánh
hảo đang khi đọc kinh này nữa.

 

Nếu cần, xin xem lại những bông hồng trước:

Nội dung và Nhập Đề

Bông hồng 1 Những kinh nguyện Mân Côi,

Bông hồng 2 về Nguồn gốc Kinh Mân Côi,

Bông hồng 3 về Thánh Đaminh,

Bông hồng 4 Á Thánh Alan de la Roch

Bông hồng 5 Hiệp Hội Kinh Mân Côi

Bông hồng 6 Thánh Vịnh Mẹ Maria

Bông hồng 7 Triều Thiên Hoa Hồng

Bông hồng 8 Những kỳ diệu của Kinh Mân Côi

Bông hồng 9 Các Thù Địch

Bông hồng 10 Những Phép Lạ

Bông hồng 11 Kinh Tin Kính

Bông hồng 12 Kinh Lạy Cha

Bông hồng 13: Kinh Lạy Cha (tiếp)

Bông hồng 14: Kinh lạy Cha (kết)

Bông hồng 15: Kinh Kính Mừng

Bông hồng 16: Kinh Kính Mừng Tuyệt Diệu

Bông hồng 17: Kinh Kính Mừng: Hoa Trái

Bông hồng 18: Kinh Kính Mừng: Ơn Phúc

Bông hồng 19: Một trao đổi phúc đức

Bông hồng 20: Kinh Kính Mừng diễn nghĩa

Bông hồng 21: 15 Mầu Nhiệm