|
Thông
Điệp
Caritas In Veritate – Yêu Thương
Trong Sự
Thật
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
Dẫn Nhập
Chương 1: Sứ Điệp của Thông Điệp về Việc Phát Triển của
Các Dân Tộc
Chương 3: Tình
Huynh Đệ, Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế và Xã Hội Dân Sự
Chương 4:
Việc
Phát Triển
của
Con Người,
Các Quyền
Lợi
và Nghĩa
Vụ, Môi Trường
Chương 5:
Việc Hợp Tác của Gia Đình Nhân Loại
Chương 6:
Việc Phát Triển của Chư Dân và Vấn Đề Kỹ Thuật
Kết Luận
Chương
Hai
Việc
Phát Triển
của
Con Người
trong Thời
Đại
của
Chúng Ta
21.
Đức
Phaolô VI
đã
có một
nhãn quan rõ ràng về
phát triển.
Ngài
đã
hiểu
từ
ngữ
này nói lên mục
tiêu giải
cứu
các dân tôc, trước
hết
và trên hết,
khỏi
đói
khổ,
thiếu
thốn,
các thứ
chứng
bệnh
hoạn
và tình trạng
mù chữ.
Theo quan
điểm
về
kinh tế,
điều
ấy
nhắm
đến
việc
họ
chủ
động
tham phần
một
cách bình
đẳng
vào tiến
trình kinh tế
toàn cầu;
theo quan
điểm
xã hội,
nó nhắm
đến
việc
tiến
hóa thành những
xã hội
có giáo dục
mang
đặc
tính
đoàn
kết;
theo quan
điểm
chính trị,
nó nhắm
đến
chỗ
củng
cố
các chế
độ
dân chủ
có khả
năng
bảo
đảm
tự
do và hòa bình. Sau rất
nhiều
năm,
như
chúng ta quan tâm nhận
thấy
những
thứ
phát triển
cùng với
những
viễn
ảnh
về
tình trạng
nối
tiếp
xẩy
ra các cuộc
khủng
khoảng
đang
dằn
vặt
thế
giới
ngày nay, chúng ta
đặt
vấn
đề
là những
sự
mong
đợi
của
Đức
Phaolô VI
đã
được
nên trọn
tới
mức
độ
nào trước
mô thức
phát triển
được
chấp
hành trong các thập
kỷ
vừa
qua.
Bởi
thế,
chúng ta mới
nhận
thấy
rằng
Giáo Hội
có
đủ
lý do tỏ
ra quan tâm về
khả
năng
của
một
xã hội
thuần
kỹ
thuật
trong việc
đề
ra các mục
đích
thực
tiễn
cũng
như
trong việc
hưởng
dụng
các phương
tiện
trong tầm
tay của
nó.
Lợi
lộc
là những
gì hữu
ích khi nó trở
thành phương
tiện
hướng
đến
một
đích
điểm
bao gồm
một
cảm
quan về
cả
cách thức
mang lại
lợi
lộc
lẫn
cách thức
hưởng
dùng lợi
lộc.
Một
khi lợi
lộc
trở
thành mục
đích
duy nhất,
nếu
nó
được
tạo
nên bởi
phương
tiện
thiếu
chính
đáng
và không lấy
công ích làm mục
đích
tối
hậu
của
mình, thì nó có nguy cơ
hủy
hoại
cảnh
giầu
thịnh
và tạo
nên cảnh
nghèo khổ.
Việc
phát triển
về
kinh tế
được
Đức
Phaolô VI mong thấy
là những
gì nhắm
tới
một
tình trạng
phát triển
thực
sự,
một
phát triển
có lợi
cho hết
mọi
người
và thực
sự
khả
trơ.
Thật
sự
là việc
tiến
triển
đã
từng
xẩy
ra và nó tiếp
tục
là yếu
tố
tích cực
đã
cứu
giúp hàng tỉ
người
ra khỏi
cảnh
khốn
khổ
– gần
đây
nó
đã
cống
hiến
cho nhiều
quốc
gia cơ
hội
trở
thành những
diễn
viên hiệu
năng
trong chính trường
quốc
tế.
Tuy nhiên, cần
phải
nhìn nhận
rằng
cũng
việc
tăng
trưởng
này
đã
từng
và
đang
tiếp
tục
bị
đè
nặng
bởi
những
thứ
mạo
hành và các vấn
đề
bi thảm,
những
gì càng nổi
bật
hơn
bởi
cuộc
khủng
hoảng
hiện
nay.
Điều
này khiến
cho chúng ta không thể
trì hoãn những
quyết
định
liên quan tới
chính
định
mệnh
của
con người,
thành phần
lại
càng không thể
nào không quan tâm tới
bản
tính của
họ.
Những
năng
lực
về
kỹ
thuật
đang
diễn
tiến,
những
mối
tương
liên toàn cầu,
những
hậu
quả
tai hại
trên nền
kinh tế
thực
sự
gây ra bởi
việc
hành sử
về
tài chính
được
điều
hành cách tệ
hại
và
đầu
tư
cách bao rộng,
tình trạng
di dân
ở
tầm
mức
lớn
lao thường
gây ra bởi
một
số
hoàn cảnh
đặc
biệt
để
rồi
không
được
quan tâm cho
đủ,
việc
khai thác bừa
bãi các nguồn
lợi
của
trái
đất:
tất
cả
đều
dẫn
chúng ta hôm nay
đến
chỗ
suy nghĩ
về
những
biện
pháp có thể
cần
thiết
trong vấn
đề
cung cấp
một
giải
pháp cho những
vấn
đề
chẳng
những
mới
mẻ
so với
những
vấn
đề
được
Đức
Phaolô VI nói tới,
mà còn nhất
là
ảnh
hưởng
quyết
liệt
trên thiện
ích của
nhân loại
hiện
tại
cũng
như
tương
lai.
Những
khía cạnh
khác nhau của
cuộc
khủng
hoảng
này, những
giải
quyết
của
nó, và bất
cứ
việc
phát triển
mới
nào có thể
xẩy
ra trong tương
lai,
đều
càng ngày càng tương
liên với
nhau, chúng bao hàm lẫn
nhau, chúng
đòi
những
nỗ
lực
về
một
sự
hiểu
biết
trọn
vẹn
mới
và một
tổng
luận
nhân bản
mới.
Tính chất
phức
tạp
và trầm
trọng
của
tình hình kinh tế
hiện
tại
thực
sự
là những
gì khiến
cho chúng ta phải
quan tâm, thế
nhưng
chúng ta cần
phải
chấp
nhận
một
thái
độ
thực
tế
khi chúng ta tin tưởng
chấp
nhận
và hy vọng
những
trách nhiệm
mới
mà chúng ta
được
kêu gọi
trước
viễn
tượng
của
một
thế
giới
cần
đến
một
cuộc
canh tân sâu xa về
văn
hóa, một
thế
giới
đang
cần
tái khám phá ra những
giá trị
nồng
cốt
để
nhờ
đó
xây dựng
một
tương
lai tốt
đẹp
hơn.
Cuộc
khủng
hoảng
hiện
nay bắt
buộc
chúng ta phải
tái hoạch
định
cho cuộc
hành trình của
chúng ta,
đề
ra cho mình những
qui luật
mới
và tái khám phá ra những
hình thức
mới
của
việc
dấn
thân, bắt
buộc
chúng ta phải
xây dựng
trên những
kinh nghiệm
tích cực
và loại
trừ
đi
những
kinh nghiệm
tiêu cực.
Thế
nên cuộc
khủng
hoảng
này trở
thành một
cơ
hội
nhận
thứcc
giúp hình thành một
nhãn quan mới
cho tương
lai.
Theo tinh thần
này, tin tưởng
hơn
là thoái lui, thật
là thích hợp
để
nói tới
những
gì là khó khăn
trong thời
điểm
hiện
nay.
22.
Ngày nay hình
ảnh
về
việc
phát triển
có nhiều
tầng
lớp
chồng
chất
lên nhau.
Những
diễn
viên và những
nguyên nhân
ở
cả
tình trạng
chậm
phát triển
lẫn
phát triển
thì nhiều,
những
lầm
lỗi
và những
công lênh là những
gì khác biệt.
Sự
kiện
này cần
phải
thúc
động
chúng ta giải
phóng mình khỏi
những
thứ
ý hệ
là những
gì thường
quá
đơn
giản
hóa thực
tại
bằng
những
cách thức
nhân tạo,
và nó cần
phải
dẫn
chúng ta tới
chỗ
khách quan xem xét chiều
kích trọn
vẹn
nhân bản
của
các vấn
đề.
Như
Đức
Gioan Phaolô II
đã
nhận
định,
lằn
ranh giới
giữa
các xứ
sở
giầu
và nghèo không còn sáng tỏ
như
thời
của
Thông
Điệp
Việc
Phát Triển
của
Các dân Tộc
[55]. Tình trạng
giầu
thịnh
của
thế
giới
đang
gia tăng
đến
cực
độ,
thế
nhưng
những
tình trạng
chênh lệch
cũng
đang
gia tăng.
Ở
các xứ
sở
giầu
có, những
lãnh vực
mới
trong xã hội
đang
chìm vào cảnh
nghèo khổ
và những
hình thức
nghèo khổ
mới
đang
hiện
lên. Tại
các miền
nghèo khổ
có một
số
nhóm người
đang
hoan hưởng
một
thứ
“siêu phát triển”
của
một
loại
hưởng
thụ
hoang phí tạo
nên một
cảnh
tương
phản
bất
khả
chấp
trước
những
tình trạng
thiếu
thốn
phi nhân bản
đang
diễn
tiến.
“Cái gương
mù về
những
thứ
chênh lệch
chói lòa” [56]
đang
tiếp
tục
xẩy
ra. Tình trạng
băng
hoại
và bất
hợp
pháp tiếc
thay là những
gì hiển
nhiên nơi
tác hành của
tầng
lớp
kinh tế
và chính trị
trong các quốc
gia giầu
thịnh,
cả
cũ
lẫn
mới,
cũng
như
ở
các quốc
gia nghèo khổ.
Trong số
thành phần
đôi
khi không tôn trọng
các thứ
nhân quyền
của
nhân viên làm việc
là các xí nghiệp
đa
quốc
lớn
cũng
như
các sản
xuất
gia
ở
địa
phương.
Việc
trợ
cấp
quốc
tế
thường
không
đạt
được
các mục
đích
thích
đáng
của
nó, bằng
những
hành
động
vô trách nhiệm
cả
trong hệ
thống
của
thành phần
trao tặng
lẫn
hệ
thống
của
thành phần
thụ
hưởng.
Tương
tự
như
thế,
theo những
căn
nguyên phi chất
thể
hay văn
hóa của
tình trạng
phát triển
và kém phát triển,
chúng ta cũng
thấy
xuất
hiện
cả
những
kiểu
mẫu
trách nhiệm
này. Về
phần
các xứ
sở
giầu
thịnh,
đang
có quá nhiệt
tình trong việc
bảo
vệ
kiến
thức
bằng
một
chủ
trương
cứng
ngắc
thiếu
chính
đáng
về
quyền
lợi
của
sản
vật
về
tri thức,
nhất
là trong lãnh vực
chăm
sóc sức
khỏe.
Trong khi
đó,
ở
một
số
quốc
gia nghèo khổ,
những
mẫu
văn
hóa và qui chuẩn
hành vi cử
chỉ
xã hội
cứ
tiếp
tục
là những
gì ngăn
trở
cho tiến
trình phát triển.
23. Nhiều
lãnh vực
của toàn cầu
ngày nay
đã
biến chuyển
một
cách
đáng kể,
mặc
dù không rõ rệt và khác biệt,
nhờ
đó chiếm
được
chỗ
đứng
của
mình giữa các
đại
quyền
lực là những
gì
đóng
vai trò quan trọng trong tương
lai. Tuy nhiên, cần
phải nhấn
mạnh
rằng sự
tiến bộ
của một
thứ thuần
kinh tế và kỹ
thuật vẫn
không
đủ. Trên hết,
việc
phát triển cần
phải
chân thực và toàn vẹn.
Nguyên sự
kiện trổi
lên từ
tình trạng thụt
lùi về
kinh tế, mặc
dù tự
nó là những gì tích cực,
cũng
không giải quyết
được
những vấn
đề
phức tạp
nơi
việc tiến
bộ
của con người,
cả
ở những
xứ
sở
đang
lao mình tới
mức tiến
bộ
như thế,
lẫn
ở những
xứ
sở
đã
phát triển
về kinh tế,
hoặc
thậm chí
ở
những
xứ sở
vẫn
còn nghèo khổ, những
xứ
sở chịu
khổ
bởi những
hình thức
bóc lột xưa
mà còn bởi
những hậu
quả
tiêu cực của
một
thứ tăng
trưởng
mang tính chất bất
thường
và bấp bênh.
Sau cuộc sụp
đổ của
những hệ
thống kinh tế
và chính trị
ở
những xứ
sở Cộng
sản
Đông
Âu và sau khi chấm dứt
những gì gọi
là các khối
đối
nghịch,
đã
cần phải
thực hiện
một cuộc
hoàn toàn tái nghiệm xét vấn
đề phát triển.
Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã
kêu gọi
thực hiện
việc
này, khi ngài, vào năm 1987,
đã
vạch
ra cho thấy sự
hiện
hữu của
các khối
đối nghịch
nhau này như
là một trong những
nguyên nhân chính gây ra tình trạng kém phát triển
[57], vì chính trị
đã rút mất
các nguồn
lợi từ
kinh tế
cũng như
từ
văn hóa, và ý hệ
đã
ngăn chặn
tự
do. Hơn nữa,
vào năm
1991, sau các biến cố
năm
1989, ngài
đã yêu cầu,
trước
cuộc chấm
dứt
của các khối
này, cần
phải có một
dự
án mới mẻ
toàn diện
cho vấn
đề
phát triển,
chẳng những
ở
những xứ
sở
ấy, mà còn
ở
Tây Âu cũng
như
ở
những
phần
đất
khác trên thế
giới
đang
ở
trong tiến trình biến
đổi
[58].
Điều
này mới
chỉ
đạt
được
một phần,
và nó vẫn
còn là một nhiệm
vụ
thực sự
cần
phải
được
giải
tỏa, có thể
bằng
những quyết
định
cần thiết
trong việc
thắng vượt
những
vấn
đề
về
kinh tế hiện
nay.
24. Thế
giới
ở vào thời
trước
Đức Phaolô VI – thậm
chí xã hội
đã
được
biến
chuyển cho
đến
độ
ngài có thể nói về
các vấn
đề xã hội
bằng
những quan hệ
toàn cầu
– vẫn còn xa vời
với
vấn
đề
hội
nhập hơn
ngày nay. Hoạt
động kinh tế
và tiến
trình chính trị cả
hai
được
điều
hành một
cách rộng rãi trong cùng một
vùng về
địa
dư,
và vì thế có thể
lợi
dụng lẫn
nhau. Việc
sản xuất
xẩy
ra chủ yếu
chỉ
ở trong ranh giới
quốc
gia, và những thứ
đầu
tư về
tiền
tệ
đã
phần
nào giới hạn
việc
luân chuyển ra ngoài quốc
gia, nhờ
đó chính trị
ở
nhiều Quốc
Gia vẫn
có thể
định
đoạt
những thứ
ưu
tiên về kinh tế
và
ở
một mức
độ
nào
đó quản
trị
việc thì hành của
nó bằng
các phương tiện
trong tầm
tay. Thế nên, Thông
Điệp
Việc Phát Triển
Của
Các Dân Tộc
đã
ủy
thác vai trò chính yếu cho dù không duy nhất
cho “các thẩm quyền
quần
chúng” [59].
Trong thời
đại của
chúng ta
đây,
Quốc Gia cảm
thấy
cần phải
giải
quyết những
giới
hạn
đối
với
chủ quyền
của
nó
được áp
đặt
bởi
bối cảnh
mới
của việc
giao thương
và tiền tệ
quốc
tế, thứ
tiền
tệ
được
đánh
dấu bằng
việc
gia tăng sự
chuyển
vận của
vốn
tài chính và phương tiện
sản
xuất, về
thể
lý cũng như
phi thể
lý. Bối cảnh
mới
này
đã làm thay
đổi
quyền
lực chính trị
của
Quốc Gia.
Ngày nay, khi chúng ta chú ý tới những
bài học
của cuộc
khủng
hoảng kinh tế
hiện
nay, cuộc khủng
hoảng
cho thấy các thứ
quyền
bính công khai của Quốc
Gia trực
tiếp tham gia vào vấn
đề
sửa chữa
các lỗi
lầm cùng những
mạo
hành, thì lại càng thực
tế
để tái thẩm
định
vai trò của chúng và các quyền
lực của
chúng, những
quyền lực
cần
phải
được
khôn ngoan tái kiểm
xét và tái mẫu thức
để
chúng có thể, có thể
nhờ
những hình thức
mới
của vấn
đề
tham gia, giải quyết
các thách
đố
của thế
giới
ngày nay. Một khi vai trò của
các thẩm
quyền quần
chúng
đã
được
ấn
định
rõ ràng hơn, người
ta có thể
thấy trước
một
thứ gia tăng
nơi
các hình thức mới
mẻ
về việc
tham gia chính trị,
cả quốc
gia lẫn
quốc tế,
một
việc tham gia xẩy
ra nhờ
hoạt
động
của
các cơ quan hoạt
động
trong xã hội dân sự;
nhờ
đó hy vọng
rằng
lợi ích và việc
tham gia của
người công dân
ở
lãnh vực
quần chúng res publica
được cắm
rễ
sâu xa hơn.
25. Từ
quan
điểm
về xã hội
thứ
hai này, những hệ
thống
bảo vệ
và an ninh, bao giờ
cũng có
ở
nhiều
xứ sở
vào thời
Đức Phaolô VI,
đang
gặp
phải khó khăn
và có thể
càng khó hơn nữa
mai ngày trong việc
theo
đuổi
các mục
tiêu về công bằng
xã hội
thực sự
của
chúng
ở một
môi trường
biến
đổi
sâu xa ngày nay. Thị trường
toàn cầu,
đã
kích thích, trước hết
và trên hết, về
phía các quốc gia giầu
thịnh, một
cuộc tìm kiếm
những miền
đất thực
hiện việc
sản xuất
phụ thầu
ở chi phí hạ
hầu giảm
giá
được nhiều
sản phẩm,
gia tăng khả
năng mua bán nhờ
đó gia tốc
mức
độ
phát triển về
tính cách thuận lợi
hơn nữa
đối với
những sản
phẩm tiêu thụ
cho thị trường
nội
địa.
Bởi
đó thị
trường
đã nẩy
sinh những
hình thức mới
của
tình trạng cạnh
tranh giữa
các Quốc Gia khi họ
tìm cách lôi kéo những
thương vụ
ngoại
quốc trong việc
thiết
lập những
trung tâm sản
xuất, bằng
các dụng
cụ khác nhau, bao gồm
cả những
chính sách thuận
lợi về
tài chính lẫn
việc phi
định
chế
về thị
trường
lao
động. Những
tiến trình này
đã
dẫn tới
chỗ làm suy giảm
đi các hệ
thống an ninh về
xã hội bằng
một giá phải
trả cho việc
tìm kiếm lợi
ích cạnh tranh hơn
nữa trên thị
trường toàn cầu,
mà hậu
quả
đó
là sự nguy hiểm
trầm trọng
đối với
các quyền lợi
của các nhân viên,
đối
với các quyền
lợi nồng
cốt của
con người cũng
như
đối
với tình
đoàn
kết liên hệ
tới các hình thức
truyền thống
của Quốc
Gia xã hội. Các hệ
thống an sinh xã hội
có thể
mất
đi
khả
năng thi hành phần
việc
của mình, cả
ở
những xứ
sở
đang lên lẫn
ở
các xứ sở
thuộc
về thành phần
phát triển
sớm nhất,
cũng
như
ở
các xứ
sở nghèo khổ.
Đến
đây, các chính sách về ngân sách, bằng
những
thứ cắt
giảm
chi tiêu về xã hội
thường
được thực
hiện
bởi áp lực
của
các cơ cấu
tài chính quốc
tế, có thể
khiến
cho thành phần công dân trở
thành bất
lực trước
những
nguy cơ cũ
mới;
tình trạng bất
lực
này
đang gia tăng
bởi
vấn
đề
thiếu
mất việc
bảo
vệ hữu
hiệu
về phía các hiệp
hội
của thành phần
nhân viên. Nhờ
việc bao gồm
vấn
đề thay
đổi
cả
về xã hội
và kinh tế,
các tổ
chức nghiệp
đoàn thương
mại
đang cảm
thấy
khó khăn hơn
nữa
nơi việc
thi hành công việc
của mình làm
đại
diện
cho các lợi ích của
thành phần
nhân viên, một phần
bởi
Chính Quyền, vì những
lý do lợi
ích về kinh tế,
thường
giới hạn
quyền
tự do hay khả
năng
điều
đình
của các nghiệp
đoàn
lao
động. Bởi
thế
các liên hệ truyền
thống
về tình
đoàn
kết
cần phải
thắng
vượt các trở
ngại
càng ngày càng nhiều. Những
lời
kêu gọi
được
lập
đi lập
lại
từ giáo huấn
về
xã hội của
Giáo Hội,
bắt
đầu
từ
Thông
Điệp
Tân Sự
Rerum Novarum
[60],
đối
với việc
cổ
võ những hiệp
hội
lao
động có thể
bênh vực
các quyền lợi
của
họ, bởi
thế,
cần phải
được
tôn trọng, ngày nay thậm
chí còn hơn
cả trong quá khứ
nữa,
như là một
đáp
ứng mau chóng và khôn ngoan cho nhu cầu
khẩn trương
về
những hình thức
hợp
tác mới
ở
tầm
mức quốc
tế
cũng như
ở
tầm mức
địa
phương.
Vấn
đề di
động
lao công,
liên kết
với một
thứ
bầu khí phi qui
định,
là một
hiện tượng
quan trọng
với một
số
khía cạnh tích cực,
vì nó có thể
kích thích việc dồi
dào sản
xuất và việc
trao
đổi
văn hóa. Tuy nhiên, lại
không vững chắc
đối
với các
điều
kiện làm việc
gây ra bởi
vấn
đề
di
động
và phi qui
định, khi nó trở
thành
đặc
hữu, có khuynh hướng
tạo
nên các hình thức mới
của
tình trạng bất
ổn
định về
tâm lý, gây khó khăn
cho việc hình thành những
dự
án gắn bó
đời
sống,
bao gồm cả
việc
gắn bó
đời
sống
hôn nhân.
Điều
này dẫn
đến những
tình trạng
suy thoái của con người,
chưa
nói gì tới vấn
đề
phung phí các nguồn lợi
xã hội.
So sánh với những
tai họa
về xã hội
kinh tế
trong quá khứ, vấn
đề
thất nghiệp
ngày nay tạo
nên những hình thức
mới
của việc
xa lìa hóa kinh tế,
và cuộc khủng
hoảng
hiện nay chỉ
có thể
làm cho tình trạng này trở
nên tệ
hơn nữa.
Tình trạng không có việc làm hay lệ
thuộc vào việc
trợ giúp chung riêng trong một thời
gian kèo dài
đang làm hao mòn quyền
tự do và khả
năng sáng tạo
của con người
và gia
đình họ
cùng với những
liên hệ xã hội,
gây nhiều khổ
đau về
tâm lý và tinh thần. Tôi muốn
nhắc
nhở mọi
người,
nhất là các chính quyền
đang cố
nâng cao những
vốn liếng
về
xã hội và kinh tế
của
thế giới,
rằng
vốn liếng
căn bản
cần phải
được bảo
toàn và trân trọng
đó
là con người, là con người
toàn vẹn của
họ. “Con người
là nguồn mạch,
là tâm
điểm
và là mục
đích
của toàn thể
đời sống
kinh tế và xã hội”
[61].
26. Về
phương
diện văn
hóa, so với
thời của
Đức
Phaolô VI, cái khác biệt thậm
chí lại
còn
đậm nét hơn
nữa.
Ở vào thời
đó,
các nền văn
hóa tương
đối
được
xác
định
rõ và có cơ hội
hơn
trong việc bênh vực
mình trước
những nỗ
lực
làm cho chúng trở thành duy nhất.
Ngày nay, các cơ
hội của
việc
giao tiếp giữa
các nền văn
hóa
đã
gia tăng
đáng
kể,
làm nẩy sinh những
sự
cởi mở
mới
cho việc
đối
thoại
liên văn hóa: một
đối
thoại mà, nếu
hiệu
nghiệm, cần
phải
bắt
đầu
từ
một kiến
thức
sâu xa về căn
tính riêng biệt
của thành phần
đối
thoại khác nhau.
Đừng
quên rằng
việc thương
mại hóa gia tăng
về việc
trao
đổi văn
hóa ngày nay
đang dẫn
tới một
mối nguy hiểm
song phương. Thứ nhất,
người
ta có thể nhận
thấy
một thứ
chiết trung về
văn hóa thường
có vẻ ngây ngô,
ở
chỗ,
các nền văn
hóa chỉ
được
đặt
bên nhau và chính yếu
được coi như
tương
đương với
nhau và khả
liên hoán.
Điều
này dễ dàng
đi
tới
một thứ
chủ
nghĩa tương
dối
không giúp vào việc thực
sự
đối thoại
có tính cách liên văn
hóa; về phương
diện
xã hội, chủ
nghĩa
tương
đối
về
văn hóa gây tác dụng
ở
chỗ các nhóm về
văn
hóa cùng nhau sát cánh chung sống,
mà vẫn
phân biệt, không có vấn
đề
đối thoại
thực
sự và vì thế
không có vấn
đề hội
nhập
thực sự.
Thứ
hai, cái nguy hiểm
trái nghịch xẩy
ra là cái nguy hiểm của
việc san bằng
văn hóa và việc
bừa bãi chấp
nhận các kiểu
cách tác hành và lối sống.
Theo
đó,
người ta mất
đi
cái ý nghĩa sâu xa của
văn
hóa
ở những
quốc
gia khác nhau, của những
truyền
thống thuộc
các dân tộc
khác nhau, nhờ
đó
cá nhân xác nhận
mình liên quan tới các vấn
đề
nồng cốt
của
cuộc sống
[62].
Điều
mà việc chiết
trung và san bằng văn
hóa cùng có giống nhau
đó
là tách văn hóa ra khỏi
bản tính của
con người. Như thế,
văn hóa không còn xác nhận
mình trong một bản
tính siêu việt hơn
chúng
[63], và con người
cuối cùng bị
giảm thiểu
thành một thứ
thống kê thuần
túy về văn
hóa.
Khi
điều
này xẩy ra, nhân loại
sẽ
đụng
đầu
với
những mối
nguy cơ
mới của
tình trạng
làm nô lệ và bị
khai thác.
27-
Sự sống
ở nhiều xứ sở nghèo vẫn còn hết sức bất an gây ra bởi tình trạng thiếu
thốn về thực phẩm, và tình trạng này có thể trở thành tệ hại hơn, ở chỗ
nạn đói vẫn thu hoạch một con số khổng lồ các nạn nhân, trong đó,
như Lazarô, có những người không được phép ngồi vào bàn của người giầu,
ngược với những niềm hy vọng được Đức Phaolô bày tỏ [64]. Cho kẻ đói
ăn (cf Mt 25:35,37,42) là một lệnh truyền về đạo lý đối với Giáo Hội
hoàn vũ, khi Giáo Hội đáp ứng các giáo huấn được Đấng Sáng Lập của mình
là Chúa Giêsu truyền dạy, liên quan tới tình đoàn kết và việc chia sẻ
những sản vật. Ngoài ra, việc loại trừ tình trạng đói khổ trên thế giới,
trong kỷ nguyên toàn cầu, cũng đã trở thành một đòi hỏi cần phải bảo
toàn nền hòa bình và tình trạng vững bền của trái đất. Tình trạng đói
khổ không lệ thuộc nhiều vào sự thiếu hụt những điều về vật chất cũng
như vào sự khan hiếm những nguồn xã hội trong đó quan trọng nhất là vấn
đề cơ cấu tổ chức. Nói cách khác, cái đang bị thiếu vắng đây là
một thứ hệ thống của những cơ cấu tổ chức về kinh tế có thể bảo đảm
phương tiện thường xuyên có được đầy đủ lương thực và nước nôi theo nhu
cầu dinh dưỡng, cũng như có thể giải quyết những nhu cầu và thiết yếu
căn bản xuất phát từ những cuộc khủng hoảng thực sự về lương thực, gây
ra bởi những nguyên do tự nhiên hay bởi vấn đề vô trách nhiệm về chính
trị ở lãnh vực quốc gia và quốc tế. Vấn đề thiếu an toàn
về lương thực cần phải được giải quyết trong một viễn ảnh dài hạn, bằng
việc loại trừ đi những nguyên nhân về cơ cấu gây ra cho nó và bằng cách
cổ võ việc phát triển nông nghiệp ở những quốc gia nghèo.
Điều này có thể thực hiện bằng việc đầu tư vào những hạ tầng cơ sở làng
mạc, các hệ thống dẫn thủy nhập điền, việc chuyên chở, tổ chức các thị
trường, cũng như bằng việc phát triển và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp
có thể sử dụng tối đa những nguồn lợi về nhân bản, thiên nhiên và kinh
tế xã hội đang hết sức thuận lợi ở tầm cấp địa phương, đồng thời bảo đảm
khả năng duy trì của chúng có tính cách dài hạn nữa. Tất cả
những điều ấy cần phải được hoàn thành với sự tham gia của các cộng đồng
địa phương vào những chọn lựa và quyết định ảnh hưởng tới việc sử dụng
đất đai nông nghiệp. Về quan điểm này, cần phải quan tâm tới những tiềm
năng mới đang lộ dạng qua việc sử dụng thích đáng những kỹ thuật trồng
cấy truyền thống cũng như mới mẻ tân thời, luôn bảo đảm rằng những kỹ
thuật này cần phải được phán đoán, sau khi được thử nghiệm đầy đủ, một
cách thích đáng, tôn trọng môi trường và chú ý tới những nhu cầu của
thành phần dân chúng bị hụt hẫng nhất. Đồng thời cũng không được coi
thường vấn đề công bằng cải cách ruộng đất ở những xứ sở đang phát triển.
Quyền được có thực phẩm cũng như quyền có nước nôi có một chỗ đứng quan
trọng trong việc theo đuổi những thứ quyền lợi khác, bắt đầu với quyền
sống căn bản. Bởi thế, cần phải vun trồng một thứ lương tâm công chúng
coi lương thực và phương tiện có được nước nôi như là các quyền lợi
phổ quát của tất cả mọi con người, bất biệt phân và kỳ thị [65].
Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh rằng tình liên đới với các xứ sở
nghèo trong tiến trình phát triển có thể hướng đến một thứ giải quyết
cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, như các chính trị gia và các vị giám
đốc những tổ chức quốc tế đã bắt đầu cảm nhận thấy mới đây.
Nhờ việc nâng đỡ các xứ sở nghèo về kinh tế bằng những dự án tài
chính xuất phát từ tình đoàn kết – nhờ đó những xứ sở ấy có thể tiến đến
chổ thỏa đáng việc đòi hỏi của công dân mình về các sản vật tiêu thụ
cũng như về việc phát triển – chẳng những có thể xuất phát một thứ phát
triển thực sự về kinh tế mà còn là một đóng góp được thực hiện để bảo
trì những khả năng sản xuất của các xứ sở giầu thịnh đang có nguy cơ bị
tác hại bởi cuộc khủng hoảng này.
28. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề phát
triển ngày nay là vấn đề quan trọng về việc tôn trọng sự sống, một vấn
đề không thể nào tách khỏi các vấn đề liên quan tới việc phát triển của
các dân tộc. Nó là một khía cạnh chiếm một vị thể càng nổi nang
gần đây, buộc chúng ta phải nới rộng quan điểm của mình về vấn dề nghèo
khổ [66] cũng như về tình trạng kém phát triển trong việc bao gồm những
vấn đề liên hệ tới việc chấp nhận sự sống, nhất là trong những trường
hợp nó bị ngăn trở bởi những cách thức khác nhau.
Tình trạng nghèo khổ
chẳng những
vẫn còn gây ra tử
vong hài nhi cao
độ
ở
nhiều miền
đất, mà
ở
một số
nơi trên thế
giới vẫn
trải qua những
việc kiểm
soát nhân khẩu, về
phía các chính quyền thường
phát
động việc
ngừa thai và thậm
chí
đi
đến
chỗ áp
đặt
phải phá thai.
Ở
những xứ
sở phát triển
về kinh tế,
luật lệ
chống lại
sự sống
rất thịnh
hành, và nó
đã tạo
nên những thái
độ
và tập tục
luân lý, góp phần vào việc
lan tràn tâm thức chống
sinh nở; thường
có những nỗ
lực xuất
cảng thứ
tâm thức này cho các Quốc
Gia khác như nó là một
hình thức của
vấn
đề
tiến bộ
về văn
hóa.
Một số
Tổ Chức
ngoài chính quyền
đang
chủ
động
thực hiện
việc truyền
bá vấn
đề
phá thai, có những lúc cổ
võ việc triệt
sản
ở
các quốc gia nghèo,
ở
một số
trường hợp
thậm chí không thông báo cho phụ nữ
trong cuộc biết
rằng họ
bị triệt
sản.
Ngoài ra, có lý do
để
ngờ vực
rằng
việc trợ
giúp phát triển
đôi
khi liên hệ tới
những chính sách chăm
sóc sức khỏe
đặc biệt
là những gì thực
tế bao gồm
vấn
đề
áp
đặt những
biện pháp mạnh
mẽ kiểm
soát vấn
đề
sinh sản.
Những
mối
quan tâm khác nữa
đó
là các thứ
luật lệ
cho phép triệt
sinh an tử cũng
như
vấn
đề
áp lực
từ các nhóm vận
động,
thuộc lãnh vực
quốc
gia và quốc tế,
để
vấn
đề
triệt
sinh an tử này
được
luật
pháp công nhận.
Việc cởi
mở
đối
với sự
sống là tâm
điểm của
vấn
đề
phát triển thực
sự.
Khi một xã hội
tiến tới
chỗ phủ
nhận hay triệt
hạ sự
sống, nó sẽ
tiến
đến
chỗ không còn tìm thấy
động lực
và nghị lực
cần thiết
để chiến
đấu cho thiện
ích thực sự
của con người
nữa. Nếu
mất
đi
cảm quan nơi
cá nhân và xã hội
đối
với việc
chấp nhận
một sự
sống mới
thì những hình thức
khác của việc
chấp nhận
đáng giá với
xã hội cũng
sẽ bị
tàn lụi
đi
[67]. Việc
chấp nhận
sự
sống là những
gì làm kiên cường
cơ cấu
luân lý và làm cho dân chúng có khả năng
giúp
đỡ
lẫn nhau. Bằng
việc
vun trồng thái
độ
cởi
mở
đối
với
sự sống,
thành phần
giầu sang có thể
hiểu
được hơn
nữa
các nhu cầu của
thành phần
nghèo khổ, họ
có thể
tránh
đi việc
lợi
dụng các nguồn
lợi
lớn lao về
kinh tế
và tri thức
để
thỏa
mãn những
ước
muốn
vị kỷ
của
thành phần công dân họ,
thay vào
đó,
họ có thể
cổ
võ hoạt
động
một
cách
đức hạnh
theo quan
điểm
của vấn
đề
sản xuất
có tính cách lành mạnh
về luân lý và mang
đặc
tính kết
đoàn,
tỏ
ra tôn trọng quyền
sống
căn bản
của
hết mọi
người
và hết mọi
cá nhân.
29. Còn một
khía cạnh khác của
đời sống
tân tiến rất
liên hệ với
vấn
đế
phát triển,
đó
là việc chối
bỏ quyền
tự do tôn giáo. Tôi không chỉ nói tới
những chống
chọi và những
xung khắc tiếp
tục xẩy
ra trên thế giới
vì những
động
lực tôn giáo, thậm
chí có những lúc
động
lực tôn giáo này chỉ
là một thứ
bình phong cho những lý do khác, chẳng
hạn như
ước muốn
thống trị
và giầu sang. Thật
vậy,
ngày nay dân chúng thường
hay nhân danh Thiên Chúa
để sát hại,
như cả
vị tiền
nhiệm của
tôi là
Đức Gioan Phaolô II lẫn
tôi thường công khai nhận
định và than van [68]. Bạo
lực là những
gì ngăn chặn
việc phát triển
chân chính và ngăn cản
việc tiến
hóa của chư
dân hướng tới
tình trạng phúc hạnh
về kinh tế
xã hội và thiêng liêng.
Điều
này áp dụng
đặc
biệt
cho việc khủng
bố
bị tác
động
bởi
chủ nghĩa
bảo
thủ [69] là những
gì gây ra sầu
thương, hủy
hoại
và chết chóc, cản
trở
việc
đối
thoại
giữa chư
quốc
và làm cho những việc
sử
dụng an bình và dân sự
của họ
bị
mất
đi
những
nguồn lợi
dồi
dào.
Tuy nhiên, cần
phải thêm rằng,
như chủ
nghĩa cuồng
tín về tôn giáo, trong một
số trường
hợp, cản
ngăn việc
thực thi quyền
tự do tôn giáo thế
nào thì cũng thế,
việc cổ
võ thái
độ dửng
dưng về
tôn giáo hay chủ nghĩa
vô thần thực
dụng nơi
nhiều xứ
sở là những
gì ngăn chặn
những
đòi
hỏi về
vấn
đề
phát triển chư
dân, khi làm cho họ bị
hụt hẫng
những nguồn
lợi về
tinh thần và nhân bản.
Thiên Chúa là vị bảo
đảm cho vấn
đề phát triển
chân thực của
con người, như
Ngài
đã dựng
nên họ theo hình
ảnh
của Ngài, Ngài cũng
thiết lập
phẩm giá siêu việt
cho con người nam nữ
và khơi dậy
nơi họ
một niềm
sâu xa mong
ước “được
trở nên hơn
nữa”. Con người
không phải là một
nguyên tử lạc
loài trong một vũ
trụ ngẫu
nhiên
[70]: họ là tạo
vật của
Thiên Chúa, thành phần
được
Ngài trang bị bằng
một linh hồn
bất tử
và luôn
được Ngài yêu thương.
Nếu con người
chỉ là hoa trái của
tình cờ hay tất
yếu, hay nếu
họ phải
hạ thấp
những
ước
vọng của
mình xuống tới
chân trời hạn
hẹp của
thế giới
họ
đang
sống, nếu
tất cả
mọi thực
tại chỉ
là lịch sử
và văn hóa, và con người
không có một bản
tính
được
ấn
định trổi
vượt chính mình bằng
một
đời
sống siêu nhiên, thì người
ta có thể nói về
tăng trưởng,
hay tiến hóa mà thôi chứ
không phải là phát triển.
Khi Quốc
Gia cổ võ, giảng
dạy
hay thực sự
áp
đặt
những hình thức
của
chủ nghĩa
vô thần
thực dụng,
thì nó làm cho thành phần công dân của
nó bị
mất
đi
sức
mạnh luân lý và thiêng liêng bất
khả thiếu
cho việc
đạt
được
tình trạng
phát triển toàn vẹn,
và nó ngăn
cản họ
tiến
bước bằng
một
động lực
mới
khi họ nỗ
lực
cống hiến
một
đáp
ứng
nhân bản
quảng
đại
hơn
đối với
tình yêu thần
linh [71]. Trong bối
cảnh của
những mối
liên hệ về
văn hóa, thương
mại hay chính trị,
đôi khi cũng
xẩy ra là những
xứ sở
đã phát triển
hay
đang vươn
lên về kinh tế
đang xuất
cảng thứ
nhãn quan giảm thiểu
này về con người
cùng
định mệnh
của mình sang các xứ
sở nghèo khổ.
Đây
là một thứ
tai hại
mà “tình trạng siêu phát triển”
[72] gây ra cho vấn
đề phát triển
chân thực
khi nó
được kèm theo bằng
một
thứ “kém phát triển
về
luân lý” [73].
30. Trong bối
cảnh
này,
đề tài về
việc
phát triển toàn vẹn
con người
thậm chí có một
ý nghĩa
bao rộng hơn
nữa,
ở chỗ
mối
tương quan giữa
những
yếu tố
dồi
dào của nó
đòi
phải
quyết tâm nuôi dưỡng mối
tương tác của
những tầm
mức khác nhau của
kiến thức
con người,
để
cổ
võ việc phát triển
đích
thực chư
dân. Việc
phát triển hay những
tầm
mức kinh tế
xã hội
theo
đó thường
được
nghĩ rằng
chỉ
cần
được
vun trồng
nhờ hoạt
động
chung. Tuy nhiên, hoạt
động
chung này cần
phải
được
hướng
dẫn, vì “tất
cả
mọi hoạt
động
xã hội
đều
bao gồm
một giáo huấn”
[74]. Trước
tính cách phức tạp
của
các vấn
đề
ấy,
hiển nhiên là những
cương
lĩnh khác nhau cần
phải
cùng nhau hoạt
động
bằng
một trao
đổi
liên cương
một cách lớp
lang. Bác ái không loại
trừ kiến
thức, trái lại,
đòi hỏi,
cổ võ và làm cho nó sinh
động
từ bên trong. Kiến
thức không bao giờ
thuần túy là hoạt
động của
lý trí. Nó có thể thực
sự bị
biến thành tính toán và thử
nghiệm, nhưng
nếu nó muốn
trở thành sự
khôn ngoan có khả năng
hướng dẫn
con người theo chiều
hướng của
những khởi
nguyên và cùng những cùng
đích
của họ,
thì nó cần phải
được “gia vị”
với “muối”
bác ái.
Những việc
làm thiếu hiểu
biết
đều
là những gì mù quáng, và kiến
thức cthiếu
yêu thương
đều
là những gì cằn
cỗi. Thật vậy,
“cá nhân nào
được
sinh
động bởi
đức bác ái
đích
thực thì nỗ
lực một
cách khéo léo
để khám phá ra những
căn nguyên của
khốn khổ,
để tìm cách chiến
đấu với
nó, quyết tâm chế
ngự nó” [75].
Đối
diện
với hiện
tượng
trước mắt
chúng ta, bác ái trong chân lý trước hết
đòi
hỏi là chúng ta cần
phải
biết và hiểu,
khi nhìn nhận
và tôn trọng khả
năng
chuyên biệt của
mọi
cấp
độ
hiểu
biết. Bác ái không phải là một
thứ phụ
trội
được
thêm thắt vào, như
một
thứ phụ
lục
cho công việc
đã
được
đúc kết
ở
từng các cương
lĩnh
khác nhau: nó liên kết chúng vào việc
đối
thoại ngay từ
ban
đầu.
Các
đòi hỏi
của yêu thương
không nghịch lại
với những
đòi hỏi
của lý trí. Kiến
thức của
con người là những
gì thiếu sót và những
kết luận
của khoa học
tự chúng không thể
vạch
định
ra con
đường tiến
tới việc
phát triển toàn vẹn
con người. Bao giờ
cũng
cần phải
đẩy
mạnh lên hơn
nữa:
đó là những
gì bác ái trong chân lý
đòi hỏi
[76]. Tuy nhiên, việc
vượt hơn
đây
không có nghĩa là bất
cần
đến các kết
luận
của lý trí, không có nghĩa
là nghịch lại
với
những thành quả
của
nó. Kiến thức
và yêu thương không phải
ở trong những
gian phòng tách biệt: yêu thương
thì phong phú nhờ kiến
thức và kiến
thức thì tràn
đầy
yêu thương.
31.
Điều
này có nghĩa là việc
thẩm
định
về luân lý và việc
nghiên cứu về
khoa học phải
đi song song với
nhau,
và
đức bác ái cần
phải làm cho chúng sinh
động
trong một tổng
thể hòa hợp
liên cương lĩnh,
có tính cách hiệp nhất
và chuyên biệt. Giáo huấn về
xã hội của
Giáo Hội, một
giáo huấn có “một chiều
kích liên cương lĩnh
quan trọng”
[77], theo quan
điểm
này, có thể thi hành một
phần
vụ hiệu
nghiệm
đặc biệt.
Nó giúp cho
đức
tin, thần học,
siêu hình học
và khoa học liên hợp
với
nhau trong một nỗ
lực
hợp tác
để
phục
vụ nhân loại.
Ở
đây, trước
hết,
giáo huấn về
xã hội
của Giáo Hội
cho thấy
chiều kích khôn ngoan của
mình.
Đức Phaolô VI
đã
thấy
rõ ràng là trong số
các nguyên nhân gây ra tình trạng
kém phát triển
đó
là vấn
đề
thiếu khôn ngoan và suy tư,
thiếu mất
việc suy nghĩ
có khả năng
hình thành một tổng
hợp soi dẫn
[78], một tổng
hợp
đòi
phải có “một
nhãn quan rõ ràng về những
khía cạnh về
kinh tế, xã hội,
văn hóa và thiêng liêng”
[79]. Tình trạng
phân mảnh quá mức
của
kiến thức
[80], việc
các khoa học nhân bản
loại
trừ
đi
khoa siêu hình học
[81], những khó khăn
gặp
phải nơi
vấn
đề
đối
thoại
trao
đổi giữa
khoa học
và thần học,
đang
là những gì làm hư
hại
chẳng những
cho vấn
đề phát triển
của
kiến thức
mà còn cho việc
phát triển của
các dân tộc
nữa, vì những
điều
ấy làm chúng ta khó thấy
được sự
thiện
toàn vẹn của
con người
nơi các chiều
kích khác nhau của
sự thiện
này. “Việc
nới rộng
quan niệm
của chúng ta về
lý trí cùng với
việc áp dụng
của
nó” [82] là những gì bất
khả
thiếu nếu
chúng ta muốn
thành công trong việc cân nhắc
một
cách
đầy
đủ
tất
cả mọi
yếu
tố liên quan tới
vấn
đề phát triển
cũng
như trong việc
giải
quyết các vấn
đề
về kinh tế
xã hội.
32. Những
yếu
tố mới
đáng
kể trong bức
tranh phát triển
của các dân tộc
ngày nay,
ở
nhiều trường
hợp,
đòi phải
có những
giải pháp mới.
Cần
phải tìm thấy
những
điều
này chung với
nhau, khi tỏ ra tôn trọng
những
luật lệ
thích hợp
với từng
yếu
tố và theo chiều
hướng
của một
nhãn quan toàn vẹn
về con người,
khi lưu
ý tới những
khía cạnh
khác nhau về con người,
một
con người
được
ngắm
nhìn bằng một
ống
kính tinh tuyền nhờ
đức
bác ái. Những tụ
điểm
đáng kể
và những
giải pháp khả
dĩ
bấy giờ
sẽ
xuất hiện,
không một
yếu tố
căn
bản nào về
đời
sống con người
bị
lu mờ.
Phẩm giá của
cá nhân con người và những
đòi hỏi
của công lý,
đặc
biệt ngày nay,
đòi
hỏi là những
chọn lựa
về kinh tế
không
được gây ra tình trạng
gia tăng những
chênh lệch về
sự giầu
có một cách thái quá và bất
khả chấp
về luân lý
[83], và chúng ta tiếp tục
ưu tiên hóa mục
tiêu mang lại việc
làm
ăn vững
bền cho hết
mọi người.
Tất
cả mọi
sự
đều phải
được
quan tâm lưu ý tới,
điều
này cũng
được
“lý lẽ
về kinh tế”
đòi
hỏi. Qua việc
gia tăng
một cách có hệ
thống
về tình trạng
bất
quân bình xã hội, cả
trong từng
xứ sở
lẫn
giữa dân chúng
ở
các xứ
sở khác nhau (chẳng
hạn
sự kiện
gia tăng
ào
ạt nơi
tình trạng
tương
đối
nghèo khổ),
không phải chỉ
tác hại
tới vấn
đề
gắn bó về
xã hội,
do
đó gây nguy hiểm
cho chế
độ dân chủ,
mà còn tới
cả nền
kinh tế
nữa, nơi
tình trạng gia tăng
soi mòn về “cái vốn
liếng xã hội”,
đó là hệ
thống của
các mối liên hệ
về lòng tin tưởng,
khả năng
lệ thuộc,
và việc tôn trọng
các thứ luật
lệ, tất
cả
đều
là những gì bất
khả thiếu
cho bất cứ
hình thức chung sống
dân sự nào.
Khoa kinh tế
học nói với
chúng ta rằng
vấn
đề
bất an toàn về
cấu trúc là những
gì gây ra những thái
độ
phản sản
xuất làm hoang phí
đi
các nguồn nhân bản,
vì các nhân viên có khuynh hướng thụ
động
chiều theo guồng
máy tự
động hơn
là có tính cách sáng tạo. Cả
về
điểm
này nữa,
có một tụ
điểm
giữa khoa kinh tế
học
và việc thẩm
định
về luân lý. Những
trả giá về
nhân bản bao gồm
những trả
giá về kinh tế,
và những lệch
lạc tác hành về
kinh tế bao giờ
cũng phải
trả giá về
nhân bản.
Cần
phải nhớ
rằng
việc biến
các thứ văn
hóa thành chiều kích kỹ
thuật, thậm
chí vì lợi lộc
ngắn hạn,
thì về lâu về
dài cũng cản
trở việc
làm phong phú nhau và
động lực
hợp tác. Cần
phải
phân biệt giữa
những
quan tâm ngắn hạn
và dài hạn
về kinh tế
hay xã hội
học. Việc
giảm bớt
mức
độ
bảo vệ
hợp với
quyền lợi
của các nhân viên, hay việc
hủy bỏ
cơ cấu
tái phân phối sự
giầu thịnh
để gia tăng
khả năng
cạnh tranh quốc
tế của
quốc gia,
đều
cản trở
vấn
đề
chiếm
đạt
việc phát triển
lâu dài.
Hơn
nữa, những
hậu
quả về
nhân bản
của các khuynh hướng
hiện
nay
đối với
một
thứ kinh tế
ngắn
hạn –
đôi
khi rất
ngắn hạn
– cần
phải cẩn
thận
thẩm
định.
Điều
này
đòi phải
suy nghĩ xa xôi hơn
nữa và sâu xa hơn
nữa về
ý nghĩa của
nền kinh tế
cùng với các mục
đích của
nó
[84], cũng như
đòi phải
xem xét lại một
cách sâu xa và viễn kiến
về mẫu
thức hiện
nay của vấn
đề phát triển,
hầu sửa
sai những thứ
thiếu lạnh
mạnh và lệch
lạc.
33. Hơn
40 năm sau Thông
Điệp Việc
Phát Triển của
Các Dân Tộc,
đề
tài căn bản
của nó, tức
là vấn
đề
tiến bộ,
vẫn còn là một
vấn
đề
cởi mở,
một vấn
đề càng trở
thành cấp tính và khẩn
trương hơn
nữa trước
cuộc khủng
hoảng về
kinh tế và tài chính hiện
nay.
Nếu
một số
miền
đất trên thế
giới,
từ một
lịch
sử nghèo khổ,
đã
trải qua những
thay
đổi
đáng kể,
liên quan tới
vấn
đề
tăng
trưởng kinh tế
của
mình cùng với việc
tham phần
vào việc sản
xuất
toàn cầu, thì các miền
khác vẫn
còn
đang sống
trong một
tình trạng thiếu
hụt
so với tình hình
ở
vào thời
của
Đức
Phaolô VI, và trong một số
trường
hợp, người
ta thậm
chí có thể nói về
một thứ
suy thoái.
Vấn
đề
ở
đây
là có một số
nguyên nhân cho tình trạng này
đã
được
điểm
mặt
trong Thông
Điệp
Việc
Phát Triển của
Các Dân Tộc,
chẳng hạn
như
những thứ
quan thuế cao do các xứ
sở phát triển
về kinh tế
áp
đặt, những
thứ quan thuế
vẫn gây khó khăn
cho những sản
phẩm của
các xứ sở
nghèo chiếm
được
một chỗ
đứng nơi
thị trường
của các xứ
sở giầu
có.
Tuy nhiên, những
nguyên nhân khác
được
đề
cập
tới qua loa trong bức
Thông
Điệp
này từ
đó
đã
trở
thành rõ nét hơn. Một
trường
hợp
được
nhắm
đến
đó
là việc
thẩm
định
về
tiến trình phi thực
dân hóa
bấy
giờ
đang
ở
vào lúc cao
điểm
của
nó.
Đức Phaolô VI
đã hy vọng
thấy
được
cuộc hành trình này tiến
tới chỗ
tự lập
được triển
nở một
cách tự do và trong an bình. Hơn
40 năm
sau, chúng ta cần phải
nhìn nhận
rằng cuộc
hành trình này khó khăn biết
bao, cả vì những
hình thức mới
của chủ
nghĩa thực
dân và việc tiếp
tục lệ
thuộc vào những
quyền lực
ngoại bang cũ
mới, cũng
như vì thái
độ
vô trách nhiệm trầm
trọng trong chính các xứ
sở
đã
đạt
được
nền
độc
lập.
Đặc
tính mới mẻ
chính yếu
là cuộc bùng nổ
về việc
liên thuộc toàn cầu, thường
được
coi như
là việc toàn cầu
hóa.
Đức
Phaolô VI
đã thấy
được
nó một phần
nào, thế
nhưng bước
tiến
dữ dội
của
nó khiến nó xoay vần
tiến
hóa thì không thể nào lường
trước
nổi. Xuất
phát từ các xứ
sở phát triển
về kinh tế,
tiến trình này, tự
bản chất
của nó,
đã
lan tràn ra bao gồm tất
cả mọi
nền kinh tế.
Nó
đã từng
là một lực
đẩy chính yếu
cho việc trồi
lên khỏi tình trạng
kém phát triển của
toàn thể những
miền
đất,
và tự mình, nó cho thấy
một cơ
hội cả
thể. Tuy nhiên, không
được
hướng dẫn
bởi
đức
ái trong chân lý, cái lực lượng
toàn cầu này có thể
gây ra tai hại chưa
từng thấy
và tạo nên những
chia rẽ mới
trong gia
đình nhân loại.
Bởi thế,
bác ái và chân lý
đối với
chúng ta trở thành một
thách
đố mới
mẻ và sáng tạo,
một thách
đố
thực sự
là rộng lớn
và phức tạp.
Đó là vấn
đề nới
rộng tầm
vóc của lý trí và làm cho nó có khả năng
hiểu biết
và hướng dẫn
những lực
lượng mãnh liệt
mới mẻ
này, làm cho chúng sinh
động theo chiều
hướng của
“nền văn
minh yêu thương”
được
Thiên Chúa gieo mầm nơi
hết mọi
người, nơi
hết mọi
nền văn
hóa.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa
Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20090629_caritas-in-veritate_en.html
(nhöõng choã
ñöôïc in ñaäm leân laø do töï yù cuûa ngöôøi dòch trong vieäc laøm noåi
baät nhöõng ñieåm chính yeáu quan troïng)
|
|