|
Thông
Điệp
Caritas In Veritate – Yêu Thương
Trong Sự
Thật
của
Đức
Thánh Cha Biển
Đức
XVI
gửi
Các Vị
Giám Mục,
Linh Mục
và Phó Tế,
Tu Sĩ
Nam Nữ
Tín Hữu
Giáo Dân
Và Tất
Cả
Thiện
Chí Nhân
Về
Việc
Phát Triển
Toàn Vẹn
Con Người
Trong Bác Ái và Chân Lý
Dẫn
Nhập
1. Yêu thương
trong sự
thật
được
Chúa Giêsu Kitô chứng
thực
bằng
đời
sống
trần
gian và nhất
là bằng
cuộc
tử
nạn
và phục
sinh của
Người,
là lực
đẩy
chính yếu
cho việc
đích
thực
phát triển
của
hết
mọi
người
và toàn thể
nhân loại.
Yêu thương
– caritas – là một
quyền
lực
đặc
biệt
thúc
đẩy
con người
đến
chỗ
muốn
can
đảm
và quảng
đại
dấn
thân vào lãnh vực
công lý và hòa bình. Yêu thương
là một
quyền
lực
được
bắt
nguồn
từ
Thiên Chúa là Tình Yêu Hằng
Hữu
và là Chân Lý Tuyệt
Đối.
Mỗi
người
đều
tìm thấy
sự
thiện
của
mình nơi
việc
gắn
bó với
dự
án của
Thiên Chúa
đối
với
họ,
để
trọn
vẹn
hiện
thực
dự
án
ấy,
ở
chỗ,
nơi
dự
án này, họ
tìm thấy
sự
thật,
và nhờ
việc
gắn
bó với
sự
thật
ấy
họ
được
trở
nên tự
do (cf Jn 8:22). Bởi
thế,
việc
bênh vực
sự
thật,
việc
khiêm tốn
và xác tín bày tỏ
sự
thật
và việc
làm chứng
cho sự
thật
bằng
đời
sống
là những
hình thức
tất
yếu
và bất
khả
thiếu
của
yêu thương.
Thật
thế,
yêu thương
thì “hân hoan trong sự
thật”
(1Cor 13:6). Tất
cả
mọi
người
đều
cảm
thấy
một
động
lực
bên trong thúc
đẩy
yêu thương
một
cách chuyên chính: yêu thương
và sự
thật
không bao giờ
hoàn toàn loại
bỏ
nhau, vì chúng là
ơn
gọi
được
Thiên Chúa cấy
trong tâm trí của
hết
mọi
con người.
Việc
tìm kiếm
yêu thương
và chân lý
được
Chúa Giêsu Kitô thánh tẩy
và giải
thoát khỏi
tình trạng
bần
cùng do nhân loại
chúng ta mang
đến
cho nó, và Người
mạc
khải
cho chúng ta thấy
nơi
tất
cả
tầm
vóc của
nó cái khởi
động
của
yêu thương
cùng với
dự
án cho một
sự
sống
đích
thực
được
Thiên Chúa sửa
soạn
cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, yêu thương
trong sự
thật
trở
nên Dung Nhan Bản
Vị
của
Người,
một
ơn
gọi
đối
với
chúng ta trong việc
yêu thương
anh chị
em của
chúng ta trong chân lý của
dự
án Người.
Thật
vậy,
Người
chính là Sự
Thật
(cf Jn 14:6).
2. Yêu thương
là tâm
điểm
của
giáo huấn
về
xã hội
của
Giáo Hội.
Hết
mọi
thứ
trách nhiệm
và hết
mọi
cuộc
dấn
thân
đều
được
sáng tỏ
bởi
giáo huấn
xuất
phát từ
yêu thương
là tổng
hợp
toàn thể
Lề
Luật
như
Chúa Giêsu dạy
này (cf Mt 22:36-40). Yêu thương
là những
gì cống
hiến
bản
chất
thực
sự
cho mối
liên hệ
riêng tư
với
Thiên Chúa cũng
như
với
tha nhân; nó là nguyên lý chẳng
những
của
các mối
tiểu
liên hệ
(với
bạn
bè, với
các phần
tử
trong gia
đình
hay trong những
nhóm nhỏ)
mà còn của
cả
những
mối
đại
liên hệ
nữa
(những
liên hệ
về
xã hội,
kinh tế
và chính trị).
Đối
với
Giáo Hội,
được
Phúc Âm hướng
dẫn,
thì yêu thương
là tất
cả
mọi
sự,
vì, như
Thánh Gioan dạy
(cf 1Jn 4:8) và như
tôi
đã
nhắc
lại
trong bức
Thông
Điệp
thứ
nhất
“Thiên Chúa là Tình Yêu” của
tôi, hết
mọi
sự
đều
bắt
nguồn
từ
tình yêu của
Thiên Chúa, hết
mọi
sự
đều
được
tình yêu hình thành, hết
mọi
sự
đều
hướng
về
tình yêu.
Tình yêu là tặng
ân cao cả
nhất
của
Thiên Chúa ban cho loài người.
Tình yêu là lời
hứa
của
Ngài và là niềm
hy vọng
của
chúng ta.
Tôi biết
được
những
cách thức
yêu thương
đã
và
đang
tiếp
tục
bị
hiểu
sai và bị
mất
hết
ý nghĩa,
dẫn
đến
nguy cơ
bị
dẫn
giải
lệch
lạc,
tách khỏi
cuộc
sống
đạo
lý, và bị
coi thường
ở
bất
cứ
trường
hợp
nào. Trong những
lãnh vực
về
xã hội,
pháp lý, văn
hóa, chính trị
và kinh tế
– những
môi trường
dám bị
ảnh
hưởng
nhất
bởi
mối
nguy hiểm
này – yêu thương
dễ
bị
loại
trừ
đi
như
là những
gì không thích
đáng
để
dẫn
giải
và
định
hướng
cho trách nhiệm
về
luân lý. Bởi
thế,
cần
phải
liên kết
yêu thương
với
sự
thật,
chẳng
những
theo thứ
tự
của
chúng, như
được
Thánh Phaolô vạch
ra, về
veritas in caritate – sự
thật
trong yêu thương
(Eph 4:15), mà còn theo thứ
tự
ngược
lại
và bổ
túc cho nhau của
caritas in veritate – yêu thương
trong sự
thật.
Chân lý là những
gì cần
phải
tìm kiếm,
gặp
thấy
và thể
hiện
trong “công cuộc”
của
yêu thương,
thế
nhưng,
về
phần
mình, yêu thương
cũng
cần phải
được
hiểu
biết,
khẳng
định
và thực
hành theo ánh sáng của
chân lý. Nhờ
đó
chúng ta mới
chẳng
những
phục
vụ
cho yêu thương
được
soi
động
bởi
chân lý, mà còn làm cho chân lý trở
thành khả
tín, khi chứng
thực
cái quyền
lực
thu phục
và xác thực
của
nó nơi
hoàn cảnh
cụ
thể
của
đời
sống
xã hội.
Ngày nay
đây
không phải
là một
vấn
đề
nhỏ,
trong một
môi trường
về
xã hội
và văn
hóa
đang
tương
đối
hóa chân lý, thường
ít lắng
nghe nó và cho thấy
càng ngày càng ngần
ngại
trong việc
công nhận
việc
hiện
hữu
của
nó.
3. Nhờ
mối
liên hệ chặt
chẽ
này với sự
thật,
yêu thương mới
được
nhìn nhận như
là một
biểu lộ
chân thực
của nhân loại
và như
là một yếu
tố
có tấm vóc hết
sức
quan trọng trong những
liên hệ
của loài người,
bao gồm
cả những
liên hệ
có bản chất
quần
chúng. Yêu thương
chỉ chiếu
tỏa trong sự
thật,
chỉ
trong sự thật
yêu thương mới
được sống
một cách chân thực
mà thôi.
Sự
thật là ánh sáng cống
hiến
ý nghĩa và giá trị
cho yêu thương.
Ánh sáng
đó vừa
là ánh sáng của
lý trí vừa là ánh sáng của
đức
tin, nhờ
đó trí khôn mới
đạt
được sự
thật
tự nhiên và siêu nhiên của
yêu thương,
ở
chỗ,
nó thấu triệt
được
ý nghĩa của
nó là một
tặng ân, một
chấp
nhận và một
hiệp
thông. Không có sự
thật, yêu thương
thoái hóa thành những gì có tính cách cảm
tình. Tình yêu trở thành một
cái vỏ rỗng
không, một cái vỏ
cần
được
làm
đầy một
cách
độc
đoán.
Trong một nền
văn hóa phi chân lý, thì
đây
là một mối
nguy cơ sống
còn thách
đố yêu thương.
Trở thành mối
ngon cho những cảm
xúc và ý nghĩ chủ
quan tùy ý, chữ “yêu thương”
đang bị
lạm dụng
và bóp méo cho tới
độ
nó trở thành những
gì phản ngược.
Sự thật
là những gì giải
thoát yêu thương khỏi
những giam cầm
của một
thứ duy cảm
xúc làm cho nó hụt hẫng
đi những
gì về liên hệ
và xã hội, cũng
như của
một thứ
duy tín làm cho nó mất
đi
bầu khí nhân bản
và vũ trụ.
Trong chân lý, yêu thương phản
ảnh chiều
kích tư riêng nhưng
công khai của niềm
tin tưởng vào Thiên Chúa của
Thánh Kinh,
Đấng vừa
là Agápe vừa là Lógos:
Đức
Ái và Chân Lý, Yêu Thương và Ngôi Lời.
4. Nhờ
được
đầy sự
thật
yêu thương mới
có thể
được hiểu
một
cách phong phú về những
giá trị
của nó, nó có thể
được
chia sẻ và truyền
đạt.
Thật thế,
sự thật
là lógos cái tạo nên diá-logos, và vì thế mới
có vấn
đề
truyền thông và hiệp
thông.
Sự
thật, nhờ
giúp cho con người
nam nữ có thể
gạt
ra ngoài những ý nghĩ
và cảm
tưởng chủ
quan của
mình, khiến họ
vượt
ra ngoài những giới
hạn
về văn
hóa và lịch
sử và cùng nhau thẩm
định
giá trị cùng bản
chất
của các sự
vật.
Sự thật
hướng
chúng ta về và liên kết
lý trí của
chúng ta trong lógos của
tình yêu:
đó là việc
loan báo và chứng
từ về
yêu thương
của Kitô giáo. Trong bối cảnh
về xã hội
và văn hóa hiện
nay, một bối
cánh có
đầy những
khuynh hướng muốn
tương
đối
hóa sự thật,
thì việc thực
hành yêu thương trong sự
thật là những
gì giúp cho con người hiểu
rằng việc
gắn bó với
những giá trị
của Kitô giáo chẳng
những hữu
dụng mà còn thiết
yếu cho việc
xây dựng một
xã hội tốt
đẹp cũng
như cho việc
thực sự
phát triển toàn vẹn
con người. Một Kitô giáo của
yêu thương
phi sự thật
sẽ
trở thành một
thứ
giao hoán không nhiều thì ít với
một
loạt những
cảm
tình tốt lành, hữu
dụng
cho việc gắn
bó về
xã hội, nhưng
chẳng
thích
đáng bao nhiêu. Nói cách khác, Thiên
Chúa sẽ
không còn chỗ
đứng
thực
sự nào nữa
trên thế
giới này. Không có sự
thật thì yêu thương
bị
giam hãm vào một lãnh vực
hẹp
hòi trống vắng
của các mối
liên hệ. Nó bị
loại
trừ khỏi
những
dự án và những
tiến
trình cổ võ việc
phát triển
con người
ở
tầm
mức toàn cầu,
trong cuộc
trao
đổi giữa
kiến
thức và hành động.
5.
Caritas
là tình yêu lãnh nhận và tặng ban.
Nó là “ân sủng” (cháris). Nó bắt nguồn từ tình Cha yêu Con trong
Thánh Thần. Tình yêu từ Con mà đến với chúng ta. Nó là tình yêu sáng tạo,
nhờ đó chúng ta mới hiện hữu; nó là tình yêu cứu chuộc, nhờ đó chúng ta
mới được tái tạo. Tình yêu được mạc khải và hiện thực nhờ Chúa Kitô (cf
Jn 13:1) và “tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5:5).
Là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, con người nam nữ trở thành những
chủ thể của yêu thương, họ được kêu gọi để biến mình thành những dụng cụ
của ân sủng, trong việc tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa cũng như trong
việc đan kết các mạng lưới của tình yêu thương.
Cái động
tính này của tình yêu thương được lãnh nhận và tặng ban là những gì làm
xuất phát giáo huấn của Giáo Hội về xã hội,
đó là caritas in veritate in re sociali: việc loan truyền sự thật
về tình yêu của Chúa Kitô trong xã hội. Giáo huấn này phục vụ cho tình
yêu thương nhưng điểm tựa của nó là chân lý. Chân lý là những gì bảo trì
và thể hiện quyền lực giải phóng của yêu thương trong các biến cố hằng
đổi thay của lịch sử. Nó đồng thời cũng là chân lý của đức tin và của lý
trí, cả ở những gì khác biệt cũng như đồng qui nơi hai lãnh vực tri thức
này. Việc phát triển, tình trạng phúc lợi của xã hội, việc tìm kiếm một
giải pháp thỏa đáng cho những vấn đề kinh tế xã hội trầm trọng đang bủa
vây nhân loại, tất cả đều cần đến sự thật này. Cái mà chúng thậm chí cần
hơn nữa đó là sự thật ấy cần phải được mến chuộng và chứng tỏ.
Không có sự thật, thiếu lòng tin tưởng và yêu mến đối với những gì là
chân thực thì không có vấn đề lương tâm và trách nhiệm xã hội, và hoạt
động xã hội cuối cùng đi đến chỗ phục vụ những lợi lộc riêng tư và lý lẽ
của quyền lực, mà hậu quả là tình trạng phân mảnh xã hội, nhất là trong
một xã hội toàn cầu hóa ở những lúc khốn khó như hiện nay.
6. “Caritas in veritate” là nguyên tắc được giáo huấn về
xã hội của Giáo Hội căn cứ, một nguyên tắc mặc hình thức cụ thể theo
những qui chuẩn chi phối hành động luân lý. Tôi muốn nói đặc biệt
tới hai trong qui chuẩn này, hai qui chuẩn liên quan tới việc quyết tâm
phát triển trong một xã hội càng ngày càng toàn cầu hóa, đó là công lý
và công ích.
Trước hết là công lý. Ubi societas, ibi ius: hết mọi xã hội đều
phác họa ra hệ thống công lý của mình. Yêu thương là những gì vượt
ra ngoài công lý, vì yêu là cho, là cống hiến những gì là “của tôi” cho
người khác; thế nhưng yêu thương không bao giờ thiếu công lý là những gì
nhắc nhở chúng ta trao tặng cho người khác những gì là “của họ”, những
gì thuộc về họ bởi hữu thể của họ hay hành động của họ.
Tôi không thể “trao tặng” những gì là của tôi cho người khác nếu trước
tiên không trao ban cho họ những gì liên quan tới họ trong công lý.
Nếu chúng ta yêu thương người khác bằng charity, thì trước hết chúng ta
là kẻ chân chính đối với họ. Công lý không phải là những gì ngoại
tại với charity, không phải là một đường lối thay thế hay song song với
charity: công lý là những gì bất khả phân ly với charity [1], và là nội
tại cho charity. Công lý là đường lối nống cốt của charity,
hay, theo lời của Đức Phaolô VI, “mức độ tối thiểu” của nó [2], một yếu
tố trọn vẹn của một tình yêu thương “bằng việc làm và trong chân lý”
(1Jn 3:18) như Thánh Gioan kêu gọi chúng ta. Ngược lại, charity cần đến
công lý, ở chỗ nhìn nhận và tôn trọng những quyền lợi hợp lý của cá nhân
cũng như của các dân tộc. Nó cố gắng xây dựng thành đô trần thế
theo luâä lệ và công lý. Lại nữa, charity vượt trên công lý và
hoàn trọn công lý theo lý lẽ của ban phát và thứ tha [3]. Thành đô trần
thế này được cổ võ không phải thuần túy nhờ những liên hệ về quyền lợi
và nghĩa vụ, nhưng ở một tầm mức thậm chí cao cả hơn và cốt yếu hơn nữa,
nhờ ở những mối liên hệ có tính cách nhưng không, nhân hậu và hiệp thông.
Charity luôn là những gì biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa nơi cả những
liên hệ nhân loại nữa, nó cống hiến những giá trị về thần học và cứu độ
cho tất cả những việc dấn thân cho công lý trên thế giới này.
7. Một quan tâm quan trọng khác đó là công ích. Yêu thương ai tức
là mong muốn thiện ích cho người đó và thực hiện những gì hiệu năng để
có được thiện ích này. Ngoài thiện ích của cá nhân còn có một thiện ích
liên hệ tới cuộc sống trong xã hội, đó là công ích. Nó là thiện ích của
“tất cả chúng ta” là thành phần bao gồm cá nhân, gia đình và những nhóm
môi giới cùng nhau tạo thành xã hội [4]. Nó là một thiện ích được
tìm kiếm không phải vì nó mà là vì con người thuộc về cộng đồng xã hội
và là thành phần chỉ có thể thực sự và hiệu năng theo đuổi thiện ích của
mình trong nó. Việc mong muốn công ích và nỗ lực tìm kiếm
nó là những gì công lý và yêu thương đòi hỏi. Việc biện hộ cho
công ích, một đàng, là những gì tỏ ra quan tâm về nó, đàng khác, muốn
đích thân giúp cho tính chất phức tạp của những tổ chức có được cấu trúc
cho đời sống của xã hội về phương diện pháp lý, dân sự, chính trị và văn
hóa, biến nó thành pólis hay “thành đô”. Chúng ta càng nỗ lực
để bảo toàn công ích tương hợp với các nhu cầu thực sự của tha nhân,
chúng ta càng yêu thương họ một cách hiệu năng hơn. Hết mọi Kitô
hữu được kêu gọi để thực hành tình yêu thương ấy, một cách tương xứng với
ơn gọi của mình và theo tầm ảnh hưởng của mình trong pólis – thành đô.
Đó là đường lối về cơ cấu tổ chức – chúng ta cũng có thể gọi nó là đường
lối chính trị – của yêu thương, cũng tuyệt vời và hiệu nghiệm như loại
yêu thương trực tiếp gặp gỡ tha nhân, ở bên ngoài việc dàn xếp về cơ cấu
tổ chức của pólis – thành đô. Được tác động bởi yêu thương, việc
dấn thân cho công ích có một giá trị cao hơn là giá trị có được bởi một
vị thế thuần túy trần tục và chính trị. Như tất cả mọi cuộc dấn thân
khác cho công lý, việc dấn thân cho công ích có một chỗ đứng trong chứng
từ của đức ái thần linh mở đường vào cõi vĩnh hằng qua hoạt động trần thế.
Hoạt động trần gian của con người, khi được yêu thương tác động và duy
trì, là những gì góp phần xây dựng thành đô hoàn vũ của Thiên
Chúa là mục đích cho lịch sử của gia đình nhân loại. Trong một xã hội
đang càng ngày càng toàn cầu hóa thì công ích cùng với nỗ lực chiếm lấy
nó không thể không có những chiều kích của toàn thể gia đình nhân loại,
tức là, cộng đồng của chư dân và chư quốc [5], ở chỗ khuôn đúc thành
đô trần thế này trong hiệp nhất và hòa bình, mang lại cho nó ở một mức
độ nào đó một thứ ngưỡng vọng và một thứ tiền thân của thành đô bất
khả phân chia của Thiên Chúa.
8. Vào năm 1967, khi ban hành Thông Điệp Việc Phát Triển của
Các Dân Tộc – Populorum Progressio, vị tiền nhiệm khả kính của tôi
là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã làm sáng tỏ đề tài quan trọng về việc
phát triển của các dân tộc bằng ánh quang rạng ngời của chân lý cùng với
ánh sáng dịu dàng của đức ái Chúa Kitô. Ngài dạy rằng đời sống
trong Chúa Kitô là yếu tố thứ nhất và chính yếu của việc phát triển
[6] và ngài ủy thác cho chúng ta công việc hành trình theo con đường
phát triển bằng tất cả tâm can và toàn thể trí khôn của chúng ta [7], tức
là bằng lòng nhiệt thành của yêu thương và đức khôn ngoan của sự thật.
Chính sự thật nguyên khôi này về tình yêu của Thiên Chúa, ân sủng được
ban xuống trên chúng ta, là những gì hướng cuộc sống của chúng ta tới việc
trao tặng và làm cho nó có thể hy vọng cho một thứ “phát triển toàn thể
con người và tất cả mọi người” [8], hy vọng về việc tiến bộ “từ những điều
kiện kém nhân bản đến những tình trạng nhân bản hơn” [9], một tình trạng
đạt được bằng cách thắng vượt những khó khăn bất khả tránh xẩy ra trong
cuộc hành trình.
Ở một khoảng cách trên 40 năm từ khi ban hành bức Thông Điệp ấy, tôi muốn
tỏ lòng tôn kính và vinh danh vị đại Giáo Hoàng Phaolô VI, bằng việc ôn
lại các giáo huấn của ngài về việc phát triển toàn vẹn con người
và góp phần vào đường lối đã được các giáo huấn ấy vạch định, để áp dụng
chúng vào thời điểm hiện nay. Việc tiếp tục áp dụng này vào các trường hợp
hiện đại được bắt đầu với Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis được
Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II muốn ghi dấu 20 năm ban hành Thông Điệp
Việc Phát Triển Của Các dân Tộc. Cho đến bấy giờ, chỉ có Thông Điệp
Rerum Novarum – Tân Sự được tưởng niệm theo cách thức như thế
thôi. Giờ đây lại 20 năm nữa qua đi, tôi muốn bày tỏ niềm xác tín của
tôi là Thông Điệp Việc Phát Triển của Các Dân Tộc xứng đáng được coi là
Thông Điệp “Tân Sự của thời hiện đại”, chiếu tỏa ánh sáng cho cuộc
hành trình hướng tới mối hiệp nhất của nhân loại.
9. Yêu thương trong sự thật – caritas in veritate – là một
thách đố lớn lao cho Giáo Hội trong một thế giới đang được toàn cầu hóa
một cách gia tăng và tràn lan. Cái nguy cơ cho thời đại của
chúng ta đó là tình trạng liên thuộc theo sự kiện của dân chúng và chư
quốc lại không ăn khớp với việc tương tác về đạo lý của lương tâm và trí
khôn là những gì có thể làm phát sinh tình trạng thực sự phát triển của
con người. Chỉ trong tình yêu thương được soi sáng bởi ánh sáng của lý
trí và niềm tin, mới có thể thực hiện các mục đích phát triển có giá trị
nhân bản và nhân bản hóa hơn. Việc chia sẻ những thiện ích
và những nguồn lợi là những gì xuất phát việc phát triển thực sự, không
được bảo đảm nguyên bởi sự tiến bộ về kỹ thuật và những liên hệ của tiện
ích, mà là bởi khả năng của yêu thương thắng vượt sự dữ bằng sự thiện
(cf Rm 12:21), mở ra con đường dẫn tới việc hỗ tương về lương tâm
cùng với quyền tự do.
Giáo Hội không có những giải pháp kỹ thuật để cống hiến và không muốn
“pha mình một cách nào đó vào lãnh vực chính trị của các Quốc Gia”
[11]. Tuy nhiên, Giáo Hội có một sứ vụ về sự thật để hoàn thành, ở mọi
lúc và mọi nơi, cho một xã hội hợp với con người, với phẩm giá của họ, với
ơn gọi của họ. Không có sự thật, thật là dễ bị rơi vào một thứ duy
nghiệm và nhãn quan ngờ vực về đời sống, không thể tiến tới mức hành động,
bởi thiếu quan tâm tới việc nắm vững các thứ giá trị – đôi khi cả đến những
ý nghĩa – là những gì cần được sử dụng để phán đoán và điều khiến nó.
Việc trung thành với con người đòi phải trung thành với một chân lý
tự nó là bảo đảm cho tự do (cf Jn 8:32) và triển vọng của việc
phát triển toàn vẹn con người. Đó là lý do Giáo Hội tìm kiếm chân lý,
không ngừng loan báo chân lý và nhìn nhận chân lý ở bất cứ nơi nào chân
lý tỏ hiện. Sứ vụ về chân lý này là một sứ vụ không bao giờ Giáo Hội lại
từ khước. Giáo huấn về xã hội của Giáo Hội là một chiều kích đặc
biệt của việc loan báo này: nó là một thứ phục vụ cho chân lý gioải
thoát chúng ta. Cởi mở trước chân lý, chân lý từ bất cứ ngành kiến
thức nào, giáo huấn về xã hội của Giáo Hội lãnh nhận nó, ráp vào mối hiệp
nhất những thứ phân mảnh thường chất chứa nó, và dàn xếp nó trong những
mẫu sống liên lỉ đổi thay trong xã hội của chư dân và chư quốc [12].
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa
Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20090629_caritas-in-veritate_en.html
Chương 1: Sứ Điệp của Thông Điệp về Việc Phát Triển của
Các Dân Tộc
Chương 2:
Việc Phát Triển của Con Người trong Thời Đại của Chúng Ta
Chương 3: Tình
Huynh Đệ, Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế và Xã Hội Dân Sự
Chương 4:
Việc
Phát Triển
của
Con Người,
Các Quyền
Lợi
và Nghĩa
Vụ, Môi Trường
Chương 5:
Việc Hợp Tác của Gia Đình Nhân Loại
Chương 6:
Việc Phát Triển của Chư Dân và Vấn Đề Kỹ Thuật
Kết Luận
|
|