GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 16/12/2006

 TUẦN II MÙA VỌNG NĂM C

 

?  Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ: 1) Quá khứ: Xóa bỏ vạ tuyệt thông ln nhau

?  Phân Tích Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Biển Đức XVI về Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc

?   Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

 

 

? Thành công trong mục tiêu đại kết với Giáo Hội Chính Thống Constantinople Thổ Nhĩ Kỳ: 1) Quá khứ: Xóa bỏ vạ tuyệt thông ln nhau

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch 

(tiếp 11 Thứ Hai, 12 Thứ Ba, 13 Thứ Tư, 14 Thứ Năm 15 Thứ Sáu)

1) Quá kh: Xóa b v tuyt thông ln nhau

Tôi cảm thấy hết sức vui mừng được ở giữa những người anh em của tôi trong Chúa Kitô, nơi Vương Cung Thánh Đường này, để cùng nguyện cầu với Chúa cũng như để nhớ lại những biến cố trọng yếu đã từng bảo trì cuộc dấn thân của chúng ta trong việc hoạt động cho mối hiệp nhất trọn vẹn giữa Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo. Trước hết tôi muốn nhắc lại quyết định can đảm trong việc xóa bỏ đi cái ký ức về những cuộc tuyệt thông nhau vào năm 1054. Bản tuyên ngôn chung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras, một bản tuyên ngôn được viết lên bằng một tinh thần tái ý thức yêu thương, được long trọng đọc trong một cuộc cử hành cùng một lúc tại cả Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma lẫn tại Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Câu Tomos của vị Thượng Phụ này được căn cứ vào lời tuyên xưng đức tin của Thánh Gioan: ‘Ho Theós agapé estin’ (1Jn 4:8) - Thiên Chúa là tình yêu! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn để bắt đầu cuộc Brief riêng của ngài cũng hoàn toàn xứng hợp như thế, với lời khuyến dụ của Thánh Phaolô là: ‘Ambulate in dilectione’ (Eph 5:2) – ‘Hãy tiến bước trong yêu thương’. Chính trên nền tảng yêu thương nhau này mà những mối liên hệ mới giữa hai Giáo Hội Rome và Constantinople đã phát triển” (1).  

“Với niềm vui chân tình, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã làm tái sinh động mối liên hệ đã được phát triển từ cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ở Giêrusalem vào Tháng 12 năm 1964 giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Việc các vị trao đổi thư từ với nhau, những bức thư được phổ biến trong cuốn sách tựa đề ‘Tomos Agapis’, là những gì chứng thực cái sâu đậm của những thắt kết đã phát triển giữa các vị, những thắt kết đã phản ảnh nơi mối liên hệ giữa hai Giáo Hội Chị Em với nhau là Rome và Constantinople. Vào ngày 7/12/1965, ngày áp kết khóa cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II, các vị tiền nhiệm khả kính của chúng ta đã thực hiện một bước tiến đặc biệt không thể nào quên được tại Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George và tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican riêng biệt: các vị loại bỏ khỏi ký ức của Giáo Hội những thứ tuyệt thông thê thảm năm 1054. Nhờ đó, các vị đã khẳng định một xoay hướng quyết liệt nơi mối liên hệ của chúng ta” (2)

 

“Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những gì đã từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ  đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hãy tích cực tham gia vào tiến trình này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ý nghĩa”. (3)

(còn tiếp)

TOP

 

 

?  Phân Tích Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC Biển Đức XVI về Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Vào buổi trưa chính ngày Thứ Sáu Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2006, ĐTC Biển Đức XVI đã ban Huấn Từ Truyền Tin về Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc, với sáu điểm tín lý chính yếu sau đây:

 

Thứ Nhất, ngài đã xác tín rằng tất cả mọi sự Mẹ được, trong đó có đặc  ân vô nhiễm nguyên tội, là do vai trò Mẹ được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Ngài nói:

 

“Hôm nay chúng ta cử hành một trong những lễ tuyệt vời nhất và phổ thông nhất của Đức Trinh Nữ – đó là lễ Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ Maria chẳng những không phạm bất cứ một tội nào, Mẹ còn được gìn giữ khỏi cái di sản chung của loài người là nguyên tội, vì sứ vụ Thiên Chúa giành cho Mẹ từ thuở đời đời, đó là sứ vụ làm mẹ Đấng Cứu Chuộc”.

 

Thứ hai, nền tảng mạc khải liên quan tới đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria đó là tình trạng đầy ơn phúc của Mẹ như lời sứ thần chào Mẹ trong dịp truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ. Ngài nói:

 

“Nền tảng Thánh Kinh về tín điều này được thấy nơi những lời Thiên Thần ngỏ cùng người nữ tỳ Nazarét: ‘Kính chào đầy ơn  phúc, Chúa ở cùng người!’ (Lk 1:28)”.

 

Thứ ba, căn  cứ vào Thánh Kinh, ngài cho biết danh xưng của Mẹ là “đầy ơn phúc “ hay “đầy ơn phúc” là tên  gọi của Mẹ. Ngài nói:

 

“‘Đầy ơn phúc’, theo nguyên ngữ Hy Lạp là ‘kecharitomene’, là tên gọi tuyệt đẹp nhất của Mẹ Maria, danh xưng chính Thiên Chúa đã ban cho Mẹ để nói lên rằng từ đời đời và muôn thuở Mẹ là người được yêu thương, là người được chọn lựa, được chọn để lãnh nhận tặng ân cao quí nhất là Chúa Giêsu, ‘tình yêu nhập thể của Thiên Chúa’ (Deus Caritas Est, 12)”.

 

Thứ bốn, lý do tại sao Mẹ lại được Thiên Chúa tuyển chọn cách riêng trong loài người để làm Mẹ Chúa Kitô, một người Mẹ đầy ơn phúc như thế, là vì đức khiêm nhượng của Mẹ. Ngài nói:

 

“Chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa đã chọn, trong tất cả mọi người nữ, Mẹ Maria thành Nazarét  một cách đặc biệt? Câu trả lời được giấu ẩn nơi mầu nhiệm khôn thấu của ý muốn thần linh. Tuy nhiên, có một lý do được Phúc Âm đề cao đó là lòng khiêm nhượng của Mẹ.

 

“Chính vị Trinh Nữ này trong ca vịnh Ngợi Khen, ca vịnh chúc tụng của mình, đã nói đến điều ấy: ‘Linh hồn tôi công bố những điều cao cả của Chúa…. Vì Ngài đã nhìn đến phận thấp hèn nữ tỳ của Chúa’ (Lk 1:46,48). Phải, Thiên Chúa bị chiếm đoạt trước lòng khiêm nhượng của Mẹ Maria, một con người đã được ân nghĩa với Ngài  (x Lk 1:30). Nhờ đó, Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa, hình ảnh và là mô phạm của Giáo Hội, một Giáo Hội được chọn giữa chư dân để lãnh nhận phúc lành của Chúa và để tỏa nó ra cho toàn thể gia đình nhân loại”. 

 

Thứ năm, Mẹ Maria được đầy ân phúc là đầy Chúa Kitô, Đấng Mẹ lãnh nhận bằng đức tin để ban tặng cho nhân loại bằng đức mến. Đức Thánh Cha nói:

 

“‘Phúc lành’ này là chính Chúa Giêsu Kitô. Người là nguồn ‘ân sủng’ mà Mẹ Maria được tràn đầy từ giây phút đầu tiên trong cuộc sống của Mẹ. Bằng lòng tin tưởng, Mẹ đã lãnh nhận Chúa Giêsu, và bằng tình yêu thương, Mẹ đã ban tặng Người cho trần gian. Đó cũng là ơn gọi của chúng ta và sứ vụ của chúng ta, một ơn gọi và sứ vụ của Giáo Hội, đó là nhận lãnh Chúa Kitô trong đời sống của mình và trao ban Người cho trần gian ‘hầu trần gian nhờ Người mà được cứu độ’ (Jn 3:17)”.

 

Thứ sáu, Lễ Mẹ Vô Nhiễm là lễ ở đầu Mùa Vọng và có liên quan tới Mùa Vọng ở chỗ tin tưởng hy vọng hướng về việc Chúa Kitô đến, như những lời kết thúc huấn từ truyền tin của ngài như sau:

 

“Lễ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội soi sáng như một đèn hiệu của Mùa Vọng, một thời gian tỉnh thức và tin tưởng đợi chờ Đấng Cứu Thế. Trong khi chúng ta tiến lên gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng đang đến, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria là vị ‘chiếu giãi như một dấu hiệu của niềm hy vọng vững chắc và ủi an cho dân Chúa trong cuộc lữ hành’ (Lumen Gentium, 68)”.

 

TOP

 

 

?   Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

(tiếp 25 Thứ Bảy)

 

IV.  Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

 

49.          Việc cứu độ thế giới được bắt đầu nhờ Mẹ Maria thế nào, thì cũng nhờ Mẹ nó được hoàn thành như vậy. Mẹ Maria hiếm khi xuất hiện ở lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó, con người, vì chưa được hướng dẫn và hiểu biết đầy đủ về bản thân Người Con của Mẹ, mới không bị xa lìa với chính sự thật, bằng việc họ cứ gắn liền với Mẹ. Điều này có thể xẩy ra nếu Mẹ được biết đến, vì những nét duyên dáng lạ lùng Mẹ được Thiên Chúa tô điểm cho, dù chỉ ở dáng dấp bề ngoài của Mẹ. Điều này đúng là như thế, vì Thánh Denis người Areopagite đã nói cho chúng ta biết trong các bản văn của ngài là, khi ngài trông thấy Mẹ thì ngài tưởng Mẹ là một nữ thần, vì vẻ đẹp khôn sánh của Mẹ, nếu đức tin vững chắc của ngài không bảo cho ngài biết rằng không phải như vậy. Thế nhưng, vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria cần phải được nhận biết và cần phải được Thánh Thần công khai tỏ ra cho biết, để nhờ Mẹ Chúa Giêsu được nhận biết, yêu mến và phụng sự. Không còn những lý do khiến Thánh Linh cần phải che dấu vị hôn thê của mình đi trong cuộc sống của Mẹ và tỏ Mẹ ra rất ít, vì việc rao giảng phúc âm thuở ban đầu không còn nữa.   

 

(1)           Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này

 

50.          Bởi thế Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria ra, một kiệt tác của Ngài, và làm cho Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này:

 

                1)            Vì Mẹ đã biết ẩn thân mình đi trên thế gian này, và bằng lòng khiêm nhượng sâu xa Mẹ đã coi mình hèn kém hơn là bụi đất, mà Mẹ được Thiên Chúa, được các vị tông đồ và các vị thánh ký làm cho Mẹ được nhận biết.

               

                2)            Vì, Mẹ Maria chẳng những là kiệt tác hiển vinh trên thiên đình của Thiên Chúa, mà còn là tuyệt phẩm về ân sủng trên thế gian này nữa, mà Ngài muốn Mẹ được tôn vinh và chúc tụng bởi những kẻ sống trên trần gian này. 

 

                3)            Vì Mẹ là rạng đông xuất hiện trước và làm tỏ hiện Mặt Trời Công Chính là Giêsu Kitô, mà Mẹ cần phải được nhận biết và nhìn nhận để nhờ đó Chúa Giêsu cũng được nhận biết và nhìn nhận.

 

                4)            Như Mẹ là đường nhờ đó Chúa Giêsu đã đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không cùng một kiểu cách.

 

                5)            Vì Mẹ là phương tiện vững chắc, là đường lối trực tiếp và tinh tuyền đến với Chúa Giêsu, và là một hướng đạo viên tuyệt hảo dẫn đến với Người, mà các linh hồn chiếu tỏa thánh đức cần phải nhờ Mẹ để tìm gặp Người. Ai gặp được Mẹ Maria là gặp được sự sống, tức là gặp được Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống. Thế nhưng, không ai có thể gặp được Mẹ Maria nếu không tìm kiếm Mẹ. Không ai có thể tìm kiếm Mẹ nếu không nhận biết Mẹ, vì không ai tìm kiếm hay mong ước điều gì mà mình chưa hề biết đến được. Bởi vậy Mẹ Maria cần phải được nhận biết hơn bao giờ hết để Thiên Chúa Ba Ngôi được sâu xa hiểu biết hơn và tôn vinh hơn.

 

                6)            Vào những thời buổi sau này, Mẹ Maria cần phải chiếu sáng hơn bao giờ hết về tình thương, quyền phép và ân sủng; về tình thương, để mang về và ưu ái đón nhận thành phần tội nhân và hoang đàng đáng thương cần phải hoán cải và trở về với Giáo Hội Công Giáo; về quyền phép, để chống lại thành phần thù địch với Thiên Chúa, thành phần muốn nổi dậy một cách đáng sợ để dụ dỗ và thắng đoạt, bằng những hứa hẹn và đe dọa, tất cả những ai chống lại họ; sau hết, Mẹ cần phải sáng tỏ về ân sủng để phấn khởi và hỗ trợ thành phần quân quốc tinh nhuệ và tôi tớ trung thành của Chúa Giêsu Kitô đang vì Người mà chiến đấu.

 

                7)            Cuối cùng, Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác

 

51.          Chính vì liên quan tới những cuộc bách hại ác liệt cuối cùng này của ma quỉ, những cuộc bách hại hằng ngày gia tăng cho đến khi tên phản Kitô hiển trị, mà chúng ta cần phải hiểu lời tiên báo và nguyền rủa tiên khởi quá quen thuộc Thiên Chúa đã tuyên phán cùng con rắn trong vườn địa đường. Thật đã đến lúc cần phải cắt nghĩa lời này ở đây cho Đức Trinh Nữ được vinh quang, cho con cái của Mẹ được cứu rỗi và cho ma quỉ bị bối rối. “Ta sẽ gây thù hận giữa ngươi và người nữ, giữa giòng dõi ngươi và giòng dõi người nữ; người nữ sẽ đạp nát đầu ngươi và người sẽ rình cắn gout chân của người nữ” (Gen 3:15).    

 

52.          Thiên Chúa đã chỉ gây ra một mối thù duy nhất – nhưng lại là một mối thù bất khả hòa giải – một mối thù sẽ kéo dài, thậm chí tiếp tục cho tới tận thế. Mối thù này xẩy ra giữa Mẹ Maria, Người Mẹ xứng đáng của Người, và ma quỉ, giữa thành phần con cái và tôi tớ của Đức Trinh Nữ với thành phần con cái và môn đồ của Luxiphe.

 

Bởi vậy, kẻ thù ghê gớm nhất Thiên Chúa đã tạo nên để chống lại ma quỉ là Mẹ Maria, Mẹ thánh của Người. Từ thuở còn địa đường trần gian, mặc dù bấy giờ Mẹ mới chỉ hiện hữu trong tâm trí của Người, Người cũng đã ban cho Mẹ một lòng hận ghét thành phần thù địch đáng bị nguyền rủa của Người, một trí khôn tinh khéo trong việc phơi bày ra cái gian ác của con cựu xà, và một quyền năng để đánh bại, lật đổ và chà đạp cuộc nổi loạn ngang tàng này, đến nỗi Satan cảm thấy sợ Mẹ chẳng những hơn các thiên thần cùng loài người, mà còn, ở một nghĩa nào đó, hơn cả chính Thiên Chúa nữa.

 

Điều này không có nghĩa là cơn giận dữ, việc thù ghét và quyền năng của Thiên Chúa hoàn toàn thua Đức Trinh Nữ, vì những phẩm chất của Mẹ là những gì hạn hữu. Ở đây chỉ có ý nói là Satan, vì quá kiêu căng, hoàn toàn bị thảm bại và trừng phạt bởi một con người tôi tớ thấp hèn và khiêm hạ của Thiên Chúa, vì lòng khiêm nhượng của Mẹ làm cho hắn bị nhục nhã hơn là quyền năng của Thiên Chúa. Ngoài ra, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ Maria một quyền năng lớn mạnh trên các thần dữ, đến nỗi chúng thường bị bắt buộc ngoài ý muốn của chúng thú nhận qua miệng lưỡi của những người bị chúng ám rằng chúng sợ một trong những lời bầu chữa của Mẹ cho một linh hồn còn hơn là các lời nguyện cầu của tất cả mọi vị thánh, và sợ một trong những điều đe dọa của Mẹ hơn là tất cả mọi cực hình khác của chúng.

 

(còn tiếp vào các Ngày Thánh Mẫu Thứ Bảy hằng tuần)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ