GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 13/1/2007 TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH |
? “Chúng ta hãy bắt đầu một tân niên bằng việc nhìn lên Mẹ Maria”
? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ: “để công khai bày tỏ niềm trân trọng của tôi đối với Đạo Hồi”
? “Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” Mỹ Châu
“Chúng ta hãy bắt đầu một tân niên bằng việc nhìn lên Mẹ Maria”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Đầu Năm, Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình Thế Giới Thứ Hai 1/1/2007
Anh Chị Em thân mến,
Như trong một bức vi thạch ghép, phụng vụ hôm nay chiêm ngưỡng những b iến cố và những trường hợp cứu độ khác nhau, thế nhưng đặc biệt chú trọng tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tám ngày sau cuộc hạ sinh của Chúa Giêsu, chúng ta tưởng niệm đến Người Mẹ này, Theotokos, vị đã hạ sinh Con Trẻ muôn đời là Vua Trời đất (xem Ca Nhập Lễ; Sedulius).
Phụng vụ hôm nay suy niệm về Lời đã làm người và lập lại rằng Người đã được hạ sinh bởi một Vị Trinh Nữ. Phụng vụ hôm nay được phản ảnh nơi việc cắt bì của Chúa Giêsu như một thứ nghi thức gia nhập cộng đồng, và chiêm ngưỡng Thiên Chúa, Đấng qua Mẹ Maria, đã ban Người Con Duy Nhất của mình để dẫn dắt ‘dân mới’ ấy. Phụng vụ đã nhắc lại danh xưng được đặt cho Đấng Thiên Sai và nghe thấy danh xưng này được vang lên một cách dịu dàng bởi Mẹ của Người. Danh xưng ấy gợi lên sự bình an cho thế giới, một thứ bình an của Chúa Kitô, và điều gợi lên này được thực hiện qua Mẹ Maria là Môi Giới và là Cộng Tác Viên của Chúa Kitô (cf. "Lumen Gentium," nn. 60-61).
Chúng ta bắt đầu một tân niên dương lịch là một khoảng thời gian thêm nữa được Đấng Quan Phòng thần linh cống hiến cho chúng ta liên quan tới ơn cứu độ do Chúa Kitô khai mở. Thế nhưng không phải là Lời hằng hữu đã đi vào thời gian thực sự là qua Mẹ Maria hay sao? Ở Bài Đọc Thứ Hai chúng ta vừa nghe, Thánh Tông Đồ Phaolô đã nhắc lại điều này khi nói rằng Chúa Giêsu được hạ sinh ‘bởi một người nữ’ (Gal 4:4).
Ở phụng vụ hôm nay, nổi bật là hình ảnh Mẹ Maria, Người Mẹ thực của Chúa Giêsu, Vị Thiên Chúa làm người. Bởi vậy mà Lễ Trọng hôm nay không phải là để cử hành một ý tưởng trừu tượng mà là một mầu nhiệm và một biến cố lịch sử, đó là Chúa Giêsu Kitô, một Ngôi Vị thần linh, được hạsinh bởi Trinh Nữ Maria, vị là Mẹ của Người theo đúng nghĩa nhất.
Ngoài vai trò làm mẹ, hôm nay nữa cũng đề cao tới đức trinh nguyên của Mẹ Maria. Đây là hai đặc ân bao giờ cũng được loan báo chung với nhau, bất khả phân ly, vì chúng bổ khuyến và định phẩm cho nhau. Mẹ Maria là Mẹ nhưng lại là một Người Mẹ Đồng Trinh; Mẹ Maria là một Trinh Nữ, nhưng là một Trinh Nữ Thân Mẫu. Nếu gạt đi một trong hai khía cạnh này thì mầu nhiệm Mẹ Maria như được các Phúc Âm cho chúng ta thấy về Mẹ không thể nào được hiểu một cách chính xác.
Là Mẹ của Chúa Kitô, Mẹ Maria cũng là Mẹ của Giáo Hội, một tước hiệu đã được vị Tiền Nhiểm khả kính của tôi là Đầy Tớ Chúa Phaolô VI công bố ngày 21/11/2964 tại Công Đồng Chung Vaticanô II. Sau hết, Mẹ Maria là Người Mẹ Thiêng Liêng của toàn thể nhân loại, vì Chúa Giêsu trên câp thập giá đã đổ máu ra cho tất cả chúng ta và từ Cây Thập Giá này Người đã ký thác tất cả chúng ta cho việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ.
Bởi thế, chúng ta hãy bắt đầu tân niên này bằng việc nhìn lên Mẹ Maria là vị chúng ta đã lãnh nhận từ bàn tay của Thiên Chúa như là một ‘khả năng’ quí hóa để làm cho sinh hoa kết trái, một cơ hội thuận lợi để góp phần vào việc làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến.
Trong bầu khí nguyện cầu và tri ân Thiên Chúa về tặng ân này của một tân niên, tôi hân hoan trân trọng nghĩ tới chư Tôn Vị Lãnh Sự thuộc Phái Đoàn Ngoại Giao làm việc với Tòa Thánh muốn tham dự vào việc long trọng Cử Hành hôm nay.
Tôi thân ái chào ĐHY Tarcisio Bertone, vị Quốc Vụ Khanh của tôi. Tôi chào ĐHY Renato Raffaele Martino cùng các phần tử thuộc Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình và tôi muốn bày tỏ cùng họ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với viếc họ hằng ngày dấn thân cổ võ cho những thứ giá trị rất quan thiết cho đời sống xã hội.
Về Ngày Thế Giới Hòa Bình hôm nay đây, theo thường lệ, tôi đã gửi Sứ Điệp đến các Vị Thủ Tướng và Lãnh Đạo Chư Quốc, cũng như đến tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Đề tài của sứ điệo này cho năm nay là Con Người – Trọng Tâm của Hòa Bình.
Tôi hết sức tin tưởng rằng ‘việc tôn trọng con người là những gì cổ võ hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải đặt nền tảng cho một nền nhân bản nguyên vẹn chân thực’ (Message for World Peace Day, 1 January 2007, n. 1).
Việc dấn thân này đặc biệt là trách vụ của hết mọi Kitô hữu, thành phần được kêu gọi ‘dấn thân không ngừng cho việc đi làm hòa bình và hăng say bênh vực phẩm giá của con người cùng với các quyền lợi bất khả chuyển nhượng của họ’ (cùng nguồn, 6). Chính vì họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (x Gen 1:27), mà hết mọi cá nhân bất phân biệt chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo, là một con người được mặc cùng một phẩm vị Thiên Chúa ban. Đó là lý do họ cần phải được tôn trọng, không thể nại bất cứ lý do nào để độc đoán sử dụng họ như là một thứ đồ vật.
Lại càng cần phải cùng nhau hoạt động cho hòa bình khi có những thứ đe dọa hòa bình vẫn tiếp tục xẩy ra một cách bất hạnh, có những trường hợp bất công và bạo lực liên tục diễn ra ở các miền đất khác nhau trên thế giới, và có các cuộc xung đột võ trang tiếp tục xẩy ra lại thường bị đa số công luận coi nhe, cũng như có cơ nguy khủng bố đang bao phủ cảnh thanh thản của các dân nước. Như tôi đã nhắc nhở trong sứ điệp hòa bình thì đây vừa là ‘tặng ân vừa là tác vụ’ (đoạn 3): một tặng ân cần cầu xin để có và là một tác vụ cần phải được thi hành một cách can đảm không thôi.
Trình thuật chúng ta vừa nghe phác tả cảnh tượng các mục đồng Bêlem, những người, sau khi nghe lời loan báo của Thiên Thần, đã đến hang đá để tôn thờ Con Trẻ (x Lk 2:16). Chẳng lẽ chúng ta không nhìn lại một lần nữa tình hình thể thảm đang hằn vết chính Mảnh Đất Chúa Giêsu sinh ra? Làm sao chúng ta lại không khẩn xin Thiên Chúa bằng những lời nguyện cầu liên lỉ cho ngày hòa bình chóng xẩy ra bao nhiêu có thể cả ở vùng đó nữa, một ngày mà cuộc xung đột hiện nay đã kéo dài quá lâu được giải quyết?
Nếu muốn chấp nhận một thỏa ước hòa bình thì cần phải căn cứ vào việc tôn trọng phẩm giá và các thứ quyền lợi của hết mọi người. Tôi muốn bày tỏ cùng những vị đại diện chư quố cđang hiện diện nơi đây niềm hy vọng là Cộng Đồng Quốc Tế sẽ tập trung lực lượng của mình để xây dựng một thế giới vì Danh Chúa, một thế giới mà hết mọi người đều biết tôn trọng nhân quyền. Để điều này có thể xẩy ra, người ta cần phải nhìn nhận rằng các quyền lợi ấy không phải chỉ được căn cứ vào những ý thỏa ước của con người mà ‘vào chính bản tính của con người cùng với phẩm giá bất khả chuyển nhượng của họ như là một con người được Thiên Chúa dựng nên’ (cùng nguồn, đoạn 13).
Thật thế, nếu những yếu tố cấu tạo nên phẩm vị của con người được lọt vào vòng tư duy khả hoán của con người thì thậm chí ngay cả những thứ quyền lợi của con người được long trọng công bố đi nữa cũng sẽ đi đến chỗ suy yếu và được giải thích lung tung. ‘Bởi thế, các cơ quan quốc tế không được lạc hướng khỏi nền tảng tự nhiên này nơi các thứ quyền lợi của con người. Điều này sẽ giúp cho họ có thể tránh đi được cái nguy cơ, bất hạnh thay vẫn hằng diễn ra, chiều theo một thứ dẫn giải thuần thực chứng về các thứ quyền lợi ấy’ (cùng nguồn).
‘Chúa chúc phúc cho các người và gìn giữ các người…. Xin Ngài ngước mặt nhìn đến các người và ban cho các người được bình an’ (Num 6:24,26). Đó là c ông thức Chúc Phúc chúng ta đã nghe thấy ở Bài Đọc Thứ Nhất, trích từ Sách dân Số. Danh Chúa được lập lại 3 lần. Điều này gợi lên cho người ta ý nghĩ về một thứ gia tăng và quyền năng của Phúc Lành được kết thúc bằng lời ‘bình an’.
Từ ngữ Thánh Kinh shalom, được chúng ta chuyêå dịch thầh ‘hòa bình’, là những gì bao hàm một thứ chất chồng những gì là tốt lành bao gồm cả ‘ơn cứu độ’ của Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai được các Tiên Tri loan báo. Bởi thế, Kitô hữu chúng ta nhìn nhận Người như là Hoàng Tử Hòa Bình. Người đã trở thành một con người và đã giáng sinh trong một hang động ở Bêlem để mang bình an đến cho người thiện tâm, cho tất cả những ai đón nhận Người bằng niềm tin tưởng và lòng mến yêu.
Thế nên, bình an thực sự là tặng ân và là tác vụ của Lễ Giáng Sinh: một tặng ân cần phải được chấp nhận bằng tấm lòng khiêm cung dễ dậy và bằng một niềm tin tưởng liên lỉ nguyện cầu, một tác vụ trong việc làm cho hết mọi người thành tâm thiện chí trở thành một ‘đường lối hòa bình’.
Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta biết đón nhận Con của Mẹ, và bình an thực sự nơi Người. Chúng ta hãy xin Mẹ hãy giúp chúng ta có một cái nhìn thấu suốt để chúng ta có thể nhận ra trên khuôn mặt của hết mọi người Dung Nhan của Chúa Kitô, tâm điểm của hòa bình!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu
của Tòa Thánh Vatican
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070101_world-day-peace_en.html
? “Cái tương quan giữa đề tài ‘Thiên Chúa’ với đề tài ‘hòa bình’ là một khía cạnh quyết liệt của 4 chuyến Tông Du của tôi trong năm nay” - Chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ: “để công khai bày tỏ niềm trân trọng của tôi đối với Đạo Hồi”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006
(tiếp 12 Thứ Sáu, 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư
, 9 Thứ Ba)
Một chiều kích khác liên quan tới niềm xác tín là các tôn giáo cần phải gặp gỡ nhau trong công việc chung là dấn thân phục vụ sự thật, nhờ đó phục vụ nhân loại. Chuyến Viếng Thăm Thổ Nhĩ Kỳ của tôi tạo cho tôi cơ hội để công khai bày tỏ niềm trân trọng của tôi đối với Đạo Hồi, một niềm trân trọng được Công Đồng Chung Vaticanô II (x Tuyên Ngôn ‘Nostra Aetate’, đoạn 3) vạch ra cho chúng ta thấy như là một thái độ xác đáng duy nhất.
Ở đây, một lần nữa, tôi xin bày tỏ niềm tri ân của tôi với các vị Thẩm Quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng như với Nhân Dân Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã đón tiếp tôi hết sức hiếu khách và cống hiến cho tôi những ngày gặp gỡ không thể nào quên được.
Trong một cuộc đối thoại cần gia tăng với Hồi Giáo, chúng ta phải chú ý tới sự kiện là thế giới tín đồ Hồi Giáo ngày nay đang cảm thấy phải đối diện với một công việc khẩn trương. Công việc này rất giống với công việc vẫn từng áp đặt lên Kitô hữu từ thời Minh Tri, và là công việc Công Đồng Chung Vaticanô II đã tìm thấy được những giải pháp thực sự, hoa trái của một cuộc nghiên cứu lâu dài và khó khăn, cho Giáo Hội Công Giáo.
Nó là vấn đề của thái độ mà cộng đồng tín hữu cần phải chấp nhận trước những niềm xác tín và những đòi hỏi từng là những gì được củng cố trong thời Minh Tri.
Một mặt, người ta cần phải đối đầu với một thứ độc đoán của thứ lý trí thực chứng loại trừ thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của cộng đồng cũng như ra khỏi những tổ chức công, từ đó làm cho con người bị hụt hẫng những qui tắc chuyên biệt của họ trong việc phán đoán nhận định.
Mặt khác, người ta cần phải hoan nghênh những thắng đoạt thực sự của thời Minh Tri, các thứ nhân quyền và đặc biệt là quyền tự do tin tưởng và thực hành niềm tin, và cần phải công nhận những sự ấy như là những yếu tố thiết yếu cho tính cách chân chính của tôn giáo.
Như trong cộng đồng Kitô Giáo, nơi đã từng là một cuộc tìm kiếm lâu dài để có được một chủ trương đứng đắn về đức tin liên quan tới các niềm tin tưởng như thế – một cuộc tìm kiếm chắc chắn sẽ không bao giờ được kết thúc một lần vĩnh viễn – thế nào, thì thế giới Hồi Giáo, theo truyền thống riêng của họ, cũng đang đối diện một công việc lớn lao trong vấn đề tìm được những giải pháp thích hợp về vấn đề này.
Nội dung của việc đối thoại giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo vào lúc này đây sẽ là một cuộc đối thoại đặc biệt với nhau trong vấn đề quyết tâm này để tìm thấy những giải pháp xác đáng. Kitô hữu chúng ta cảm thấy liên kết với tất cả những ai, chính vì căn cứ vào nền tảng nơi những niềm xác tín của tôn giáo mình như các tín đồ Hồi Giáo, hoạt động chống lại bạo lực và cho cuộc hợp lực giữa niềm lý và lý trí, giữa tôn giáo và tự do. Theo chiều hướng ấy thì hai cuộc đối thoại được tôi nói tới là những gì hòa nhập với nhau.
Sau hết, ở Istanbul, một lần nữa tôi đã có thể sống những giờ phút hân hoan của việc sát cận đại kết nơi cuộc tôi gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I. Mấy ngày trước đây ngài đã viết cho tôi một bức thư gồm những lời lẽ tri ân xuất phát từ đấy lòng của ngài là những gì đã nhắc nhở tôi một cách rất sống động cái cảm nghiệm hiệp thông trong những ngày ấy.
Chúng tôi cảm thấy chúng tôi là anh em, chẳng những dựa vào những ngôn từ và các biến cố lịch sử, mà còn từ thâm cung của linh hồn nữa; chúng tôi được liên kết bằng một niềm tin chung của các vị Tông Đồ hơn bao giờ hết trong tư tưởng của chúng tôi cũng như trong cảm quan riêng tư của mình.
Chúng tôi đã cảm thấy được một mối hiệo nhất sâu xa trong đức tin, và chúng tôi vẫn cầu cùng Chúa thiết tha hơn nữa để Ngài mau ban tặng mối hiệp nhất trọn vẹn nơi việc cùng bẻ một Tấm Bánh.
Vào lúc này đây tôi xin gửi niềm tri ân sâu xa của tôi cùng với những lời nguyện cầu huynh đệ đến Thượng Phụ Bartholomew I và tìn hữu của ngài, cũng như đến các cộng đồng Kitô hữu khác tôi đã được gặp ở Istanbul. Chúng ta hãy hy vọng và nguyện cầu để quyền tự do tôn giáo, một quyền tương xứng với bản chất sâu xa của đức tin và được công nhận theo nguyên tắc trong Bản Hiến Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, được thể hiện nơi những hình thức pháp lý xứng hợp, cũng như nơi đời sống thường nhật của Tòa Thượng Phụ và nơi các cộng đồng Kitô hữu khác, mỗi ngày được trọn vẹn một cách cụ thể hơn.
‘Et erit iste pax’ – Người sẽ là hòa bình, Tiên Tri Micah nói về vị cai trị tương lai của dân Do Thái (5:4), vị được tiên tri loan báo rằng sẽ được hạ sinh ở Bêlem. Các Thần Trời đã nói cùng các mục tử đang trông coi đàn vật của mình trong các cánh đồng quanh Bêlem rằng: ‘bình an dưới thế giữa con người’, Đấng được đợi trông đã đến (Lk 2:14).
Chính Chúa Kitô đã nói cùng các môn đệ của mình rằng: ‘Thày để lại bình an cho các con; Thày ban bình an của Thày cho các con’ (Jn 14:27). Căn cứ vào những lời ấy mới có lời chào phụng vụ: ‘Bình an ở cùng anh chị em’.
Bình an được chuyền trao trong phụng vụ đây là chính Chúa Kitô. Người đã ban mình cho chúng ta như bình an, như việc hòa giải vượt lên trên tất cả mọi biên cương bờ cõi. Bất cứ nơi nào Người được đón nhận thì triển nở những hải đảo an bình. Nhân loại chúng ta đều muốn Chúa Kitô hủy hoại đi tất cả mọi thứ chiến tranh một lần vĩnh viễn, hủy diệt đi tất cả mọi thứ vũ khí và thiết lập bình an toàn cầu. Thế nhưng, chúng ta phải biết rằng bình an không thể đạt được từ bên ngoài bằng các thứ cơ cấu, và nỗ lực thiết lập nó bằng bạo lực là những gì chỉ dẫn tới chỗ gây ra thêm bạo lực hơn thôi.
Chúng ta cần phải biết rằng bình an – như Thiên Thần ở Bêlem nói – có liên quan tới eudokia, tới việc chúng ta mở lòng ra cho Thiên Chúa.
Chúng ta cần phải biết rằng hòa bình chỉ có thể hiện hữu nếu lòng người chế ngự được hận thù và vị kỷ. Loài người cần phải cải tiến nội tâm, cần phải trở nên mới mẻ và khác hơn. Bởi thế mà hòa bình trên thế giới này bao giờ cũng là những gì mềm yếu mỏng dòn. Chúng ta phải chịu đựng vì tình trạng ấy. Chính vì lý do ấy mà chúng ta được kêu gọi đặc biệt để lòng chúng ta được thấm đậm bình an của Thiên Chúa và mang quyền năng của Ngài đến cho thế giới. Đời sống của chúng ta cần phải làm trọn tất cả những gì có được nơi và nhờ Bí Tích Rửa Tội, ở chỗ chết đi cho con người cũ, nhờ đó tái sinh con người mới. Và chúng ta sẽ mãi mãi thiết tha nguyện cầu cùng Chúa xin Ngài động lòng thương! Xin hãy làm cho chúng ta trở nên một dân tộc mới! Xin giúp cho lý lẽ của bình an thắng vượt cái phi lý của bạo lực! Xin hãy làm cho chúng ta trở thành những người chuyển đạt hòa bình của Chúa!
Chớ gì Trinh Nữ Maria, Vị tôi xin ký thác chư huynh và công việc của chư huynh, xin cho chúng ta ân sủng này. Tôi xin gửi tới mỗi một người trong chư huynh hiện diện nơi đây cũng như cho tất cả những người thân yêu của chư huynh, những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, và như một dấu hiệu cho niềm vui của chúng ta, ngày mai sẽ là ngày nghỉ cho Giáo Triều Rôma để sửa soạn Lễ Giáng Sinh một cách tốt đẹp cả về thể lý lẫn tâm linh. Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho những cộng tác viên thuộc các Phân Bộ và Văn Phòng khác nhau của Giáo Triều Rôma cũng như của Khối Quản Trị Quốc Đô Vatican. Chúc Giáng Sinh vui vẻ cùng rất nhiều lời chúc tốt đẹp cho Tân Niên!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)
“Vào lúc mở màn cho năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tình hình thế giới, cũng như quan tâm tới những thách đố chúng ta được kêu gọi để cùng nhau giải quyết” - “Tình hình chính trị” Mỹ Châu
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Phái Đoàn Ngoại Giao của Quốc Đô Vatican ngày 8/1/2007
(Tiếp 12 Thứ Sáu, 11 Thứ Năm, 10 Thứ Tư)
Chuyến tông du của tôi thực hiện vào tháng 5 tới đây ở Ba Tây sẽ cống hiến cho tôi một cơ hội để tôi chú tâm tới xứ sở lớn lao này, một xứ sở đang vui mừng chờ đợi tôi, cũng như tới toàn Mỹ Châu Latinh và Caribbean. Tình trạng cải tiến cho thấy qua một số những dấu chỉ về kinh tế, việc quyết tâm c hiến đấu với nạn buôn thuốc phiện và tình trạng băng hoại, những tiến trình khác nhau của vấn đề hội nhập, những nỗ lực cải tiến đường lối giáo dục, việc chiến đấu với nạn thất nghiệp và việc giảm thiểu những thứ bất quân bình trong vấn đề phân phối số tổng lợi tức – đó là tất cả những dấu hiệu cần phải được nhận định một cách mãn nguyện. Nếu những diễn tiến ấy được củng cố kiên cường thì chúng mới có thể thực hiện việc đóng góp quan trọng trong vấn đề thắng vượt tình trạng nghèo khổ đang ảnh hưởng tới phần đông dân chúng, cũng như trong vấn đề gia tăng tình trạng bền vững của các cơ cấu tổ chức. Theo chiều hướng của các cuộc bầu cử diễn ra năm ngoái ở một số quốc gia, cần phải nhấn mạnh rằng chế độ dân chủ được kêu gọi để chú trọng tới những khát vọng của toàn thể thành phần công dân, và được kêu gọi để cổ võ việc tôn trọng hơn đối với tất cả mọi yếu tố của xã hội, theo các nguyên tắc của tình liên đới, của sự phụ trợ và của công lý. Tuy nhiên, việc hành sử dân chủ không được trở thành một thứ độc đoán của tương đối chủ nghĩa, bằng cách đề ra những mẫu thức nhân loại học không xứng hợp với bản tính và phẩm vị của con người.
Tôi đặc biệt chú trọng tới một số quốc gia riêng – đáng kể là Colombia, nơi xẩy ra một cuộc xung đột nội bộ lâu dài đã gây ra một cuộc khủng hoảng về nhân đạo, cách riêng nếu quan tâm tới thành phần dân chúng bị phân tán. Cần phải thực hiện hết mọi nỗ lực để mang lại hòa bình cho xứ sở này, trả về cho các gia đình những người thân yêu của họ đã từng bị bắt cóc, bao gồm cả những ai lôi cuốn vướng mắc vào cuộc chiến đấu võ trang ấy. Chúng ta cũng chú ý tới Cuba. Khi vang lên niềm hy vọng là tất cả mọi cư dân của nước này có thể hiện thực những khát vọng hợp lý của họ, trong mối quan tâm về công ích, tôi muốn lập lại lời kêu gọi của vị Tiền Nhhiệm khả kính của tôi, đó là: ‘Cuba hãy hướng mình về thế giới và thế giới hãy hướng mình về Cuba’. Việc hướng về nhau với các quốc gia khác là những gì duy nhất có thể mang lại thiện ích cho tất cả mọi người trong cuộc. Không xa cho lắm, đó là nhân dân Haiti vẫn tiếp tục sống trong một cảnh thật nghèo khổ bị bửa vây bởi bạo động. Tôi cầu nguyện để việc quan tâm của cộng đồng quốc tế – được biểu lộ trong số nhiều điều khác của các hội đồng thành phần tặng viên diễn ra trong năm 2006 – sẽ là những gì dẫn tới việc củng cố các cơ cấu tổ chức, và sẽ giúp cho dân chúng có thể trở thành những kiến trúc viên cho việc phát triển của riêng mình, trong một bầu khí hòa giải và hòa hợp.
(ngày mai: “Tình hình chính trị” Á Châu)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican (trừ những tiểu đề được chính người dịch tự phân đặt theo ý tứ được chính tác giả bày tỏ)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070108_diplomatic-corps_en.html