GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 27/5/2007 LỄ THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG |
? "Thánh Thần là Đấng làm cho tâm can có thể hiểu được các ngôn ngữ của mọi người, vì Ngài tái thiết lập nhịp cầu hiệp thông chân chính giữa đất và trời".
? Tại Sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” ở một nơi chiếm nửa dân số Công Giáo trên thế giới?
? ĐTC Biển Đức XVI với Khoa Học: “Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người”
"Thánh Thần là Đấng làm cho tâm can có thể hiểu được các ngôn ngữ của mọi người, vì Ngài tái thiết lập nhịp cầu hiệp thông chân chính giữa đất và trời".
Đ
TC Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Lễ Thánh Thần Hiện Xuống ở Quảng Trường Thánh Phêrô Chúa Nhật 4/6/2006Anh Chị Em thân mến!
Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đầy quyền năng đã xuống trên các vị tông đồ; nhờ đó mở màn cho sứ vụ của Giáo Hội trên thế giới. Chính Chúa Giêsu đã sửa soạn cho 11 Vị thực hiện sứ vụ này bằng việc hiện ra với các vị một số lần sau cuộc phục sinh của Người (x Acts 1:3).
Trước khi thăng thiên về trời, ‘Người đã bảo các vị đừng rời khỏi Giêrusalem, song hãy chờ đợi lời hứa của Cha’ (x Acts 1:4-5); tức là, Người đã xin các vị hãy qui tụ lại với nhau để dọn mình lãnh nhận tặng ân Thánh Linh. Và các vị đã tụ họp lại với Mẹ Maria để cầu nguyện ở Nhà Tiệc Ly, trong khi chờ đợi biến cố hứa hẹn ấy (x Acts 1:14).
Việc qui tụ lại với nhau là điều kiện được Chúa Giêsu đặt ra để lãnh nhận tặng ân Thánh Linh; bản tóm lược của việc họ sống hòa hợp với nhau đó là việc các vị cầu nguyện lâu dài. Như thế chúng ta được cống hiến cho thấy một bài học sâu xa mãnh liệt cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu.
Có những lúc người ta nghĩ rằng việc hiệu nghiệm về vấn đề truyền giáo chính yếu lệ thuộc vào vấn đề can thận hoạch định cùng việc khôn lanh áp dụng sau đó qua việc cụ thể dấn thân. Chúa Kitô chắc chắn không muốn chúng ta hợp tác, nhưng trước bất cứ một đáp ứng nào thì việc Người tác động là những gì cần thiết: Thánh Thần thực sự đóng vai chủ yếu của Giáo Hội. Những căn gốc của việc chúng ta hiện hữu cũng như của hành động chúng ta đều ở nơi việc thinh lặng khôn ngoan và quan phòng của Thiên Chúa.
Những hình ảnh được Thánh Luca sử dụng để nói lên việc Thánh Linh xâm nhập – gió và lửa – đã nhắc lại núi Sinai, nơi Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân Yến Duyên và lập giao ước của Ngài (x Ex 19:3ff). Cuộc lễ ở Sinai được dân Yến Duyên cử hành 50 ngày sau Lễ Vượt Qua là ngày lễ Giao Ước.
Khi nói về những ngọn lưỡi lửa (x Acts 3), Thánh Luca muốn cho thấy Lễ Ngũ Tuần như một Sinai mới, như một lễ Giao Ước mới, trong giao ước mới này Giao Ước với dân Yến Duyên được bao gồm tất cả mọi dân tộc trên trái đất này. Giáo Hội là công giáo và truyền giáo tự bẩm sinh. Tính cách phổ quát của ơn cứu độ được thể hiện với một bản liệt kê nhiều nhóm thiểu số có những kẻ nghe bài giảng tiên khởi của các vị tông đồ (x Acts 2:9-11).
Dân Chúa, một dân có được một hình dạng trên Núi Sinai, ngày nay vươn dài lớn rộng tới độ bao trùm mọi chướng ngại về chủng tộc, văn hóa, không gian và thời gian. Như những gì ngược lại với sự kiện xẩy ra ở tháp Babel, lúc dân chúng muốn xây dựng một con đường cao lên tới trời bằng bàn tay của họ, thì họ lại đi tới chỗ hủy hoại đi khả năng hiểu biết lẫn nhau. Cuộc Hiện Xuống của Thần Linh, với tặng ân ngôn ngữ, cho thấy rằng việc hiện diện của Ngài là những gì nối kết và biến đổi tình trạng hỗn độn thành mối hiệp thông. Cái cao ngạo và thần tôi của con người là những gì luôn tạo nên những thứ chia rẽ, dựng nên những bức tường dửng dưng lạnh lùng, hận thù và bạo lực.
Trái lại, Thánh Thần là Đấng làm cho tâm can có thể hiểu được các ngôn ngữ của mọi người, vì Ngài tái thiết lập nhịp cầu hiệp thông chân chính giữa đất và trời. Thánh Linh là tình yêu.
Thế nhưng, làm thế nào để có thể đi sâu vào mầu nhiệm Thánh Linh? Làm sao để có thể hiểu được bí mật của tình yêu? Đoạn Phúc Âm này hôm nay đưa chúng ta về Nhà Tiệc Ly là nơi Bữa Tiệc Ly đã kết thúc, một cảm nghiệm về những gì chưng hửng khiến các vị tông đồ buồn đau. Lý do đó là những lời lẽ của Chúa Giêsu đã khơi động những vấn đề nhức nhối: Người đã nói về việc thế giới thù ghét Người cũng như những ai thuộc về Người, Người đã nói về việc ra đi bí nhiệm của Người; về nhiều điều cần phải nói nhưng bấy giờ các tông đồ chưa thể nào thấu hiểu nổi (x Jn 16:12).
Để an ủi các vị, Người đã giải thích ý nghĩa về việc ra đi của Người: Người sẽ ra đi, song Người sẽ trở lại; trong khi đó Người không bỏ rơi các vị, không để họ mồ côi. Người sẽ sai Đấng An Ủi, Thần Linh của Cha, và là vị Thần Linh có thể làm cho các vị biết rằng công việc của Chúa Kitô là một công việc của yêu thương: một tình yêu thương của Đấng đã hiến mạng sống mình, một tình yêu thương của Cha là Đấng đã trao ban Người.
Đó là mầu nhiệm của Lễ Hiện Xuống: Thánh Thần soi sáng tâm linh con người, và trong việc tỏ Chúa Kitô tử giá và phục sinh ra, Ngài cho thấy đường lối trở nên giống Người hơn, tức là trở thành ‘biểu hiện và dụng cụ của tình yêu xuất phát từ Ngài’ (Deus Caritas Est, 33). Cùng với Mẹ Maria, Giáo Hội, như khi mới được hạ sinh, ngày nay vẫn kêu cầu: ‘Veni Sancte Spiritus! – Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến để làm tràn đầy tâm can thành phần tín hữu của Ngài và đốt lên ngọn lửa tình yêu của Ngài trong họ!’ Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/6/2006
Tại Sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” ở một nơi chiếm nửa dân số Công Giáo trên thế giới?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
(tiếp 26 Thứ Bảy, 25 Thứ Sáu, 24 Thứ Năm và 23 Thứ Tư)
Những sai lầm và tai hại của hai hiện tượng giải phóng về kinh tế và về tâm linh ở Mỹ Châu La Tinh
Trước hết về vấn đề giải phóng kinh tế, trong Bài Khai Mạc cho biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Chúa Nhật 13/5, ở đoạn 5 dưới tiểu đề “những trục trặc về xã hội và chính trị”, ngài đã cho biết thế này:
“Tới đây, chúng ta tự đặt vấn đề, đó là làm sao Giáo Hội có thể góp phần vào việc giải quyết các trục trặc khẩn trương về xã hội và chính trị, và đáp ứng cái thách đố cả thể về tình trạng nghèo khổ và cơ cực đây? Những trục trặc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, cũng như những trục trặc của thế giới ngày nay, là những gì muôn mặt và phức tạp, và chúng không thể giải quyết bằng những chương trình chung chung. Chắc chắc một điều là vấn đề trọng yếu về đường lối mà Giáo Hội, được soi sáng bởi niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô, cần phải phản ứng trước những thách đố ấy, là một vấn đề liên quan tới tất cả chúng ta. Về vấn đề này, chúng ta không thể tránh né trong việc nói tới vấn đề về cấu trúc, nhất là những gì gây ra bất công. Thật vậy, các cấu trúc chân chính là điều kiện nếu thiếu sẽ không thể nào có một trật tự chính đáng trong xã hội nổi. Thế nhưng, những cấu trúc ấy xuất phát ra sao? Chúng hoạt động như thế nào?
“Cả chủ nghĩa tư bản và Mát-Xít đều đã hứa hẹn vạch ra con đường kiến tạo nên những cấu trúc chính đáng, và họ đã tuyên bố rằng, một khi được thiết lập, những cấu trúc ấy sẽ tự mình hoạt động; họ công bố là chẳng những các cấu trúc ấy không cần đến bất cứ một thứ luân lý cá nhân nào trước đó, mà chúng còn phát động một thứ luân lý chung. Và lời hứa hẹn có tính cách ý hệ này đã cho thấy là sai lầm. Các sự kiện đã rõ ràng minh chứng điều ấy. Thể chế Mát-Xít, nơi nào được chính quyền thi hành áp dụng, chẳng những để lại một gia sản buồn thảm nơi tình trạng hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà còn là một thứ đau thương áp bức các linh hồn nữa. Và chúng ta có thể thấy được cũng một điều như thế xẩy ra ở cả Tây Phương, nơi mà khoảng cách giầu nghèo đang liên tục gia tăng, gây ra một tình trạng suy thoái đáng lo ngại về phẩm vị con người, bởi những thứ thuốc phiện, rượu chè cùng những thứ ảo tưởng dối trá về hạnh phúc”.
Sau nữa, về vấn đề giải phóng tâm linh, trong bài khai mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị này, ở đoạn 2, sau khi nhận định về tình hình lạc quan chung về đức tin, ngài đã cảnh giác về khía cạnh tiêu cực như sau:
“Trong các cộng đồng giáo hội ở Mỹ Châu La Tinh, đang có một mức độ đáng kể về tình trạng trưởng thành về đức tin nơi nhiều con người nam nữ giáo dân tích cực hoạt động cho Chúa Kitô, và cũng có cả nhiều giáo lý viên quảng đại, nhiều giới trẻ, những phong trào mới trong giáo hội và những Hội sống đời tận hiến mới được thiết lập. Nhiều hoạt động giáo dục, bác ái hay cư trú Công Giáo chứng tỏ tính cách thiết yếu của mình. Tuy nhiên, người ta thực sự cũng có thể thấy được một số suy yếu nơi đời sống Kitô hữu trong xã hội nói chung cũng như nơi sự tham gia vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo, gây ra bởi chủ nghĩa tục hóa, chủ nghĩa hưởng lạc, bởi khuynh hướng dửng dưng lạnh lùng và phong trào dụ giáo của nhiều giáo phái, bởi những thứ tôn giáo duy linh và các hiện tượng ngụy giáo mới”.
Chưa hết, cùng một vấn đề tình trạng khủng hoảng về đạo nghĩa này, trong bài giảng
cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối 11/5 tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo, ở đoạn 3, sau khi nhận định về tình hình khó khăn chung, ngài đã nhấn mạnh đến riêng hiện tượng dụ giáo như sau:
“Thật sự thời hiện tại đây là một thời điểm khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều con cái của Giáo Hội đang cảm thấy được tình trạng khó khăn. Xã hội đang trải qua những giây phút lạc hướng đáng lo âu. Tính cách thánh thiện của hôn nhân và gia đình đang bị tấn công một cách vô thưởng vô phạt, như là những thứ nhượng bộ được thực hiện theo những hình thức áp lực, gây hại đến những tiến trình lập pháp; các thứ tội ác phạm đến sự sống được biện minh nhân danh quyền tự do cá nhân và nhân quyền; những cuộc tấn công phạm đến phẩm giá của con người; nạn ly dị và các cuộc phối hợp ngoài hôn nhân đang lan tràn gia tăng. Thậm chí còn hơn thế nữa: khi mà, trong chính Giáo Hội, dân chúng bắt đầu đặt vấn đề giá trị của việc dấn thân của linh mục như là một việc hoàn toàn ký thác cho Thiên Chúa qua đời sống độc thân, và như là việc hoàn toàn hướng tới vấn đề phục vụ các linh hồn, và căn cứ vào các vấn đề có tính cách ý hệ, chín h trị và thậm chí đảng phái, vấn đề cấu trúc của việc toàn hiến cho Thiên Chúa bắt đầu mất đi ý nghĩa sâu xa n hất của nó. Làm sao chúng ta lại không cảm thấy sâu xa buồn đau trước tình trạng này? …
“Một vấn đề chư huynh đang phải đối đầu với tư cách là những vị Mục Tử chắc hẳn là vấn đề của những người Công Giáo loại bỏ đời sống của Giáo Hội. Nguyên do chính yếu của vấn đề này dường như rõ ràng thấy được nơi việc thiếu hụt một thứ truyền bá phúc âm hóa hoàn toàn đặt trọng tâm vào Chúa Kitô và vào Giáo Hội của Người. Những người yếu kém nhất trước cuộc dụ giáo hung hăng của các giáo phái – một nguyên do chính đáng cần được quan tâm – và những ai không thể cưỡng lại được cuộc tấn công của chủ nghĩa bất khả thần tri, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tục hóa, thường là thành phần lãnh nhận phép rửa không được truyền bá phúc âm hóa một cách đầy đủ; họ dễ bị ảnh hưởng bởi đức tin yếu kém của họ, bị lẫn lộn, dễ bị nao núng và chất phác ngây thơ, bất chấp tính cách mộ đạo bẩm sinh của họ”.
(còn tiếp)
ĐTC Biển Đức XVI với Khoa Học: “Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
(tiếp 26 Thứ Bảy, 25 Thứ Sáu, 24 Thứ Năm và 23 Thứ Tư)
Với Đại Hội thường nên của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học ngày 6/11/2006
Đề tài cho cuộc họp của quí vị – ‘Khả Năng Dự Đoán nơi Khoa Học: Vấn Đề Chính Xác và Những Giới Hạn” – là những gì bàn tới một phẩm chất chuyên biệt của khoa học tân tiến. Thật vậy, khả năng dự đoán là một trong những lý do chính đối với thế giá của khoa học trong xã hội hiện đại. Việc thiết lập phương pháp khoa học đã cống hiến cho các khoa học khả năng dự đoán các hiện tượng xẩy ra, nghiên cứu diễn tiễn của các hiện tượng đó, nhờ đó kiểm soát được môi trường con người sống động.
‘Vấn đề tiến bộ’ đang gia tăng này của khoa học, đặc biệt là khả năng của nó trong việc làm chủ thiên nhiên tạo vật bằng kỹ thuật, có những lúc đã dính dáng tới một ‘cuộc thoái lui’ tương ứng của triết học, của tôn giáo, và thậm chí của cả đức tin Kitô Giáo. Thật vậy, có một số người đã thấy nơi việc tiến bộ này của khoa học và kỹ thuật tân tiến một trong những lý do chính cho tình trạng tục hóa và duy vật chủ nghĩa: tại sao lại cần đến vấn đề khẩn cầu cùng Thiên Chúa để làm chủ những hiện tượng ấy trong lúc khoa học cho thấy nó có thể làm được điều ấy chứ? Thật sự là Giáo Hội nhìn nhận rằng ‘nhờ khoa học và kỹ thuật hỗ trợ…, con người đã nới rộng việc làm chủ của mình trên hầu như toàn thể thiên nhiên tạo vật’, bởi đó mà giờ đây con người, bằng hoạt động của mình, đang làm phát sinh ra những lợi ích từng được họ tìm kiếm từ các quyền lực trên cao’ (Gaudium et Spes, 33). Kitô Giáo cũng đồng thời không chấp nhận là có một cuộc xung khắc bất khả tránh giữa đức tin siêu nhiên và tiến bộ khoa học. Ngay chính ở khởi điểm của mạc khải Thánh Kinh đó là việc khẳng định rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, phú bẩm cho họ trí khôn, và đặt họ trên tất cả mọi tạo vật trên trần gian này. Nhờ đó, con người đã trở thành một quản viên của thiên nhiên tạo vật và là ‘một phụ giúp viên’ của Thiên Chúa. Nếu chúng ta nghĩ, chẳng hạn, về cách thức làm thế nào khoa học tân tiến, nhờ biết dự đoàn các hiện tượng thiên nhiên, đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, vào vấn đề tiến bộ của những quốc gia phát triển, vào việc chiến đấu chống lại các thứ dịch bệnh, và vào việc gia tăng tuổi thọ cho sự sống con người, thì mới thấy rõ là không có gì là xung khắc giữa việc Thiên Chúa quan phòng với công việc thực hiện của nhân loại cả. Đúng vậy, chúng ta có thể nói rằng công việc dự đoán, kiểm soát và quản trị thiên nhiên vạn vật, những gì khoa học ngày nay thực hiện một cách cụ thể hơn trong quá khứ, tự nó thuộc về dự án của Đấng Hóa Công.
Tuy nhiên, khoa học, trong khi cống hiến dồi dào như thế, cũng chỉ cống hiến được những gì theo mục đích của nó thôi. Con người không thể nào tin tưởng một cách sâu xa và tuyệt đối vào khoa học và kỹ thuật đến nỗi tin tưởng rằng việc tiến bộ của khoa học và kỹ thuật có thể giải thích được hết mọi sự và có thể làm hoàn toàn mãn nguyện tất cả mọi nhu cầu hiện hữu và tâm linh. Khoa học không thể nào thay thế được triết học và mạc khải, trong việc cung cấp một giải đáp trọn vẹn cho những vấn nạn sâu xa nhất của con người: những vấn nạn về ý nghĩa của sự sống và sự chết, về những giá trị tối hậu, và về bản chất của chính vấn đề tiến bộ. Đó là lý do Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi nhìn nhận các thứ lợi ích đạt được từ những tiến b ộ của khoa học, đã vạch ra rằng ‘có thể lầm lẫn coi các phương pháp tìm cầu nghiên cứu của khoa học như là qui chuẩn tối hậu trong việc đạt tới sự thật’, rồi thêm: ‘thật là nguy hiểm khi con người, tin tưởng thái quá vào những khám phá ngày nay, nghĩ rằng họ đầy đủ rồi, không cần tìm kiếm những giá trị cao hơn nữa’ (cùng nguồn, đoạn 57).
Khả năng dự đoán của khoa học cũng khơi lên vấn đề về những trách nhiệm đạo lý của thành phần khoa học gia nữa. Những khẳng định của họ cần phải được chi phối bởi việc tôn trọng chân lý cũng như bởi việc chân thành nhìn nhận cả sự chính xác lẫn những giới hạn bất khả tránh của phương pháp khoa học. Quả thực thì điều này có nghĩa là tránh đi những tiên đoán báo động không cần, khi những tiên đoán ấy không được căn cứ vào các dữ kiện đầy đủ hoặc vượt quá khả năng thực sự của khoa học trong việc tiên đoán. Thế nhưng, nó cũng có nghĩa là tránh đi những gì nghịch lại, tức là vấn đề giữ im lặng, bởi hãi sợ, trước những vấn đề đích thực. Tầm mức ảnh hưởng của các khoa học gia trong việc hình thành dư luận quần chúng căn cứ vào kiến thức của họ là những gì hết sức quan trọng không được coi thường vì sự vội vàng không đúng lúc hay vì muốn trở thành nổi nang trong quần chúng. Vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lần đã nhận định: ‘Các khoa học gia, chính vì họ biết hơn mà họ được kêu gọi phục vụ hơn. Vì quyền tự do được nghiên cứu đã giúp họ có được một kiến thức chuyên biệt hóa mà họ cần phải có trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thức ấy một cách khôn ngoan cho thiện ích của toàn thể gia đình nhân loại’ (Address to the Pontifical Academy of Sciences, 11 November 2002).
Quí Hàn Lâm Viên thân mến, thế giới của chúng ta tiếp tục nhìn vào quí vị và đồng nghiệp của quí vị để hiểu rõ hơn những thành quả khả dĩ nơi nhiều hiện tượng thiên nhiên quan trọng. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến những thứ đe dọa liên tục xẩy đến cho môi trường đang ảnh hưởng tới toàn thể các dân tộc, và nhu cầu khẩn trương trong việc khám phá ra những nguồn năng lượng thay thế an toàn thuận lợi cho tất cả mọi người. Các khoa học gia sẽ tìm được sự ủng hộ của Giáo Hội nơi nỗ lực của họ trong việc đương đầu với những vấn đề ấy, vì Giáo Hội đã lãnh nhận từ vị sáng lập thần linh của mình công việc hướng dẫn lương tâm con người tới sự thiện hảo, kết đoàn và bình an. Chính vì lý do đó Giáo Hội cảm thấy có nhiệm vụ buộc phải nhấn mạnh rằng khả năng của khoa học trong việc dự đoán và kiểm soát không bao giờ được sử dụng để chống lại sự sống của con người và phầm giá của sự sống này, song bao giờ cũng phải phục vụ sự sống ấy, phục vụ thế hệ hiện nay cũng như những thế hệ mai sau.
Còn một ý nghĩ cuối cùng được chủ đề của Hội Nghị quí vị gợi lên cho chúng ta hôm nay. Như một số báo chí xuất hiện trong mấy ngày vừa rồi đã nhấn mạnh, đó là chính phương pháp khoa học, trong việc thu thập các dữ kiện cũng như trong việc coi xét cùng sử dụng những dữ kiện ấy cho những dự phóng, là những gì vốn có những giới hạn, khiến cho khả năng tiên đoán của khoa học thực sự bị hẹp lại đối với những phạm vi và đường lối riêng biệt. Bởi thế, khoa học không thể cho rằng mình có thể thực hiện được một cuộc trình bày hoàn toàn dứt khoát về tương lai của chúng ta cũng như về tình trạng diễn tiến của mọi hiện tượng được nó nghiên cứu. Triết học và thần học có thể góp phần quan trọng cho vấn đề bản thể học trọng yếu này, chẳng hạn, khi giúp cho những khoa học thực nghiệm thấy được sự khác biệt giữa cái bất lực của toán học trong việc tiên đoán một số biến cố với cái hiệu lực của nguyên tắc nhân quả, hay giữa cái bất định hoặc ngẫu nhiên theo khoa học với cái nhân quả ở lãnh vực triết lý, hoặc sâu xa hơn nữa, giữa cái tiến hóa được coi như là nguồn gốc của một chuỗi nối tiếp trong không gian và thời gian, với việc tạo dựng là nguồn gốc tối hậu của thứ hữu thể dự phần nơi Hữu Thể tất yếu.
Đồng thời cũng có một tầm mức cao hơn thực sự trổi vượt trên tất cả mọi dự đoán của khoa học, tức là thế giới tự do của con người và lịch sử. Trong khi các thứ vũ trụ về thể lý có những diễn tiến về thời không thì chỉ có nhân loại, theo nghĩa hẹp, là có lịch sử, một thứ lịch sử về quyền tự do của nhân loại. Tự do, như lý trí, là một yếu tố quí báu của hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta, và nó không bao giờ có thể bị phân tích một cách dứt khoát nổi. Cần phải nhìn nhận và tôn trọng chiều kích siêu việt của nó đối với thế giới vật chất, vì nó là dấu hiệu cho thấy nhân phẩm của chúng ta. Nhân danh khả năng cho là tuyệt đối của phương pháp khoa học trong việc dự đoán, cũng như nhân danh tình trạng thế giới của con người để mà chối bỏ chiều kích siêu việt ấy sẽ đưa đến việc làm mất đi những gì là nhân bản nơi con người, và vì không nhìn nhận cái đặc thù cũng như siêu việt của mình, sẽ có nguy cơ mở đường cho việc con người khai thác mình.