GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 5/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 4 |
? Giáo phụ Origen thành Alexandria: giáo huấn về Giáo Hội
? “Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: “Để đương đầu những thách đố trên đây, chỉ có tình yêu thương tha nhân mới có thể tác động trong chúng ta thứ công lý phục vụ sự sống và cổ võ nhân phẩm mà thôi”.
? Thánh Long Mộng Phố: Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: 2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
Giáo phụ Origen thành Alexandria: giáo huấn về Giáo Hội
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/5/2007 – Bài Giáo Lý 37-38 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
(tiếp 1 Thứ Ba, 2 Thứ Tư, 3 Thứ Năm và 4 Thứ Sáu)
Như chúng ta đã đề cập đến trước đây, trình độ cao nhất trong việc nhận biết Thiên Chúa, theo ông Origen, xuất phát từ việc yêu mến Ngài. Đối với các mối liên hệ của con người cũng thế: Người ta chỉ thực sự biết nhau nếu yêu thương, nếu họ cởi mở tâm can của họ ra. Để chứng tỏ điều này, ông đã diễn giải ý nghĩa vào lúc ấy được gán cho động từ Do Thái ‘nhận biết’, một động từ được sử dụng để cho thấy tác động yêu thương của con người: ‘Adong biết Evà, vợ của mình và bà đã thụ thai’ (Gen 4:1).
Điều này cho thấy rằng mối hiệp nhất trong yêu thương ấy là những gì đạt tới kiến thức chân thực nhất. Như người nam và nữ là ‘hai trở thành về xác thịt’ thế nào, cũng vậy, Thiên Chúa và người tín hữu là ‘hai trở thành một về tinh thần’.
Bởi thế mà việc cầu nguyện của nhân vật thành Alexandria này tiến tới những mức độ cao nhất về thần bí, như được thấy nơi ‘Những Bài Giảng về Sách Diễm Tình Ca’ của ông.
Ở một đoạn của bài giảng thứ nhất, ông Origen tuyên xưng rằng: ‘Có Thiên Chúa làm chứng cho điều này, đó là tôi thường cảm thấy rằng vị Hôn Phu này đã tiến đến rất gần với tôi; sau đó Người đột nhiên rời xa tôi, và tôi không thể nào tìm được những gì tôi đã kiếm tìm. Tôi lại mong ước có được sự hiện diện của Ngài, và Người trở lại, để rồi khi Người xuất hiện, lúc tôi lấy tay ôm lấy Người thì Người lại bỏ đi nữa, va một khi Người ra đi, tôi lại bắt đầu tìm kiếm Người’ (Hom. Cant. 1:7).
Tôi nhớ lại những gì vị tiền nhiệm khả kính của tôi đã viết, như là một chứng nhân chân thực, trong Tông Thư ‘Novo Millennio Ineunte’, nơi ngài tỏ cho tín hữu thấy “cách thức việc nguyện cầu phát triển, như là một cuộc đối thoại yêu thương chân thực, cho đến độ phó mình cho Tình Nhân thần linh hoàn toàn chiếm hữu, sinh động bởi tác động của Thần Linh, ngoan ngoãn nghỉ ngơi trong lòng Chúa Cha… trở nên”, Đức Gioan Phaolô II tiếp, “một cuộc hành trình hoàn toàn được ân sủng hỗ trợ, một ân sủng lại đòi phải thực hiện việc dấn thân thiêng liêng tha thiết và không nản chí trước những cuộc thanh tẩy đau thương. Thế nhưng, qua những cách thức khác nhau khả dĩ, nó lại dẫn tới một niềm vui khôn tả vốn được các thần bí gia cảm nghiệm thấy như là ‘cuộc hiệp hôn’ vậy” (số 33).
Chúng ta tiến sang phần giáo huấn của ông Origen về Giáo Hội, và chính là về thiên chức linh mục của người giáo dân trong giáo huấn này. Như nhân vật thành Alexandria này khẳng định trong bài Giảng thứ chín của mình về Sách Lêvi, ‘đây là diễn từ quan trọng cho tất cả chúng ta’ (Hom. Lev. 9:1).
Trong cùng bài giảng, ông Origen – khi đề cập tới việc Aaron, sau cái chết của hai người con mình, cấm không cho tiến vào nơi Cựu Thánh ‘bất cứ lúc nào’ (Lev. 16:2) – ông đã cảnh giác thành phần tín hữu rằng: ‘Theo đó chúng ta có thể thấy rằng nếu con người tiến vào cung thánh mà không được sửa soạn thích đáng, không mặc áo tư tế, không sẵn sàng những lễ vật được qui định để hiến dâng cho Thiên Chúa, thì họ sẽ phải chết… Lời ấy có ý nhắm tới hết mọi người. Nó bảo đảm là chúng ta biết làm thế nào để tiến tới bàn thờ của Thiên Chúa.
‘Hay anh chị em không biết rằng thiên chức linh mục được ban tặng cho Giáo Hội của Chúa cũng như cho tất cả mọi tín hữu hay chăng? Hãy lắng nghe Thánh Phêrô nói với thành phần tín hữu. Ngài nói: ‘Giòng giống được tuyển chọn, chức linh mục vương giả, quốc gia thánh hảo, một dân tộc được Thiên Chúa thiết lập’. Anh chị em có thiên chức linh mục vì anh chị em là một ‘dân tư tế’, và vì thế anh chị em cần phải dâng hy tế lên Thiên Chúa…. Thế nhưng, để anh chị em có thể dâng tế cách xứng đáng, anh chị em cần phần có những lễ phục tinh tuyền, khác hẳn với những y phục thông thường của người khác, và anh chị em cần ngọn lửa thần linh’ (ibid.).
Một đàng là ‘giây thắt lưng’ và ‘lễ phục tư tế’, những thứ tiêu biểu cho sự tinh tuyền và đời sống chân thành, đàng khác ‘ngọn đèn luôn cháy sáng’, tiêu biểu cho đức tin và khoa Thánh Kinh – tất cả những điều đó là điều kiện cần thiết để thực thi thừa tác vụ linh mục. Những điều kiện này – việc làm chính đáng, nhất là việc đón nhận và học hỏi Lời Chúa – là những gì thiết lập nên một ‘phẩm trật thánh thiện’ nơi thiên chức linh mục phổ quát của tất cả mọi Kitô hữu.
Ông Origen đặt việc tử đạo lên tột đỉnh của con đường nên trọn lành. Ở bài Giảng thứ chín về Sách Lêvi, ông đã mở đầu về ‘ngọn lửa cho hy tế’, tức là, đức tin và kiến thức Thánh Kinh, là những gì không bao giờ được tắt lịm trên bàn thờ của những ai thi hành thiên chức linh mục.
Rồi ông thêm rằng: ‘Mỗi một người chúng ta đều có trong mình’ không phải chỉ lửa mà ‘còn cả hy tế nữa, và từ hy tế này mà họ thắp sáng bàn thờ để nó vĩnh viễn bừng cháy. Nếu tôi từ bỏ hết mọi sự tôi có để vác thập giá mà theo Chúa Kitô là tôi hiến dâng hy tế của tôi trên bàn thờ Chúa; và nếu tôi hiến thân xác tôi cho nó bị thiêu đốt đi, vì đức ái và chiếm được vinh quang phúc tử đạo, là tôi dâng hiến hy tế của tôi trên bàn thờ C húa’ (Hom Lev. 9:9).
Con đường nên trọn lành này ‘giành cho hết mọi người’, nhờ đó, ‘ánh mắt của tâm can chúng ta’ sẽ chiêm ngưỡng thấy đức khôn ngoan và sự thật là Chúa Giêsu Kitô. Khi giảng dạy về bài giảng của Chúa Giêsu Nazarét – khi ‘ánh mắt của tất cả mọi người trong hội đường đổ dồn về Người’ (Lk 4:16-30) – ông Origen dường như muốn nói với chúng ta rằng: ‘Thậm chí cho tới ngày nay, nếu anh chị em muốn, trong cuộc qui tụ này, ánh mắt của anh chị em vẫn có thể ngước lên nhìn Đấng Cứu Thế.
‘Khi anh chị em hướng ánh mắt tâm can của mình chiêm ngưỡng đực khôn ngoan và chân lý cùng Người Con duy nhất của Thiên Chúa, thì ánh mắt của anh chị em sẽ được thấy Thiên Chúa. Ôi một cuộc qui tụ hồng phúc, một cuộc qui tụ của thành phần nghe Thánh Linh khi mắt họ gắn chặt lấy Người! Tôi mong muốn cuộc qui tụ này nhận được cùng một chứng từ tương tự, đó là ánh mắt của tất cả mọi người, của thành phần chưa được rửa tội cũng như của thành phần tín hữu, của người nữ và người nam cùng trẻ em, không phải là ánh mắt của thân thể mà là của linh hồn nhìn vào Chúa Giêsu!... Ôi Chúa, Đấng được tôn vinh và quyền năng muôn đời muôn kiếp, xin ánh sáng dung nhan Chúa chiếu tỏa trên chúng con. Amen!’ (Hom. Lc 32:6).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2007
“Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: “Để đương đầu những thách đố trên đây, chỉ có tình yêu thương tha nhân mới có thể tác động trong chúng ta thứ công lý phục vụ sự sống và cổ võ nhân phẩm mà thôi”.
ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp gửi Đại Hội Thường Niên lần XIII của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học 27/4-1/5/2007
(tiếp 1 Thứ Ba, 2 Thứ Tư 3 Thứ Năm và 4 Thứ Sáu)
Thánh đố đầu tiên liên quan tới vấn đề môi trường và việc phát triển khả trợ. Cộng đồng quốc tế nhìn nhận rằng các nguồn tài nguyên của thế giới này là những gì hạn hữu, và tất cả mọi người đều phải có nhiệm vụ áp dụng các chính sác h bảo vệ môi trường, để tránh khỏi tình trạng hủy hoại cái vốn liếng thiên nhiên vẫn chất chứa những hoa trái cần thiết cho sự phúc hạnh của nhân loại. Để đáp ứng cái thách đố này, điều cần phải làm đó là một phương sách liên ngành như anh chị em đã từng sử dụng. Cũng cần phải có khả năng thẩm định và tiên liệu, thanh tra các nguyên động lực của tình trạng thay đổi về môi trường cũng như về việc phát triển khả trợ, cùng phác họa và áp dụng những giải pháp ở lãnh vực quốc tế. Đặc biệt cần phải chú ý tới sự kiện là các quốc gia nghèo khổ nhất là những nơi có thể phải trả giá mắc nhất cho tình trạng tệ hại suy thoái về môi sinh. Trong Sứ Điệp của tôi gửi cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 2007, tôi đã vạch ra cho thấy rằng ‘việc hủy hoại môi trường, việc sử dụng môi trường một cách bất chính hay vị kỷ, và việc giành giật tích trữ các tài nguyên thiên nhiên… là hậu quả của một thứ quan niệm phi nhân bản về phát triển, thế nhưng đó là thứ méo mó một chiều sẽ đi đến chỗ làm bung tỏa các khả năng hủy hoại của con người’ (số 9). Trong việc đối đầu với những thách đố về việc bảo vệ môi trường cũng như về việc phát triển khả trợ, chúng ta được kêu gọi để cổ võ và “bảo toàn những điều kiện về luân lý cho một thứ ‘môi sinh nhân bản’ đích thực” (Thông Điệp Bách Niên, số 38). Bởi vậy điều này cần phải có một mối liên hệ hữu trách chẳng những với thiên nhiên tạo vật mà còn với cả tha nhân của chúng ta nữa, dù gần hay xa, về không gian và thời gian, cũng như với Đấng Hóa Công vậy.
Vấn đề này mang chúng ta tới cái thách đố thứ hai liên quan tới quan niệm của chúng ta về con người, và do đó liên quan tới các mối liên hệ của chúng ta với nhau. Nếu con người không được coi là những con người, nam nữ, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x Gen 1:26), và được phú bẩm cho một phẩm vị bất khả vị phạm, thì sẽ rất ư là khó khăn trong việc chiếm đạt sự công chính trọn vẹn trên thế giới này. Mặc dù các thứ quyền lợi của con người đã được nhìn nhận trong các bản tuyên ngôn quốc tế cũng như trong các v ăn kiện pháp lý, vẫn cần phải thực hiện nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc áp dụng việc nhìn nhận ấy vào những vấn đề toàn cầu, như vấn đề gia tăng khoảng cách giữa các quốc gia giầu và nghèo; việc phân phối và cung cấp bất quân bình các thứ tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phong phú do haọt động con người tạo được; thảm trạng đói, khát và bần cùng trên một hành tinh có dồi dào lương thực, nước nôi và thịnh vượng; tình trạng khổ đau của nhân loại nơi thành phần tị nạn và tản mạn; những thứ hận thù liên tục ở nhiều phần đất trên thế giới; vấn đề thiếu bảo vệ về pháp lý cho thành phần thai nhi; việc khai thác trẻ em; việc buôn bán quốc tế con người, vũ khí và thuốc phiện; và nhiều thứ bất chính trầm trọng khác nữa.
Thách đố thứ ba liên quan tới các thứ giá trị về tinh thần. Bị áp đảo bởi những lo âu về kinh tế, chúng ta có khuynh hướng quên đi rằng, không giống như các thứ sản vật về chất thể, những sản vật về tinh thần xứng hợp với con người là những gì vươn rộng và gia tăng khi được truyền đạt: không như các thứ sản vật khả phân, những thứ sản vật về tinh thần như kiến thức và giáo dục là những gì bất khả phân, và người ta càng chia sẻ chúng đi thì chúng càng được sở hữu. Vấn đề toàn cầu hóa đã làm gia tăng mồi liên thuộc của các dân tộc, nơi các truyền thống khác nhau của họ, nơi tôn giáo và hệ thống giáo dục của họ. Điều này có nghĩa là các dân tộc tr ên thế giới, đối với tất cả những gì là khác biệt của mình, đang liên lỉ học biết nhau và đang tiến đến chỗ giao tiếp với nhau một cách rộng lớn hơn nữa. Bởi vậy mà vấn đề hết sức quan trọng ở đây đó là nhu cầu thực hiện một cuộc đối thoại có thể giúp cho con người hiểu được các truyền thống riêng của họ qua các tuyền thống của kẻ khác, giúp cho họ phát triển việc tự thức hơn nữa trước những thách đố đối với căn tính của họ, và nhờ đó phát động việc hiểu biết cùng nhìn nhận những giá trị đích thực của con người theo chiều kích liên văn hóa. Để đáp ứng những thách đố ấy, cần phải thực hiện một thứ bình đẳng chân chính về cơ hội, nhất là nơi lãnh vực giáo dục và truyền đạt kiến thức. Tiế cthay, vấn đề giáo dục, nhất là ở bậc sơ cấp, vẫn còn thiếu hụt một cách thê thảm nơi nhiều phần đất trên thế giới.
Để đương đầu những thách đố trên đây, chỉ có tình yêu thương tha nhân mới có thể tác động trong chúng ta thứ công lý phục vụ sự sống và cổ võ nhân phẩm mà thôi. Chỉ có tình yêu thương trong gia đình được xây dựng trên một người nam và một người nữ là thành phần được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mới có thể bảo đảm được tình đoàn kết liên thế hệ là tình đoàn kết truyền đạt yêu thương và công lý cho các thế hệ sau này. Chỉ có đức ái mới có thể phấn khích chúng ta đặt con người một lần nữa vào tâm điểm của đời sống trong xã hội cũng như vào tâm điểm của một thế giới được toàn cầu hóa dưới sự chi phối của công lý.
Các Phần Tử của Hàn Lâm Viện đây thân mến, với những cân nhắc ấy, tôi khuyến khích anh chị em tron g lúc anh chị em đang dấn thân thi hành công cuộc quan trọng của anh chị em. Tôi ưu ái xin Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan, hoan lạc và bình an cho anh chị em và những nhười thân yêu của anh chị em.
Tại Vatican ngày 28/4/2007
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2007
Thánh Long Mộng Phố: Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: 2. Những Dấu Hiệu Thực Sự Tôn Sùng Đức Mẹ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria ấn bản Anh Ngữ
105. Sau khi đã cắt nghĩa và lên án những việc tôn sùng sai lạc đối với Đức Trinh Nữ, giờ đây chúng tôi vắn tắt trình bày đâu là việc tôn sùng chân thực. Nó là việc tôn sùng có chiều sâu, trung thực, thánh hảo, bền bỉ và vô tư.
106. Trước hết, việc thực sự tôn sùng Đức Mẹ là việc tôn sùng có chiều sâu, tức là nó xuất phát từ bên trong tâm trí và từ lòng quí trọng của chúng ta đối với Mẹ, từ niềm trọng kính của chúng ta đối với sự cao cả của Mẹ, và từ tình yêu của chúng ta đối với Mẹ.
107. Thứ hai, việc ton sùng này có tính cách trung thực, tức là nó làm cho chúng ta tràn đầy lòng tin cậy nơi Đức Trinh Nữ, niềm tin cậy của một người con đối với Người Mẹ yêu dấu của mình. Nó thúc đẩy chúng ta chạy đến với Mẹ mỗi khi cần thiết cho thân xác và linh hồn, một cách hết sức đơn sơ, tin tưởng và trìu mến. Chúng ta van nài Mẹ giúp đỡ ở mọi nơi, trong mọi lúc và cho mọi sự. Chúng ta cầu xin Mẹ làm sáng tỏ những ngờ vực của chúng ta, đưa chúng ta về đường ngay nẻo chính khi chúng ta lầm đường lạc bước, bảo vệ chúng ta khi chúng ta bị cám dỗ, kiên cường chúng ta khi chúng ta cảm thấy yếu kém, đỡ chúng ta lên khi chúng ta sa ngã phạm tội, phấn khích chúng ta khi chúng ta chán nản, loại trừ đi những chần chừ do dự ngại ngần của chúng ta, an ủi chúng ta trong những cuộc thử thách, nơi những khó khăn thánh giá và những thất vọng của cuộc đời. Sau hết, trước tất cả mọi nỗi đớn đau khốn khó về phần xác phần hồn của mình, chúng ta đều tự nhiên hướng về Mẹ để xin ơn trợ giúp, không bao giờ sợ quấy rầy Mẹ hay làm phiền lòng Chúa.
108. Thứ ba, việc thực sự tôn sùng Đức Mẹ là việc thánh hảo, tức là, việc này dẫn chúng ta tới chỗ tránh lánh tội lỗi và bắt chước các nhân đức của Mẹ Maria. Mười nhân đức chính yếu của Mẹ là: khiêm nhượng thẳm sâu, đức tin sống động, vâng lời tuyệt đối, cầu nguyện liên lỉ, bỏ mình liên tục, tinh tuyền vượt bực, yêu mến thiết tha, nhẫn nại phi thường, từ ái siêu việt, và khôn ngoan thiên đình.
109. Thứ bốn, việc tôn sùng chân thực đối với Đức Mẹ là việc bền bỉ. Nó củng cố ý muốn hành thiện của chúng ta và ngăn ngừa chúng ta khỏi bỏ bê những việc tôn sùng của chúng ta một cách quá dễ dàng. Nó hiến cho chúng ta lòng can đảm để chống lại những kiểu cách và các châm ngôn của thế gian, những phiền nhiễu và những xu hướng ngỗ nghịch của xác thịt cũng như của các mưu chước ma quỉ. Bởi vậy một con người thực sự sùng kính Đức Mẹ thì không thay đổi, bực tức cáu kính, cực kỳ thận trọng và e dè nhút nhát.
Tuy nhiên, chúng tôi không nói rằng một con người như vậy sẽ chẳng bao giờ phạm tội hay những cảm thức nhạy bén của việc họ tôn sùng sẽ không bao giờ thay đổi. Khi sa ngã, họ giờ tay bám lấy Đức Mẹ mà lại chỗi dạy. Nếu họ mất đi tất cả cảm giác và hoan hưởng của việc tôn sùng, họ sẽ không cảm thấy buồn bực, vì một người tôi trung tốt lành của Mẹ Maria được hướng dẫn bởi đức tin vào Chúa Giêsu và Mẹ Maria chứ không phải bởi cảm tình.
110. Thứ năm, việc thực sự tôn sùng Mẹ Maria là việc vô tư. Nó soi động chúng ta tìm kiếm một mình Thiên Chúa nơi Người Mẹ Phúc Đức của Người chứ không phải nơi chính chúng ta. Người tôi tớ thực sự của Mẹ Maria là người không phục vụ vị Nữ Vương lừng danh của mình chỉ vì tư lợi vị kỷ. Họ không phục vụ Mẹ cho được phúc hạnh tạm thời hay vĩnh cửu mà chỉ nguyên vì Mẹ có quyền được phục vụ và vì một mình Thiên Chúa nơi Mẹ. Họ yêu mến Mẹ không phải vì Mẹ tốt lành với họ hay vì họ mong được một cái gì đó từ Mẹ, mà chỉ vì Mẹ khả ái. Đó là lý do tại sao họ yếu mến và phụng sự Mẹ một cách trung thành cả khi mệt mỏi và khô khan trong linh hồn cũng như trong lúc được ơn an ủi ngọt ngào dễ chịu. Họ yêu mến Mẹ ở trên Đồi Cavê cũng như ở tiệc cưới Cana. Những người tôi tớ này của Mẹ Maria dễ thương và quí hóa là chừng nào trước nhan Thiên Chúa và Mẹ thánh của Người, thành phần phụng sự Mẹ mà không hề tìm mình. Thời buổi này những người ấy hiếm hoi biết mấy! Chính vì để làm gia tăng con số này mà tôi đã cầm bút viết xuống những gì tôi đã được giảng dạy một cách thành quả một cách công khai lẫn tư riêng trong khi thi hành các sứ vụ của tôi qua nhiều năm tháng.
111. Tôi đã nói nhiều điều về Đức Trinh Nữ này, và tôi đang cố gắng để phác họa nên một người tôi tớ thực sự của Mẹ Maria và một môn đệ thực sự của Chúa Giêsu, tôi vẫn còn nhiều điều phải nói, cho dù vì thiếu hiểu biết, bất lực và thiếu giờ giấc, có những điều tôi sẽ vĩnh viễn không nói tới.
112. Thế nhưng công lao của tôi sẽ được bù đắp một cách tốt đẹp nếu tập sách nhỏ này rơi vào tay của một tâm hồn cao quí, một người con của Thiên Chúa và của Mẹ Maria, được hạ sinh không phải bởi máu huyết hay bởi ý muốn của xác thịt hoặc bởi ý muốn của con người. Giờ giấc của tôi bỏ ra sẽ được bõ công nếu, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, sau khi đọc cuốn sách này, họ tin tưởng về giá trị cao cả của việc tôn sùng chắc chắn đối với Mẹ Maria mà tôi sắp sửa trình bày. Nếu tôi nghĩ rằng giòng máu tội lỗi của tôi có thể giúp cho độc giả hết lòng chấp nhận những sự thật tôi nêu lên để tôn kính Người Mẹ và là Nữ Vương yêu dấu của tôi, thì tôi, một đứa con và là nô lệ bất xứng nhất của Người, sẽ dùng nó thay vì mực để viết ra những lời này. Tôi hy vọng tìm được những linh hồn trung thành, bằng việc họ kiên trì thực hiện việc tôn sùng tôi chỉ vẽ, sẽ bù đắp cho Mẹ về những gì mất mát Mẹ phải chịu vì tình trạng vô ơn và bất trung của tôi.
113. Tôi cảm thấy hứng khởi hơn bao giờ hết trong việc tin tưởng và mong mỏi hoàn trọn lòng mong ước sâu xa trong tâm can của tôi và những gì tôi đã nguyện cầu cùng Thiên Chúa rất nhiều năm, tức là trong một tương lai gần hay xa Đức Trinh Nữ sẽ có nhiều hơn trước thành phần con cái, tôi tớ và nô lệ của tình yêu, và qua họ, Chúa Giêsu, Vị Chúa yêu dấu của tôi, sẽ hiển trị hơn bao giờ hết trong tâm can của con người.
114. Tôi rõ ràng nhìn thấy trước được rằng những con thú dữ tợn sẽ xuất hiện một cách tức giận để cắn xé thành từng mảnh tập sách nhỏ này cũng như ai được Thánh linh sử dụng để viết ra nó, hay ít nhất chúng giấu nhẹm đi trong một cái hòm để không ai thấy được nó. Chúng thậm chí còn tấn công và bách hại những người đọc nó và thực hành những gì được gói ghém trong đó. Nhưng không thành vấn đề! Lại càng tốt nữa là đàng khác! Nó thậm chí còn làm cho tôi phấn khởi hy vọng gặt hái được thành quả lớn lao trước viễn cảnh một đạo binh hùng mạnh thành phần thiện chiến can trường của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cả nam lẫn nữ, những người sẽ chiến đấu với ma quỉ, thế gian và bản tính hư hoại vào những thời buổi hiểm nghèo chắc chắn sẽ tới.
“Xin độc giả hãy tìm hiểu. Những ai có thể thì hãy chấp nhận giáo huấn này”.