HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
CHA ĐAMINH MARIA TRẦN Đ̀NH THỦ, CMC
Hạt Lúa Miến Mục Nát cho Mùa Thánh Đức Việt Nam
Cha Thủ: Một Vị Thánh?
P |
hải chăng chính v́ luôn gắn bó và hiệp nhất với Đức Thánh Cha, vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian để dẫn dắt Giáo Hội như thế, mà Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ đă có một chủ trương giống hệt như các vị, đó là chủ trương Thánh trước hết và Thánh trên hết, v́ chỉ có Thánh mới làm nên mọi chuyện, cả trong Giáo Hội cũng như cho nhân loại và thế giới, như hai vị Giáo Hoàng ở vào thời giao điểm giữa thiên kỷ 2 và 3, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đă bày tỏ như sau:
Trước hết, Đức Gioan Phaolô II, một triết gia nhân bản, một vị Giáo Hoàng đă thực hiện 104 chuyến tông du để mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" đến cho thế giới ngày nay, vị Giáo Hoàng đă phong nhiều thánh nhất trong lịch sử Giáo Hội, với 483 vị hiển thánh và 1.339 vị chân phước, và ngài dường như cho biết lư do của việc làm này qua những lời ngài bày tỏ trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ḿnh (ấn bản Anh ngữ, 1994, trang 228), nguyên văn như sau:
“Ḷng kính sợ Thiên Chúa là quyền lực cứu độ của Phúc Âm. Nó là một niềm kính sợ xây dựng chứ không bao giờ hủy diệt. Nó tạo nên những con người sống theo trách nhiệm, sống bằng t́nh yêu hữu trách. Nó tạo nên những con người nam nữ – những Kitô hữu đích thực – thành phần hoàn toàn nắm trong tay ḿnh tương lai của thế giới này” (những chỗ in đậm ở đây và dưới đây là do người dịch tự ư muốn nhấn mạnh).
Vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, một thần học gia về Giáo Hội hiệp thông và chủ trương đệ nhất ưu tiên Đại Kết, trong cuốn The Ratzinger Report (Ignatius Press, 1985), khi c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin đă chủ trương Giáo Hội cần Thánh nhân hơn bất cứ một cái ǵ khác, dù là những ǵ liên quan tới việc quản trị hay canh tân Giáo Hội:
“Như Đức Gioan Phaolô II trong bài tưởng nhớ Thánh Borromeo ở Milan đă nói: ‘Giáo Hội ngày nay không cần đến bất cứ một con người cải cách nào. Giáo Hội cần đến những vị thánh’” (trang 42-43); “Thật vậy, các thánh là thành phần canh tân Giáo Hội sâu xa nhất, không phải bằng những dự án thực hiện các thứ cấu trúc mới, song bằng việc canh tân chính bản thân ḿnh. Những ǵ Giáo Hội cần để đáp ứng với các nhu cầu của con người ở hết mọi thời đại đó là sự thánh thiện, chứ không phải vấn đề điều hành” (trang 53); “Tôi không ngừng lập lại rằng Giáo Hội cần đến những vị thánh hơn là những hành sự viên” (trang 67).
Mười hai năm sau, trong tác phẩm Muối Đất - Salt of the Earth (ấn bản Anh ngữ, Ignatius Press, 1997), ngài vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến vai tṛ khẩn trương và trọng yếu của các thánh nhân trong Giáo Hội như sau:
"Điều chúng ta thực sự cần là những con người có một nội tâm được Kitô Giáo chiếm đoạt, những con người cảm nghiệm được nó như là niềm vui và hy vọng, những người bởi thế trở thành những người yêu mến Kitô Giáo. Và chúng ta gọi họ là những vị thánh nhân" (trang 269); "trong thời đại của chúng ta đây, những thứ canh tân cải cách chắc chắn không xuất phát từ những cuộc diễn đàn và nghị hội, cho dù những điều này có tính cách hợp lư của chúng, đôi khi thậm chí c̣n có tính cách cần thiết nữa. Những điều canh tân cải cách sẽ xuất phát từ các nhân vật tin tưởng, thành phần chúng ta có thể gọi là những vị thánh nhân" (trang 270).
Những tư tưởng của vị hồng y tương lai là Giáo Hoàng Biển Đức XVI này đă được lập lại với tư cách là vị chủ chăn tối cao vào dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Đức quốc, tối Thứ Bảy 20/8/2005, (sau đó, vào dịp phong thánh ở tại Ba Tây ngày 11/5/2007 cho một vị linh mục bản quốc Ba Tây đầu tiên là Antonio de Sant'Ana Galvăo, ở đoạn cuối của bài giảng, ngài c̣n lập lại ư tưởng cách mạng chính yếu ngài đă nói với giới trẻ ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX), như sau:
"Các thánh nhân, như chúng ta đă nói, thực sự là thành phần cải cách. Giờ đây tôi muốn bày tỏ điều này một cách thậm chí quyết liệt hơn nữa, đó là cách mạng thực sự chỉ xuất phát từ các thánh nhân, từ Thiên Chúa mà thôi, con đường tối hậu để biến đổi thế giới. Trong thế kỷ vừa qua chúng ta đă trải qua những cuộc cách mạng có cùng một dự tính – ở chỗ không trông mong ǵ ở Thiên Chúa cả, chúng lănh nhận tất cả trách nhiệm phục vụ thế giới để biến đổi thế giới. Để rồi, như chúng ta thấy, điều ấy có nghĩa là quan điểm về con người và thiên lệch bao giờ cũng được coi như là nguyên tắc hướng dẫn tuyệt đối. Việc tuyệt đối hóa những ǵ không tuyệt đối mà là tương đối được gọi là chủ nghĩa độc đoán. Nó không giải phóng con người song lấy đi phẩm vị của họ và bắt họ làm nô lệ. Đó không phải là những ư hệ cứu vớt thế giới mà chỉ khi nào trở về với Thiên Chúa, với Đấng Hóa Công của chúng ta, với vị bảo đảm tự do của chúng ta, vị bảo đảm những ǵ thực sự là thiện hảo và chân thật. Cuộc cách mạng đích thực chỉ là ở chỗ trở về với Thiên Chúa, Đấng là tầm vóc của những ǵ là đúng và Đấng đồng thời là t́nh yêu vĩnh hằng. C̣n ǵ có thể cứu vớt chúng ta ngoài yêu thương đây?"
Nếu Thánh Nhân là những vị đă sống đời đời ngay khi c̣n sống trên trần gian và trong thời gian, v́ các vị đă sống trong chân lư và yêu thương là những ǵ không bao giờ qua đi, không bao giờ lỗi thời, v́ chúng là những ǵ phản ảnh Thiên Chúa duy nhất hằng hữu vô cùng chân thật và toàn thiện, và đời sống thánh thiện bất diệt của các ngài vẫn c̣n được Thánh Thần sử dụng để canh tân bộ mặt trái đất cho tới khi mọi sự được canh tân vào ngày cùng tháng tận, trở thành Trời Mới Đất Mới (x Rev 21:5,1) thế nào, th́ mộng ước thánh thiện, đời sống thánh thiện và công cuộc thánh thiện của “Cha Thánh” Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập hội ḍng Đồng Công và tha thiết theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công, cũng măi măi tồn tại, nhất là khi ngài vĩnh viễn nằm xuống, như một hạt lúa miến mục nát đi (x Jn 12:24), cho tương lai của một Mùa Thánh Đức Việt Nam…
(Ngôi mộ của Cha Minh Đăng, CMC, vị linh mục Tông Đồ Thánh Mẫu, đầy những bảng tạ ơn, đến không c̣n chỗ để)
Ngay trong lúc Cha Thánh Thủ chưa vĩnh viễn nằm xuống, cả anh em ḍng lẫn người ngoài đều đă được chứng kiến thấy hoa trái tỏ tường của Lư Tưởng Thánh Đồng Công do Cha khởi xướng và theo đuổi, nơi một người anh em ḍng đặc biệt là Cha Minh Đăng, vị linh mục nổi tiếng của Địa Phận Thái B́nh, đă xin nhập ḍng Đồng Công, cũng hạ ḿnh xuống xưng ḿnh là "em" ngọt sớt với anh em ḍng.
Ngài là vị linh mục từng là chủ nhiệm của tờ nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ của ḍng, và ngài chẳng những có một ḷng tôn sùng Mẹ Maria rất đặc biệt, mà c̣n có biệt tài nói về Mẹ rất ư là thu hút (như chính người viết đă từng được diễm phúc nghe một số lần). Ngài chẳng may đă bỏ mạng (mất cả tim) v́ một tai nạn xe hơi ở Thủ Đức sau năm 1975, trong một lần đi giảng pḥng về, song ngôi mộ của ngài ở trong nghĩa trang của nhà ḍng không c̣n chỗ để bảng tạ ơn đă kín mít dầy đặc (như tôi đă thấy khi ghé qua viếng mộ của ngài ngay sau cuộc gặp gỡ Cha Thủ).
Ngài không nổi tiếng bằng Cha Trương Bửu Diệp, hay bắt đầu tiến tŕnh phong thánh ở Rôma như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sau 5 năm qua đời (16/9/2002-2007). Nhưng dầu sao, qua chứng cớ bề ngoài, ngài cũng có thể được coi là một trong những hoa trái đầu mùa của Mùa Thánh Đức Việt Nam, của Máu Tử Đạo Việt Nam, một hoa trái đă được nhú lên từ mầm mống đă được cẩn thận gieo trồng và khổ công chăm bón bởi chính Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ là Lư Tưởng Thánh Đồng Công!
NỘI DUNG
Một Vị Sáng Lập với Ba Di Sản
27- Di Sản Một Hội Ḍng
40- Di Sản Một Chi Ḍng
52- Di Sản Một Gia Đ́nh Đồng Công
Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo
61- Lệnh Lên Đường
Lư Tưởng Thánh Đồng Công
122- Cha Thủ - Huấn Luyện Thánh
136- Cha Thủ - Linh Hướng Thánh