HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

CHA ĐAMINH MARIA TRẦN Đ̀NH THỦ, CMC

 

Hạt Lúa Miến Mục Nát cho Mùa Thánh Đức Việt Nam

 

 

 

Cha Thủ - Huấn Thánh

 

  

 

T

ất cả những tâm thức tôi có được về việc Nên Thánh hay Sống Thánh như thế đều hoàn toàn xuất phát từ “Cha Thánh Thủ”, vị đă cưu mang tôi và đớn đau hạ sinh ra tôi, như Thánh Tông Đồ Phaolô với các giáo đoàn Kitô Giáo tiên khởi do thánh nhân thành lập (Gal 4:19; cũng xem 1Cor 4:14-15; 1Thes 2:7-8). Đúng thế, cũng chính v́ Lư Tưởng Thánh Đồng Công này mà bản thân “Cha Thánh Thủ” đă phải chấp nhận những giá hy sinh khôn lường, chẳng những từ bên ngoài trong thời gian mới thành lập ḍng, mà nhất là  từ nơi chính nội bộ ḍng của ngài.

 

Phải chăng v́ Lư Tưởng Thánh Đồng Công ngài đề ra quá cao? Trong lúc Ḍng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta bên Ấn Độ, cũng được thành lập vào thời điểm (7/10/1950) với ḍng của ngài (Ṭa Thánh Châu Phê Hiến Pháp Đồng Công ngày 15/12/1952), phát triển nhanh nhất và rộng nhất trên khắp thế giới, hơn bất cứ một ḍng nào khác trong lịch sử Giáo Hội, th́ ḍng của ngài chỉ vỏn vẹn ở Việt Nam thôi mà đă có lúc trải qua một cuộc khủng hoảng đến nỗi chính ngài cương quyết đánh liều thực hiện một cuộc “mở sổ khấn” (năm 1968) để ai muốn ra th́ ra, c̣n tu phải cho ra tu!

 

Chính hành động dứt khoát không chấp nhận thái độ “ương ương dở dở” (Rev 3:16) này của ngài nơi những ai muốn theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công với ngài đă là những ǵ cho thấy ngài coi trọng vấn đề Nên Thánh là chừng nào, thậm chí bất chấp cả chính thành phần anh em vốn được ngài yêu thương chẳng khác nào ruột thịt của ngài, như chính Chúa Giêsu đă cương quyết bảo vệ đường lối nên trọn lành của Người, thà bị thiệt hại mất mát, như trong trường hợp nhiều môn đệ bỏ đi sau bài giảng về Bánh Hằng Sống (x Jn 6:60-69), hay trong trường hợp của người thanh niên giầu có bỏ đi sau khi nghe Người ra điều kiện nên trọn lành quá tầm tay với của ḿnh (x Mt 19:20-22).

 

Chủ trương Thánh trước hết và Thánh trên hết này của Cha Thủ, cho dù có phải trả giá đến đâu chăng nữa, liên quan tới bản thân ngài, hay tới t́nh trạng mất mát về nhân sự, chẳng những đă hợp với đường lối và thái độ của Chúa Giêsu trong Phúc Âm, mà c̣n hợp với cả Giáo Hội nữa, điển h́nh là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đă mở màn cho Giáo Triều dài 26 năm rưỡi của ḿnh vào ngày Chúa Nhật Lễ Đăng Quang 22/10/1979 bằng lời kêu gọi riêng Giáo Hội lẫn chung thế giới rằng: “Đừng Sợ, hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, một lời kêu gọi đă được ngài dẫn giải trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của ngài (ấn bản Anh ngữ, trang 222), liên quan tới thái độ dứt khoát theo Chúa và nên trọn lành theo Phúc Âm như sau: “Phúc Âm thực sự là những ǵ gay go đ̣i hỏi. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô đă không cho phép các môn đệ của Người và những ai lắng nghe Người ôm ấp một ảo tưởng nào về vấn đề ấy. Trái lại, Người đă không bỏ qua một nỗ lực nào để sửa soạn cho họ chấp nhận mọi thứ khó khăn trong ngoài, dù luôn biết rằng họ có thể quyết định đi đến chỗ ĺa bỏ Người”.

 

Sau biến cố mở sổ khấn 1968, ngài đă t́m hết cách để duy tŕ Lư Tưởng Thánh Đồng Công nơi thành phần c̣n lại cương quyết theo ngài nên thánh. Lớp khấn IX của tôi là thí điểm đầu tiên được ngài áp dụng những phương pháp duy tŕ mới này. Buổi sáng, sau Thánh Lễ, anh em lớp khấn chúng tôi, ở bất cứ nơi nào, tụ họp lại với nhau để tuyên thệ trung thành với lư tưởng thánh. Ban tối, chúng tôi lại họp kiểm thảo 12 điều liên quan tới lư tưởng thánh.

 

Ngoài ra, cho dù chọn lọc thành phần khấn hứa, nhất là thành phần làm linh mục, v́ lư tưởng thánh, ngài cũng chấp nhận cho những ai không khấn được hay không được khấn, v́ bất cứ lư do nào đó, tiếp tục sống trong ḍng như là một cộng sự viên của ḍng, cũng có lời tuyên hứa, giống như những người thuộc về ḍng hai, cũng gọi thành phần khấn và linh mục là anh em như thường. Thành phần cộng sự viên của Đồng Công có thể được coi là Ḍng Hai Đồng Công, như tổ chức Gia Đ́nh Đồng Công được coi là Ḍng Ba Đồng Công. Cho dù bề ngoài và theo ơn gọi thuộc về “Ḍng Một”, “Ḍng Hai” và “Ḍng Ba” Đồng Công như thế đi nữa, tất cả mọi phần tử thuộc ba cơ cấu này đều nhắm một mục đích duy nhất đó là nên thánh, là theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công, một lư tưởng thánh bao gồm 3 tinh thần chính của ḍng, của Đấng Sáng Lập, đó là bỏ ḿnh, yêu nhau và tận hiến. 

 

V́ mục đích lập ḍng của Cha Thủ là để Huấn Thánh cho người Việt Nam, nên ngài cũng để ư tới những yếu điểm nơi người bản xứ của ngài. Chẳng hạn, như ngài vẫn nói, người Việt Nam hay thay đổi, không trung thành như người Tây phương (tất nhiên là ngài có ư nói loại người Tây phương ngày xưa có nhiều Thánh, chứ không phải loại Tây phương ly dị và phá giới tu tŕ ngày nay), và thiếu ư chí, không cương quyết như người Tây phương, chưa kể đến một tính nết gắn liền với lịch sử sống c̣n của dân tộc Việt Nam từng bị đô hộ bởi Bắc phương và Tây phương, đó là tính quanh co gian dối, không thẳng thắn thật thà như người Tây phương. Theo ngài, sở dĩ người Tây phương dễ nên thánh hơn là nhờ các tính nết tự nhiên vốn tốt của họ. Do đó, chiều hướng huấn thánh của ngài được bắt đầu từ tinh thần bỏ ḿnh, một tinh thần được áp dụng thực tế vào trường hợp của người Việt Nam đó là trở thành một mảnh đất tốt, với những đức tính thuận lợi hơn là những nết xấu bất lợi cho hạt giống Thánh Sủng thần linh.

 

Ngài thường kể lại những tích truyện chính ngài được chứng kiến nơi các Cha Tây mà ngài đă được gặp và làm việc với, đặc biệt là đức tính trung thành giữ lời hứa và có ư chí của các vị. Bởi thế, ngài rất lưu ư tới yếu tố tự nhiên nơi tính nết và tâm lư của anh em theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công với ngài nữa. Chẳng hạn, để luyện tập ư chí, chính bản thân ngài chỉ ăn một món, ngày nào cũng thế, và chỉ ăn điều độ bằng nào thôi, không hơn không kém. Không bao giờ ngài kêu ca về của ăn thức uống dọn ra cho ngài. Thậm chí cũng chẳng ai biết là ngài thích ăn ǵ nữa.

 

Thế nhưng, nếu Phúc Âm cứu độ là tin mừng sự sống được loan truyền cho muôn dân, cho tất cả mọi tạo vật (x Mk 16:15; Mt 28:19) thế nào, th́ con người nào đi nữa, dù thuộc văn hóa nào, chủng tộc nào, tŕnh độ trí thức nào, ở vào thời đại nào, cũng có thể được cứu độ, cũng có thể theo Chúa, cũng có thể nên thánh, có thể trở thành chứng nhân của Người và cho Người. Bởi vậy, không một vị sáng lập nào có thể phác họa một đường lối sống Đức Ái Trọn Hảo -  Perfecta Caritas ngoài tinh thần Phúc Âm. Vậy đường lối Huấn Thánh hay linh đạo nên thánh của Cha Thánh Thủ cho Ḍng Đồng Công, cho những người Việt Nam muốn theo ngài ở đây là ǵ và như thế nào, nếu không phải ở ba tinh thần chính được ngài phác họa đó là Bỏ Ḿnh, Yêu Nhau và Tận Hiến. Bỏ Ḿnh là tinh thần trực tiếp liên hệ tới bản thân, Yêu Nhau là tinh thần trực tiếp liên hệ tới anh em trong ḍng nói riêng và tha nhân nói chung, và Tận Hiến là tinh thần trực tiếp liên quan tới Thiên Chúa.  

 

Theo tôi, như tôi đă nhận định và phân tích trong cuốn “Sống Thánh Chứng Nhân” (2006, trang 175-178), 3 tinh thần của Ḍng Đồng Công rất thích hợp với linh đạo truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, một linh đạo phổ thông được gắn liền với cảm nghiệm tu đức của ba vị Thánh Tây Ban Nha thuộc thế kỷ 16 là I Nhă – Ignatio (1491-1556), Thiên-Sa Viên-Lan – Teresa Avilla (1515-1582) và Giang Thập Giá – John of Cross (1542-1591), và là một linh đạo tam cấp được Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tóm gọn trong tác phẩm cuối đời của ḿnh là "Hồi Niệm Và Căn Tính" (ấn bản Anh ngữ 2005, trang 28-30). Theo linh đạo tam cấp này, th́ giai đoạn đầu được gọi là giai đoạn khởi sinh, liên quan tới t́nh trạng thanh tẩy linh hồn (purgative stage/way), giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiến sinh, liên quan tới t́nh trạng soi sáng linh hồn (illuminative), và giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiệp sinh, liên quan tới t́nh trạng hiệp nhất linh hồn (unitive).

 

Căn cứ vào nội dung và tính chất của 3 giai đoạn tu đức này, 3 tinh thần Đồng Công là Bỏ Ḿnh, Yêu Nhau và Tận Hiến có thể được hiểu theo chiều kích tu đức như thế này. Trước hết là tinh thần Bỏ Ḿnh, tương ứng với giai đoạn khởi sinh – giai đoạn thanh tẩy linh hồn, thanh tẩy nhất là những ǵ được Cha Thánh Thủ nhấn mạnh tới khi giảng dạy chung riêng là tâm trạng kiêu căng tự ái nơi con người. Sau nữa là tinh thần Yêu Nhau, tương ứng với giai đoạn tiến sinh – giai đoạn soi sáng linh hồn. Bởi v́, “ai cho ḿnh ở trong ánh sáng mà ghét anh em ḿnh th́ vẫn ở trong tăm tối. Ai tiếp tục ở trong ánh sáng là kẻ yêu thương anh em” (1Jn 2:9-10). Sau hết là tinh thần Tận Hiến, tương ứng với giai đoạn hiệp sinh – giai đoạn hiệp nhất linh hồn, ở chỗ, linh hồn được Chúa chiếm đoạt, tới độ siêu thoát không c̣n ước vọng ǵ khác ngoài ước nguyện cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, hoàn toàn phó thác theo tác động của Thánh Thần, để có thể sống Chúa Kitô như Mẹ Maria. Tiến tŕnh từ giai đoạn tu đức tiến sinh Yêu Nhau tới giai đoạn tu đức hiệp sinh Mến Chúa này hoàn toàn phản ảnh mạc khải Tân Ước: “Khi các người làm (hay) không làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây là các người làm (hay) không làm cho chính Ta” (Mt 25:40,45); “Kẻ nào không yêu thương anh em là người họ thấy được th́ cũng không thể yêu mến Thiên Chúa họ không thấy” (1Jn 4:20); “Không ai đă từng thấy Thiên Chúa. Thế nhưng nếu chúng ta yêu nhau th́ Thiên Chúa ở trong chúng ta, và t́nh yêu của Ngài đạt đến mức trọn lành nơi chúng ta” (1Jn 4:12), đến độ chúng ta có thể “yêu nhau như Thày đă yêu” (Jn 15:12; 13:34).

 

Ba tinh thần Đồng Công, thứ tự là Bỏ Ḿnh, Yêu Nhau và Tận Hiến này của Ḍng Đồng Công, làm nên Lư Tưởng Thánh Đồng Công, chẳng những hợp với linh đạo Kitô Giáo như thế, mà c̣n hoàn toàn phản ảnh tinh thần của Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam, của Chúa Cứu Thế và của Mẹ Đồng Công nữa.

 

Trước hết, 3 tinh thần của Ḍng Đồng Công phản ảnh Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam, ở chỗ, các vị đă tận tuyệt Bỏ Ḿnh, bỏ cả họ hàng thân thuộc, vinh hoa phú quí, tiện nghi vật chất, nhất là cả chính mạng sống ḿnh; đă Yêu Nhau qua việc truyền giáo cho dân Việt, hay phục vụ Cộng Đồng Dân Chúa bằng việc mục vụ hay tông đồ; và đă hoàn toàn sống Tận Hiến, phó mặc mọi sự cho Chúa Quan Pḥng, và sẵn sàng chịu đựng hết mọi cơn gian nan khốn khó cho đến hơi thở cuối cùng, như cành nho đă sai trái lại được cắt tỉa cho càng sai trái hơn (x Jn 15:2) là các Kitô hữu ("Apologetico" 50,13: "Plures efficimur quoties metimur a vobis: semen est sanguis christianorum").

 

Sau nữa, 3 tinh thần của Ḍng Đồng Công phản ảnh sứ vụ của Chúa Cứu Thế, Đấng đă tuyên bố ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 20 câu 28 là: "Thày đến không phải để được phục vụ (bỏ ḿnh: "không tự cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, song đă tự hủy ra như không" – Phil. 2:6-7), mà là để phục vụ (yêu thương: "mặc lấy thân phận tôi đ̣i, nên giống như con người” – Phil. 2:7), để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người (tận hiến: “đă vâng lời cho đến chết đến chết trên thập giá" – Phil. 2:8). Đến đây chúng ta thấy linh đạo của Lư Tưởng Thánh Đồng Công ở ngay câu khẩu hiệu của Hội Ḍng: “Non ministrari sed ministrare”.

 

Và 3 tinh thần của Ḍng Đồng Công cũng phản ảnh đời sống của Mẹ Đồng Công nữa, Vị đă thưa trong giây phút Truyền Tin Lời Nhập Thể (Luca 1:34, 38): "Việc ấy thành sự sao được v́ tôi không biết đến nam nhân (bỏ ḿnh)… Này tôi là nữ tỳ Chúa (yêu thương phục vụ), tôi xin vâng như lời sứ thần truyền (tận hiến)".

 

Thật ra, không một vị thánh nào lại không sống 3 tinh thần Bỏ Ḿnh, Yêu Thương và Tận Hiến, cũng như không một Kitô hữu nào có thể nên  thánh nếu không biết "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" (Mt 18:3). Song thực tế cho thấy, nếu chỉ có chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là vị thánh đáng được Giáo Hội tuyên phong là Tiến Sĩ Hội Thánh, vị tiến sĩ nữ thứ ba và là vị tiến sĩ thứ 33 của Giáo Hội, v́ chị chẳng những chủ trương một cách minh nhiên tỏ tường mà c̣n thực sự sống linh đạo thơ ấu thiêng liêng nữa, như chị đă tâm sự và chia sẻ trong cuốn Một Tâm Hồn của chị, th́ Ḍng Đồng Công cũng thế, là một hội ḍng rơ ràng chủ trương nên thánh và sống thánh theo ba tinh thần này. Tuy nhiên, trong ba tinh thần chính yếu này của Ḍng Đồng Công do “Cha Thánh Thủ” sáng lập ấy, tinh thần làm nên căn tính của hội ḍng thuần túy Việt Nam đầu tiên, song cũng đồng thời v́ thế mà, theo tôi, trở thành một thách đố hết sức gay go cho những người theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công, đó là tinh thần Tận Hiến. Tại sao?

 

Trước hết, Ḍng Đồng Công là một ḍng truyền giáo. V́ là một hội ḍng truyền giáo, một việc truyền giáo đặc biệt chú trọng tới vấn đề giáo dục, mà ḍng đă nỗ lực mở những trường Trung Tiểu Học Đồng Công Thủ Đức (từ thập niên 1950 vào năm 1956), Mỹ Chánh Phù Mỹ B́nh Định (từ đầu thập niên 1960), Nhà Đá Phù Cát B́nh Định và Lương Sơn Phan Rí (từ thập niên 1970) v.v., và với cư xá Rạng Đông Đà Lạt (đầu thập niên 1970) cho sinh viên theo học ở Đại Học Công Giáo Thụ Nhân Đà Lạt. Bởi vậy, cần nhiều anh em đi học, có bằng cấp.

 

Sau nữa, Ḍng Đồng Công c̣n là ḍng giáo sĩ nữa, dù là thiểu số, (từ đầu được ấn định tối đa là 1/3), nhưng lại là thành phần chẳng những cần thiết trong việc quản trị nhà ḍng mà c̣n liên quan tới vấn đề thánh hóa anh em tu sĩ ḍng qua việc ban phát các bí tích nữa. Bởi thế, cũng cần phải có những anh em đi học làm linh mục và được thụ phong linh mục.

 

Thế mà, hai lănh vực này, học hành và làm linh mục, đối với tinh thần Tận Hiến, với Lư Tưởng Nên Thánh Đồng Công, dù cần thiết mấy đi chăng nữa, cho việc truyền giáo đối ngoại, cũng như cho việc quản trị đối nội, vẫn được coi là những ǵ thứ yếu, không được coi trọng hơn Lư Tưởng Thánh, ưu tiên hơn việc Nên Thánh. Đối với Đấng Sáng Lập Ḍng Đồng Công th́ đi tu mà không nên thánh th́ thật là uổng phí, hoàn toàn phí công vô ích, không đạt được mục đích của đời tận hiến, dù làm linh mục. Bởi thế, cần phải để ư và nỗ lực nên thánh trước, dù có phải hy sinh tất cả mọi sự, hy sinh học hành hết sức khẩn thiết, hy sinh chức linh mục vô cùng cao trọng.

Thực tế của tinh thần Tận Hiến để theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công c̣n phũ phàng hơn nữa, ở chỗ, vẫn có anh em đi học và làm linh mục đấy, nhưng nhiều khi lại là những người tu sau ḿnh, những người thua kém ḿnh về nhiều hay một số lănh vực, trong khi ḿnh hầu như suốt đời (hay cứ măi) làm bếp, làm vườn, không ngóc đầu lên được v.v.

 

Đối với “Cha Thánh Thủ”, vấn đề làm linh mục rất ư là quan trọng, nên ngài chọn lựa thật là kỹ lưỡng. Chẳng những v́ bản chất và phẩm vị vô cùng cao trọng của thiên chức này, mà c̣n v́ tác dụng và ảnh hưởng của thừa tác vụ ấy nữa. Đến nỗi, ngài đă chủ trương làm linh mục th́ phải thánh thiện, bằng không sẽ có thể đi đến chỗ phá Giáo Hội. Tất nhiên ngài không có ư nói rằng không thánh thiện th́ đừng có làm linh mục, v́ chính bản thân ngài là một “con người tội lỗi nhất” th́ làm sao ngài dám làm linh mục. Thế nhưng, trên thực tế, ngài vẫn (cùng với Hội Đồng Tổng Quản Ḍng) chọn đi học làm linh mục, những người em nào của ngài được ngài nhận thấy, với tầm mức tu đức của ngài, (ít là căn cứ vào bề ngoài), tốt lành thánh thiện trổi vượt. Và điều kiện tối thiểu, được ngài cho là chín chắn và thích hợp nhất để chịu chức linh mục đó là tuổi tam thập nhi lập, tuổi Chúa Giêsu bắt đầu xuất thân đi rao giảng Nước Trời, thực hiện việc cứu độ của Người.

 

Nói đến đây, cũng cần nhắc đến một đặc điểm nữa của Ḍng Đồng Công, phản ảnh từng chi tiết liên quan tới đời sống siêu nhiên, đời sống thánh theo chủ trương của Đấng Sáng Lập, đó là vấn đề tổ chức các lễ mừng kỷ niệm khác thường. Chẳng hạn, lễ bạc và lễ vàng khấn ḍng hay thụ phong linh mục. Lễ bạc, thay v́ 25 năm chỉ c̣n 15 năm, thời khoảng liên quan tới tuổi đời của Mẹ Maria hạ sinh Lời Nhập Thể, và lễ vàng, thay v́ 50 năm chỉ c̣n 33 năm, thời khoảng liên quan tới tuổi đời của Chúa Giêsu. Ngoài ra, nếu Thánh Kinh đă có những con số đặc biệt liên quan tới mầu nhiệm cứu độ thế nào, như con số 7 (7 ngày tạo dựng, 7 ơn Chúa Thánh Thần v.v.), số 40 (40 năm trong sa mạc của Dân Do Thái, 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu v.v.), th́ các con số tự nhiên cũng có một ư nghĩa siêu nhiên đặc biệt với Cha Thủ như vậy, v́ nó nhắc nhở các mầu nhiệm trong đạo, và cần được tưởng nhớ để áp dụng vào đời sống thánh, để nhắc nhở nên thánh, như con số 3 kính Chúa Ba Ngôi, con số 5 kính 5 Dấu Thánh Chúa Giêsu, con số 7 kính Đức Mẹ 7 Sự, con số 12 kính 12 nhân đức của Đức Mẹ v.v.

 

Chưa hết, ngày xưa, khi c̣n là  một đệ tử sinh, tôi c̣n nghe thấy anh em gọi điện thoại cho nhau trong ḍng, mở đầu bằng lời chào “Ave Maria” rất dễ thương, thay v́ “hello” như lệ thường của trần đời. Tôi vẫn c̣n giữ lệ này, ở chỗ, địa chỉ điện thư chính yếu của tôi ngay từ đầu và cho tới nay vẫn là hailmaryqueen@thoidiemmaria.net. Tôi nói với các bạn thân của tôi rằng, ai muốn liên lạc với tôi qua điện thư, dù đạo hay đời, đều phải chào kính Mẹ Maria rất yêu dấu của tôi đă. Trong bài giảng cho Lễ An Táng Cha Thủ, Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri cũng đă nhắc lại tục lệ nhắc nhớ Mẹ của ḍng. Chưa hết, đức cha c̣n đề cp ti yếu tố Thánh Mẫu trong hai yếu tố chính làm nên sự thánh đức của cá nhân Cha Thủ như sau: “Cuộc đời của ngài đă chọn những phương tiện nên thánh chắc chắn nhất, đó là thập giá Đức Giêsu, với cuộc sống đầy khổ hạnh của ngài, và Đức Maria mà ngài đă nhận làm Mẹ và làm Mẹ của cả hội ḍng ngài thành lập…”

 

Theo tôi, yếu tố chính yếu làm nên căn tính của Ḍng Đồng Công và là điều kiện bất khả châm chước cho việc Nên Thánh của những ai muốn theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công, vẫn là tinh thần Tận Hiến, một tinh thần c̣n khó hơn cả việc khổ chế, chay tịnh, phạt xác, câm lặng, đi chân không v.v. có tính cách bề ngoài ở các ḍng khổ tu nữa, một việc khổ hạnh mà chính Cha Thủ cũng liên lỉ thực hiện.

 

Vẫn biết những việc khổ hạnh khác thường ấy nếu không có tinh thần thánh thiện cũng chẳng thể nào thực hiện nổi, song ngược lại, nếu thực hành những việc khổ hạnh tự bản chất chỉ là phương tiện để thánh hóa mà không tiến tới chỗ hoàn toàn tận hiến tuân phục th́ cũng không đạt được mục đích của những việc làm bề ngoài ấy. Bởi vậy, ở đây chỉ so sánh giá trị khách quan giữa phương tiện khổ hạnh giúp nên thánh với chính tinh thần tận hiến thánh thiện mà thôi, theo ư nghĩa của câu Chúa Giêsu trả lời cho vấn đề được các môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đặt ra là tại sao các môn đệ của Người không chay tịnh như họ và những người Pharisiêu (x Mt 9:14-15).

 

Trong Ḍng Đồng Công, chỉ có ai thật t́nh và liên lỉ “t́m Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài trước” (Mt 6:33), theo tinh thần Tận Hiến hoàn toàn phó thác mọi sự theo Ư Chúa, mới có thể sống được mà thôi. Chỉ có ai hoàn toàn đến “không phải để được phục vụ mà là phục vụ” (Mt 20:28), đúng như khẩu hiệu của Ḍng Đồng Công là “Non Ministrari Sed Ministrare”, theo tinh thần bác ái Yêu Nhau, mới có thể bền đỗ cho đến cùng ở trong tổ chức được lập nên để Huấn Thánh cho người Việt Nam này mà thôi. Chỉ có ai biết “hạ ḿnh xuống, vui chịu khinh chê giầy đạp, chịu dể duôi bắt bớ”, theo tinh thần Bỏ Ḿnh, mới có thể Làm Thánh, thay v́ bỏ ra, khi không được làm linh mục, làm giáo sư dạy học mà thôi. Có thể nói, trên thực tế, theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công với “Cha Thánh Thủ” và như “Cha Thánh Thủ”, tu sĩ Đồng Công nào có được một tinh thần Tận Hiến, theo chiều hướng Thánh trước hết và Thánh trên hết, sẽ có được cả tinh thần Bỏ Ḿnh và Yêu Nhau.

 

Đó là lư do, trong chính cuộc sống của tu sĩ Đồng Công, Cha Thủ c̣n muốn đào tạo đặc biệt một số anh em muốn nên trọn lành hơn, bằng cách kêu gọi họ dấn thân tuyên hứa sống đời Toàn Thiêu, theo những qui định do chính ngài biên soạn được gọi là Luật Toàn Thiêu.

 

 

 

 

 

NỘI DUNG

 

 

Một Vị Sáng Lập với Ba Di Sản

 

7- Một Vị Sáng Lập

27- Di Sản Một Hội Ḍng

40- Di Sản Một Chi Ḍng

52- Di Sản Một Gia Đ́nh Đồng Công

 

Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo

 

61- Lệnh Lên Đường

71- Lênh Đênh Hải Ngoại

81- Đức Tin Vượt Đại Dương

 

Lư Tưởng Thánh Đồng Công

 

97- Cha Th - Tần Số Thánh

103- Cha Thủ - Yêu Sống Thánh

122- Cha Thủ - Huấn Luyện Thánh

136- Cha Thủ - Linh Hướng Thánh

149- Cha Thủ - Ảnh Hưởng Thánh

165- Cha Thủ - Một Vị Thánh

171- Cha Th - Linh Đạo Thánh