HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

 

CHA ĐAMINH MARIA TRẦN Đ̀NH THỦ, CMC

 

Hạt Lúa Miến Mục Nát cho Mùa Thánh Đức Việt Nam

 

 

 

ĐỨC TIN VƯỢT ĐẠI DƯƠNG

 

 

  

N

hóm anh em chúng tôi đă lên chiếc Boeing khổng lồ 8 hàng ghế, có truyền h́nh trước mắt, tối tân chưa từng thấy. Sau khi ghé Honolulu đảo Hawaii (cách Wake Island 2.300 dặm hay 3.700 kilômét) hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đă trải qua một khoảng cách tương đương từ Wake đến Honolulu nữa mới vào tới nội địa Hoa Kỳ. Thế mà, khi chiếc phản lực hạ cánh xuống một phi trường thuộc tiểu bang Arkansas, chúng tôi mới đi được có nửa tiếng đồng hồ, v́ bấy giờ là 9 giờ 30 sáng địa phương, cùng ngày 25/7/1975, ngày chúng tôi rời Wake Island lúc 9 giờ sáng. Từ trên chiếc xe buưt ở phi trường về trại Fort Chaffee, khi mắt nh́n thấy những “tủ lạnh” ở đầy các góc đường thuộc khu trại tị nạn này, ḷng tôi thầm phục nước Mỹ quả thực là một đệ nhất đại cường quốc, giầu đến nỗi đă viện trợ nhân đạo khắp thế giới. Ḷng ngưỡng mộ cảnh giầu thịnh vượt bực của Mỹ quốc này đă được chứng thực bởi cảnh một số người tị nạn Việt Nam đến trước đang lấy chân đá những trái táo dưới chân, loại trái cây mà ở Việt Nam chỉ có nhà giầu hay bị bệnh mới được ăn. Chỉ lạ là các “tủ lạnh” đó hiếm thấy người ra mở, và khi ai mở ra th́ đều thấy họ bịt mũi nhăn nhó bước vào.

 

Nhóm anh em trung ương chúng tôi chỉ ở trại tị nạn Fort Chaffee (một khu quân sự Mỹ trước đây) có 2 tuần lễ.

 

 

(Một số anh em lớp khấn IX chúng tôi thuộc nhóm Trung Ương Đồng Công đến Fort Chaffee ngày 25/7/1975)

 

Và vào đúng ngày Lễ Thánh Đaminh 8/8/1975, quan thầy của Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập ḍng Đồng Công của chúng tôi, chúng tôi đă lên xe buưt về Carthage Missouri. Sở dĩ chúng tôi được xuất trại nhanh như thế là v́ đă có người bảo lănh cho tất cả 170 anh em chúng tôi rồi, ngay từ khi nhóm anh em trung ương chúng tôi c̣n đang ở Wake Island.

 

Thật vậy, việc cố t́nh tổ chức lên đường của 170 anh em chúng tôi do đấng sáng lập chủ trương và thực hiện đă xẩy ra như ư muốn đă là một sự lạ, nhưng khi tới Hoa Kỳ chúng tôi lại được chứng kiến một sự lạ thứ hai không kém phần ly kỳ và thần nhiệm. Sự lạ đó là việc tất cả mọi người anh em chúng tôi đều về ở chung với nhau được một nơi vừa vặn cho 170 người, lại là một chỗ hết sức khang trang không thể tưởng tượng.

 

Đúng thế, trong nỗi vui mừng v́ được bước chân được tới Hoa Kỳ, anh em chúng tôi bắt đầu lại cảm thấy hết sức lo âu, nghĩ rằng ḍng sẽ tan ră. Bởi v́, ai dám đứng ra để bảo lănh cho cả 170 người. Nếu không, mỗi người đi một nơi hay mấy người đi một ngả th́ làm sao sống đời sống tu tŕ, làm sao sinh hoạt theo tục lệ ḍng, và như thế, thay v́ “giữ lấy ḍng và để truyền giáo” theo ư của đấng sáng lập th́ lại tan ḍng!?! Tới đây chúng tôi mới thấm thía cảm thấy được rằng việc lên đường này quả thực là một việc liều lĩnh, một mất một c̣n, chẳng khác ǵ như một cuộc phiêu lưu may ít rủi nhiều của thành phần thuyền nhân Việt Nam vượt thoát sau này. Tuy nhiên, sau khi mọi việc đă được ổn định đâu vào đó, chúng tôi mới thấy được đức tin mănh liệt phát xuất từ vị sáng lập của ḿnh như thế nào, một đức tin đă hoạt động như một bộ phận viễn khiến (remote control) điều hành mọi sự xa cả nửa ṿng trái đất (cách nhau 12 múi giờ) một cách tốt đẹp theo Ơn Chúa Quan Pḥng!

 

Ngày di cư tư bắc vô nam năm 1954 cũng thế, lịch sử của hội ḍng này cũng xẩy ra hai điều rất kỳ lạ: điều lạ thứ nhất đó là hầu hết anh em ḍng đă giải tán về quê tự nhiên không ai bảo ai lục tục về Liên Thủy là trụ sở chính của tu hội mới được thành lập 3 năm này thăm Ḍng vào chiều ngày 3-8-1954; và điều lạ thứ hai đó là trước ngày 3-8-1954 chính quyền Việt Minh ở Bùi Chu không cấp giấy cho bất cứ ai đi đâu ra khỏi địa phương ấy, thế mà anh em Đồng Công vẫn dễ dàng xin giấy thông hành từ chiều hôm đó. Nhờ thế, một tuần lễ sau, hầu hết anh em ḍng ở các nơi đă có mặt tại Hải Pḥng, kể cả nhiều anh em ở xa Liên Thủy, không hề biết đến ư định di cư của bề trên. Và vào ngày 10-8-1954, anh em đă cùng nhau xuống tầu Ville de Haiphong của hăng Denis Frères xuôi về Nam để bắt đầu mở màn cho một trang sử 20 năm (1955-1975) phát triển tại Việt Nam, và 30 năm truyền giáo (1975-2005) tại hải ngoại.

 

Hành tŕnh xuất ngoại “để truyền giáo” của anh em ḍng Đồng Công, khi vào tới nội địa Hoa Kỳ, được bắt đầu bằng nỗi lo âu tan ḍng. Nhóm người Việt Nam duy nhất có ư xuất ngoại và tổ chức xuất ngoại ngay từ đầu tháng tư đen này, v́ lạc nhau khi lên các chiến hạm Hoa Kỳ ở ngoài hải phận quốc tế ngày Thứ Hai 28/4, nên vào tới Mỹ, họ đă được đưa đến tạm trú ở 3 trong 4 trại tị nạn khác nhau, đó là trại Pendleton Nam California, Indiantown Gap ở Pennsylvania, và Fort Chaffee ở Arkansas. Nhóm anh em đông nhất ở trại tị nạn Fort Chaffee, và đến làm hai đợt, đợt nhất từ Guam Island và đợt hai là đợt nhóm anh em trung ương từ Wake Island. Theo sự ḍ hỏi của nhóm anh em đợt nhất với các vị linh mục du học tại Mỹ lâu năm th́ việc bảo trợ cho 200 người chung sống cùng một chỗ là điều “impossible”.

 

Theo các ngài bàn th́ nên phân tán mỏng trước, rồi sau đó, khi thuận lợi sẽ tụ họp về với nhau sau. Anh em Đồng Công nhất định không chủ trương như thế. Bằng chứng hiển nhiên là, khi c̣n ở Đảo Wake, nhóm anh em trung ương gần 50 người lớn mà cũng chỉ ở trong một căn nhà chỉ có sức chứa 2 gia đ́nh mười mấy người lớn bé đă đủ chật chội. Mục đích là để đoàn kết và giữ lấy nhau trong thời gian giao động về xă hội và biến loạn về tâm linh ấy. Thế rồi cũng xong. Nơi các cha các thày ở đấy đă nghiễm nhiên trở thành một trung tâm Công giáo sầm uất nhất đảo. Giáo dân đă kéo tới dự lễ vào mỗi buổi sáng đầy cả ngoài sân. Việc mục vụ trên đường tị nạn này đă trở thành một dạo khúc mở màn cho sứ vụ lên đường “để truyền giáo” khi họ được hoàn toàn định cự trong nội địa Hoa Kỳ.

 

Thiên Chúa quả thực đă hài ḷng về ước muốn sống cộng đồng với nhau này của anh em chúng tôi, và Ngài, Đấng soi động cho vị sáng lập sai chúng tôi đi “để giữ lấy ḍng và để tuyền giáo”, khi tới thời điểm của ḿnh, đă kịp thời can thiệp để mọi sự được hoàn thành tốt đẹp đúng như Ngài muốn. Ngài đă sai một vị linh mục người Mỹ là Cha Thomas McAndrew, phó tuyên úy trại tị nạn Fort Chaffee, đến để làm môi giới với giáo phận Springield – Cape Gerardeau ở Missouri cho nhóm tu sĩ nam đông đảo hùng hậu như một lực lượng này.

 

Ngày lịch sử đă điểm, hôm đó là ngày 28/5/1975, Hội Đồng Cố Vấn giáo phận này đă quyết định đứng ra bảo trợ cho tất cả 170 phần tử ḍng Đồng Công. Một tuần sau đó, Đức Cha Bernard Law, vị đă trở thành Hồng Y TGP Boston Massachusetts sau này, đă đích thân đến trại để xem mắt, thăm hỏi, dâng lễ và tiến hành tủ tục bảo trợ. Cùng đi với ngài hôm đó có Cha Giám Tỉnh Ḍng Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI), vị mà qua trung gian của Đức Giám Mục Bernard Law, đă chấp thuận cho số anh em ḍng Đồng Công tị nạn này thuê 1 Mỹ kim một năm toàn khu chủng viện ḍng ngài ở Carthage Missouri là Our Lady of the Ozark, một chủng viện rất đă bỏ trống từ 5 năm trước.

 

Đợt anh em đầu tiên đến chốn Quan Pḥng này là 48 người xuất trại Fort Chaffee ngày 30/6/1975 và đến nơi cùng ngày, và đợt cuối cùng là đợt anh em cũng tương đương nhân số thuộc nhóm trung ương từ Wake Island và xuất trại Fort Chaffee về trụ sở trung ương này đúng vào ngày lễ quan thày của Đấng Sáng Lập 8/8/1975. Cảm giác đầu tiên của tôi, từ trên xe buưt chở băng ngang qua mặt tiền của khu vực này, thoạt nh́n thấy ngôi nhà đá ba lầu đồ sộ sừng sững hiện lên giữa một khu cây cối cao mát hai bên và thảm cỏ xanh trước tiền đường có những bậc thang cấp trang trọng, tôi chợt nhớ đến h́nh ảnh Dinh Độc Lập ở cuối đường Thống Nhất Sài G̣n, gần Vương Cung Thánh Đường Sài G̣n.

 

(Nhóm Trung Ương về Carthage 8/8/75, chụp với ĐC Law)

 

Đến khi được tiến vào trong ḷng dinh thự ba lầu này tôi lại càng cảm thấy cái sang trọng của nó quá ḷng mong ước của chúng tôi. Phải chăng dinh thự bằng đá vững chắc này là những ǵ biểu hiệu cho đức tin mănh liệt của vị sai chúng tôi đi “để giữ lấy ḍng và để truyền giáo”, và phải chăng ngôi nhà bằng đá kiên cố ấy c̣n là dấu chỉ thời đại nhắc nhở chúng tôi rằng đời sống tu tŕ được ổn định của chúng tôi là “để truyền giáo”?

 

Thật vậy, đời sống tu tŕ của nhóm anh em Đồng Công xuất ngoại này chẳng những được củng cố mà c̣n được phát triển nữa. Ở chỗ, trước hết, họ chính thức thuộc về giáo quyền, như văn thứ của Thánh Bộ Truyền Giáo ngày 16/9/1975 đă ủy cho Đức Cha Bernard Law thay Ṭa Thánh trách nhiệm với họ. Sau đó, cũng nhờ sự hướng dẫn và can thiệp của vị giám mục bản quyền địa phương này, họ đă chính thức trở thành một Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ vào ngày 25/10/1980 theo văn thư của Thánh Bộ Truyền Giáo. Để rồi, v́ là một chi ḍng, họ đă mua đứt nơi họ đang ở từ năm 1975 để làm trụ sở trung ương. Ḍng OMI đă không bán khu vực tuyệt vời này cho bất cứ một giáo phái Tin Lành nào trong cả chục giáo phái khác nhau ở thành phố Carthage này, dù họ muốn mua với giá (10 triệu vào năm 1980-1981) gấp 20 lần số tiền chi ḍng Đồng Công tượng trưng phải trả.

 

Sau trọn một năm đầu tiên (1975-1976) ở trụ sở trung ương này để học tiếng Anh, dù Đức Giám Mục Barnard Law đă chi phí cho họ tất cả mọi sự với số tiền lên đến cả triệu Mỹ kim, ngài vẫn sẵn sàng giúp đỡ tiếp nếu họ cần đến ngài. Tuy nhiên, v́ chủ trương tự lực mưu sinh theo tục lệ ḍng, họ đă xin ngài hướng dẫn cho những cách có thể thực hiện việc tay làm hàm nhai. Ngài chẳng những chỉ cho họ một trong những cách thức theo đúng kiểu Mỹ đó là việc mail campaign (gửi thư đến các gia đ́nh), một việc họ vẫn c̣n làm cho tới nay. Song song với hoạt động mail campaign này là việc họ tục bản nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ vào cuối năm 1977, một nguyệt san có từ năm 1949 ở Bắc Việt và được tục bản ở Nam Việt từ năm 1954, có nhiều độc giả nhất trong giới báo chí Công giáo hải ngoại nói riêng và có lẽ kể cả làng báo chí của Người Việt hải ngoại nói chung, với con số độc giả hiện nay hơn 10 ngàn trên khắp thế giới. Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ là một trong những hoạt động mục vụ tông đồ của Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ. Ngoài ra, ngay từ sau năm đầu tiên được vị giám mục địa phương nuôi cho ăn học ESL tại gia, con số anh em linh mục dưới 10 vị từ Việt Nam sang bấy giờ của nhóm anh em Đồng Công tị nạn đă được gửi đi giúp giáo dân Việt Nam ở khắp nơi, trong số đó, phải kể đến hai giáo xứ đầu tiên của Người Việt Công giáo hải ngoại là giáo xứ Nữ Vương Việt Nam tại Port Arthur Texas (2/1977) và giáo xứ Khiết Tâm Mẹ ở Lincoln Nebraska (6/1977).

 

Cho đến nay, con số linh mục của Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ, từ mùa hè 1977 với 12 tân linh mục đầu tiên của Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ nói riêng và cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại nói chung, đă tăng thêm cả 70 vị nữa, một con số thế mà vẫn không đủ để vừa quản trị nội bộ vừa phục vụ việc tông đồ các nơi cho cả Việt lẫn Mỹ. Thế nhưng, có lẽ biến cố làm cho Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ trở thành nổi nang nhất phải kể đến Ngày Thánh Mẫu hằng năm vào tháng 8, một biến cố khởi đầu với con số 1500 người tham dự vào tháng 6/1978, cho đến nay đă lên đến trên 50 ngàn.

 

Ngày Thánh Mẫu này c̣n tồn tại cho tới nay cũng là một điều không ngoài Thánh Ư Chúa. Động lực thúc đẩy nhóm anh em Đồng Công xuất ngoại với sứ vụ “để truyền giáo” này chính là biến cố chịu chức linh mục vào năm 1977 của 12 anh em đă học xong thần học ở Việt Nam, một biến cố đă qui tụ được cả 500 người từ khắp nơi trên Hoa Kỳ đổ về mừng lễ. Thế là năm sau, 1978, họ đă quyết định tổ chức Ngày Thánh Mẫu. Sau đó hai năm, v́ lư do thiêng liêng hết sức chính đáng liên quan tới ơn gọi của anh em ḍng, hơn là v́ sợ mệt mỏi vất vả, họ đă quyết định “dẹp” không làm nữa. Tuy nhiên, vị giám mục địa phương có thẩm quyền trên họ (thay mặt Thánh Bộ Truyền Giáo của Ṭa Thánh) kiêm đại ân nhân của họ bấy giờ là Đức Cha Bernard Law không cho phép họ thực hiện ư định này và khuyến khích họ tiếp tục làm.

 

Trước hiện trạng phát triển mạnh mẽ của Ḍng Đồng Công, một ḍng Việt Nam thuần túy đầu tiên do chính người Việt Nam được ơn soi động thành lập từ đầu thập niên 1940 và được chính thức h́nh thành vào đầu thập niên 1950, đồng thời với hội ḍng Thừa Sai Bác Ái (MC) của Chân  Phước Têrêsa Calcutta, nh́n lại, những người trong cuộc không thể phủ nhận được việc Quan Pḥng Thần Linh của Thiên Chúa.

 

Nguyên một việc “giữ lấy ḍng” mà thôi, nếu họ không vượt thoát lên đường vào năm 1975 theo lệnh của vị bề trên sáng lập, th́ kể như Ḍng Đồng Công bị tan biến vào năm 1987, sau Vụ Án Cha Thủ, vị linh mục được nhà nước công khai xử trước ṭa những không hề lên tiếng một lời nào, và đă bị kết án tù chung thân, cùng với các anh em của ḿnh lănh những bản án nặng nhẹ khác nhau. Tôi cho rằng vụ án Cha Thủ cùng anh em ḍng của ngài bị chụp mũ phản động này có thể bắt nguồn từ một vị linh mục Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ được giáo quyền Hoa Kỳ bài sai đặc biệt giải quyết vụ San Jose xẩy ra hết sức căng thẳng vào ngay thời đoạn này.

 

Tuy nhiên, cũng chính nhờ nhóm anh em Ḍng đă do ngài tổ chức vượt thoát được từ năm 1975 này, ngoài việc phát triển về mọi mặt kể cả truyền giáo, đă chẳng những giữ được hội ḍng ở hải ngoại mà c̣n cả ở trong nước nữa, bằng cuộc vận động với quốc tế cho ngài và đă gây được áp lực trên chính quyền nhà nước, nhờ đó vị sáng lập của họ đă được giảm án từ chung thân xuống 20 năm. Bằng không, nếu tiếp tục bị chung thân, liệu hội ḍng của ngài có c̣n tồn tại nữa hay chăng?

 

Trong thời gian bị tù 20 năm ấy, theo tin tức cho biết, ngài đă được vị linh mục đại diện TGP Sài G̣n đến thăm và khuyên “cha xin chính phủ ân xá”. Cha Thủ đă từ tốn nhưng thẳng thắn và khẳng khái đáp lại rằng ngài không có tội xin không xin ân xá. Nếu nhà nước muốn tự động ân xá cho ngài, th́ trước hết phải thả hết anh em của ngài ra v́ cũng giống như ngài không ai trong anh em của ngài có tội, sau nữa phải hoàn trả hết những ǵ nhà nước đă tịch thu của nhà ḍng, và sau hết phải cho ngài được hoạt động lại b́nh thường. Dĩ nhiên là trước thái độ chẳng những không có tội nhất định không xin ân xá, mà c̣n đặt điều kiện nếu muốn ân xá cho ḿnh như thế, đời nào nhà nước lại chịu thả ngài về, bằng không hóa ra họ đă mặc nhiên công nhận là họ đă xử oan cho ngài, đă làm một điều sai trái. Thế mà, để lấy điểm với thế giới, để thả con tép bắt con tôm, họ đă không cho ngài “được” ở tù nữa. Để thực hiện điều này, họ không ngầm nói chuyện với ngài như trước nữa, trái lại, họ đột nhiên “bắt” ngài phải về vào năm 1993, và anh em ḍng của ngài đă hết sức ngỡ ngàng khi thấy ngài bất ngờ trở về với họ ngoài ḷng mong ước. Cha Th đă tự thuật trong cuốn Lư Tưởng Đồng Công 2 (trang 156-159) về thân phận làm hạt lúa miến mục nát đi cho Ḍng của ngài được tồn tại và phát triển như sau:

 

“Má ơi, Má cho con không tiếc ǵ, không sợ ǵ hết, v́ từ 2-6 con c̣n đang bệnh, nhưng cũng là tù tại chỗ rồi. Từ 3-6 trở đi cho đến ngày 12-6 là họ đến kiểm kê, rồi thu quén hêt các đồ, các máy, các xe ô tô, xe máy, xe đạp v.v…. Ngày 12 họ đem con đi giam tại gần quận Di Linh trong một ngôi nhà lợp tôn, 2 căn vây gỗ, cửa mở để con dễ đi lại, gần sở Công an độ 100 thước. Má ơi, đây là tù con ở đầu tiên, từ ngày có trí khôn đến bây giờ. Tuy cửa mở, nhưng ngày đêm cứ ở một ḿnh không một ai đến thăm hỏi, mà ḿnh cũng chẳng được gặp gỡ ai, trừ cán bộ công an hầu mỗi ngày họ đến một lần làm việc hỏi han tra vấn, rồi bắt con viết tờ tự kiểm…. Đây con xin nói về tâm trí con từ ngày con vào tù chính thức là ngày 12-6. Đầu tiên Cha Má cho con một tấm ḷng b́nh thản và chấp nhận tất cả dù có chết th́ con càng thích…. Khi ở nhà xứ lúc mới tu, khi ở tiểu chủng viện, ở đại chủng viện, khi làm linh mục coi xứ, khi làm linh mục coi Ḍng, tất cả con cứ ngủ trong một pḥng có một hai ba anh em ở cùng pḥng, để nâng đỡ nhau nhỡ khi bị bệnh bất ưng hoặc giờ lâm chung đến bất ngờ. Nay con một thân một ḿnh, đêm ngày bị cái tư tưởng Việt Nam Cộng sản muôn năm luôn luôn quất mạnh, luôn luôn xâm chiếm con người con bên tai, lại luôn vang dội tiếng hát buồn thảm năo nuột của chiếc Radio bên pḥng công an, toàn với những cung giọng đau buồn thảm đảm hết cỡ. Con cứ tưởng tượng con bị bóc lột hết cỡ. Con cứ tưởng tượng con bị bóc lột hơn 7 mẹ con Macabêô, con như ‘người mẹ già bị bóc lột hết mọi người con thân yêu ngay trước mặt’. Ngày 16-7-1967, 15 người em yêu thân cận với lư tưởng thánh Đồng Công, với con mà bất ngờ con bị tước mất, sự đau đớn thâm nhập tâm can con quá sâu sắc cho đến ngày nay con đang viết những ḍng này cho Má. Ngày 28-4-1975 con bị bóc lột mất gần 200 người bạn chí thân chí thiết của lư tưởng thánh Đồng Công, những người bạn lư tưởng thánh của con c̣n đắt giá, c̣n yêu thương hơn những người ruột thịt của ḷng người mẹ như Mẹ đă biết. Sau 30-4-1975 các người anh em bạn lư tưởng thánh Đồng Công c̣n độ 130 người anh em, th́ ngày nay tức là sau ‘12-6-1975, con bị Mẹ bóc lột hoàn toàn. Con tưởng con c̣n đau đớn, c̣n bị bóc lột hơn Thánh Job nhiều như Mẹ biết’. Thánh Job mất những của trần gian tự nhiên, về điểm này con cũng bị tước đoạt như vậy. Thánh nhân chỉ có 10 con bị chết bất ngờ, mà chỉ là con tự nhiên của máu thịt thôi, mà con nay bị bóc lột không phải là 10 con tự nhiên, mà là 300 người con, người bạn lư tưởng, những người con lư tưởng, bạn lư tưởng cao trọng đắt giá hơn vô cùng những người con tự nhiên của ông Thánh Job, có phải chăng Má? Lúc này con cứ tưởng tượng con sẽ bị giam tù và chết trong tù, không bao giờ được trở lại với các anh em lư tưởng thân yêu. Trong thời gian này hầu luôn luôn con tưởng tượng đặt con vào sự khổ của Chúa Kitô trong vườn cây dầu, 3 lần cầu cùng Chúa Cha rằng: ‘Lạy Cha, nếu đẹp ḷng Cha, xin Cha cất chén này cho con, nhưng đừng ư con, xin cứ ư Cha’. Ư con là ‘Xin cho con được về ở với anh em con. Thật con không sợ tù, không sợ chết, không sợ đói, con chấp nhận tất cả như ư Chúa muốn, nhưng nếu đẹp ḷng Cha, xin cho con về ở với anh em con thôi’. Những điều con xin đây, con cảm thấy không thể nào có được, nên ḷng con càng bị giày ṿ tan nát đau đớn, cũng như chén đắng Chúa Giêsu xin Cha cất đi, nhưng không thể cất đi được nên Chúa Giêsu càng đau đớn, nhưng xin chấp nhận, th́ con cũng vậy, con vốn bằng ḷng chấp nhận chén đắng, nhưng cũng cứ xin đi xin lại rằng: ‘Cha cất chén đắng này cho con, nhưng con xin vâng ư của Cha, chứ con không xin theo ư của con’….”

 

 

 

NỘI DUNG

 

 

Một Vị Sáng Lập với Ba Di Sản

 

7- Một Vị Sáng Lập

27- Di Sản Một Hội Ḍng

40- Di Sản Một Chi Ḍng

52- Di Sản Một Gia Đ́nh Đồng Công

 

Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo

 

61- Lệnh Lên Đường

71- Lênh Đênh Hải Ngoại

81- Đức Tin Vượt Đại Dương

 

Lư Tưởng Thánh Đồng Công

 

97- Cha Th - Tần Số Thánh

103- Cha Thủ - Yêu Sống Thánh

122- Cha Thủ - Huấn Luyện Thánh

136- Cha Thủ - Linh Hướng Thánh

149- Cha Thủ - Ảnh Hưởng Thánh

165- Cha Thủ - Một Vị Thánh

171- Cha Th - Linh Đạo Thánh