Bông Hồng 24



Phương Thế Nên Trọn Lành
 



Các thánh luôn lấy đời sống của Chúa Giêsu làm mục tiêu học hỏi chính yếu của ḿnh; các ngài dùng việc suy ngắm các nhân đức và đau khổ của Người làm cách thức giúp các ngài đạt đến mức toàn thiện Kitô giáo.

Khi thánh Bênađô bắt đầu suy gẫm các nhân đức và đau khổ của Chúa Giêsu, ngài tiếp tục giữ măi việc suy gẫm này. Ngài nói:

“Hồi tôi mới trở lại, tôi làm một bó mộc dược để kính nhớ những thương khó của Chúa Cứu Thế. Tôi đặt bó mộc dược này trên ngực của tôi, khi nghĩ đến những đ̣n vọt, gai góc và đinh nhọn trong cuộc khổ nạn của Người. Tôi vận dụng hết tâm thần để hằng ngày suy ngắm các mầu nhiệm này.”

Đây cũng là một việc thực hành của các thánh tử đạo nữa. Chúng ta biết việc các ngài chiến thắng những đau đớn rùng rợn nhất đáng ca ngợi là chừng nào. Thánh Bênađô nói rằng ḷng kiên trung lạ lùng của các vị tử đạo chỉ có thể phát xuất từ một nguồn mạch là sự liên lỉ suy ngắm các vết tích của Chúa Giêsu Kitô. Các vị tử đạo là các nhà lực sĩ của Chúa Kitô, các tay vô địch của Người. Trong khi máu các ngài vọt lên, xác thể các ngài bị tan thành mảnh, th́ linh hồn đại lượng của các ngài ẩn náu trong các dấu tích của Chúa Giêsu. Những dấu tích này làm cho các ngài tất thắng bất bại.

Trong cả cuộc đời trần thế, mối quan tâm chính yếu của Đức Mẹ là suy ngắm các nhân đức và đau đớn của Con Mẹ. Khi nghe thiên thần hân hoan mừng hát vào lúc Người giáng sinh và khi thấy mục đồng đến thờ lạy Người trong máng cỏ, ḷng trí Mẹ đầy ngỡ ngàng và Mẹ đă ngẫm nghĩ tất cả những sự diệu kỳ này. Mẹ so sánh giữa sự cao cả của Lời nhập thể với sự khiêm hạ sâu xa của Người qua cách Người hạ ḿnh xuống; Mẹ nghĩ đến Người trong máng cỏ đầy rơm rác với thiên ngai của Người trong cung ḷng Ngôi Cha Hằng Hữu của Người. Mẹ so sánh quyền năng của Thiên Chúa với sự yếu đuối của một con trẻ, sự khôn ngoan của Người với sự ngây thơ của Người.

Một lần kia, Đức Mẹ nói với thánh nữ Brigitta: “Khi nào Mẹ suy ngắm về sự đẹp đẽ, cao sang và khôn ngoan của Con Mẹ, ḷng Mẹ tràn ngập vui mừng; khi nào Mẹ nghĩ đến tay chân của Người bị đanh nhọn thâu qua, Mẹ khóc lóc thảm thiết và ḷng Mẹ rách nát v́ sầu thương đau đớn.”

Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Đức Mẹ sống những ngày c̣n lại của ḿnh bằng việc thăm viếng những nơi thánh mà Chúa đă sống và chịu đau khổ. Khi ở những nơi này, Mẹ suy gẫm về t́nh yêu vô biên của Chúa và về cuộc khổ nạn khủng khiếp của Chúa.

Thánh Maria Mai-đệ-Liên không làm ǵ hơn ngoài những thực hành đạo đức như vậy trong 30 năm sau hết của thánh nữ, khi thánh nữ sống tĩnh mạc nguyện cầu ở Sainte Baume.

Thánh Giêrônimô nói rằng việc tôn sùng các nơi thánh được lan rộng trong tầng lớp giáo hữu từ các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Họ đến thánh địa từ khắp chốn trên thế giới Kitô giáo, để cảm nhận sâu xa hơn một t́nh yêu vĩ đại và tưởng niệm đến Chúa Cứu Thế xác tín hơn trong ḷng, khi thấy những nơi và việc Người thánh hóa, qua cuộc sinh hạ của Người, bằng hoạt động của Người, bằng cuộc thương khó và tử nạn của Người.

Tất cả các Kitô hữu có cùng một đức tin và cùng tôn thờ một Chúa, cùng hy vọng vào một vinh phúc trên trời. Họ có cùng một Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, do đó, họ tất cả phải bắt chước Mô Phạm Thần Linh của ḿnh, bằng việc suy ngắm các mầu nhiệm về đời sống, nhân đức và vinh quang của Người.

Thật là lầm to khi cho rằng chỉ có linh mục, tu sĩ và những ai xa lánh sự nhộn nhạo thế gian mới cần phải suy ngắm các chân lư đức tin và các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu Kitô. Nếu các linh mục và tu sĩ có bổn phận suy ngắm về các chân lư của đạo thánh để sống xứng đáng cho đến cùng ơn gọi của ḿnh, th́ giáo dân cũng có cùng một bổn phận như vậy. V́ hằng ngày họ phải đương đầu với những hiểm nguy thiêng liêng có thể làm họ mất linh hồn. V́ vậy, họ phải trang bị cho chính ḿnh những việc suy niệm thường xuyên về cuộc đời, về các nhân đức và đau thương của Chúa Giêsu, là những ǵ tuyệt vời được cô đọng trong 15 mầu nhiệm Mân Côi
 

Nếu cần, xin xem lại những bông hồng trước:

Nội dung và Nhập Đề

Bông hồng 1 Những kinh nguyện Mân Côi,

Bông hồng 2 về Nguồn gốc Kinh Mân Côi,

Bông hồng 3 về Thánh Đaminh,

Bông hồng 4 Á Thánh Alan de la Roch

Bông hồng 5 Hiệp Hội Kinh Mân Côi

Bông hồng 6 Thánh Vịnh Mẹ Maria

Bông hồng 7 Triều Thiên Hoa Hồng

Bông hồng 8 Những kỳ diệu của Kinh Mân Côi

Bông hồng 9 Các Thù Địch

Bông hồng 10 Những Phép Lạ

Bông hồng 11 Kinh Tin Kính

Bông hồng 12 Kinh Lạy Cha

Bông hồng 13: Kinh Lạy Cha (tiếp)

Bông hồng 14: Kinh lạy Cha (kết)

Bông hồng 15: Kinh Kính Mừng

Bông hồng 16: Kinh Kính Mừng Tuyệt Diệu

Bông hồng 17: Kinh Kính Mừng: Hoa Trái

Bông hồng 18: Kinh Kính Mừng: Ơn Phúc

Bông hồng 19: Một trao đổi phúc đức

Bông hồng 20: Kinh Kính Mừng diễn nghĩa

Bông hồng 21: 15 Mầu Nhiệm

Bông hồng 22: Nên giống Chúa Kitô

Bông hồng 23: Một việc tưởng niệm