GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 14/8/2006

 TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

 

?  “Thánh Thần, qua Ngài Thiên Chúa đến với chúng ta, mang lại cho chúng ta sự sống và tự do”: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến’

?   Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Trạng Xung Đột giữa Do Thái và Nhóm Dân Quân Hồi Giáo Hezbollah ở Lebanon

?  HÀNH TRÌNH VIỆT NAM (tiếp) - Chân Trời Việt Nam

 

 

? “Thánh Thần, qua Ngài Thiên Chúa đến với chúng ta, mang lại cho chúng ta sự sống và tự do”: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến’

 

(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Phụng Vụ Giớ Kinh Tối Đêm Canh Thức Hiện Xuống ngày 3/6/2006 với Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng trong Giáo Hội)

 

‘Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến’

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Anh chị em tới Quảng Trường Thánh Phêrô tối hôm nay thật là đông đảo để tham dự vào Buổi Canh Thức Hiện Xuống. Tôi thân ái chào anh chị em. Anh chị em thuộc về các dân tộc và văn hóa khác nhau và đến đây đạo diện cho tất cả mọi phần tử thuộc các phong trào và tân cộng đồng trong Giáo Hội, thành phần qui tụ một cách thiêng liêng chung quanh Vị Thừa Kế Thánh Phêrô để loan báo niềm vui tin tưởng nơi Chúa Giêsu Kitô cũng như để lập lại quyết tâm làm thành phần môn đệ trung thành trong thời đại của chúng ta. 

 

Tôi cám ơn việc anh chị em tham dự và gửi lời chào thân ái đến từng anh chị em. Trước hết tôi ưu ái nghĩ đến các vị hồng y, đến quí huynh khả kính của tôi trong hàng giáo phẩm và hàng linh mục, cũng như đến những tu sĩ nam nữ.

 

Tôi chào những người mang trọng trách đối với nhiều hội đoàn của Giáo Hội, những người cho thấy tác động của Chúa Thánh Thần sống động nơi Dân Chúa. Tôi chào những ai đứng ra lo tổ chức biến cố đặc biệt này, nhất là những người làm việc tại Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân với Giám Mục Josef Clemens, bí thư, và Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Rylko, chủ tịch, vị tôi xin cám ơn về những lời lẽ ưu ái vào lúc mở đầu Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối này.

 

Một cuộc gặp gỡ tương tự như thế này cũng đã diễn ra tại chính Quảng Trường đây vào ngày 30/5/1998, với vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí. Là một đại truyền bá phúc âm hóa của thời đại chúng ta, ngài đã hỗ trợ và hướng dẫn anh chị em suốt giáo triều của ngài.

 

Ngài đã diễn tả những hiệp hội và cộng đồng của anh chị em vào nhiều dịp là những gì ‘hợp thời’, nhất là vì Thần Linh Thánh Hóa sử dụng những tổ chức này để khơi động đức tin nơi rất nhiều tâm can Kitô hữu, cũng như để tỏ cho họ thấy ơn gọi họ đã lãnh nhận khi chịu phép rửa. Ngài cũng giúp họ trở thành thành phần chứng nhân hy vọng tràn đầy lửa yêu thương được chính Thánh Linh tuôn đổ xuống trên chúng ta.

 

Chúng ta giờ đây hãy tự hỏi rằng vào Đêm Canh Thức Hiện Xuống đây Thánh Thần là ai hay là gì? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Ngài? Làm thế nào chúng ta đến với Ngài và làm sao Ngài đến với chúng ta? Đâu là những gì Ngài làm?

 

Bài đại thánh ca Hiện Xuống của Giáo Hội được chúng ta mở màn cho Giờ Kinh Tối, ‘Veni, Creator Spiritus… Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến’, là câu trả lời đầu tiên. Ở đây, bài thánh ca này ám chỉ tới những câu Thánh Kinh đầu tiên diễn tả việc tạo dựng vũ trụ bằng những hình ảnh ấy.

Trước hết, Thánh Kinh nói rằng Thần Linh Chúa di động trên những giao động, trên các giòng nước của vực thẳm.

 

Thế giới chúng ta đang sống đây là công việc của Thần Linh Sáng Tạo. Lễ Hiện Xuống chẳng những là khai nguồn của Giáo Hội và nhờ đó đặc biệt trở thành ngày lễ của Giáo Hội; Lễ Hiện Xuống cũng còn là ngày lễ của thiên nhiên tạo vật nữa. Thế giới này không tự mình hiện hữu, nó được hiện hữu bởi Thần Linh sáng tạo của Thiên Chúa, bởi Lời sáng tạo của Thiên Chúa.

 

Đó là lý do Lễ Hiện Xuống cũng phản ảnh đức khôn ngoan của Thiên Chúa nữa. Theo tính cách sâu rộng cũng như theo lý lẽ toàn diện về các thứ lề luật của mình, đức khôn ngoan của Thiên Chúa cho phép chúng ta được thoáng thấy một chút gì đó về Vị Thần Linh Sáng tạo của Ngài. Nó gợi lên một niềm kính sợ. 

 

Chính những con người, thành phần, như Kitô hữu, tin vào Vị Thần Linh Sáng Tạo, ý thức được sự kiện là chúng ta không thể sử dụng hay lạm dụng thế giới và thể chất chỉ thuần là vật chất cho hoạt động và ước muốn của chúng ta; sự kiện là chúng ta cần phải coi thiên nhiên tạo vật là một tặng ân được ban cho chúng ta không phải là để bị hủy diệt, mà để trở thành khu vườn của Thiên Chúa, do đó, cũng trở thành một khu vườn cho con người nam nữ vậy.

 

Trước nhiều hình thức lạm dụng trái đất chúng ta thấy ngày nay, chúng ta có thể thực sự nghe thấy tiếng rên xiết của tạo vật được Thánh Phaolô nói tới (Rm 8:22); chúng ta hãy bắt đầu hiểu những lời này của Thánh Tông Đồ, đó là thiên nhiên tạo vật nhẫn nại đợi chờ việc tỏ hiện đó là việc chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa, được giải thoát khỏi nô lệ và chiếm được vinh quang rạng ngời của mình.

 

(bài tiếp: Tạo vật nhẫn nại đợi chờ việc tỏ hiện đó là việc chúng ta trở  thành con cái của Thiên Chúa)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/6/2006, các tiểu đề là do người dịch tự ý phân chia

 

TOP

 

 

 ? Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Trng Xung Đột gia Do Thái và Nhóm Dân Quân Hi Giáo Hezbollah Lebanon

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


(tiếp
10 Thứ Năm, 11 Thứ Sáu, 12 Thứ Bảy 13 Chúa Nhật)


 

Thật vy, Cuc Chiến Tranh gia Khi Rp và Do Thái năm 1967, và Cuc Thanh Trừng T Chc Gii Phóng Palestine (PLO) ca Jordan năm 1970, sau khi t chc này mun lt đổ Vua Hussein, đã đẩy mt s đông người t nn Palestine đến Lebanon, trong s đó có Arafat và T Chc Gii Phóng Palestine.

 

Vào tháng 11/1969, tổng tư lnh quân đội Labanon là Emile Bustani và Arafat ký mt hip ước Cairô nhìn nhn ‘cuc cách mng ca Palestine’ và cho phép nhng người Palestine Lebanon ‘tham gia vào cuc chiến đấu bng võ trang mà không tác hi cho ch quyn và an ninh ca Lebanon’. Bn hip ước này có công hiu gn 20 năm, cho đến khi Lebanon hy b nó vào tháng 5/1987.

 

Vào thời khong 1970-1971, vì đương đầu vi cuc chiến đấu Jordan vi c ngàn người b thit mng, T Chc Gii Phóng Palestine chuyn tr s ca mình ti Labanon để có th thực hin các cuc đột kích Do Thái. Mt nhóm khng b Palestine dính dáng vi T Chc Gii Phóng Palestine được hình thành. Tên ca nhóm này là ‘Tháng Chín Đen’ – mt danh xưng ám ch cuc trng tr thng tay ca người Jordan đối vi người Palestine vào Tháng Chín năm 1970. 

 

Vào năm 1972, Nhóm Tháng Chín Đen tn công đội Do Thái tham d Thế Vn Hi Munich, Đức quc. Sau mt cuc đối chi làm cho mt hun luyn viên và mt th thao viên b mng, thành phn khng b bt 9 th thao viên Do Thái làm con tin, đòi Do Thái phi th các tù nhân Palestine để đổi li các con tin ca Do Thái. Do Thái chi t, và mt cuc bn nhau gia thành phn tn công và chính quyn Tây Đức gây cho tt c 9 con tin, 4 tay khng b và 1 cnh sát chết.

 

Vào ngày 17/7/1981, lực lượng Do Thái di bom các tng hành dinh T Chc Gii Phóng Palestine West Beirut, sát hi trên 300 thường dân. Cuc tn công dn đến mt cuc đình chiến gia Do Thái, T Chc Gii Phóng Palestine, và Syria by gi đang có quân đội Lebanon. Cuc đình chiến kéo dài ti 6/6/1982, khi Do Thái xâm chiếm Lebanon vi quân s khong 60 ngàn để tiêu dit T Chc Gii Phóng Palestine, sau cuc ám sát v lãnh s ca Do Thái Britain. Arafat và T Chc Gii Phóng Palestine tu thoát sang Lebanon vào tháng 8 và định cư Tunis cho đến khi chuyn ti Gaza vào năm 1994.

 

Vào thời đim này, mt nhóm dân quân Hi Giáo phái Shiite là Hezbollah ni lên như mt lc lượng Beirut, Bekaa Valley và min nam Lebanon. Được Iran bo tr, theo kiu mu V Binh Cách Mng ca Iran, và được Syria nâng đỡ, nhóm Hezbollah mun thiết lp mt quc gia Hi Giáo Shiite Lebanon và đẩy nhng thành phn thân Tây Phương như Do Thái và Hoa K ra khi min này.

 

Nhóm Hezbollah bắt đầu thc hin các cuc tn công t sát, đầu tiên vào ngày 18/4/1983 ở Tòa Lãnh S Hoa K Tây Beirut sát hi 63 người, mt du báo cho thy trước các cuc tn công sau này chng li Hoa K và nhng k thân Tây Phương. Ln th hai vào ngày 23/10/1983, cuc n bom t sát ca Hezbollah đã làm n tung các tng hành dinh của nhng lc lượng Hi Quân Hoa K và Pháp Beirut, sát hi 298 người, trong đó có 241 Hi Quân Hoa K cùng vi các nhân viên quân s khác. Quân đội Hoa K đã rút khi Lebanon sau đó ít tháng.

 

Vào tháng 7/1993, Do Thái tấn công min nam Lebanon trong một cuc hành quân dài c tun l vi mc đích chm dt các cuc tn công ca nhóm Hezbollah vào các tnh ca Do Thái. Tháng 4/1996 xy ra mt trn chiến 16 ngày gia Do Thái và các dân quân nhóm Hezbollah, gây cho 137 người thit mng, hu hết là thường dân Lebanon. Tháng 9/2003, các máy bay chiến đấu ca Do Thái đánh vào min nam ca Lebanon để tr đũa cho các đầu đạn bn h máy bay ca nhóm Hazbollah tn công nhng máy bay ca Do Thái trong vùng y.

 

Tháng 7/2006, nhóm dân quân Hezbollah tiến vào Do Thái, giết 3 quân nhân Do Thái và bt cóc 2 quân nhân khác để đòi trao đổi tù binh, mt đòi hi b Do Thái bác b. Năm quân nhân Do Thái khác li b phc kích chết. Do Thái tr đũa bng mt cuc phong ta hi quân và di bom hng trăm mc tiêu Lebanon, bao gồm c phi trường Beirut và các tng hành dinh ca Hezbollah min nam Beirut. Nhóm Hezbollah phn công bng nhng cuc tn công ha đạn và phi đạn tm xa vào các thành ph bc Do Thái. Cho ti nay cuc chiến kéo dài c tháng tri, vi c gn ngàn mng người Lebanon bị t vong, và c mt nước Lebanon tr thành biến lon và chy lon chng khác gì mt Vit Nam cui Tháng Tư Đen 1975.

 

Hôm Thứ Hai 31/7, bên Do Thái đã nêu điều kiện đình chiến như sau: 1- nhóm Hazbollah không bao giờ bén mảng tới vùng biên giới của Do Thái và Lebanon nữa; 2) Nhóm Hezbollah phải thả 2 quân nhân bị họ bắt từ ngày 12/7; 3) nhóm này cũng không được bắn phi đạn vào Do Thái nữa; 4) ngăn ngừa các nhóm dân quân ở Lebanon tái vũ trang phi đạn bởi Syria và Iran; 5) giải phóng Lebanon khỏi bị nhóm Hezbollah chi phối làm chủ. 

 

Sau cùng, vào 8 giờ sáng Thứ Hai 14/7, sau 33 ngày xung đột, hai bên đã đồng ý ngưng chiến theo quyết nghị 1701 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ hôm Thứ Sáu 11/7/2006. Hậu quả của gần 4000 phi đạn do nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon bắn phản công và trên 100 cuộc oanh tạc của Do Thái trả đũa, cùng với các cuộc bộ chiến, đã gây thiệt mạng cho 114 quân nhân và 53 thường dân Do Thái, và 890 người bên Lebanon, trong đó có 530 dân quân Hezbollah, cùng gây thương tích cho 865 người Do Thái và 3.529 người Lebanon, chưa kể làm cho 300 ngàn người Lebanon trở thành tị nạn.

 

(bài tiếp: Giáo Hi Công Giáo: Ngày Cu Nguyn và Thng Hi Cho Hòa Bình Trung Đông)

 

 

TOP

 

 

?   HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Chân Trời Việt Nam

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

(tiếp 8 Thứ Ba, 9 Thứ Tư, 10 Thứ Năm, 11 Thứ Sáu, 12 Thứ Bảy13 Chúa Nhật)

Chân Trời Việt Nam

Nếu thực sự Đấng làm chủ lịch sử, vào thời điểm của Ngài, sai đến cho Việt Nam thành phần lãnh đạo, như Gioan Phaolô II cho một Đông Âu sụp đổ năm 1989, hay Mikhail Gobarchev cho một Liên Sô giải thể năm 1991, thì, tôi tin rằng, với một dân tộc cần cù cầu tiến, với một ý hệ đang chới với khủng hoảng, với một nền kinh tế đang trằn trọc trở mình, với một xã hội đang khao khát công lý và hòa bình, hy vọng như rạng đông chắc chắn sẽ ló rạng trong lòng tôi, trong lòng anh, trong cuộc Hành Trình Việt Nam.  

Dù tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng ở cuối bãi trước Vũng Tầu, một bức tượng Chúa Kitô lớn nhất thế giới, cao 32 mét, với hai cánh tay dang dài 18 mét 40, (nơi tôi đã ghé thăm hôm 7/7), tuy hơn cả bức tượng Chúa Giêsu ở Rio de Janerio bên Ba Tây chỉ cao 26 mét và hai tay giang rộng có 16 mét, vẫn hơi thua tượng Nữ Thần Tự Do ở Nữu Ước Hoa Kỳ, cao 111’1” (33.86 mét), (nơi tôi đến tham quan năm 1998), thế nhưng, Giáo Hội Việt Nam, nhờ ơn Chúa, vẫn chưa xẩy ra nạn linh mục lạm dụng tình dục vị thành niên như ở Hoa Kỳ. 

 

 

 

 

 

Dù Trung Tâm Giải Trí Tuần Châu kỳ thú và thơ mộng đệ nhất nước Việt Nam ở Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, (nơi tôi đến chơi hôm 23/6), không vĩ đại và tối tân kỹ thuật bằng Disneyland ở Anaheim California hay Disney World ở Florida, Mỹ quốc, (những nơi tôi đã từng đến giải trí một số lần), nhưng Hoa Kỳ vẫn cảm thấy hết sức thòm thèm một Vịnh Cam Ranh hay hải thế Đà Nẵng của Việt Nam. 

 

 

 

 

Dù khu nhà thờ Phát Diệm là một quần thể bao gồm 10 công trình với một nhà thờ lớn, 4 nhà thờ nhỏ chung quanh, 1 nhà thờ đá, hang đá táng xác v.v., được linh mục Phêrô Trần Lục (1825-1899) xây dựng từ năm 1875 theo kiến trúc Á Đông cổ bằng đá rất đồ sộ và mỹ thuật, (nơi tôi đến viếng ngày 27/6), vẫn không nguy nga bằng vương cung thánh đường Nữu Ước, (nơi tôi có dịp chiêm ngắm năm 1998), nhưng, nhờ ơn Chúa, ơn gọi linh mục Việt Nam vẫn dồi dào hơn ở Mỹ, đến nỗi khiến các vị giám mục Hoa Kỳ phải tỏ ra khâm phục.

 

 

 

Dù cố đô Hoa Lư ở Phát Diệm Bắc Việt, (nơi tôi ghé coi ngày 27/6), và kinh thành Huế, cùng với lăng Khải Định và Tự Đức, (những nơi tôi đến tham quan ngày 28/6), có hợp lại, cũng không bằng di tích cung đình của Trung Hoa, (nơi tôi chưa từng đến, song đã từng được nghe người hướng dẫn viên du lịch miền trung của tôi ca tụng), thế nhưng, Việt Nam vẫn không bị mất gốc suốt cả “một ngàn năm đô hộ giặc Tầu”, trái lại, còn đại thắng quân Nguyên 3 lần, đám quân đã làm náo loạn cả Âu Châu một thời. 

 

 

 

Dù trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu Vũng Tầu, (nơi tôi đến kính viếng ngày 7/7), và trung tâm Đức Mẹ Lavang Quảng Trị, (nơi tôi đến viếng thăm ngày 30/6), cả hai cộng lại cũng không bằng trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức ở miền nam Pháp quốc, (nơi tôi cũng đã được diễm phúc ở 2 ngày vào giữa Năm Thánh 2000), thế nhưng, các nhà thờ ở Việt Nam vẫn chật chỗ ngồi vào các Chúa Nhật, dù có nhiều lễ trong ngày này, chứ không phải là những nhà thờ đồ sộ mà trống không hay bỏ không như ở Pháp đã lâu. 

 

 

 

 

 

 

Nếu Vịnh Hạ Long ở Tỉnh Quảng Ninh Bắc Việt, (nơi tôi đã tham quan ngày 22/6), và Động Phong Nha ở Tỉnh Quảng Bình Trung Việt, (nơi tôi cũng đã tham quan ngày 29/6), là những địa danh không đâu có trên thế giới, những cảnh sắc thiên nhiên đầy hữu tình và kỳ thú, được liệt kê vào bộ gia sản đặc thù quí báu của thế giới, thì Việt Nam cũng hãnh diện về căn tính văn hóa chuyên biệt của mình, một nền văn hóa của một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất, nghèo khổ nhưng cần cù, chật vật nhưng khéo léo, đau thương nhưng kiên cường, lận đận nhưng nung nấu, bất hạnh nhưng lạc quan... Những yếu tố văn hóa tối cần cho tương lai rạng ngời của một cuộc Hành Trình Việt Nam!

(xem lại toàn bài Hành Trình Việt Nam)

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ