GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 29/5/2007 TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN |
? ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp thứ 6 của diễn đàn thường trực ngày 14/5/2007 về những vấn đề bản xứ của Hội Đồng Kinh tế và Xã Hội với đề tài Lãnh Thổ, đất đai và các nguồn nhiên liệu.
? Tại Sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” ở một nơi chiếm nửa dân số Công Giáo trên thế giới?
? Tiến Sĩ Mary Ann Glendon, chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện Về Các Khoa Xã Hội Học, hôm 10/5, trước hội đồng Tổng Nghị LHQ về vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại, với bài nói nhan đề “Những Viễn Ảnh về Những Mối Liên Hệ Xuyên Văn Hóa và Liên Tôn trong Xã Hội Hiện Đại”.
ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Khóa Họp thứ 6 của diễn đàn thường trực ngày 14/5/2007 về những vấn đề bản xứ của Hội Đồng Kinh tế và Xã Hội với đề tài Lãnh Thổ, đất đai và các nguồn nhiên liệu.
Thưa Bà Chủ Hội,
Trước hết, đại biểu tôi xin có lời chúc mừng bà và toàn thể viên chức được chọn lựa trong năm nay, và xin chúc quí vị được mạnh khỏe để thực hiện công việc quan trọng trong vấn đề bảo tồn cái đà tiến đối với thành phần các thổ dân đã đạt được từ cuộc diễn đàn thường trực này từ đầu thế kỷ đây.
Từ thời điểm cuộc diễn đàn này gặp gỡ năm ngoái, nhiều điều đã xẩy ra liên quan tới những bước cải tiến việc hành sử quyền lợi của các người thổ dân ở tầm cấp quốc gia và quốc tế, nhất là theo chiều hướng của đề tài đặc biệt của năm nay về lãnh thổ, đất đai và các nguồn nhiên liệu.
Việc trì hoãn thừa nhận bản thảo về Tuyên Ngôn Quyền Lợi Của Các Người Thổ Dân (DRIP - Declaration on the Rights of Indigenous Peoples) là những gì đánh dấu một thoáng thất vọng.
Sau cuộc bàn luận dài 24 năm trời trong nhóm làm việc của Ủy Ban Nhân Quyền, bản thảo tuyên ngôn này đã được tiếp tục ở khóa họp đầu tiên của Hội Đồng Nhân Quyền, và sau một cuộc bỏ phiếu theo biên bản, cũng đã được hợp lệ gửi đến cho Tổng Hội Đồng để được chấp thuận như là một phần của bản đệ nhất Tường Trình của Hội Đồng Nhân Quyền.
Đại biểu tôi xin bày tỏ niềm tiếc xót là việc chấp thuận bản thảo tuyên ngôn này đã bị hoãn lại. Về vấn đề này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới những ích lợi mà việc hiện hữu của một văn kiện về các thứ nhân quyền cần phải bao gồm đặc biệt đối với cuộc sống nghèo khổ nhất ở những miền quê, thường là nơi gốc gác của người thổ dân và thường bị thế giới tân tiến đẩy ra ngoài lề xã hội, cũng như đối với những ai có thể được thêm quyền lực để góp phần nhiều hơn nữa cho đời sống chính trị và kinh tế mà họ đang sống.
Có những chống đối khác nhau được nêu lên về bản thảo Tuyên Ngôn này theo chủ trương hiện nay của nó. Một số người nói rằn g DRIP là những gì nghịch lại các bản hiến pháp của quốc gia và vấn đề tự quyết chỉ liên quan tới những ai thường sống dưới luật lệ thực dân mà thôi. Những người khác lại cho rằng DRIP không rõ ràng minh bạch về những gì tạo nên “thành phần thổ dân”, dù vẫn ủng hộ bản tuyên ngôn này, cho dù có những quan tâm chính yếu.
Trong khi vẫn tôn trọng lý do đối với mỗi một chủ trương này, Tòa Thánh muốn lập lại tầm quan trọng đặc biệt mà Tòa Thánh tha thiết quan tâm tới bản văn kiện này và khuyến khích các quốc gia phần tử của LHQ hãy tỏ ra uyển chuyển và nhìn xa trông rộng về xã hội hướng tới chỗ đồng ý trong khóa họp hiện nay của Tổng Hội Đồng. Đại biểu tôi tin rằng cử chỉ chính trị này sẽ chẳng những có lợi cho thành phần nghèo khổ nhất và những người công dân bị hất hủi nhất cả ở các quốc gia giầu lẫn nghèo trên thế giới, mà còn gia tăng an bình nơi các dân tộc và bồi dưỡng việc hoan hưởng nhân quyền cách chính đáng và bình đẳng của tất cả mọi người.
Nhận định những gì đã xẩy ra ở Đệ Tam Tiểu Ban vào mùa thu năm ngoái thì thấy có những mối quan tâm đích thực nơi DRIP có thể dẫn tới việc cần phải chấp nhận trả một giá mắc cho vấn đề phá vỡ những liên hệ mỏng dòn nơi các nhóm bộ lạc tạp nham xuất phát như là những quốc gia trong vòng 50 năm vừa qua. Một số người cũng tỏ ra lo sợ rằng bản tuyên ngôn này có thể trở thành một mối đe dọa cho chủ quyền hay cho những thu nhập của quốc gia từ các nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên, các mối quan tâm như thế vẫn không được loại trừ đi lợi ích tốt đẹp nhất của các dân tộc n ghèo khổ nhất ở những lãnh thổ dồi dào nhiên liệu như thế; các quốc gia cũng không thể nào quên lãng sự tiến bộ về kinh tế đối với tất cả những gì có thể chiếm đạt được khi quan tâm hơn nữa đến tinh túy đặc biệt của các người thổ dân và những gì họ đang muốn đóng góp nếu biết tìm kiếm và chấp n hận thiện chí của họ, chứ không phải việc họ tự do thỏa thuận thiếu hiểu biết.
Việc nhào vô khai thác các nguồn lợi mà chúng ta đang chứng kiến thấy ở nhiều nơi chẳng những đẩy môi sinh tự nhiên đến chỗ căng thẳng; đôi khi còn có một chút chứng cớ cho thấy một thiện ích nào đó nơi lãnh vực về chính trị, xã hội hay kinh tế thuận lợi cho các dân tộc có được những nguồn lợi ấy. Nếu mục đích chung của các sản vật trên thế giới thì không lạ lùng cho lắm khi thấy các dân tộc tỏ ra phản ứng trước việc mất mát đi các nguồn lợi nơi đất đai của họ, trong khi họ thấy việc thu nhập cho đất đai của họ ít ỏi.
Thưa Bà Chủ Hội, đó là lý do tại sao Tòa Thánh tin tưởng rằng chúng ta tất cả đều phải hoạt động hướng tới một việc đồng chấp nhận bản tuyên ngôn; thế nhưng, cho dù có thiếu mất việc đồng thuận như thế cũng không phải là cớ để trì hoãn việc xác nhận những mối quan tâm hợp lý của các người thổ dân. Các quốc gia có những mối quan tâm hợp lý liên quan tới chủ quyền, tới công dân tính, với sự bình đẳng và việc khai thác lành mạnh công bằng các nguồn nhiên liệu, thế nhưng những vấn đề ấy vẫn không được để cho việc tiến bộ về các thứ quyền lợi và quan tâm bình đẳng hợp lý bị trì hoãn “sine die”.
Xin cám ơn Bà Chủ Hội.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
17/5/2007
Tại Sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” ở một nơi chiếm nửa dân số Công Giáo trên thế giới?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
(tiếp 28 Thứ Hai, 27 Chúa Nhật, 26 Thứ Bảy, 25 Thứ Sáu, 24 Thứ Năm và 23 Thứ Tư)
Cốt lõi vấn đề giải quyết tình hình Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh
Trên đây chỉ là đường lối để giải quyết vấn đề của Mỹ Châu La Tinh liên quan tới hiện tượng giải phóng kinh tế và tâm linh. Tuy nhiên, ĐTC Biển Đức XVI đã đi rất sâu vào chính cốt lõi của vấn đề, liên quan đến cả triết lý, thần học, tu đức và truyền bá phúc âm hóa của Kitô Giáo. Đó là lý do trong toàn bài khai mạc cho biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, đoạn thứ 3 là đoạn quan trọng nhất đối với chung chuyến tông du Ba Tây cũng như đối với riêng chủ đề của cuộc tổng nghị lần thứ năm này, đoạn mang tiểu đề “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai”. Vì tính cách quan trọng của đoạn văn này, xin trích lại nguyên văn như sau:
“Cuộc Tổng Nghị này có chủ đề là: ‘Những Người Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô là để cho các dân tộc của chúng ta được sự sống nơi Người’.
“Giáo Hội có một nhiệm vụ lớn lao trong việc canh chừng và nuôi dưỡng đức tin của Dân Chúa, cũng như trong việc nhắc nhở tín hữu của Châu Lục này rằng, bởi Phép Rửa của mình, họ được kêu gọi trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô. Điều này bao hàm việc theo Người, sống thân mật với Người, bắt chước gương của Người và làm chứng cho Người. Hết mọi người đã chịu phép rửa đều lãnh nhận từ Chúa Kitô, như các vị Tông Đồ, sứ mệnh truyền giáo: ‘Các con hãy đi khắp thế gian mà giảng dạy Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu rỗi’ (Mk 16:15). Việc trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô và tìm kiếm ‘sự sống’ nơi Người là việc cần phải được chìm ngập sâu xa trong Người.
“Chúa Kitô đã thực sự ban cho chúng ta những gì? Tại sao chúng ta muốn trở thành môn đệ của Chúa Kitô? Câu trả lời đó là: vì, trong cuộc hiệp thông với Người, chúng ta hy vọng tìm được sự sống, một sự sống thật xứng với danh xưng của nó, nhờ đó, chúng ta làm cho Người được kẻ khác nhận biết, thông truyền cho họ tặng ân chúng ta đã tím thấy ở nơi Người. Thế nhưng có thật sự là như thế hay chăng? Chúng ta có thực sự xác tín rằng Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống hay chăng?
“Trước cái ưu tiên về niềm tin tưởng vào Chúa Kitô cũng như về sự sống ‘trong Người’ là những gì làm nên chủ đề của Cuộc Đệ Ngũ Công Nghị này, một câu hỏi khác có thể được nêu lên: phải chăng cái ưu tiên này có lẽ không phải hay sao là một cuộc đào thoát theo chiều hướng cảm xúc, chiều hướng chủ nghĩa đạo giáo cá nhân, một thứ loại trừ đi cái thực tại khẩn trương của những vấn đề lớn lao về kinh tế, xã hội và chính trị ở Mỹ Châu La Tinh và trên thế giới, và là một cuộc thoát ly khỏi thực tại để hướng về một thế giới thiêng liêng?
“Bước đầu tiên chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: ‘thực tại’ ấy là gì? Đâu là thực? Phải chăng chỉ có các sản vật về thể lý, chỉ có các vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị là ‘thực tại’? Đây chính là sai lầm cả thể của những khuynh hướng then chốt trong thế kỷ vừa qua, một sai lầm tai hại nhất, như chúng ta đã có thể thấy nơi những hậu quả của cả các thể chế Mát-Xít và tư bản. Chúng làm sai lạc ý niệm về thực tại, bằng cách tách nó ra khỏi thực tại nồng cốt và trọng yếu là Thiên Chúa. Bất cứ ai loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của mình đều làm sai lầm đi ý niệm về ‘thực tại’, bởi thế, chỉ có thể đâm đầu vào những ngõ tối tăm mù mịt hay theo những chỉ đạo hủy hoại mà thôi.
“Bởi thế, vấn đề căn bản đầu tiên cần phải xác nhận là thế này: chỉ có những ai nhận ra Thiên Chúa mới biết được thự ctại và mới có thể đáp ứng nó một cách trọn vẹn và một cách thực sự nhân bản. Sự thật về luận chứng này trở nên hiển nhiên trước cuộc sụp đổ của tất cả những thể chế loại trừ Thiên Chúa.
“Tuy nhiên, ở đây còn một vấn đề khác lập tức xuất hiện: ai là người nhận biết Thiên Chúa? Làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài? Ở đây chúng ta không thể nào đi sâu vào cuộc bàn luận phức tạp về vấn đề trọng yếu này. Đối với một người Kitô hữu, cái cốt lõi của câu trả lời là những gì giản dị thôi, đó là chỉ có một mình Thiên Chúa mới biết được Thiên Chúa, chỉ có một mình Con của Ngài, Người Con là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật mới biết được Ngài mà thôi. Và Người là ‘Đấng ở nơi Cha đã tỏ Ngài ra’ (Jn 1:18). Bởi thế, đối với chúng ta, đối với nhân loại, Chúa Kitô có một tầm vóc quan trọng đặc thù và bất khả thay thế. Nếu chúng ta không biết Thiên Chúa trong và với Chúa Kitô, thì tất cả mọi thực tại được biến thành một thứ bí ẩn bất khả giải mã; không biết đâu mà mò, và không mò ra thì cũng chẳng có sự sống lẫn sự thật.
“Thiên Chúa là thực tại trọng yếu, không phải là một thứ Thiên Chúa do thuần tưởng tượng hay giả định, mà là Vị Thiên Chúa có một dung nhan con người; Ngài là Vị Thiên Chúa ở với chúng ta, Vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến chết trên Thập Giá. Khi người môn đệ tiến tới chỗ hiểu được tình yêu ‘cho đến cùng’ này của Chúa Kitô thì họ không thể nào không đáp ứng tình yêu này bằng một tình yêu tương tự: ‘Tôi muốn theo Thày đến bất cứ nơi nào Thày đi’ (Lk 9:57).
“Chúng ta có thể tự mình đặt thêm một thắc mắc nữa: Niềm tin vào vị Thiên Chúa này cống hiến cho chúng ta những gì? Câu trả lời đầu tiên đó là nó cống hiến cho chúng ta một gia đình, một gia đình hoàn vũ của Thiên Chúa nơi Giáo Hội Công Giáo. Đức tin làm cho chúng ta thoát khỏi bị cô lập của cái ‘tôi’, vì nó dẫn chúng ta đến mối hiệp thông: ở chỗ, cuộc hội ngộ với Thiên Chúa tự bản chất của mình là cuộc gặp gỡ anh chị em của chúng ta, một tác động của việc tập trung, của thống nhất, của trách nhiệm đối với kẻ khác cũng như đối với những người khác. Theo chiều hướng ấy thì vấn đề ưu tiên giành cho người nghèo được bao hàm nơi đức tin Kitô học nơi Vị Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó vì chúng ta để làm cho chúng ta nên giầu có bởi sự bần cùng của Người (x 2Cor 8:9).
“Tuy nhiên, trước khi chúng ta xét đến những gì được kèm theo bởi niềm tin tưởng của chúng ta nơi Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người này, chúng ta cần phải khai triển vấn đề kỹ lưỡng hơn nữa: làm sao chúng ta có thể thực sự nhận biết Chúa Kitô để có thể theo Người và sống với Người, để tìm thấy sự sống nơi Người và thông truyền sự sống ấy ra cho kẻ khác, cho xã hội và cho thế giới đây? Trước hết và trên hết, Chúa Kitô đã tỏ bản thân của Người, đời sống của Người và giáo huấn của Người ra cho chúng ta qua lời Chúa. Ở vào lúc mở màn cho giai đoạn truyền giáo mới được Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean đang sửa soạn thực hiện, với cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị ở Aparecida đây, một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước đó là việc sâu xa hiểu biết lời Chúa.
“Để đạt được điều này, chúng ta cần phải huấn luyện cho dân chúng đọc và suy niệm lời Chúa: điều này cần phải trở thành lương thực đặc biệt chính yếu của họ, nhờ đó, qua kinh nghiệm riêng của mình, tín hữu sẽ thấy rằng những lời của Chúa Giêsu là thần trí và là sự sống (x Jn 6:63). Bằng không, làm sao họ có thể loan báo một sứ điệp mà nội dung và tin h thần của nó không không thông suốt? Chúng ta cần phải xây dựng việc dấn thân truyền giáo của chúng ta và toàn thể cuộc đời của chúng ta trên tảng đá lời Chúa. Đó là lý do tôi khuyến khích các vị Giám Mục hãy cố gắng làm cho lời Chúa được biết đến .
“Một cách thức quan trọng để đem Dân Chúa tới mầu nhiệm của Chúa Kitô đó là bằng cách dạy Giáo Lý. Ở đây, sứ điệp của Chúa Kitô được truyền đạt dưới một hình thức có tính cách đơn giản và chủ yếu. Bởi thế cần phải gia tăng việc dạy giáo lý và việc huấn luyện đức tin chẳng những cho trẻ em mà còn cho cả giới trẻ và người lớn nữa. Việc suy tư chín chắn về đức tin là một thứ ánh sáng chiếu soi cho con đường đời và là một nguồn sức mạnh để làm chứng cho Chúa Kitô. Các dụng cụ sáng giá nhất có thể dùng để đạt đến điều ấy đó là cuốn Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo và ấn bản tóm gọn của nó là cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
“Về lãnh vực này, chúng ta không được giới hạn mình vào nguyên những bài giảng thuyết, những bài luận thuyết, những khóa Thánh Kinh hay những khóa thần học, song chúng ta cũng cần phải sử dụng đến các phương tiện truyền thông như sách vở, truyền thanh và truyền hình, các mạng điện toán toàn cầu, các buổi diễn đàn và nhiều phương pháp khác để hiệu nghiệm thông đạt sứ điệp của Chúa Kitô cho con số đông dân chúng.
“Trong nỗ lực tiến đến chỗ nhận biết sứ điệp của Chúa Kitô và làm cho sứ điệp này thành một bản chỉ dẫn cho đời sống riêng của mình, chúng ta cần phải nhớ rằng việc truyền bá phúc âm hóa bao giờ cũng đã được phát triển theo việc cổ võ con người và việc giải phóng thực sự của Kitô Giáo. ‘Tình yêu mến Thiên Chúa và tình yêu thương tha nhân đã trở nên một; nơi người an hem hèn mọn nhất, chúng ta thấy được chính Chúa Giêsu, và nơi Chúa Giêsu chúng ta thấy được Thiên Chúa’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 15). Vì cùng lý do như thế, cũng cần phải dạy giáo lý về xã hội và thực hiện một cuộc huấn luyện đầy đủ về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, một giáo huấn xã hội có được một dụng cụ rất hữu dụng là cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội của Giáo Hội. Đời sống Kitô hữu không phải chỉ được thể hiện nơi các nhân đức cá nhân thôi, mà còn cả nơi các nhân đức về xã hội và chính trị nữa.
“Người môn đệ, được xây dựng như thế trên tảng đá lời Chúa, cảm thấy được thúc đẩy mang Tin Mừng cứu độ cho anh chị em mình. Vai trò làm môn đệ và sứ vụ truyền giáo là hai mặt của cùng một đồng tiền, ở chỗ, khi người môn đệ phải lòng Chúa Kitô thì họ không thể nào không loan báo cho thế giới biết rằng chỉ ở nơi Người chúng ta mới thấy được ơn cứu độ mà thôi (x Acts 4:12). Thật vậy, người môn đệ này biết rằng không có Chúa Kitô thì cũng chẳng có ánh sáng, chẳng có hy vọng, chẳng có yêu thương, chẳng có tương lai”
Thật vậy, tất cả vấn đề của Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh nói riêng và của Giáo Hội hoàn vũ nói chung, đặc biệt liên quan tới hiện tượng giải phóng kinh tế và giải phóng tâm linh con người hiện nay, bao gồm chẳng những thành phần nghèo khổ, như ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, mà còn cả thành phần giầu thịnh, như ở Bắc Mỹ, đều được tóm gọn trong một lời xác quyết ở đoạn trên đây của Vị Giáo Hoàng thần học gia Joseph Ratzinger Benedict XVI:
“Nếu chúng ta không biết Thiên Chúa trong và với Chúa Kitô, thì tất cả mọi thực tại được biến thành một thứ bí ẩn bất khả giải mã; không biết đâu mà mò, và không mò ra thì cũng chẳng có sự sống lẫn sự thật”.
Tiến Sĩ Mary Ann Glendon, chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện Về Các Khoa Xã Hội Học, hôm 10/5, trước hội đồng Tổng Nghị LHQ về vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại, với bài nói nhan đề “Những Viễn Ảnh về Những Mối Liên Hệ Xuyên Văn Hóa và Liên Tôn trong Xã Hội Hiện Đại”.
Thành phần tham dự của buổi chiều hôm nay được yêu cầu bàn đến cái thách đố của việc cổ võ một thứ văn hóa tương kính và khoan nhượng ở các xã hội hiện đại. Theo lý thuyết, phong trào gia tăng nhanh chóng của dân chúng và những ý nghĩ trong thế giới của ngày hôm nay có thể được cho là để nuôi dưỡng việc hợp tác hơn là vấn đề xung khắc, việc tương kiến hơn là ngờ vực lẫn nhau. Ở một mức độ nào đó thì nó quả thực là như thế, nhất là khi dân chúng quen tiến đến chỗ biết nhau ở mức độ riêng tư. Vấn đề ở đây là làm thế nào để chiếm được những cơ hội thuận lợi và làm thế nào để giảm bớt trường hợp hiểu lầm, căng thẳng và bạo động.
Đối với những ai muốn có một cái nhìn hy vọng, tôi đề nghị là chúng ta không cần nhìn xa trông rộng để tìm kiếm một mẫu gương phấn khích về một thứ đối thoại xuyên văn hóa có thể thắng vượt những chướng ngại khổng lồ trong việc tạo nên được một trong những đóng góp cho một nền hòa bình bền bỉ nhất của Liên Hiệp Quốc.
Tôi đang đề cập tới những cuộc tranh luận đã đưa tới Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền Năm 1948. Ngày nay, nhiều người đã quên rằng bản văn kiện lịch sử đó là một sản phẩm của một cuộc hợp tác đa văn hóa hết sức đặc biệt. Nhiều người cũng không nhớ rằng đã có những thứ chia rẽ được thắng vượt nơi nhóm soạn thảo là nhóm bao gồm một vị học giả Khổng Giáo ở Trung Hoa, những người Hồi Giáo ở Ai Cập và Iran, một người Pháp theo chủ nghĩa Do Thái, một phụ nữ Ấn Độ gốc Ấn Giáo, các phần tử thuộc những hệ phái Kitô Giáo khác nhau, và 4 đảng viên Mát-Xít nhiệt tình.
Bất cứ ai cũng khó lòng mà nghĩ rằng nhóm này có thể đồng ý về một ít nguyên tắc căn bản đối với tính cách xứng đáng làm người. Thế nhưng, bản tuyên ngôn này – bằng việc khẳng định của mình là tất cả chúng ta đều thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất – vẫn còn là một mở đường đầy phấn khởi cho hết mọi con người đang ôm ấp niềm hy vọng đối với việc hợp tác xuyên văn hóa. Nó đồng thời cũng là một thứ nhắc nhở thiết tha rằng, trong khi việc đối thoại ở cấp cao đóng vai trò quan trọng thì vai trò của nó là một vai trò hạn hẹp – một yếu tố trong một tiến trình không bao giờ cùng cần phải được nuôi dưỡng trong các luồng mạch của xã hội.
Dĩ nhiên là trong đó bao gồm cả một thứ thách đố đối với các vị lãnh đạo về tôn giáo và văn hóa – cái thách đố phấn khích tìn đồ của mình gặp gỡ kẻ khác bằng lý trí và sự tương kính, trong khi vẫn trun g thực với chính bản thân họ cùng những niềm tin tưởng của họ.
Tại sao lại quá khó khăn trong việc đương đầu với cái thách đố ấy? Ít là vì tôn giáo thường bị khai thác theo những mục tiêu chính trị. Thế nhưng, vẫn không thể trách cứ nhiều trở ngại gây ra bởi những lực lượng bên ngoài. Chúng bao gồm chẳng những các thứ hiểu lầm về niềm tin tưởng của kẻ khác, mà còn là một thứ nông cạn về niềm tin riêng của mình nữa. Bởi thế, các vị lãnh đạo và các giáo dục gia mới có một công việc quan trọng khác nữa đó là việc tìm kiếm những phương sách trong truyền thống riêng của mình để cổ võ việc tôn trọng và khoan nhượng, và đó cũng là việc nghiên soạn các phương sách này khi họ truyền đạt các truyền thống của mình cho thành phần tín đồ của mình.
Những nỗ lực ở tầm cấp địa phương ấy có thể trở thành những gì quyết liệt, vì các cộng đồng tôn giáo có một khả năng lớn trong việc góp phần chữa lành các vết thương, trong việc thiết lập những cây cầu nối, cũng như trong việc làm gắn bó với nhau chống lại các kẻ cực đoan quá khích muốn lèo lái tôn giáo để cổ võ hận thù và bạo động. Những gì Eleanor Roosevelt có lần đã viết về việc hiện thực các quyền lợi của con người áp dụng đồng đều vào việc thiết lập nên một thứ văn hóa tương kính giữa các dân tộc. Bà đặt vấn đề rằng “Nhân quyền được bắt đầu từ đâu? Ở những chỗ nhỏ bé, gần gũi nhà ở – rất gần và rất nhỏ đến nỗi chúng không thể nào thấy được trên bản đồ thế giới… Trừ phi những thứ quyền này có một ý nghĩa ở đó thì chúng mới có một chút ý nghĩa ở bất cứ nơi nào”.
Nhận định khôn ngoan này, theo tôi nghĩ, là những gì cho thấy những lý do cần phải thận trọng hy vọng về tình hình hiện nay của chúng ta. Vì càng ngày tính cách đa nguyên về tôn giáo và văn hóa càng trở nên thực tế trong đời sống. Càng ngày càng có nhiều người tiến đến chỗ hiểu biết các phần tử thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác. Nhiều người, nhất là giới trẻ, đang thiết dựng những mối thân hữu bền bỉ – nơi học đường, trong khu xóm và chỗ làm việc. Ở “những chỗ nhỏ bé” như những chỗ này, con người đang bắt đầu vượt ra ngoài cả tính cách khoan nhượng nữa. Họ đang bắt đầu học biết nhau, và nhờ nhau mở rộng chân trời của mình. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập tới trong bài diễn văn của ngài ngỏ lời cùng Liên Hiệp Quốc vào năm 1995: “’Cái khác nhau’ m à một số người cho rằng rất đáng lo ngại thì nhờ việc đối thoại một cách tôn trọng lại trở thành một nguồn sâu xa ý thức về mầu nhiệm của việc con người hiện hữu”.
Chắc chắn là con đường vượt ra ngoài tính cách khoan nhượng sẽ kèm theo những chướng ngại vật. Thế nhưng thật ra không còn một giải pháp nào khác nữa nếu con người cần phải cải tiến những cơ hội thực hiện hòa bình trên trái đất càng ngày càng liên thuộc song cũng đầy xung khắc này. Việc đầu hàng trước những gì có thể làm được về một cuộc sâu xa “đối thoại với tất cả những ai nghiêm chỉnh quan tâm tới nhân loại cũng như tới thế giới chúng ta đang sống” (Benedict XVI, "Deus Cartitas Est," 27), tức là việc bỏ cuộc trước những mơ ước của con người nam nữ là thành phần thiết lập nên một tổ chức lớn lao mà chúng ta đang hội họp hôm nay đây.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
11/5/2007