GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 31/8/2005

 

 

1) ĐTC Biển Đức XVI gặp Vị Thừa Kế TGM Lefebvre về Việc Tái Hiệp Thông

2) ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

3) Chủ Nghĩa Minh Tri: Triết Lý Thực Chứng

   

 

 

ĐTC Biển Đức XVI gặp Vị Thừa Kế TGM Lefebvre về Việc Tái Hiệp Thông

Hôm 29/8/2005, tại tông điện nghỉ mát ở Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp ĐGM Bernard Fellay, vị thừa kế ĐTGM Marcel Lefebvre lãnh đạo Hội Thánh Piô X, vị “muốn tiến đến chỗ hiệp thông trọn vẹn”.

Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquín Navarro Valls thì trong cuộc gặp gỡ này có cả ĐHY Darío Castrillón Hoyos, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh ‘Ecclesia Dei’, một tổ chức được Đức Gioan Phaolô II thiết lập bằng một tự sắc ngày 2/7/1988, sau khi ĐTGM Lafebvre truyền chức bất hợp pháp cho 4 vị giám mục của mình ở Ecône.

Vị giám đốc văn phòng báo chí còn cho biết là “cuộc họp diễn ra trong một bầu không khí mến yêu Giáo Hội và mong muốn tiến tới chỗ hoàn toàn hiệp thông. Nhận thức được những khó khăn nên lòng mong ước thực hiện những bước tiến sẽ từ từ diễn tiến theo thời điểm hợp tính hợp lý”.

Sau cuộc họp này, vì giám mục đại diện cho Hội Thánh Piô X đây đã phát biểu qua một bản văn là “cuộc họp ấy kéo dài 35 phút trong một bầu khí thanh thản. Cuộc triều kiến này là cơ hội để Hội này bày tỏ là nó lúc nào cũng luôn luôn gắn bó với Tòa Thánh, Vĩnh Thành Rôma. Trong tinh thần hết sức mến yêu Giáo Hội, chúng tôi đã nhắc lại một chuỗi những khó khăn đã từng xẩy ra. Hội Thánh Piô X nguyện xin cho ĐTC được mạnh sức để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội, ‘phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô’ (biệt chú riêng của thoidiemmaria: câu tâm niệm của giáo triều Thánh Giáo Hoàng Piô X)”.

Trước cuộc triều kiến này, vị giám mục này đã nói với cơ quan báo chí DICI thuộc nhóm của ngài rằng nếu được gặp ĐTC Biển Đức, ngài sẽ yêu cầu 2 điều: trước hết là cho tất cả mọi vị linh mục có thể cử hành Lễ cũ mà không cần phải xin phép vị giám mục địa phương theo như điều kiện đòi hỏi hiện nay; sau nữa là việc công khai rút lại vấn đề dứt phép thông công liên quan tới việc truyền chức cho 4 vị giám mục của hội ngài.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 29/8/2005

  

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

 

(tiếp 27 Thứ Tư 29 Thứ Sáu)

Bà Rowland ở Melbourne, Úc Đại Lợi, tác giả cuốn “Văn Hóa và Truyền Thống Thánh Tôma: Sau Công Đồng Chung Vaticanô II” (Routledge xuất bản), đã chia sẻ với mạng điện toán Zenit về lý do tại sao việc tái cứu xét và tái giải thích Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, một đề tài nổi bật trong công cuộc thần học của Đức Joseph Ratzinger, là những gì cần thiết để tái hướng dẫn việc Giáo Hội đương đầu với tính chất tân tiến phóng khoáng.

Theo bà, nhiều người tin rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” là văn kiện chính yếu làm nên đời sống của Giáo Hội những năm ngay sau Công Đồng Chung Vaticanô II. Tuy nhiên, sau 40 năm của công đồng này, văn kiện mục vụ ấy đã khiến cho nhiều người kết luận rằng văn kiện ấy không hiểu biết đầy đủ về văn hóa, nhất là thứ văn hóa của nền văn hóa tân tiến phóng khoáng. Kết quả là, theo bà này, mới bùng lên những trào lưu trong Giáo Hội làm hư hại trầm trọng đến phụng vụ và gây ra một thứ nhân bản chủ nghĩa sai lầm mà cuối cùng đã đi đến chỗ hủy hoại việc chăm sóc mục vụ cho các linh hồn.

Vấn: Bà đã nói rằng trận chiến chính yếu về tri thức và thần học trong Giáo Hội là trận chiến xẩy ra giữa “thành phần theo chủ thuyết Tôma thiên Âu Quốc Tinh” và “thành phần theo chủ nghĩa Tôma thiên Whig”. Như thế có nghĩa là gì?

Đáp: Trước hết, để tôi định nghĩa về “Whig” cái đã.

Thành ngữ “Whig Thomist” được Michael Novak tạo ra để diễn tả dự án về tri thức của ông ta. Tứ ban đầu chữ “Whig” xuất phát từ từ ngữ Tô Cách Lan “Whiggamor” về một tay lùa gia xúc – mặc dù có chỗ nói là tên trộm gia cầm hay chỗ khác cho là tên trộm ngựa. Ban đầu chữ này được áp dụng cho thành phần Tín Đồ Tô Cách Lan, hầu hết ở phía tây ngạn Tô Cách Lan, thành phần chống lại động cơ của Stuart trong những trận chiến tranh thời thế kỷ 17.

Đối phương của họ là Tories – một chữ bắt nguồn từ Gaelic ám chỉ “ngoài vòng pháp luật” – bao gồm một số quí tộc, nhiều điềm chủ và nông dân. Họ là thành phần thương mại về chính sách kinh tế, thành phần trung thành về chính trị và có khuynh hướng ủng hộ việc nối ngôi của James II (1633-1701).

Qua giòng thời gian, chữ này được sử dụng để nói đến một bè phái thuộc chính trị Hiệp Vương Quốc (British). Mặc dù không bao giờ có một định nghĩa theo ý nghĩa về từ ngữ này, nhưng vì được tổng quát hóa theo xã hội học, có thể nói rằng thành phần Whigs là miêu duệ của Chủ Nghĩa Minh Tri Tô Cách lan, một chủ nghĩa chú trọng tới quyền tự do về kinh tế và chính trị, hay một thứ triết lý mới được gọi là tự do chủ nghĩa, một chủ nghĩa thường được đồng hóa với một hình thức Thanh giáo của Phong Trào Thệ Phản.

Vào thế kỷ 19, Lord Acton đã làm phổ thông hóa ý nghĩ là Thánh Tôma Aquinas là nhân vật Whig tiên khởi, tức là một nhân vật xướng xuất tiên khởi của một thứ quan niệm chính trị tân tiến, hậu Minh Tri. Bởi thế “Whig Thomism” là thành ngữ nói về một dự án tri thức tìm cách để định vị nguồn gốc về truyền thống tự do nơi tư tưởng của Thánh Tôma Aquinas cũng như để tổng hợp những yếu tố nơi truyền thống Tự Do, đặc biệt những yếu tố được cung cấp bởi Chủ Nghĩa Minh Tri Tô Cách Lan, đối với Chủ Nghĩa Tôma kinh điển.

Dự án muốn đọc Thánh Tôma Aquinas như là một nhân vật tiên khởi Whig hay Cấp Tiến đã bị một số học giả lên tiếng chỉ trích.

Chẳng hạn như Robert Kraynak, trong cuốn “Đức Tin Kitô Giáo và Dân Chủ Tân Thời”, đã viết rằng “cho dù là hấp dẫn, việc giải thích của Acton đang là những gì lừa đảo, vì Thánh Tôma bênh vực việc chia sẻ quyền lực và việc tham gia vào chính trị, chứ không phải như một thứ quyền của dân chúng đối với việc đồng ý của nghị viện, cũng không phải là phương tiện để bảo vệ các quyền lợi và quyền tự do cá nhân, mà là việc khôn khéo áp dụng lề luật tự nhiên là những gì có mục đích hiện thực hóa một cách tốt nhất ở một cấp độ vững chắc theo hiến định hướng về hòa bình, đức độ và lòng đạo hành Kitô hữu. Đó là chủ nghĩa tổ hợp của thời trung cổ được áp dụng trong khuôn khổ giáo thuyết của Thánh Âu Quốc Tinh về Hai Thành Đô, hơn là việc giải thích đầu tiên gây nên vấn đề tự do tân tiến”.

Những ai có thể được xếp một cách rộng rãi vào “thành phần theo chủ nghĩa Thánh Tôma thiên Âu Quốc Tinh” thì theo cách đọc về Thánh Tôma kiểu của Kraynak, hơn là kiểu của Acton.

Những gì tôi đã lập luận trong cuộc sách của tôi “Văn Hóa và Truyền Thống Thánh Tôma: sau Công Đồng Vatican II” đó là có một sự phân rẽ giữa những ai nghĩ rằng truyền thống Thánh Tôma cần phải thích ứng với nền văn hóa tân tiến, nhất là với những khía cạnh về kinh tế của nền văn hóa này – đó là thành phần cho mình là “Whig Thomist” – với những ai tin rằng tính chất tân tiến và truyền thống tư do của nó thực sự là độc hại cho việc phát triển đức tin.

Những ai chấp nhận chủ trương cuối cùng này không muốn bổ khuyết truyền thống Thánh Tôma bằng những liều lượng của các thứ giá trị thuộc Chủ Nghĩa Minh Tri. Họ được diễn tả một cách rất rộng, vì nhu cầu không còn danh xưng nào hay hơn, như là thành phần theo chủ nghĩa Thánh Tôma thiên Âu Quốc Tinh, ở chỗ nhất trí với ý nghĩ của Thánh Âu Quốc Tinh về hai thành đô, họ bác bỏ cái đòi hỏi của truyền thống tự do tỏ ra trung lập đối với những viễn tượng đối chọi về sự thiện và những đòi hỏi đối chọi về thần học.

Trong khi thành phần Whigs lập luận là chủ nghĩa tự do là cái bừng phát hợp lý của cuộc tổng hợp kinh điển hữu thần, thì thành phần theo chủ nghĩa Tôma thiên Âu Quốc Tinh lại cho rằng truyền thống tự do là tiêu biểu cho việc nó muốn tái kiến trúc cái biến đổi và dị giáo của nó, và họ có khuynh hướng đồng ý với Samuel Johnson rằng ma quỉ, chứ không phải Thánh Tôma Aquinas, là nhân vật Whig tiên khởi.

Bởi thế mới có hai thứ nhận định khác nhau về tính chất tân tiến, từ đó, mới có hai cách nhận định về Giáo Hội liên quan tới thế giới đương đại. Trong khi thành phần Whigs muốn Giáo Hội thích ứng với nền văn hóa hiện đại thì thành phần thiên Âu Quốc Tinh lại thích chủ trương cẩn trọng hơn nhiều.

Một vấn đề khác được tôi đề cập tới trong cuốn sách của tôi đó là những ai nghĩ rằng truyền thống tự do là một avant-garde thì sống khoảng 40 năm thụt lùi về thời gian. Chủ nghĩa tự do đã không còn là thứ truyền thống tri thức bá chủ ở thế giới Tây phương nữa vào năm 1968. Ít là vì bấy giờ trận chiến đụng độ về tri thức này đã trở thành tay ba.

Thành phần thứ nhất đều là hữu thần, đó là Công giáo, Hồi giáo, Thệ Phản v.v.; thành phần thứ hai, đó là những kẻ tin vào lý lẽ kiểu Chủ Nghĩa Minh Tri, tức là những kẻ khác nhau thuộc thành phần cấp tiến muốn cắt lìa lý trí khỏi đức tin; và thành phần thứ ba đó là thành phần hậu tân tiến, những kẻ nghĩ rằng Chủ Nghĩa Minh Tri là một kinh nghiệm rất áp bức về xã hội và tất cả mọi lối giải thích về lý lẽ một cách nào đó đều liên hệ tới những giả thuyết về thần học hay hoang đường học, nhưng họ không chấp nhận là chúng ta có thể sử dụng lý trí của chúng ta để phán đoán giữa những thứ giả thuyết đối chọi nhau về thần học ấy.

Về một số phương diện, các học giả Công giáo có thể khá hơn khi giao tiếp với thành phần hậu tân tiến này hơn là những ai cứ nhấn mạnh đến cái tách lìa triệt để giữa đức tin và lý trí, hay ít là họ không đóng đinh những sắc thái của mình một cách bất khả vãn hồi vào cây trụ tự do.

Vấn đề mà thành phần Whigs và Âu Quốc Tinh xung khắc với nhau đã qua là những gì bao gồm cả vấn đề về tính chất luân lý của những gì được gọi là “văn hóa Mỹ”, một thứ văn hóa dĩ nhiên không thu hẹp vào lãnh địa của Hiệp Chủng Quốc. Như Alasdair Maclnture nói, nó là một thứ cấu trúc về lý thuyết.

Thành phần Whigs muốn công nhận lãnh vực kinh tế quốc tế hiện nay, trong khi đó thành phần thiên Âu Quốc Tinh muốn thực hiện một biện pháp cẩn trọng hơn, lập luận rằng có những thực hiện về kinh tế mang tính chấp không hợp với giáo huấn về xã hội của Giáo Hội.

Ngoài ra, thành phần thiên Âu Quốc Tinh dường như muốn cho thấy rằng hầu hết người ta không chịu ngồi xuống để khai triển một vũ trụ quan cho mình theo những thời điểm của việc suy tư về triết học và thần học. Họ khéo léo lấy những giá trị và tư tưởng của những cơ cấu họ có liên hệ.

Thành phần thiên Âu Quốc Tinh này lập luận rằng có những khía cạnh về nền văn hóa tân tiến tỏ ra gây trở ngại cho việc triển nở vấn đề sống đạo và tin tưởng của Kitô hữu, và trừ phi nền văn hóa này được thay đổi, thì không có một thức thao luyện về tri thức nào của thành phần học giả Giáo Hội sẽ giúp ích cho hằng tỉ người Công giáo cần phải sinh sống trong thế giới này.

Noí cách khác, nếu người ta phải là một vị thánh mới không bị nhập nhiễm về luân lý bởi thứ văn hóa họ có liên hệ thì có một cái gì đó sai trái nơi nền văn hóa đó.

Tôi không nghĩ rằng đây là trận chiến chính yếu về tri thức trong Giáo Hội là mà một trận chiến quan trọng.


(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24-25/7/2005 

 

 TOP

 

Chủ Nghĩa Minh Tri: Triết Lý Thực Chứng

 

(Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời)

 

(tiếp 31/7 Chúa Nhật, 1/8 Thứ Hai, 20/8 Thứ Bảy 29 Thứ Hai)

 

Chúng ta hãy giải quyết hai vấn đề vừa được đặt ra. Đối với vấn đề thứ nhất, tức là vấn đề có hay chăng việc đạt tới một thứ triết lý phổ quát cuối cùng đã thực sự hoàn toàn hợp lý theo khoa học, một thứ triết lý mang lại lợi ích chung cho toàn thể nhân loại, chúng ta cần phải trả lời là chắc chắn chúng ta đã đạt đến những thành đạt quan trọng là những gì được cho là có giá trị đại đồng. Những thành đạt này gồm có việc ý thức rằng quốc gia không được áp đặt vấn đề tôn giáo, trái lại, tôn giáo chỉ có thể được tự do chấp nhận mà thôi; việc tôn trọng các quyền lợi căn bản của tất cả mọi con người như nhau; việc phân biệt các thứ quyền lực và việc kiểm soát của quyền lực.

 

Tuy nhiên, không được nghĩ rằng những giá trị nồng cốt ấy, những giá trị được chúng ta nhìn nhận có giá trị chung có thể được hiện thực như nhau nơi heat mọi môi trường lịch sử. Không phải là tất cả mọi xã hội đều có những nhận định về xã hội học đối với một chủ nghĩa dân chủ được xây dựng trên các đảng phái, như xẩy ra ở Tây phương; bởi thế, tính cách hoàn toàn trung lập về tôn giáo của một quốc gia, ở đa số những môi trường lịch sử là những gì phải được coi là ảo tưởng.

 

Bởi thế, chúng ta tiến đến những rắc rối liên quan tới vấn đề thứ hai. Thế nhưng, trước hết chúng ta hãy làm sáng tỏ vấn đề là phải chăng những thứ triết lý Minh Tri tân thời, nói chung, cuối cùng có thể chất chứa lợi ích chung cho toàn thể nhân loại. Những thứ triết lý này có đặc tính ở sự kiện là chúng là thứ triết lý thực chứng, bởi thế, chúng phản siêu hình học, đến độ, cuối cùng chúng không chấp nhận Thiên Chúa nữa. Chúng được căn cứ vào việc tự hạn chế của chủ nghĩa thực chứng hợp lý, một chủ nghĩa có thể áp dụng vào lãnh vực kỹ thuật, thế nhưng là một chủ nghĩa khi được tổng quát hóa lại bao hàm cả một con người bị què cụt. Nó thành đạt trong việc làm cho con người không còn công nhận bất cứ một d89òi hỏi về luân lý nào ngoài những tính toán của họ, và như chúng ta thấy, quan niệm về tự do, một quan niệm thoạt nhìn dường như vươn ra cách vô hạn nhưng lại dẫn tới việc tự hủy tự do.

 

Các thứ triết lý thực chứng thực sự chất chứa những yếu tố quan trọng về sự that. Tuy nhiên, những yếu tố này được căn cứ vào những hạn hẹp do lý trí áp đặt, tính chất của trường hợp chuyên biệt về văn hóa – trường hợp Tây Phương tân thời – và vì thế không phải là yếu tố quyết liệt của lý trí. Tuy nhiên, mặc dù chúng xem ra như hoàn toàn hợp lý, chúng vẫn không phải là tiếng nói của chính lý trí, song theo văn hóa được đồng hóa với hiện trạng ở Tây Phương.

 

Vì lý do ấy chúng không thể nào là thứ triết lý một ngày kia sẽ được khắp thế giới công nhận. Thế nhưng, trước heat, cần phải nói rằng triết lý Minh Tri này cùng với văn hóa xứng hợp của nó là những gì không trọn vẹn. Nó tự ý tách lìa căn gốc lịch sử của mình khi làm cho nó bị hụt mất đi những quyền lực sản sinh ra nó, hụt hẫng đi cái hoài niệm nồng cốt về con người là những gì có thể nói nếu thiếu vắng lý trí sẽ bị lạc hướng.

 

(còn tiếp)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26-29/7/2005

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ