THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

 của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

NĂM ĐẠO BINH THƯƠNG XÓT 2018

 

TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018

Ngày 19/10

 Tạ từ Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình Buôn Mê Thuột,

về GX Suối Dây viếng thăm Khu Làng Việt Kiều ở Tây Ninh

 

TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: tường trình bao gồm hình ảnh tự chụp kèm theo dẫn giải cần thiết

 

Thế là xong hai giáo điểm truyền giáo ở Miền Tây Nguyên là Kontum và Buôn Mê Thuộc, trong vòng một thời gian ngắn ngủi, 2 ngày 17/10 ở Kontum và 18/10 ở Buôn Mê Thuột, như Miền Trung, cũng 2 ngày, ở Quảng Trị ngày 14/10 và Huế ngày 15/10, so với Miền Bắc chỉ ở Sapa thôi đã mất 3 ngày rồi, 6-9/10, vì Sapa bao gồm 4/5 giáo họ khác nhau. Chỉ còn 2 giáo điểm ở Miền Nam: giáo điểm truyền giáo Giáo Xứ Suối Dây ở Tây Ninh thuộc GP Phú Cường ngày Thứ Bảy 20/10, và giáo điểm truyền giáo Giáo Xứ Rạch Vọp ở Sóc Trăng GP Cần Thơ, ngày Chúa Nhật 21/10.

Sáng Thứ Sáu 19/10, phái đoàn thừa sai TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 chúng tôi đã tham dự Kinh Phụng Vụ Ban Mai và Thánh Lễ sáng với các chị em nữ tu Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình từ 5 giờ sáng. Ngay sau lễ chúng tôi ra trước đài Đức Mẹ ở cuối của khuôn viên nguyện đường để dâng ngày cho Mẹ, rồi chụp hình ở đó, bao gồm cả tấm hình ở ngay cuối nguyện đường. Sau đó chúng tôi dùng điểm tâm, theo sau nghi thức tạ từ trước điểm tâm như thường lệ. Cuối cùng chúng tôi đã lên đường vào lúc 8 giờ sáng.

"Mẹ ơi con đã dậy rồi, dậy từ giấc ngủ Chúa Trời ru con. Giờ đây con thấy khỏe hơn, con xin dâng Mẹ xác hồn của con..."

Hôm nay, như đã quyết định, Nhóm TĐCTT mặc đồng phục (mầu Xanh Thánh Mẫu - vì là dòng Đức Mẹ) khi tham dự giờ thiêng liêng ban sáng ở các dòng tu

Nếu để ý sẽ thấy hình như hình chụp ban sáng sau lễ, ở Đan Viện Biển Đức Thiên An Huế cũng thế,

nét mặt đa số nghiêm chỉnh, như đang kết hiệp với Chúa, ít tươi cười như những tấm hình ban ngày đang tràn đầy sức sống...

Đại diện phái đoàn, người viết đã ngỏ lời cám ơn Sơ Cao Thị Trọng và nhà dòng của sơ, đã tiếp đón phái đoàn và giúp cho phái đoàn thực hiện được một chút sứ vụ tông đồ giáo dân truyền giáo của mình ở địa phương của sơ. Nhóm TĐCTT đã gửi về Việt Nam trước cho sơ số tiền 5 ngàn Mỹ kim để sơ mua sẵn từng phần quà và tất cả số lượng phần quà như sơ nhận thấy cần cho các buôn làng nào sơ thấy cần chia sẻ, căn cứ vào  3 emails của sơ, trong đó 2 emails trước cùng ngày mùng 10/9/2018, email sau vào ngày 29/9/2018, như thế này:

"Kính thưa Bác, con rất vui vì sắp được gặp Bác và Đoàn trong dịp 18/10 sắp tới, mặc dù chưa gặp mặt nhưng con vẫn có nhiều ấn tượng đẹp về những bước chân truyền giáo xuyên việt của Bác và đoàn, thêm vào đó là những món quà Đoàn tặng cho bà con vùng sâu xa trên tây nguyên nơi con đang được giao trách nhiệm phục vụ,  Đoàn cũng hỗ trợ con trong việc chi lương cho 2 giáo viên trong Bản giúp dạy lớp xóa mù. Xin Chúa chúc lành và ban nhiều ơn thành của Ngài trên tất cả. con mong ước Bác và Đoàn tiếp tục giúp con có điều kiện để buôn làng được học tiếng phổ thông và giáo viên cũng  có thu nhập để chăm lo gia đình của mình. Có như thế con mới cảm thấy an tâm hơn. Thưa Bác! hiện tại tại Buôn làng  sắp tới chưa cho con số chính thức nhưng con ước lượng 250 phần quà, mỗi phần sẽ là 300.000 vnd, không biết có nhiều quá hay không? Tổng số tiền mua lương thực là 75.000.000vnd . Bác có thể cho con biết để con sắp xếp và điều chỉnh lại. con sẽ mua và nhận tiền của Bác để chuyển trả . Chân thành cám ơn Bác và Đoàn Tông Đồ Chúa Tình Thương"

"Con có nhiều lớp học tình thương tại Các Buôn làng khác nhau, vì điều kiện an ninh các soeur không thể hiện diện thường xuyên để dạy cho các cháu, chung con đào tạo và thuê giáo viên tại chỗ đứng lớp, cụ thể nhất là vùng E đá nơi mà Bác và đoàn đã tới, nơi này có 2 lớp tình thương: 1 lớp kèm các em cấp 1, 1 lớp mẫu giáo cho các em biết chữ phổ Thông. Mỗi tháng con chi lương 2 cô giáo là 6.000.000 vnd. Con kính trình len Bác và Đoàn giúp chúng con trong việc giáo dục mà kế hoạch trong những năm gần đây con đã đưa ra . Con hết lòng cám ơn Bác và Đoàn đã sẵn lòng vượt qua từng ngàn dặm đường để đến với người nghèo, nhất là trên tây nguyên, nơi mà con đang phục vụ. Xin Lòng thương xót Chua luôn đồng hành và ban muôn ơn lành trên Bác và tất cả quí vị".

"Kính chào Bác. con cám ơn Bác đã cẩn thận gởi chương trình cho con thêm một lần nữa. Con đã mua lương thực để Đoàn đến điểm truyền giáo của chúng con. lần trước con xin Đoàn 250 phần quà , mỗi phần 300.000vnd. Nếu không phiền con xin  thêm 50 phần nữa được không ạ. tức là 300 phần, mỗi phần 300.000. tổng số tiền lên đến 90. 000. 000.Con có thay đổi nếu không phiền ... Con nếu như Bác đã lên kế hoạch rồi thì giữ y như cũ . Cám ơn Bác đã gởi cho con những bài chia sẻ tuyệt vời. xin chúa ban lành trên Bác và cộng đoàn. Xin cầu cho con nữa. mong gặp lại Bác".

Nhóm TĐCTT còn tặng thêm cho mục vụ giáo dục như sơ ngỏ ý xin với số tiền là 3 ngàn Mỹ kim nữa, chưa kể tặng cho dòng của sơ 1 ngàn 5 trăm Mỹ kim, như một chút tri ân cảm tạ việc tiếp đón của nhà dòng và một chút đóng góp của nhóm vào việc tông đồ truyền giáo của nhà dòng. Ngoài ra, như ở các nơi khác, người viết còn tặng cho dòng của sơ 2 tập sách: Fatima Thánh Mẫu Thương Xót và Kỷ Yếu Niềm Vui Thương Xót I - 2016 của Nhóm TĐCTT, vì dòng của sơ có hình ảnh ở trong tập Kỷ Yếu này khi Nhóm TĐCTT ghé trọ và được dẫn đi truyền giáo 2016.

Sơ Cao Thị Trọng đại diện nhà dòng ngỏ lời cám ơn Nhóm TĐCTT, đồng thời sơ cũng kể qua một chút về công việc truyền giáo của sơ ở Buôn Mê Thuột: 1- các sản phẩm được nhà dòng trưng bày ở phòng ăn và phổ biến là để gây quĩ truyền giáo, những sản phẩm đã được anh chị em TĐCTT chiếu cố tận tình từ ngay khi mới tới nhà dòng trưa hôm qua; 2- mỗi lần sơ đi thăm một buôn làng nào của anh chị em dân tộc thì bao giờ cũng đầy xe, cả khi đi lẫn khi về: đầy xe quà tặng mang cho dân làng, và đầy xe mua sản phẩm (nông nghiệp) của buôn làng ấy mang về chế biến thành các sản phẩm để bán gây quĩ tông đồ truyền giáo của dòng sơ.

Trong bữa điểm tâm sau lễ này hầu như mọi người tươi tỉnh hẳn lên, khác với hình hài trong bức hình chụp ngay sau Thánh Lễ ban sáng.

Người viết vừa chụp hình vừa khích động như khơi dậy tinh thần truyền giáo vẫn đang được trầm ngâm bởi những gì anh chị em đã ngậm ngùi chứng kiến!

 

Chưa hết, vào ngày 20/10/2018, khi phái đoàn còn đang ở Giáo Xứ Suối Dây Tây Ninh thì người viết nhận được email của sơ bày tỏ tâm tình của sơ đối với phái đoàn TĐCTT như sau:


"Tạ ơn Chúa đã dẫn dắt đoàn bình an. Những nơi Đoàn đến người ta còn khổ quá Bác nhỉ. Hy vọng Đoàn sẽ đem lại nhiều niềm vui, tình thương chia sẻ và động viên tinh thần cho đồng bào ở đây. Con rất ngưỡng mộ về việc làm và tấm lòng quảng đại của đoàn TĐCTT. Trong nguyện cầu con chỉ biết xin chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Hoà Bình ban cho Bác cùng mọi người trong đoàn được sức khỏe, bình an và hạnh phúc bên cạnh nhiều người bất hạnh là hình ảnh sống động của Chúa. Kính chúc Bác và đoàn thượng lộ bình an. Bác ơi. Bác nhiều tư tưởng sau sắc, văn hay, xin Bác cứ viết cho con đọc nhé Bác".


Trên Đoạn Đường Đi

 

Trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt nào cũng thế, cả 2016 lẫn 2018, một chuyến đi dọc suốt chiều dài Việt Nam, không thể nào tránh được một số ngày cần phải dong duổi trên xe cả ngày, tối thiểu là 6 tiếng, và tối đa là 7 tiếng. Tuyến đường từ Buôn Mê Thuột ngày 19/10/2018 là một. Nếu chạy theo quốc lộ 14 có thể lên tới 8 tiếng, kể cả dừng chân.

Nhưng hôm đó chiếc xe chạy theo tỉnh lộ, vừa vắng xe lại vừa bớt hàng quán, nhờ đó đỡ mất giờ mua sắm mỗi khi cần phải "xả nước cứu thân", vả lại, nhờ bữa trưa ở ngay trên xe, nên tuyến đường dài 352 cây số đã rút ngắn được cả tiếng đồng hồ, kịp chuyến viếng thăm quan trọng bất khả thiếu vào lúc 5 giờ chiều ở Tây Ninh và lễ 6 giờ 30 chiều ở đó trước bữa tối.

ba món phụ kèm theo món chính là xôi hôm ấy đã đủ cho một bữa trưa thanh đạm trên xe

Lơ xe Bảo kiêm nam chiêu đãi viên xe khách vào bữa trưa hôm ấy

Trong các địa danh liên quan đến lịch sử Việt Nam cận đại, trước 1975, thì có lẽ cùng với Khe Sanh ở Quảng Trị, như phái đoàn TĐCTT đã đi qua hôm Chúa Nhật 14/10, còn có Bình Long An Lộc ở Phước Long như khi phái đoàn đi qua hôm 19/10 nhờ đi theo tuyến đường tỉnh lộ thay vì quốc lộ.

Không ngờ, trên xe, trong phái đoàn TĐCTT, có 2 chiến binh đã từng chiến đấu ở vùng này trước 1975, đó là Anh Nguyễn Văn Thế và Anh Lê Văn Thuận. Anh Nguyễn Văn Thế, sĩ quan Đồng Đế, đã đánh trận Bù Đăng, và Anh Lê Văn Thuận, sĩ quan Thủ Đức, đã đánh trận ác liệt hầu như chưa từng có ở Bình Long An Lộc.

Trong khi Anh Thế nhấn mạnh đến chuyện gặp nàng Đỗ Thị Lan, người tình (nay đang là người vợ 47 năm của anh cũng có mặt trên xe bấy giờ) mà anh gặp khi đóng quân và hành quân ở địa phương Bù Đăng, thì Anh Lê Văn Thuận thuật lại những gì là khốc liệt nhất và nguy hiểm nhất mà anh đã trải qua ở trận chiến Bình Long An Lộc. Riêng lớp sĩ quan ra trường của anh cả 3 ngàn người mà chỉ còn trên dưới 3 trăm.

Xin xem lại trận chiến có một không hai trong Mùa Hè Đỏ Lửa này ở 2 cái links:

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Trận Phước Long An Lộc Phần 1 - YouTube



Các trận đánh then chốt trên địa bàn tỉnh Bình Phước (1972-1975)





Nhà Xứ Giáo Xứ Suối Dây

Trời mưa, xe được lái vào bên trong mái hiên sinh hoạt cao nóc của nhà xứ

Cha Nguyễn Thế trường, Chánh Xứ GX Suối Dây, 10 năm phục vụ đầy cam go

Cha Trường chào đón anh chị em và dẫn anh chị em vào chỗ ngủ để cất hành lý và chỉ các phòng vệ sinh

thoạt tiên thì cả nam lẫn nữ ở cùng một phòng, nam ở phía bên ngoài gần cửa chính ra vào hội trường

sau chỉ còn một mình nữ giới

còn nam thì được chuyển sang phòng khách rộng rãi của giáo xứ nhờ dẹp tạm bàn ghế sang một bên

Các phòng ốc trong khu vực nhà xứ trong cùng một mái của giẫy nhà

 

Thăm Trại Việt Kiều Tây Ninh

Nếu LTXC quả thực nhúng tay vào sự kiện không cho Nhóm TĐCTT ghé kính viếng Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm hôm mùng 10/10, nhờ đó nhóm mới được gặp ĐTGM Ngô Quang Kiệt hôm ấy, bằng không cho dù có đến Đan Viện Xito Nho Quan Ninh Bình nhóm cũng khó gặp được ngài một cách riêng tư và thân tình như hôm ấy thế nào, thì cũng chính LTXC đã lào lái Nhóm TĐCTT đến Giáo Xứ Suối Dây ở Tây Ninh như vậy.

Đúng thế, khi người viết phác họa Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 này cho Nhóm TĐCTT thì không có Tây Ninh một tí nào, và cũng chẳng có Giáo Xứ Phúc Địa ở GP Thanh Hóa, vì người viết nhắm tới Giáo Phận Lạng Sơn nghèo khổ hơn GP Thanh Hóa. Tuy nhiên, người viết trước khi phác đã liên lạc bằng email với Đức Cha Châu Ngọc Tri 2 lần không được, và sau đó cũng liên lạc bằng email 2 lần với Cha Trường cũng không được, email và điện thoại được 2 chị trong Nhóm TĐCTT cung cấp, sau khi khuyên người viết là nên đến Tây Ninh là nơi 2 chị đã đến và thấy Nhóm cần đến lần này.

Lúc đầu người viết đã chỉ hứa là sẽ cố gắng liên lạc, cho dù lịch trình đã phác họa đâu vào đó và đã ký hợp đồng với hãng xe Duy An Khang từ ngày mùng 8/3/2018, mà bấy giờ đã là ngày Thứ Bảy mùng 7 tháng 4, dịp Nhóm TĐCTT đang tĩnh tâm dọn mừng lễ LTXC hôm sau như thông lệ của nhóm. Tuy nhiên, người viết cứ cảm thấy áy náy làm sao ấy, đến độ cần phải gọi điện thoại cho vị linh mục ở đây, trong khi không gọi điện thoại cho Đức Cha Châu Ngọc Tri. Như thế không phải là LTXC muốn Nhóm TĐCTT đến đây hay sao!

Còn một điều lạ xẩy ra liên quan đến Tây Ninh này nữa, đó là vào chính buổi chiều Nhóm TĐCTT tới thì trời mưa tầm tã, đến độ không biết có thể đi thăm nơi cần phải thăm viếng này được hay chăng? Thế nhưng, khi sắp tới giờ đi thăm vào lúc 5 giờ chiều thì trời tạnh mưa. Thế là một chuyến viếng thăm tuyệt vời đã diễn ra theo lòng mong muốn của nhóm, đúng hơn theo đúng ý muốn của Đấng quan phòng thần linh đã lèo lái cho nhóm tới mà thấy tận mắt những gì "mắt chưa bao giờ thấy và tai chưa bao giờ nghe" (1Corinto 2:9).

Đúng thế, Nhóm TĐCTT "chưa bao giờ nghe" thấy một câu chuyện thương tâm nào như chuyện về thành phần dân chúng đồng hương Việt Nam của mình bị đuổi từ Cam Bốt về như vậy, và hiện nay lại đang sống "tha hương" ngay trên chính đất nước bản xứ của mình. Những gì được vị linh mục Chánh Xứ Suối Dây Nguyễn Thế Trường, vị thừa sai của Giáo Phận Phú Cường đã từng trăn trở và lăn lộn với họ suốt 10 năm qua, kể cho chung nhóm nghe khi xe chở tất cả anh chị em đến thăm Trại Việt Kiều có thể tóm gọn lại mấy điểm chính yếu như sau:

1- Trước đây họ sống trần truồng cả người lớn lẫn trẻ con;

2- Thậm chí họ sống loạn luân nữa, cha mẹ con cái lấy nhau, sinh ra toàn những con người tật nguyền v.v.

3- Đến với họ và gần họ có thể bị họ bu lại cướp giật;

4- Họ được thuê mướn nhưng nếu nói động đến họ là họ có thể mưu hại cả người thuê mướn họ;

5- Nghèo khổ như thế nhưng hễ có tiền là cờ bạc và rượu chè, say sưa đến độ lăn quay ra đường bị xe cán chết;

6- Nghèo khổ như vậy mà họ có rất nhiều con cái trong nhà;

7- Tình trạng 7 không của họ là:

     1. không giấy tờ, 2. không nhà cửa, 3. không việc làm, 4. không của ăn, 5. không thuốc men, 6. không giáo dục, và

    7. nếu kể cái không thứ 7 quan trọng nhất của hầu hết trong họ là không đức tin chân chính của Kitô giáo.

Đối với vị linh mục này thì "họ là những con người không dễ thương nhưng rất đáng thương". Đó là kết luận rất thực tế và chí lý của một người đã từng lăn lóc phục vụ họ. Nhưng dầu sao ngài cũng phải công nhận rằng họ đã biến đổi khá nhiều rồi: ít là không còn trần truồng nữa, cả người lớn lẫn trẻ em, và họ rất quí mến cha nên cha dễ bảo ban khuyên nhủ họ, vị mà cần gì là chạy đến xin giúp đỡ. Nhóm TĐCTT phải công nhận lời ngài nói đúng, khi thấy trẻ em chạy theo bám ngài lúc ngài dẫn phái đoàn TĐCTT ghé thăm Trại Việt Kiều của chúng.

Trên đây là mấy gian nhà của những anh chị em bị cùi

Từ con đường mòn dẫn vào các khu Trại Việt Kiều khác nhau, mà hôm đó phái đoàn TĐCTT, vì không đủ giờ, chỉ được ghé thăm trại đầu tiên, một trại tị nạn còn đỡ hơn các trại chưa đến ở sâu bên trong con đường mòn. Tuy nhiên, ngay ở trại đầu tiên này, anh chị em đã đi qua mấy căn nhà của một số đồng hương bị phong cùi bên đường, hơi xa cách với khu trại chung để tránh lây nhiễm.

Vùng hồ nước rộng lớn ở đằng sau trại, đúng hơn vây chung quanh trại, biến trại họ sống trở thành như một hòn đảo,

là nguồn sinh sống của họ, bằng nghề đánh cá, nhưng cũng là tai họa cho họ mỗi khi ngập lụt.

Hiện tượng nước ở đây theo hai chiều kích trái nghịch nhau, vừa tác sinh vừa tiêu diệt như thế,

phản ảnh ý nghĩa nước theo Kitô giáo:

nước vừa tiêu biểu cho cả sự sống (Nước vọt ra từ tảng đá trong sa mạc - Xuất Hành 17:6, nước vọt lên sự sống đời đời - Gioan 4:14)

lẫn sự chết (Biển Đỏ thời Mose, Đại Hồng Thủy thời Noe)

(hình từ máy chụp của chị Trần Tự Hồng)

Trại Việt Kiều ở Tây Ninh tiêu biểu bao gồm những căn nhà chòi ở san sát với nhau, giá mỗi căn, theo vị linh mục Chánh Xứ Suối Dây, khoảng 1 triệu đến 1 triệu 2 trăm ngàn Mỹ kim, tương đương với khoảng 45-50 MK.

Những căn nào ở ngoài đường mòn không cần phải lên lầu như những căn ở gần hồ nước, vì hằng năm sẽ bị lụt ngập lên tới lầu hai. Hằng ngày dân chúng chẳng biết làm gì ngoài nhìn nhau và tìm chỗ nào thoải mái nhất để ngồi, nói chuyện. Nhà nào cũng có bàn thờ Phật ngay giữa nhà như chính điện. Nhưng họ vẫn cứ chạy đến vị linh mục Công giáo khi cần bất cứ nhu cầu nào.

Một trong những trục trặc ở những khu Trại Việt Kiều ở Tây Ninh này đó là đã nghèo mà lại đông con. Toàn con nít là con nít.

Thế nhưng, phải chăng chính những con trẻ hồn nhiên vui chơi ấy đã biến những khu Trại Tỵ Nạn bần cùng khốn khổ buồn thảm này thành

một mùa xuân sự sống, hoàn toàn khác với những xã hội văn minh diễm lệ mà lại đang trở thành những sa mạc cằn cỗi và tàn tạ sự sống.

(tấm hình trên từ ống kính máy điện thoại của Anh Nguyễn Văn Thế)

Người viết đang ngồi trên một cái chòi cao nhìn ra biển hồ và chụp Nhóm TĐCTT đang đi trở ngược lại với vị linh mục

Sau khi đi thăm Trại Việt Kiều trên đây, vị linh mục bảo rằng còn mấy chỗ nữa khổ hơn như thế, sau đó ngài dẫn phái đoàn đến thăm một khi có nhà ở đàng hoàng do ngài xây cất cho 300 gia đình mới từ Cam Bốt về ở một nơi không bị lụt mỗi khi nước dâng lên như ở khu vực phái đoàn TĐCTT vừa ghé qua.

Cha Trường cho biết những căn nhà này tuy khang trang và không bị lụt như khu vực vừa thăm,

nhưng mỗi khi trời nóng bức, mọi người đều phải ra ngoài không thể ở trong nhà

Cha Trường còn cho biết giá từng căn nhà này trước đây chỉ có 20 triệu đồng VN nếu mình làm,

còn chính phủ làm thì lên tới 60 triệu đồng.

Mỗi giẫy nhà có 20 căn, và lưng dính vào nhau (nên không có cửa sổ, bí hơi nóng bức), mỗi mặt 10 căn.

Cha dẫn đến ghé thăm 1 gia đình cha mẹ con cái lấy nhau và sinh ra những con người khờ khạo làm sao ấy!

Cha đến thăm hỏi han thì cũng chỉ nhận được những câu trả lời bâng quơ của người có vẻ tỉnh táo nhất trong nhà.

Và vì thế cũng chẳng biết họ có hiểu cha đang nói về trường hợp cám cảnh của gia đình họ cho anh chị em TĐCTT đang xót xe nghe chuyện.

Vì đã được Cha Trường căn dặn kỹ lưỡng về tiền bạc và đồ tùy thân,

nên không ai mang gì trong mình, tất cả mọi sự đều để ở trên xe, không có gì để cho bất cứ một em nào,

như ở các giáo điểm của anh chị em dân tộc thiểu số ở Kontum hay Buôn Mê Thuột trước đây

và cũng chẳng có tiền mà mua vé số của một em cứ lẽo đẽo đi theo mời mua,

đành hẹn các em cùng gia đình đến lĩnh quà sáng mai.

 

Thánh Lễ Chiều Tối

Phái đoàn TĐCTT bao giờ cũng tham dự Thánh lễ sáng ở trong các viện tu, khoảng 5 hay 5 giờ 30;

nhưng tham dự lễ chiều ở các giáo xứ, như ở Giáo Xứ Sapa vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba 8/10,

hay ở Giáo Xứ Rạch Vọp Sóc Trăng GP Cần Thơ chiều Thứ Bảy ngày 20/10, và Giáo Xứ Suối Dây tối Thứ Sáu 19/10 này.

 

Bữa Tối

Sau lễ, theo thông lệ, một số qui tụ lại trước đài Đức Mẹ để kính viếng Mẹ.

Khu Nhà Xứ cao ráo, (đến độ chiếc xe chuyên chở phái đoàn to con lớn tướng vẫn lọt vào mà vẫn còn rất rộng), được kiến thiết dính liền với đầu nhà thờ, ở về phía bên phải, còn phía đầu bên trái và dọc theo nhà thờ ở phía bên đó (cách nhà thờ một cái sân) là khu sinh hoạt của nhà xứ. Đủ mọi thứ quà tặng từ số tiền 8 ngàn Mỹ kim của Nhóm TĐCTT gửi về trước cho cha Chánh Xứ Nguyễn Thế Trường đã được mua sẵn và sắp xếp từng món đâu vào đấy ở sát nhà xứ, chờ được trao tặng vào đúng thời điểm của nó: 9 giờ sáng Thứ Bảy 20/10.

Ngủ đêm

Đáp Ca về Đêm - Responsial Psalm by night

Tiếng ngáy bên phòng nam

 XƯỚNG:

"Ôi Maria Tình Thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại: Đêm hôm nay, con xin dâng lên Mẹ..."

tiếng đệm bên phòng nữ

ĐÁP:

"linh hồn bất tử của con, thân xác tro bụi của con và sự sống mong manh của con...

Xin Trái Tim Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Chúa, khi nay và trong giờ lâm tử Amen"

 

Nạn Nhân bị ảnh hưởng bởi Cơn Bão Số 9

 

Sau chuyến Hành Trình Truyền giáo Xuyên Việt 2018 đúng 5 tuần, kể từ ngày ghé thăm viếng ở Trại Việt Kiều Tây Ninh chiều hôm 19/10/2018 ấy, hôm 26/11/2018, người viết đã nhận được email của Cha Nguyễn Thế Trường, kèm theo cả 8 tấm hình về tình trạng Trại Việt Kiều này bị lụt lội gây ra bởi ảnh hưởng của trận bão số 9, và đã hồi âm cho ngài ngày hôm sau, tất cả hai emails ấy như sau:

 

 

From: truong nguyen 
Date: Mon, Nov 26, 2018 at 3:36 PM
Subject: Hiện trạng của cơn bão số 9 
To: <tdctt.hsttm@gmail.com>


Chú tính mến! Con gửi chú một vài tấm hình, tất cả những chỗ này đợt vừa rồi chú và phái đoàn viếng thăm hiện nay nước bắt đầu ngập lên rồi có chỗ ngập lưng nhà giờ này chúng con bắt đầu nâng cấp nhà cho họ, thật là kịp thời có bàn tay của lòng thương xót chúa đừng đỡ qua chú và hội của lòng thương xót, chính vì thế mà chúng con đã có được số tiền này để giúp cho họ kịp thời xin lòng thương xót chúa trả công bội hậu cho chú và anh chị em trong lòng thương xót của chúa nhé.

Kính chú 
      con
Daminh Nguyễn Thế Trường

Đoạn Thâu Hình (video clip) Cha Trường gửi ngày 29/11/2018 qua viber vào lúc 5 giờ 55 phút sáng

"Con gửi chú đoạn video và hình ảnh chúng con xuống dưới đó để giúp họ"

(xin bấm vào câu văn trên để xem)

From: Tinh Cao <tdctt.hsttm@gmail.com>
Date: Tue, Nov 27, 2018 at 9:52 AM
Subject: Re: Hiện trạng của cơn bão số 9
To: Truong The <domthetruong@yahoo.com>


Cha Trường kính mến, 

Chúng con xin cám ơn cha đã gửi cho con những tấm hình cho thấy những người anh chị em đồng hương Việt Nam  bị  "tha hương" trên chính "quê hương" đất nước thân yêu của mình, đang bị biến thành những nạn nhân gấp đôi (dual victims), chẳng những bởi nhân tai mà còn bởi thiên tai nữa.   

Tuy nhiên, vì Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu, Người không dựng nên tạo vật theo hình ảnh Ngài để đọa đầy họ như thế. Trái lại, trong sự quan phòng vô cùng thần linh của mình, Ngài muốn dùng họ để, như chính Người Con vô cùng yêu dấu mà Ngài cũng đã không dung tha (xem Roma 8:32), bù đắp và cứu độ những người anh chị em may lành hơn họ mà lại tội lỗi hơn họ một cách nào đó, để rồi cuối cùng, trong ngày sau hết, ngày chung thẩm của chung nhân loại cũng như của chính họ, thập giá họ gánh chịu ở trong thung lũng nước mắt mau qua tạm bợ này chắc chắn sẽ được biến hình "nên giống như thân xác phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô" (Philiphe 3:21).  

 

Một dấu hiệu cho thấy LTXC không bỏ rơi họ, dù Ngài có như hết cỡ "lạm dụng" (abuse) thân phận khốn cùng của họ, hay "khai thác" (exploit) hoàn cảnh hoạn nạn của họ, đó là Ngài vẫn "động lòng thương" (Mathêu 14:14; Luca 10:33) họ, qua những con mắt cảm thông đầy xót xa của biết bao anh chị em đồng hương của họ trên khắp thế giới, hằng theo dõi những gì xẩy ra cho thân phận bất hạnh của họ, và đã tự động trợ giúp họ mỗi khi cần.   

Riêng Nhóm TĐCTT chúng con, trong phiên họp cuối cùng (trong 3 phiên họp) trước khi về VN, chúng con đã quyết định tặng thêm cho cha là vị linh mục thừa sai ở đây số tiền 5 ngàn MK nữa, nhiều nhất trong 8 giáo điểm truyền giáo chúng con đến thăm viếng và tặng quà truyền giáo 2018. Vì chúng con biết rằng cha sẽ còn cần dùng đến số tiền khá lớn này trong tương lai, để có thể đáp ứng khẩn cấp nhu cầu gây ra bởi thiên tai trong những trường hợp cơn bão số 9 như thế này, cho dù chúng con đã tặng cho chung họ 8 ngàn MK tiền quà được cha giúp chúng con mua và trao tặng họ sáng Thứ Bảy 20/10/2018. Ngoài ra, chúng con mới gửi về thêm cho cha 2 ngàn 5 trăm Mỹ kim nữa, tất cả số tiền còn lại trong cả quĩ truyền giáo (20%) lẫn chi tiêu (80%) của chúng con trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 vừa qua.   

Những hình ảnh cha gửi sang cho chúng con, con thấy rằng: chúng chẳng những làm cho chúng con, cảm thấy không thể nào không "động lòng thương" họ, mà còn là một nhắc nhở mãnh liệt nhất cho chính bản thân chúng con: "hãy khóc thương mình và con cháu của mình" (Luca 23:28), những con người vẫn còn đang bị "chứng bệnh hưởng thụ" (The disease of consumerism), chẳng những kinh niên mà còn kinh hoàng nữa, như vị giáo hoàng thương xót Phanxicô của chúng ta, căn cứ vào bài Phúc Âm của Thánh Luca (21:1-4), về trường hợp bà góa bỏ tiền ở Đền Thờ Giêrusalem, đã nói đến và nhắc nhở qua bài giảng trong Thánh lễ sáng tại nguyện đường của Nhà Trọ Thánh Matta Roma vào cùng ngày Thứ Hai 26/11/2018, ngày cha gửi email cho chúng con. Lời của Chúa Kitô được vang vọng qua miệng lưỡi của vị đại diện Người trên thế gian là Đức Thánh Cha  Phanxicô hôm ấy như sau:  

"Lòng quảng đại là những gì thuộc về đời sống hằng ngày; nó là một cái gì đó bắt chúng ta phải suy nghĩ: 'Tôi có thể làm sao sống quảng đại hơn nữa, với người nghèo khổ, với người thiếu thốn... Tôi có thể giúp họ hơn nữa ra sao?' 'Thế nhưng, thưa cha, cha biết rằng chúng con khó khăn lắm mới sống đủ cho cả một tháng'. 'Thế nhưng anh chị em vẫn có ít là một ít tiền cắc thặng dư phải không? Hãy nghĩ đến những số bạc cắc dư ấy: anh chị em có thể tỏ lòng quảng đại bằng số tiền cắc dư ấy...' Hãy lưu ý tới những điều nho nhỏ ấy. Chẳng hạn, hãy rảo khắp phòng của anh chị em hay tủ áo của anh chị em. Tôi có tất cả là bao nhiêu đôi giầy? Một, hai, ba, bốn, mười lăm, hai mươi... Mỗi người chúng ta tự biết lấy. Có thể là quá nhiều... Tôi biết có một đức ông có đến 40 đôi giầy... Nếu anh chị em có nhiều đôi giầy thì hãy cho đi một nửa. Có bao nhiêu bộ quần áo tôi không mặc hay chỉ mặc mỗi năm có một lần duy nhất? Đó là một cách để tỏ lòng quảng đại, để cho đi những gì chúng ta có, và để chia sẻ".

"Chúng ta có thể làm phép lạ bằng lòng quảng đại. Lòng quảng đại ở những điều nho nhỏ. Có lẽ chúng ta không làm như thế bởi vì chúng ta chỉ không nghĩ đến nó thôi. Sứ điệp của bài Phúc Âm này làm cho chúng ta phản tỉnh ở chỗ: Tôi làm sao để có thể sống quảng đại hơn? Chỉ cần một chút xíu thôi, không cần nhiều... 'Đúng thế, thưa cha, cha nói đúng, thế nhưng... con không biết tại sao, con luôn cảm thấy lo sợ làm sao ấy...' Trong thời buổi tân tiến này có một chứng bệnh khác đang tác động chống lại lòng quảng đại, đó là chứng bệnh hưởng thụ'... Mà hưởng thụ - ở chỗ mua sắm thái quá những gì chúng ta cần - là thiếu tính chất khổ hạnh trong đời sống. Đó là kẻ thù của lòng quảng đại. Và lòng quảng đại về vật chất - ở chỗ nghĩ đến người nghèo: 'Tôi có thể trao ban cái này để họ có của ăn hay áo mặc' - có một tác dụng mai hậu, ở chỗ nó nới rộng cõi lòng và giúp chúng ta trở nên hào hiệp". 

Xin LTXC luôn an ủi và bù đắp xứng đáng cho tất cả những bất hạnh nơi những người anh chị em đồng hương của chúng con ở Tây Ninh đang gặp thiên tai hoạn nạn, và xin LTXC cũng thương đến chính bản thân của mỗi người gặp may lành chúng con, để chúng con xứng đáng trở thành "các môn đệ thừa sai" của LTXC ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự. Xin LTXC luôn ở cùng cha và xin cha thương cầu cho chúng con.

con tĩnh

 

xin đón xem

Ngày 20/10: Tặng quà truyền giáo ở GX Suối Dây Tây Ninh GP Phú Cường, và viếng thăm truyền giáo GX Rạch Vọp GP Cần Thơ

cần xem lại

Ngày 18/10: Tạ từ Dòng Thánh Phaolô ở Pleiku, ghé thăm viện mồ côi của các sơ và tặng quà ở 2 giáo điểm Buôn Mê Thuột

Ngày 17/10: Tạ từ Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương, thăm viếng cùng tặng quà ở Kontum, và trọ ở Dòng Thánh Phaolô Pleiku

Ngày 16/10: Tạ từ Đan Viện Biển Đức Thiên An Huế và ghé thăm Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở Qui Nhơn

Ngày 15/10: Tặng quà Hội Người Mù Huyện Phú Vang Huế, tham quan Đại Nội Kinh Thành Huế, và ghé thăm trọ ở Đan Viện Biển Đức Thiên An Huế

Ngày 14/10: Tặng quà Truyền Giáo ở GX Khe Sanh và một cơ quan người mù từ GX Khe Sanh về TT Lavang

Ngày 13/10: Tham quan Động Phong Nha Quảng Bình và về Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Thừa Thiên Huế

Ngày 12/10: Tặng Quà Tông Đồ Truyền Giáo ở GX Phúc Địa và Đến Phong Nha Quảng Bình

Ngày 11/10: Mừng Dòng Xito ở Việt Nam 100 Năm Thành Lập, ghé thăm Tòa Giám Mục GP Thanh Hóa, bữa trưa và về GX Phúc Địa

Ngày 10/10: Tạ Từ Dòng MTG Hưng Hóa, ghé thăm ĐTGM Ngô Quang Kiệt và Vườn Fatima

Ngày 9/10: Sáng từ Sapa... trưa ghé Lào Cai... chiều về Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa

Ngày 8/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo họ Hầu Thào, Giáo họ Lao Chải, và Giáo điểm San 1

Ngày 7/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo Xứ Sapa và Giáo họ Sử Pán cùng Giáo Họ Thôn Lý

Ngày 6/10: Ghé Hà Nội và Trọ ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa