THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

NĂM BÍ MẬT THƯƠNG XÓT 2019

 

HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - TUẦN THÁNH VƯỢT QUA

(12-22/4/2019)

Biên soạn - TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

kèm theo hình ảnh trong máy chụp điện thoại sumsung 8 của mình

 

Thứ Ba Tuần Thánh Ngày 16/4

Phần 2: Kính Viếng Các Nơi Thánh ở Cổ Thành Jerusalem

 

 

Từ Mồ Thánh tới Nhà Thờ Thánh Anna

từ Mồ Thánh phài đoàn hành hương TĐCTT được dẫn loanh quanh trong cổ thành Jerusalem,

qua các cửa tiệm buôn bán sầm uất, và qua các ngóc ngách không có tên ngõ lối gì hết

 

Kính Viếng Nhà Thờ Thánh Anna, nơi Mẹ Maria được hạ sinh vào trần gian

Nhà Thờ Thánh Anna, theo kiểu kiến trúc thời Trung Cổ,

tọa lạc ở chặng đầu của Đường Thánh Giá, gần Cổng Sư Tử của Thành Giêrusalem

Ngôi Nhà Thờ Thánh Anna này không bị Hồi giáo tàn phá nhưng trao lại cho Các Cha Áo Trắng (Thừa Sai Phi Châu) như một cách trả ơn các vị.

Ngôi Nhà Thờ Thánh Anna này được tiếng là vang âm thanh rất hay nên phái đoàn hành hương nào vào bên trong cũng hát một bài nào đó.

Phái đoàn hành hương TĐCTT, theo gợi ý của bé tĩnh, đã hát bài Kinh Hòa Bình

để cầu cho thế giới được bình an của Đấng Nhập Thể và Phục Sinh ở Thánh Địa

Sau khi hát bài Kinh Hòa Bình, anh chị em kéo nhau xuống tầng dưới để kính viếng những dấu vết hạ sinh và thời ấu nhi của Mẹ Maria

Vị trí được cho rằng là nơi Bé Maria được hạ sinh

 Mẹ Maria, đệ nhất tạo vật về ân sủng, được hạ sinh vào trần gian, như được Thánh Kinh tiên báo:

"Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông,
diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương,
oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ ?"

(Diễm Tình Ca 6:10)

 

Hồ Bethsaida, nơi Chúa Giêsu đã chữa một người đau liệt 38 năm

Gioan 5: Đức Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha

1 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem.2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang.3 Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động,4 vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi).5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không? "7 Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! "8 Đức Giê-su bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! "9 Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát.

10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! "11 Nhưng anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: "Anh hãy vác chõng mà đi! "12 Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: "Vác chõng mà đi"? "13 Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy.14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! "15Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.17 Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc."18 Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.
 




Một số khách hành hương, bao gồm cả mấy TĐCTT, đã xuống tận đáy hồ cạn nước này bấy giờ.

Hồ này sâu khoảng 13 mét hay 42 feet/bộ, được K. Schick khám phá ra vào năm 1888

 

Kính Viếng Nhà Thờ Chúa Bị Hành Hình (Church of the Flagellation)

Nhà Thờ Chúa Bị Hành Hình này được Thánh Chiến Kitô giáo xây cất từ thế kỷ 12, sau đó bị bỏ hoang cho tới năm 1838

mới được Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô mua lại để làm nơi thờ phượng.

Và năm 1929 kiến trúc sư Antonio Barluzzi đã kiến thiết ngôi nhà thờ này theo kiểu thời trung cổ.

Hình ảnh trên trần cung thánh của nhà thờ diễn lại những cảnh Chúa Giêsu bị hành hình theo lệnh tổng trấn Philato

"Bấy giờ ông Phi-la-tô truyền đem Đức Giê-su đi và đánh đòn Người. 

Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. 

Họ đến gần và nói: "Kính chào Vua dân Do-thái! ", rồi vả vào mặt Người" (Gioan 19:1-3).

Ngay ngoài ngôi nhà thờ Chúa bị hành hình này, theo gợi ý của bé tĩnh, phái đoàn hành hương TĐCTT cảm hứng hát lên bài "Bờ Đá Xanh Tạ Tội":

"Con giơ cao tay, xin tạ lỗi những ngày đã qua, theo chân loài người lên án Cha hiền hòa..."

"Con giơ cao tay xin lần nữa những lời thứ tha, cho ân tình này ngọt môi say trầm ca..."

Hình ảnh ở Nhà Thờ Chúa bị hành hình về việc Chúa Giêsu bắt đầu vác cây thập tự giá lên Đồi Canvê từ Dinh Philato sau khi bị hành hình và lên án tử

 

Tu Viện Dòng Chị Em Sion,

bên trên vị trí pháp đình Roma là nơi hành xử Chúa Giêsu ngày xưa

Trước khi xuống hầm để thăm các vị trí Chúa Giêsu bị xử án, phái đoàn hành hương TĐCTT nghe vị tour host hướng dẫn

về sự kiện khi Dòng Chị Em Sion tính xây một khách sạn thì khi đào móng làm nền lại khám phá thấy các di tích lịch sử ngày xưa

liên quan đến Dinh của Tổng Trấn Philato là nơi có thẩm quyền hành hình và lên án tử giá cho Chúa Kitô, dù Người vô tội.

Gioan 19: Đức Giê-su bị kết án tử hình

12 Từ đó, ông Phi-la-tô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do-thái kêu lên rằng: "Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xê-da."13 Khi nghe thấy thế, ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha.14 Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: "Đây là vua các người! "15 Họ liền hô lớn: "Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Phi-la-tô nói với họ: "Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao? " Các thượng tế đáp: "Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da."16 Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá.

 

Dừng Bước Ăn Trưa ở địa điểm của Chặng ĐTG Thứ IV

 

Có một số anh chị em ngồi ở bên ngoài trong cùng khu vực để ăn trưa nhẹ với nhau và nghỉ chân lấy sức đi tiếp buổi chiều

 

Tham quan Bức Tường Than Khóc

phái đoàn hành hương TĐCTT chia làm hai để vào tham quan Bức Tường Than Khóc: nữ đi lối bên phải và nam lối bên trái

Bức Tường Than Khóc này là bức tường đá vôi cũ ở Cổ Thành Giêrusalem. Nó là một khoảnh nhỏ tương đối so với bức tường cũ còn tồn tại nhưng dài hơn rất nhiều, và cả hai tạo nên "Bức Tường Phía Tây - the Western Wall". Nguyên thủy thì bức tường phía tây này được xây như là một phần nối dài của Ngôi Đền Thờ Thứ Hai thời Hêrôđê Đại Vương...

Bức Tường Phía Tây này, theo nghĩa hẹp, là nơi được người Do Thái đến để cầu nguyện để tưởng nhớ đến thời Lịch Sử Cứu Độ của mình; bởi thế nên nó cũng được gọi là Bức Tường Than Khóc (the Wailing Wall), vì có những người Do Thái quả thật đã than khóc tiếc thương nhớ đến Lịch Sử Cứu Độ của mình, đến Ngôi Đền Thờ là nơi Thiên Chúa ngự đã bị tàn phá.

Cho dù ngày nay thành ngữ "Bức Tường Than Khóc" chỉ giành riêng cho Kitô hữu này không còn thích hợp nữa, nhưng vấn đề vẫn còn đó, ở chỗ, không biết người Do Thái chỉ than khóc Thành Thánh và Đền Thánh Giêrusalem hay than khóc tội lỗi mình là chính nguyên nhân khiến giáo đô và đền thờ này bị dân ngoại tàn phá, đúng như lời tiên báo mang tính cách khiển trách và cảnh báo của Chúa Kitô (xem Luca 19:41-48).

Ngoài ra, còn một vấn đề nữa liên quan mật thiết đến "Bức Tường Than Khóc" đó là nếu dân Do Thái thật sự than khóc vì tội lỗi của mình hơn Thành Thánh và Đền Thánh Giêrusalem bị tàn phá, đúng như lời Chúa Giêsu khuyên đám phụ nữ Giêrusalem khóc thương Người vác thập tự giá lên Núi Sọ bấy giờ (xem Luca 23:21-31), thì mới thực sự họ đang mong đợi Đấng Thiên Sai, sau khi họ đã hoàn toàn phủ nhận và sát hại nhân vật Giêsu Nazarét Lịch Sử vào thời Thượng Tế Caipha bằng tay Tổng Trấn Philato.

Bằng không, chẳng biết họ có còn trông đợi một Đấng Thiên Sai nào nữa hay chăng, bởi hiện nay, họ không bị bất cứ một quyền lực nào trên thế giới nói chung mạnh hơn họ và đô hộ họ, đến độ họ cần phải có một đấng thiên sai, như Moisen, hay Samson v.v., đến để giải thoát họ; trái lại, cho dù bé nhỏ nhất như Đavít giữa Khối Ả Rập Hồi Giáo cả 22 nước bao quanh ở cả Trung Đông lẫn Bắc Phi, (Algeria, Bahrain, the Comoros Islands, Djibouti, Egypt, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Morocco, Mauritania, Oman, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia, the United Arab Emirates, and Yemen), khổng lồ dữ dội như Goliát, nhưng vẫn không thể bắt nạt họ, trái lại, còn gờm họ (nhất là từ Trận Chiến 6 ngày Năm 1967), nên họ vẫn tồn tại từ khi tái lập quốc 1948 tới nay?  

Quầy sách ở trong khu vực gần Bức Tường Than Khóc bên nam

Bên dưới cái cầu là bức hàng rào bằng gỗ ngăn cách bên nam và bên nữ ở Bức Tường Than Khóc

bé tĩnh leo lên trên cao ở bên nam để chụp hình bên nữ xem sao

Đối diện với Bức Tường Than Khóc là một ngọn đồi mọc đầy những ngôi nhà cao thấp (hình trên)

và ở một góc khu vực này còn có một tường thành vươn cao kiên cố (hình dưới)

Đúng hẹn, trong vòng 15 phút, anh chị em nam nữ trong phái đoàn TĐCTT qui tụ lại gần chiếc xe cảnh sát đầu ở gần đó

Một đoàn lính Do Thái tập trung ở gần khu vực Bức Tường Than Khóc,

không phải để canh gác hay giữ an ninh cho bằng nghỉ ngơi thoải mái không sợ khủng bố bởi một số thành phần cực đoan khủng bố Palestine.

Phái đoàn hành hương TĐCTT được Chúa gìn giữ đặc biệt ở ngay vùng đất (Giuđêa) và địa điểm (Thành Jerusalem) là nơi bị khủng bố nhất thế giới,

thế mà, lại không bị gì, trong khi đó, ở Sri Lanka, vào Chúa Nhật Phúc Sinh 21/4/2019, 3 nhà thờ và 3 khách sạn đã bị khủng bố,

gây tử vong cho gần 300 sinh mạng và cả 500 bị thương vong.

 

Đường từ Bức Tường Than Khóc lên Đan Viện và Nguyện Đường Đức Mẹ Ngủ

leo thang lên cao thấm mệt ... anh chị em ngồi tạm nghỉ lấy sức bên đường... lên cao hơn nữa ở Núi Sion này

Ở Jerusalem không thấy có thành phần anh chị em homeless như ở Los Angeles hay ở Orange County California,

nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy có những người anh em ngồi ở đâu đó tấu lên những điệu nhạc giúp vui cho khách qua lại

Trên đường đi còn thấy di tích của đền đài quan quyền của đế quốc Roma ngày xưa, nơi các cột trụ như ở Roma

Bảng chỉ đường: Đan Viện Đức Mẹ Ngủ (quẹo phải), Mộ Vua Đavít và Nhà Tiệc Ly (đi thẳng)

Đan Viện Đức Mẹ Ngủ, nơi có nguyện đường Đức Mẹ Ngủ ở dưới hầm

Trong lòng nguyện đường ở tầng trên: phía trên cung thánh và phía cuối nguyện đường

Phái đoàn hành hương TĐCTT cùng nhau dâng 1 Chuỗi Mân Côi Mùa Mừng

tại ngay nơi Mẹ ngủ (ám chỉ tình trạng Mẹ "chuyển đổi / transition" từ đời này sang đời sau, chứ không "chết", nhờ ơn vô nhiễm nguyên tội của Mẹ)

 

Kính Viếng Căn Thượng Lầu Phòng Tiệc Ly

Phái đoàn hành hương TĐCTT đang chờ để lên Căn Thượng Lầu, hay Căn Phòng Tiệc Ly ở trên lầu 

Luca: Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (Mt 26: 17 -25; Mc 14: 12 -21; Ga 13: 21 -30 )

7 Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua.8 Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua."9 Hai ông hỏi: "Thầy muốn chúng con dọn ở đâu? "10 Người bảo họ: "Này, khi vào thành, các anh sẽ gặp một người mang vò nước. Cứ đi theo người đó, người đó vào nhà nào,11 thì các anh vào thưa với chủ nhà: "Thầy nhắn ông: Căn phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?12 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã được trang bị: các anh hãy dọn ở đó."13 Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

Căn Thượng Lầu cũng chính là Nhà Tiệc Ly này, ở trong khu mộ của Vua Đavít, phải được kể là ngôi nhà thờ đầu tiên của thế giới Kitô giáo, nơi chính Chúa Kitô là Thượng Tế Cử Hành Thánh Thể là chính bản thân của Người, một bản thân sẽ "thánh hiến mình vì họ để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19) nơi cuộc Vượt Qua của Người vào ngày hôm sau.

Căn Thượng Lầu này chẳng những đã được Chúa Giêsu sử dụng để cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ của Người lần cuối cùng ở Giêrusalem, và theo truyền thống Kitô giáo, còn là nơi Chúa hiện ra với các vị 2 lần sau khi sống lại, "vào tối ngày thứ nhất trong tuần" (Gioan 20:19) và vào "tám ngày sau" (Gioan 20:26), đồng thời cũng là nơi tạm trú của tông đồ đoàn sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên cho tới khi Thánh Thần Hiện Xuống vào Lễ Ngũ Tuần (Tông Vụ 2:1-4).

Vì Căn Thượng Lầu được gọi là Phòng Tiệc Ly này là tài sản thuộc về người Do Thái, trong khu vực mồ của Vua Đavít của họ, chứ không phải là một trong những nơi được Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, một hội dòng được Tòa Thánh trao cho sứ vụ thay Giáo Hội làm giám quản chung Thánh Địa, sở hữu như nhiều nơi thánh khác. Nên không lạ gì ở đó không hề có một bàn thờ hay một nguyện đường Kitô giáo nào (dù là Công giáo hay Chính Thống giáo như ở Mồ Thánh hay Núi Biến Hình v.v.), như ở bất cứ nơi thánh khác hay hầu hết các nơi thánh khác, những nơi liên tục dâng Thánh Lễ suốt ngày, hết phái đoàn hành hương này tới đoàn hành hương kia, điển hình là Nguyện Đường Tiệc Ly của Công giáo ở ngay sát Căn Thượng Lầu Phòng Tiệc Ly này, nơi phái đoàn hành hương TĐCTT đã được phép long trọng cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh vào lúc 4 giờ chiều.

 

Tham quan mộ Vua Đavít

 

Từ Khu Mộ Vua Đavít có Nhà Tiệc Ly đến Nhà Thờ Phêrô Gà Gáy

Lạ lùng thay, phái đoàn hành hương TĐCTT vừa đến khu nhà thờ Thánh Phêrô Gà Gáy này,

trên đường từ cổng vào nhà thờ, thì nghe thấy tiếng gà gáy 2 lần, vang lên từ ở dưới sườn đồi bên phải

trên đường từ cổng dẫn tới nhà thờ này khoảng nửa cây số, khách hành hương có thể ngắm cảnh trời mây

và nhà cửa trên đồi dưới vực ngay trước mắt và tha hồ chụp hình

Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy này nằm ở trên triều đồi phía đông của Núi Sion (Mount Zion), ngay bên ngoài Cổ Thành Giêrusalem

 

Nội Cung Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy

Ở hai cánh cửa cuối nhà thờ, từ ngoài vào, bên trái là hình khắc nổi cho thấy tông đồ Phêrô chối Thày,

đúng như Thày (bên phải) đã tiên báo cho ngài biết ở Bữa Tiệc Ly

Luca: Ông Phê-rô chối Thầy (Mt 26: 57, 69 -75; Mc 14: 53 -54, 66 -72; Ga 18: 12 -18, 25 -27 )

54 Họ bắt Đức Giê-su, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phê-rô thì theo xa xa.55 Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phê-rô đến ngồi giữa họ.56 Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy! "57 Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị! "58Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: "Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng! " Nhưng ông Phê-rô đáp lại: "Này anh, không phải đâu! "59 Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Ga-li-lê."60 Nhưng ông Phê-rô trả lời: "Này anh, tôi không biết anh nói gì! " Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.61 Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần."62 Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Chúa Giêsu Vượt Qua từ Khổ Giá đến Phục Sinh vẫn còn "ở lại với các con cho đến tận thế" (Mathêu 28:20) nơi Bí Tích Thánh Thể.

Phái đoàn hành hương TĐCTT cùng nhau viếng Chúa,

ở tại một nơi 2 ngàn năm trước Người đã bị chính vị trưởng tông đồ đoàn của mình là Simon Phêrô phũ phàng và trắng trợn chối bỏ!

Không biết có ai trong họ bấy giờ xin lỗi Người vì chính bản thân họ cũng là môn đệ của Người và cũng đã từng liên lỉ chối bỏ Người hay chăng?!

Bằng những lần họ tỏ ra sợ hãi và nhất định chối từ không chịu "bỏ mình đi và vác thập giá của mình mà theo Thày" (Mathêu 16:24),

hay chỉ nghĩ đến những tội bội phản của ai khác phạm đến Người, bắt đầu từ 2 tông đồ Giuđa và Phêrô, đúng như Người đã tiên báo trong Bữa Tiệc Ly:

Gioan 13: Những lời cáo biệt (và tiên báo về tông đồ Phêrô)

31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."

36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy? " Đức Giê-su trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo."37 Ông Phê-rô thưa: "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy! "38 Đức Giê-su đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.

Luca 22: Đức Giê-su tiên báo Giu-đa sẽ nộp Thầy (Mt 26: 21 -25; Mc 14: 17 -21 )

21 "Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy.22 Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người."23 Các Tông Đồ bắt đầu bàn tán với nhau xem ai trong Nhóm lại là kẻ toan làm chuyện ấy.

Luca 22: Đức Giê-su tiên báo: ông Phê-rô sẽ chối Thầy, nhưng sẽ trở lại (Mt 26: 30 -35; Mc 14: 26 -31; Ga 13: 36 -38 )

31 Rồi Chúa nói: "Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo.32 Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh."33 Ông Phê-rô thưa với Người: "Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng."34 Đức Giê-su lại nói: "Này anh Phê-rô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy."

"Tôi có biết ông ấy đâu, chị! (Luca 22:57)

et egressus foras petrus flevit amare

(hàng chữ được ghi trên tường sau bàn thờ là những gì diễn tả hình ảnh của vị tông đồ lãnh đạo Simon Phêrô đúng như Phúc Âm Thánh Luca đã trình thuật:)

"Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết (Luca 22:61-62)

Thế mới biết được không phải là con người yếu hèn xấu xa khốn nạn tội lỗi cần tin tưởng vào LTXC mà trái lại, như trong trường hợp điển hình nhất là Thánh Phêrô đây,

LTXC đã tin tưởng loài người biết là chừng nào, ở chỗ, Người đã tuyển chọn chính nhân vật trắng trợn và phũ phàng chối bỏ mình,

để thay mình chăn dắt đàn chiên dễ thương yêu quí nhất của Người:

Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không? " Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?

" Ông đáp: 'Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.' Đức Giê-su bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy". (Gioan 21:17)

Phái đoàn hành hương TĐCTT đang nhìn xuống một cái giếng cạn, nơi người Do Thái bắt thả kẻ phạm luật xuống đó...

Hình ảnh Chúa Giêsu đối với người Do Thái là tên phạm luật Moisen bị trói thả xuống hố sâu như phái đoàn hành hương TĐCTT bấy giờ trông thấy ở một bên trên bờ vực

phái đoàn hành hương TĐCTT được dẫn đến một vị trí ở ngay trong nguyện đường này để chứng kiến thấy

nơi Chúa Giêsu bị hành hình như thế nào vào lúc rạng sáng Thứ Sáu Tuần Thánh

Những sợi giây ở bức tường là để cột hai tay giang ra của tội nhân bị hành hình bằng đòn đánh quất vào lưng và thân mình,

như trường hợp của một Giêsu Con Chiên Gánh Tội Trần Gian (Gioan 1:29)

Người là "Servus Domini - Đầy Tớ Chúa", đã bị đọa đầy khủng khiếp như được tiên tri Isaia tiên báo ở đoạn 53

1 Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được?
Cánh tay uy quyền của ĐỨC CHÚA đã được tỏ cho ai?

2 Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh,
như khúc rễ trên đất khô cằn.
Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong
đáng chúng ta ngắm nhìn,
dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.

3 Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.
Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,
bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.

4 Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,
đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,
bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.

5 Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;
người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,
đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.

6 Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,
lang thang mỗi người một ngả.
Nhưng ĐỨC CHÚA đã đổ trên đầu người
tội lỗi của tất cả chúng ta.

7 Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;
như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông,
người chẳng hề mở miệng.

8 Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu.
Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới?
Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh,
vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt.

9 Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn,
bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo
và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa.

10 ĐỨC CHÚA đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ.
Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội,
người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,
và nhờ người, ý muốn của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu.

11 Nhờ nỗi thống khổ của mình,
người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.
Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta,
sẽ làm cho muôn người nên công chính
và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.

12 Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,
và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,
nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,
bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;
nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người
và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.

Con người đang giang tay ra đây đã phục xuống ở vị trí Mẹ Maria thụ thai Lời Nhập Thể trong Nhà Thờ Truyền Tin Nazarét hôm Thứ Hai Tuần Thánh 15/4/2019,

và cũng đã phục xuống ở Chân Thánh Giá Chúa Kitô tại Chặng Thứ XII trong Khu Mồ Thánh sáng Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019,

giờ đây, chiều Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019, cũng đã giang tay ra "Xin Chiếm Đoạt Con"

- xin trói buộc con vào LTXC để con chỉ còn biết tin vào LTXC, theo LTXC và sống chết cho LTXC mà thôi. Amen.

Phái đoàn hành hương TĐCTT tiếp tục được dẫn xuống sâu hơn nữa để đến một nơi

mà không ngờ đã khiến cho một người bật khóc làm nhiều người cũng sụt xuì và không thể rơi lệ

Vâng, ngay tại căn phòng chật hẹp như một hố sâu lao tù biệt giam này,

nơi Vị Thiên Chúa Làm Người Giêsu Nazarét là Đức Thiên Sai Cứu Thế đã bị giam nhốt ngay xưa đêm hôm ấy,

nhỏ nga đã đọc bài Thánh Vịnh 88 bằng tiếng Việt tại kệ có sẵn ở đó cho mọi người đứng im lặng chăm chú lắng nghe:

2 Yavê, Thiên Chúa cứu độ của tôi,

thời tôi kêu la lúc đêm hôm trước mặt Người.

3 Xin cho lời tôi nguyện thấu trước nhan Người,

xin lắng tai nghe tôi rên xiết!

4 mạng tôi đã ứa đầy hoạn nạn

và sinh kiếp tôi đã thấu lề âm phủ.

5 Họ kể tôi như kẻ xuống mồ,

tôi đã nên như người tận số.

6 Tôi bị giam giữa những thây ma,

như những tử thi nằm sâu trong mồ,

những kẻ Người chẳng còn nhớ đến

chúng đã bị chặt phăng dưới tay Người!

7 Người đã dìm tôi xuống hố thẳm âm ti,

trong chốn tối tăm, trong vực không đáy,

8 trên tôi, án thịnh nộ Người dằn xuống

ba đào của Người, Người trút tất cả.

9 Cố tri với tôi, Người cũng cho họ lảng xa,

làm họ coi tôi như đồ nhờm tởm,

nhốt lại một nơi đâu còn có thể đi ra,

10 mắt đã lờ đờ vì bao gian khổ.

Suốt ngày tôi kêu lên với Người, lạy Yavê,

hướng lên Người, tôi dương tay khấn vái.

11 Dễ đâu vong nhân được Người làm cho phép lạ,

hay bóng ma sẽ chỗi dậy mà ngợi khen Người?

12 Dễ đâu tự đáy mồ có kẻ doãn lại ơn Người,

và sự thật của Người ở chốn diệt vong?

13 Dễ đâu trong tối tăm có kẻ biết đến sự lạ Người làm,

và đức công chính của Người nơi vong địa?

14 Còn tôi, tôi kêu cứu với Người, lạy Yavê,

tảng sáng lời tôi nguyện đã chực hầu Người.

15 Nhân sao, lạy Yavê, Người lại từ rẫy mạng tôi,

và đối với tôi Người cứ ẩn mặt?

16 Tôi, con người khốn khó và hấp hối từ hồi bé thơ,

kinh hoàng của Người tôi hứng lấy, làm ê ẩm cả mình.

17 Những trận lôi đình của Người tới tấp trên tôi,

hãi hùng của Người làm tôi chết điếng.

18 suốt ngày chúng bao quanh tôi như sóng nước,

tất cả một trật chúng siết lại bên tôi.

19 Thiết nghĩa bạn bè, Người tách xa tôi,

bầu bạn với tôi chỉ còn bóng tối!

Đúng thế, sau khi nghe xong Thánh Vịnh 88, và trước khi xin Cha Nguyễn Đức Minh dâng lời nguyện kết thúc,

bé tĩnh đã đột nhiên những lời lẽ hoàn toàn bất ngờ đại quan rằng:

Chỗ Chúa bị hành hình này không phải là ở Dinh Philatô như chúng ta đã đến kính viếng trong Cổ Thánh Giêrusalem sau khi Đi Đàng Thánh Giá sang hôm nay,

mà là ở Dinh Caipha vào nửa đêm về sáng Thứ Sáu Tuần Thánh.

Nghe bài Thánh Vịnh 88 chúng ta thấy một Vị Thiên Chúa vô cùng cao cả, khôn ngoan, toàn năng, thiện thiện đáng tôn thờ,

nơi Con của Ngài, đã trở nên một đầy tớ của Thiên Chúa, đã không còn hình tượng gì nữa, đã bị loại ra khỏi cõi nhân sinh,

(nói đến đây bé tĩnh tự nhiên bật khóc như đã từng xẩy ra ở Chặng ĐTG IX ở trên Đồi Lộ Đức ngày 17/5/2017, chặng Chúa Giêsu ngã lần 3, và tiếp tục nói trong nước mắt:)

đã bị đầy đọa như một đại tội nhân trong loài người, đã trở nên như "sâu bọ đất" (Thánh Vịnh 22:7)

đã bị quân dữ giầy đạp dưới chân khi Người gò lưng vác thập tự giá lên Đồi Tử Nạn, đã trở nên đáng thương hơn loài người tội nhân đáng thương,

rất cần được loài người thương xót là đừng phạm tội nữa và đừng để cho công ơn cứu chuộc vô cùng cao quí của Người bị uổng phí nơi bất cứ một linh hồn hư đi nào...

Phép lành của Cha Linh Hướng đã kết thúc một trong những giây phút tuyệt vời nhất

của chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 của phái đoàn hành hương TĐCTT.

Nếu ở Dinh Philatô, nơi xứ án Chúa Kitô, phái đoàn hành hương TĐCTT đã đươc bé tĩnh đột hứng kêu gọi giơ tay lên hát bài thánh ca

"con giơ cao tay xin tạ lỗi những ngày đã qua, theo chân loài người lên án Cha hiền hòa"

thì tại vị trí Chúa bị hành hình ở Dinh Caipha này, bé tĩnh cũng xin phái đoàn cùng nhau hát bài "Tâm Ca Mai Đệ Liên":

"Giọt nước mắt nào, chảy trên gò má, giọt nước mắt nào thống hối ăn năn..." thật là thấm thía và cảm động.

 

Bên Ngoài Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy

3 bức tượng (trên đầu cột có con gà) diễn tả lại cảng tông đồ Phêrô 3 lần chối Thày

phái đoàn TĐCTT ngồi nghỉ ngay bên ngoài gift shop của Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy

Tấm hình vị thạch ghép ở ngay trước tường tiền đường Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy này

diễn tả cảnh Chúa Giêsu bị bắt dẫn tới dinh Thượng tế Caipha và tông đồ Phêrô âm thầm theo dõi:

 Họ bắt Đức Giê-su, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phê-rô thì theo xa xa. (Luca 22:54)

 

Từ Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy về lại Khách Sạn

Phái đoàn hành hương TĐCTT ra xe tour bus của mình lên đường về khách sạn sau cả một ngày Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019 ở Cổ Thành Giêrusalem và Núi Sion

Leonardo Hotel ở Jerusalem (cũng như ở Tiberia) là một khách sạn hạng sang nổi tiếng ở Thánh Địa, nên hầu như lúc nào cũng tấp nập khách hành hương,

đến độ phái đoàn TĐCTT có những lúc không có chỗ cho xe tour bus của mình đậu ngay trước khách sạn, mà phải cuốc bộ từ gần đó về,

như tiếp tục cuộc rước lá đặc biệt của mình vào rạng sáng Chúa Nhật Lễ Lá 14/4/2019 từ 3 nơi khác nhau ở Âu Châu cùng về Jerusalem,

như dân Do Thái (bao gồm cả "những người Hy Lạp" - Gioan 12:20 - thuộc Âu Châu ) đã cùng nhau nghênh đón Chúa Kitô vào Thành Jerusalem ngày xưa

(Mt 21: 1-11; Mc 11: 1-11; Lc 19: 28 -38; Ga 12: 12 -16 )

và như tiếp tục cuộc Đi Đường Thánh Giá với Chúa Kitô

 vì phái đoàn hành hương TĐCTT cố ý Hành Hương Thánh Địa vào Tuần Thánh Vượt Qua và để cử hành và cảm nghiệm Chúa Kitô Vượt Qua.

Chiều Thứ Ba Tuần Thánh ngày 16/4/2019 từ lầu 8 nhìn xuống thành phố Jerusalem: trên trời thì quang đãng, dưới đất thì đầy những xe xộ di chuyển hai chiều

 

Tạ ơn LTXC đã cho phái đoàn hành hương TĐCTT chúng con

được hoan hưởng một Tuần Thánh Vượt Qua trong chuyến Hành Hương Thánh Địa 2019

thật ý nghĩa, giá trị, ích lợi và đầy ân tình thánh tuyệt vời về mọi phương diện này!

 

Xin mời xem video một số đoạn của ngày hôm nay

 

NỘI DUNG

 

Thứ Sáu và Thứ Bảy Ngày 12-13/4

Lên Đường ... về nguồn Kitô giáo - Đất Hứa

Chúa Nhật Thương Khó Ngày 14/4

Từ ngoại biên Biển Hồ Galilêa và

Thành Caphanaum

Rồi về Cana

Thứ Hai Tuần Thánh Ngày 15/4

Thăm Nazarét, Lên Núi Tabor,

Ghé Meggido,

Thăm Cánh Đồng Belem, Về Ở Jerusalem

Thứ Ba Tuần Thánh Ngày 16/4

Phần 1

 Đi Đường Thánh Giá Nội Bộ 

Phần 2

 Kính Viếng Các Nơi Thánh ở Cổ Thành Jerusalem 

Thứ Tư Tuần Thánh Ngày 17/4

Tham quan Giuđêa

Lễ ở Betania, Ngắm Núi Cám Dỗ,

Ghé Thành Jericho, Đến Sông Jordan,

Ngắm Hang Qumran, Chơi ở Biển Chết

Thứ Năm Vượt Qua Ngày 18/4

Phần 1  

Sáng: Hang Belem,

Trưa: Cổ Thành Jerusalem,

Chiều: Nhà Thờ Kinh Lạy Cha trên Núi Cây Dầu;

Phần 2

 Cử Hành Thứ Năm Tuần Thánh:

Chiều: Lễ Ở Nhà Thờ Chúa Khóc và Kính Viếng Vườn Câu Dầu;

Tối: Nghi Thức Đêm Thứ Năm Tuần Thánh Ở Nhà Thờ Vườn Nhiệt;

 Đêm: Theo Con Đường Bắt Giải Chúa từ Vườn Nhiệt đến Dinh Caipha

Thứ Sáu Vượt Qua Ngày 19/4

Sáng: Đi Đường Thánh Giá Cộng Đồng và

Chiều: Tham dự Cử Hành Phụng Vụ Cuộc Thương Khó

Thứ Bảy Vượt Qua Ngày 20/4

Ngày: Tĩnh Tâm Khóa LTXC "Vượt qua sự chết vào sự sống"

 Tối: Dự Lễ Vọng Phục Sinh;

Đêm: Canh Thức bên Mồ Chúa

Chúa Nhật Phục Sinh Ngày 21/4

Sáng: Mua sắm kỷ vật quà tặng Đất Thánh ở Jerusalem

 Chiều: Cử hành Lễ Phục Sinh và Tuyên hứa TĐCTT ở Nhà Thờ Tiệc Ly

Thứ Hai Bát Nhật Ngày 22/4

Trở lại ... tiếp tục Hành Trình Đức Tin:

Sống Đức Tin hơn là chỉ Cảm Nhận Đức Tin