|
Tông Huấn
của
Đức
Thánh Cha Phaolô VI
MARIALIS CULTUS
Chiều
Hướng
Đúng
Đắn
và Vấn
Đề
Phát Triển
của
Việc
Sùng Kính
Đức
Trinh Nữ
Maria
Cùng Tất
Cả
Chư
Vị
Giám Mục
trong B́nh An và Hiệp
Thông với
Ṭa Thánh
Ngày 2/2/1974
PHẦN
HAI
Vấn
Đề
Canh Tân Việc
Tôn Sùng Mẹ
Maria
24. Công Đồng Chung Vaticanô II cũng kêu gọi chúng ta hăy cổ vơ
những h́nh thức khác của ḷng đạo đức bên cạnh việc tôn thờ về phụng vụ,
nhất là những h́nh thức được huấn quyền khuyến khích (67). Tuy nhiên,
như chúng ta quá biết, ḷng đạo đức của tín hữu và việc tôn kính của họ
đối với Người Mẹ của Thiên Chúa đă mặc nhiều h́nh thức tùy theo hoàn
cảnh về thời gian và nơi chốn, tùy theo những cảm quan của các dân tộc,
cùng với những truyền thống về văn hóa khác nhau của họ. Bởi thế, những
h́nh thức bày tỏ ḷng tôn sùng này, khi bị thời gian tàn phá, cho thấy
cần phải cải tiến để chúng có thể thay thế những yếu tố nhất thời, có
thể nhấn mạnh đến những yếu tố hằng mới mẻ và ḥa hợp với dữ kiện về tín
lư của các suy tư thần học cũng như với những phác họa nơi huấn quyền
của Giáo Hội. Điều này cần phải có các hội đồng giám mục, các giáo hội
địa phương, các gia đ́nh tu tŕ và Cộng Đồng tín hữu cổ vơ một thứ hoạt
động sáng tạo chân thực và đồng thời tiến hành việc thận trọng cải tiến
những bày tỏ và thực hành ḷng đạo đức đối với Đức Trinh Nữ. Chúng tôi
muốn thấy việc cải tổ này chẳng những tỏ ra tôn trọng truyền thống lành
mạnh mà c̣n cởi mở với những yêu cầu hợp lư của dân chúng trong thời đại
của chúng ta. Bởi thế, Chư Huynh khả kính, thật là thích đáng trong việc
đề ra một số nguyên tắc để hành động trong lănh vực này.
Đoạn
Một
Những
Khía Cạnh
Ba Ngôi, Kitô Học
và Giáo Hội
Học
nơi
Việc
Tôn Sùng
Đức
Trinh Nữ
25. Trước hết, vấn đề hết sức thích đáng là những việc thực hành
ḷng đạo đức đối với Trinh Nữ Maria cần phải hiển nhiên thể hiện việc
chú trọng đến tính cách Ba Ngôi và Kitô học nội tại và thiết yếu của
chúng. Thật vậy, việc tôn thờ Kitô giáo tự ḿnh là việc tôn thờ hiến
dâng lên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hay, như phụng vụ diễn
tả, hiến dâng lên Cha nhờ Chúa Kitô trong Thần Linh. Theo quan điểm này
th́ việc tôn thờ chính đáng được bao gồm, cho dù một cách khác nhau về
thực chất, trước hết và trên hết, một cách đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa,
rồi tới các thánh, những vị mà nơi họ Giáo Hội công bố Mầu Nhiệm Vượt
Qua, v́ các vị đă chịu khổ với Chúa Kitô và đă được hiển vinh với Người
(68). Nơi Trinh Nữ Maria hết mọi sự đều có liên quan tới Chúa Kitô và lệ
thuộc vào Người. Chính v́ Chúa Kitô mà Thiên Chúa Cha từ đời đời đă chọn
Mẹ làm Người Mẹ hoàn toàn thánh hảo và đă trang điểm cho Mẹ những tặng
ân của Thần Linh không một ai có. Ḷng đạo đức chân chính của Kitô hữu
thực sự không bao giờ ngừng nhấn mạnh đến mối liên kết bất khả phân ly
và mối liên hệ thiết yếu của Vị Trinh Nữ này với Đấng Cứu Thế thần linh
(69). Tuy nhiên, đối với chúng tôi ḷng đạo đức này dường như đặc biệt
am hợp với chiều hướng thiêng liêng của thời đại chúng ta, một chiều
hướng bị chi phối và thấp nhập bởi “vấn đề về Chúa Kitô” (70), để khía
cạnh Kitô học được đặc biệt nổi bật nơi những bày tỏ về ḷng sùng kính
Vị Trinh Nữ này. Cũng thế, đối với chúng tôi, những bày tỏ về việc tôn
sùng này cũng cần phải phản ảnh dự án của Thiên Chúa, một dự án đă được
phác họa “bằng một sắc lệnh duy nhất cái nguồn gốc của Mẹ Maria và việc
Nhập Thể của Đức Khôn Ngoan thần linh” (71). Điều này chắc chắn là những
ǵ sẽ góp phần vào việc làm cho ḷng đạo đức đối với Người Mẹ của Chúa
Giêsu vững chắc hơn, và làm cho nó thành một dụng cụ hiệu nghiệm để đạt
được tất cả “kiến thức về Con Thiên Chúa, cho đến khi chúng ta trở nên
con người thành toàn, đạt tới tầm vóc trọn vẹn của chính Chúa Kitô” (Eph
4:13). Nó cũng sẽ góp phần vào vấn đề làm gia tăng việc tôn thờ xứng với
Chính Chúa Kitô, v́, theo tâm thức vĩnh viễn của Giáo Hội được lập lại
theo thẩm quyền của ḿnh trong thời đại của chúng ta đây (72), những ǵ
được ban cho vị nữ tỳ này đều liên quan tới Chúa; bởi thế, những ǵ được
ban cho Người Mẹ đều trở về với Người Con; … và v́ thế những ǵ được
dâng lên vị Nữ Vương như việc tôn kính khiêm hạ đều trở thành việc tôn
kính qui về cho Đức Vua” (73).
26. Chúng tôi thấy cần phải thêm vào việc đề cập tới chiều hướng
Kitô học của ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ này một nhắc nhở về việc làm
nổi bật một cách thích đáng nơi việc tôn sùng này đối với một trong
những sự kiện thiết yếu của Đức Tin đó là Ngôi Vị và hoạt động của Thánh
Linh. Thật vật, suy tư thần học và phụng vụ đă nhận thấy làm thế nào mà
việc Thần Linh ra tay thánh hóa Vị Trinh Nữ thành Nazarét này lại là
giây phút tột đỉnh của hoạt động Thần Linh trong lịch sử cứu độ. Bởi thế
một số vị Giáo Phụ và những văn hào của Giáo Hội chẳng hạn đă qui sự
thánh thiện nguyên thủy của Mẹ Maria cho hoạt động của Thần Linh, vị
thực sự đă “được Thánh Linh làm thành một loại bản chất mới và tạo vật
mới” (74). Khi suy niệm về các đoạn Phúc Âm – “Thánh Thần sẽ xuống trên
trinh nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ trinh nữ” (Lk 1:35) và
“Maria được thụ thai bởi Thánh Linh… Người đă thụ thai bởi Thánh Linh”
(Mt 1:18, 20) – các vị đă thấy nơi việc can thiệp của Thần Linh này tác
động thánh hiến và phong phú hóa đức trinh khiết của Mẹ Maria (75) và
biến đổi Mẹ thành “Nơi Ở của Đức Vua” hay “Hôn Pḥng của Lời” (76), “Đến
Thờ” hay “Nhà Tạm của Chúa” (77), “Ḥm Bia Giao Ước” hay “Ḥm Bia Thánh
Thiện” (78), những tước hiệu âm vang đầy những ư nghĩa thánh kinh. Khi
khảo sát sâu xa hơn nữa mầu nhiệm Nhập Thể, các vị thấy nơi mối liên hệ
nhiệm mầu này giữa Thần linh và Mẹ Maria một khía cạnh đầy mầu sắc hôn
phối, được Prudentius phác tả một cách thi ca rằng: “Vị Trinh Nữ chưa
thành hôn này được Thần Linh kết hôn” (79) và các vị gọi Mẹ là “Đến Thờ
của Thánh Linh” (80), một diễn tả nhấn mạnh đến tính chất linh thánh của
Vị Trinh Nữ này, bấy giờ là nơi vĩnh cư của Thần Linh Thiên Chúa. Đào
sâu vào tín lư về Đấng An Ủi, các vị thấy rằng xuất phát từ Ngài như từ
một nguồn tuôn tràn t́nh trạng đầy ân phúc (cf Lk 1:28) và dồi dào các
tặng ân điểm tô cho Mẹ. Bởi thế, các vị qui cho Thần Linh đức tin, đức
cậy và đức mến là những ǵ làm sinh động con tim của Vị Trinh Nữ này,
sức mạnh giúp Mẹ chấp nhận ư muốn của Thiên Chúa, và khí thế nâng đỡ Mẹ
chịu khổ đau dưới chân thập giá (81). Nơi bài ca vịnh tiên tri của ḿnh
(cf Lk 1:46-55), các vị đă thấy được một hoạt động đặc biệt của Thần
Linh là Đấng nói qua môi miệng của các vị tiên tri (82), Sau hết, khi
xét tới việc hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu ở Căn Thượng Lầu, nơi Thần Linh
đă ngự xuống trên Giáo Hội sơ khai (cf. Acts 1:12-14; 2:1-4), các vị làm
phong phú thêm bằng những khai triển mới đề tài xa xưa về Mẹ Maria và
Giáo Hội (83). Nhất là các vị chạy đến cùng việc chuyển cầu của Mẹ Maria
để xin Thần Linh khả năng sinh sản Chúa Kitô trong linh hồn của các vị,
như được chứng thực bởi Thánh Ildephonsus trong một lời nguyện cầu tuyệt
vời với tín lư của nó và có tính cách nguyện cầu quyền năng: “Con van
xin Mẹ, hỡi trinh Nữ thánh đức, hăy cho con có được Chúa Giêsu từ nơi
Thánh Linh là Đấng đă làm cho Mẹ sinh hạ Chúa Giêsu. Chớ ǵ linh hồn con
lănh nhận Chúa Giêsu nhờ Thánh Linh là Đấng làm cho xác thịt của Mẹ thụ
thai Chúa Giêsu… Chớ ǵ con yêu mến Chúa Giêsu trong Thánh Thần là Đấng
giúp Mẹ tôn thờ Chúa Giêsu là Chúa và nhín lên Người như là Con của Mẹ”
(84).
27. Vấn đề ở đây là ngày nay có nhiều sách vở thiêng liêng không
đủ chia sẻ tất cả tín lư về Thánh Linh. Nó là công việc của các chuyên
gia trong việc kiểm chứng và cân nhắc sự thật về chủ trương này, thế
nhưng nó cũng là việc chúng tôi muốn kêu gọi mọi người, nhất là những ai
thực hiện thừa tác mục vụ và các thần học gia, hăy suy niệm sâu xa hơn
về hoạt động của Thánh Linh trong lịch sử cứu độ, và hăy bảo đảm rằng
những sách vở thiêng liêng của Kitô giáo cần phải đề cao một cách xứng
hợp hoạt động ban sự sống của Ngài. Một cuộc nghiên cứu như thế sẽ đặc
biệt làm sáng tỏ mối liên hệ âm thầm giữa Thần Linh của Thiên Chúa với
Vị Trinh Nữ Nazarét, và cho thấy ảnh hưởng các vị có trên Giáo Hội. Từ
việc suy niệm sâu xa hơn này về những sự thật của Đức Tin mới xuất phát
một ḷng đạo hạnh sống động hơn.
28. Những thực hành đạo hạnhtín hữu tỏ ra tôn kính Người Mẹ của
Chúa cũng cần phải rơ ràng cho thấy vị thế Mẹ có ở trong Giáo Hội: “vị
thế cao nhất và gần chúng ta nhất sau Chúa Kitô” (85). Những dinh thự về
phụng vụ của lễ nghi Byzantine, cả về sự cấu tạo về kiến trúc cũng như
về việc sử dụng các h́nh ảnh, đều rơ ràng cho thấy vị trí của Mẹ Maria
trong Giáo Hội. Ở cửa chính gắn h́nh ảnh có tŕnh bày cánh Truyền Tin và
ở hậu cung là h́nh ảnh Mẹ Thiên Chúa vinh hiển. Như thế người ta thấy
cách thức qua việc đồng ư của người tỳ nữ khiêm hạ của Cúa, nhân loại
bắt đầu trở về cùng Thiên Chúa và thấy nơi vinh hiển của Vị Trinh Nữ
hoàn toàn thánh thiện đích điểm của cuộc họ hành tŕnh. Cái biểu hiệu
này ở một ngôi nhà thờ chứng tỏ cho thấy vị thế của Mẹ Maria trong mầu
nhiệm của Giáo Hội đầy những ư nghĩa và cho thấy lư do để hy vọng rằng
những h́nh thức khác nhau của việc tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ này có
thể là những ǵ cởi mở trước các quan niệm của Giáo Hội ở hết mọi nơi.
Tín hữu
sẽ có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn sứ vụ của Mẹ Maria trong mầu
nhiệm của Giáo Hội và vị thế đệ nhất của Mẹ trong mối hiệp thông các
thánh, nếu chú ư tới những qui chiếu của Công Đồng Chung Vaticanô II về
những quan niệm căn bản đối với bản chất của Giáo Hội như là Gia Đ́nh
của Thiên Chúa, của Dân Chúa, của Vương Quốc Thiên Chúa và của Nhiệm Thể
Chúa Kitô (86). Điều này sẽ giúp cho tín hữu ư thức sâu xa hơn về một
thứ t́nh huynh đệ liên kết tất cả họ lại như là những đứa con trai con
gái của Trinh Nữ Maria, “vị đă cộng tác bằng t́nh yêu của một người mẹ
vào việc tái sinh của họ và h́nh thành thiêng liêng của họ” 987), và như
là những đứa con trai con gái của Giáo Hội, v́ “chúng ta được sinh ra từ
ḷng Giáo Hội, chúng ta được nuôi dưỡng bằng sữa của Giáo Hội, chúng ta
được Thần Linh của Giáo Hội ban cho sự sống” (88). Họ cũng sẽ nhận thấy
rằng cả Giáo Hội và Mẹ Maria đều hợp tác sinh hạ Nhiệm Thể Chúa Kitô, v́
“cả hai đều là Mẹ của Chúa kitô, thế nhưng khong ai sinh hạ toàn thân mà
lại không có nhau” (89). Cũng thế, tín hữu sẽ cảm nhận rơ ràng hơn nữa
là tác động của Giáo Hội trên thế giới này có thể giống như là một thứ
kéo dài mối quan tâm của Mẹ Maria. T́nh yêu thương chủ động Mẹ tỏ ra ở
Nazarét, nơi nhà bà Isave, ở Cana và trên đồi Golgotha – tất cả những
giai đoạn cứu độ đều có tầm vóc giáo hội rất quan trọng – được kéo dài
nơi mối quan tâm từ mẫu của Giáo Hội về việc tất cả mọi người cần phải
nhận biết chân lư (cf 1Tim 2:4), nơi mối quan tâm của Giáo Hội đối với
thành phần sống trong hoàn cảnh thấp hèn cũng như đối với thành phần
nghèo khổ yếu kém, và nơi việc liên lỉ dấn thân của Giáo Hội cho ḥa
b́nh và việc sống ḥa hợp trong xă hội, cũng như nơi những nỗ lực liên
lỉ của Giáo Hội trong việc bảo đảm rằng tất cả mọi người được thông phần
vào ơn cứu độ được mang lại cho họ nhờ cái chết của Chúa Kitô. Như thế
t́nh yêu mến đối với Giáo Hội sẽ trở thành ḷng mến yêu đối với Mẹ
Maria, và ngược lại, v́ bên này không thể tách khỏi bên kia, như Thánh
Chromatius ở Aquileia đă nhận định một cách sâu xa rằng: “Giáo Hội đă
liên kết… ở Căn Thượng Lầu với Mẹ Maria Mẹ Chúa Giêsu và với anh em của
Người, Bởi thế Giáo Hội không thể được nói tới như thế nếu Giáo Hội
không bao gồm Mẹ Maria là Mẹ của Chúa chúng ta, cùng với anh em của
Người” (90). Bởi thế, tóm lại, chúng tôi muốn lập lại rằng việc tôn
sùng đối với Đức Trinh Nữ cần phải hiển nhiên cho thấy nội dung sâu xa
và giáo hội của nó, nhờ đó nó mới có thể cải cách được những h́nh thức
và những văn bản một cách thích đáng.
Đoạn
Hai
Bốn
Chỉ Dẫn
cho Việc Sùng Kính
Đức Trinh Nữ:
Tính Cách Thánh Kinh, Phụng
Vụ,
Đại
Kết và Nhân Loại
Học
29. Những quan tâm trên đây xuất phát từ việc cứu xét về mối liên
hệ của trinh Nữ Maria với Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần – cũng như
với Giáo Hội. Theo đường lối được giáo huấn của Công Đồng vạch vẽ (91),
chúng tôi muốn thêm vào một số những chỉ dẫn nữa theo Thánh kinh, phụng
vụ, đại kết và nhân loại học. Những chỉ dẫn này cần phải lưu ư ở bất cứ
việc cải tổ nơi những thựa hành đạo đức hay nơi việc tạo nên những thực
hành mới, để nhấn mạnh và đề cao mối liên hệ thắt kết chúng ta với Mẹ là
Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ của chúng ta trong mối hiệp thông các thánh.
30. Ngày nay cần phải nh́n nhận như là một nhu cầu chung nơi ḷng
đạo đức của Kitô giáo đó là hết mọi h́nh thức thờ phượng đều phải có dấu
vết thánh kinh. Việc tiến bộ đạt được nơi những nghiên cứu về thánh kinh,
việc phổ biến Thánh Kinh mỗi ngày một hơn, và nhất là mẫu gương của
Truyền Thống cùng tác động nội tại của Thánh Linh đang có khuynh hướng
làm cho Kitô giáo tân tiên sử dụng Thánh Kinh hơn bao giờ hết như là một
cuốn sách cầu nguyện căn bản, và kín múc được từ đó ơn soi động chân
thực cũng như những mẫu gương cao cả nhất. Việc sùng kính Đức Trinh Nữ
cũng không thể được châm chước khỏi chiều hướng chung này của ḷng đạo
đức Kitô giáo (92); thật vậy, nó cần phải kín múc hứng khởi một cách đặc
biệt từ chiều hướng này để có được sinh lực mới và sự trợ giúp vững chắc.
Nơi việc tŕnh bày tuyệt vời dự án của Thiên Chúa đối với ơn cứu độ của
con người, Thánh Kinh tràn đầy những mầu nhiệm về Đấng Cứu Thế, và từ
Sách Khởi Nguyên đến Sách Khải Huyền, cũng chất chứa những qui chiếu rơ
ràng đến vị là Mẹ và là cộng tác viên của Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, chúng
tôi không muốn dấu vết thánh kinh này chỉ là một thứ chuyên cần sử dụng
đến các bản văn cùng với những biểu hiệu được chọn lựa một cách khéo léo
từ Thánh Kinh. Cần phải hơn thế nữa. Điều cần thiết ở đây đó là những
sách kinh nguyện và ca nguyện cần phải lấy cảm hứng và lời lẽ của ḿnh
từ Thánh Kinh, và nhất là việc tôn sùng vị Trinh Nữ này cần phải được
thấm nhuần những đề tài trọng đại từ sứ điệp Kitô giáo. Điều này sẽ bảo
đảm rằng, khi họ tôn kính Ngai Ṭa của Đức Khôn Ngoan này, th́ ngược lại,
tín hữu sẽ được soi sáng bởi lời thần linh, và được soi động để sống
cuộc đời của ḿnh theo những chỉ thị của Đức Khôn Ngoan Nhập Thể.
31. Chúng tôi đă nói về việc tôn kính được Giáo Hội giành cho
Người Mẹ của Thiên Chúa trong việc cử hành phụng vụ thánh. Tuy nhiên,
khi nói tới những h́nh thức tôn sùng khác cùng với những tiêu chuẩn mà
những h́nh thức tôn sùng này cần phải dựa vào, chúng tôi muốn nhắc lại
tiêu chuẩn được đề ra trong Hiến Chế Sacrosanctum Concilium về Phụng Vụ
Thánh. Văn kiện này, trong khi nhiệt t́nh chuẩn nhận những việc thựa
hành đạo đức của dân Kitô giáo, đă tiếp tục nói rằng: “… tuy nhiên,
những việc tôn sùng này, bằng việc lưu ư tới những mùa phụng vụ, cần
phải được sắp xếp để làm sao ḥa hợp với phụng vụ thánh. Chúng phải làm
sao để có thể cảm thấy hứng khởi từ phụng vụ, và v́ vai tṛ đệ nhất của
phụng vụ thánh, chúng phải hướng dân Kitô giáo về phụng vụ thánh” (93).
Mặc dù đó là một qui luật khôn ngoan và minh bạch, nhưng việc áp dụng
qui luật này không phải là một vấn đề dễ dàng, nhất là liên quan tới
những việc tôn sùng Thánh Mẫu, những việc rất khác nhau về những bày tỏ
chính thức của chúng. Đối với phần vụ của trhành phần lănh đạo nơi các
cộng đồng địa phương th́ điều cần đó là nỗ lực, cảm quan mục vụ và sự
kiên tŕ, c̣n phần tín hữu cần phải tỏ ra s8ăn sàng chấp nhận những điều
hướng dẫn và tư tưởng được rút tỉa từ bản chất đích thực từ việc tôn thờ
của Kitô giáo; đôi khi điều nàykhiến phải thay đổi những tục lệ lâu đời
đă trở nên lu mờ một cách nào đó trước bản chất thực sự của việc tôn thờ
Kitô giáo này.
Theo
chiều hướng này, chúng tôi muốn đề cập tới hai thái độ mà theo thực hành
mục vụ có thể vô hiệu hóa tiêu chuẩn này của Công Đồng Chung Vaticanô
II. Trước hết có một số người quan tâm tới việc chăm sóc các linh hồn,
thành phần khinh thường một cách chủ quan những việc tôn sùng của ḷng
đạo đức có những h́nh thức đúng đắn đă được khuyến khích bởi huấn quyền,
thành phần loại trừ chúng và v́ thế tạo nên một thứ trống rỗng không
được họ viên trọn. Họ quên rằng Công Đồng này đă nói là những việc tôn
sùng của ḷng đạo đức nào ḥa hợp với phụng vụ th́ không được dẹp bỏ.
Sau nữa, có những người, không căn cứ vào những tiêu chuẩn lành mạnh về
phụng vụ và mục vụ, đă pha trộn những việc thực hành đạo đức với những
tác động phụng vụ nơi những cử hành lai căng. Đôi khi xẩy ra là những
tuần chín ngày hay những việc thực hành tương tự được xen kẽ vào chính
việc cử hành Hy Tế Thánh Thể. Điều này là những ǵ tạo nên sự nguy hiểm
ở chỗ Lễ Nghi Tưởng Niệm về Chúa, thay v́ là tột đỉnh của việc qui tụ
của cộng đồng Kitô hữu, lại thực sự trở thành dịp thực hành việc sùng
kính. Đối với những ai làm như thế, chúng tôi muốn nhắc lại qui luật
được đề ra bởi Công Đồng này, qui định rằng những việc thực hành của
ḷng đạo đức cần phải ḥa hợp với phụng vụ chứ không được tháp nhập vào
phụng vụ. Hành động khôn khéo của mục vụ, một đàng cần phải vạch ra và
nhấn mạnh đến bản chất thích đáng của các tác động phụng vụ, đàng khác,
cần phải đề cao gaí trị của những thực hành của ḷng đạo đức để thích
ứng chúng với các nhu cầu của những cộng đồng riêng trong Giáo Hội và
làm cho chúng trở thành những trợ giúp sáng giá cho phụng vụ.
32. V́ tính chất giáo hội của ḿnh, việc tôn sùng Đức Trinh Nữ là
những ǵ phản ảnh các mối bận tâm của chính Giáo Hội. Trong những mối
bận tâm này, nhất là trong thời đại của chúng ta đây, đó là niềm tha
thiết của Giáo Hội đối với việc tái thiết mối hiệp nhất Kitô giáo. V́
thế, việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa cũng ḥa hợp với những ước muốn sâu
xa và mục đích của phong trào đại kết, tức là có chiều kích đại kết. Sở
dĩ như vậy là v́ một số lư do.
Trước
hết, trong việc tôn kính bằng một ḷng đặc biệt yếu mến Người Mẹ Thiên
Chúa vinh hiển và trong việc tuyên xưng Mẹ là “Niềm Hy Vọng của Kitô hữu”
(94), người Công Giáo liên kết ḿnh với những người anh chị em thuộc các
Giáo Hội Chính Thống là những giáo hội có ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ
qua những bộc lộ của ḿnh nơi thi ca tuyệt vời cũng như nơi tín lư vững
chắc. Người Công Giáo cũng liên kết với tín hữu Anh Giáo, một cộng đồng
có những thần học gia cổ điển đă chú trọng tới nền tảng lành mạnh từ
thánh kinh đối với ḷng sùng kính Người Mẹ của Chúa, và những thần học
gia ngày nay đang càng ngày càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vị thế
Mẹ Maria nơi đời sống của Kitô hữu. Khi chúc tụng Thiên Chúa bằng chính
những lời của Vị trinh Nữ này (cf Lk 1:46-55), người Công Giáo cũng liên
kết với anh chị em thuộc các Giáo Hội Cải Cách vốn triển nữ ḷng yêu
chuộng Thánh Kinh.
Đối với
những tín hữu Công Giáo, việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa Kitô và là
Người Mẹ của Kitô hữu cũng là một cơ hội theo tự nhiên và thường xuyên
trong việc xin Mẹ chuyển cầu cùng Con Mẹ cho việc đạt được mối hiệp nhất
của toàn thể thành phần lănh nhận phép rửa trong một Dân Chúa duy nhất
(95). Tuy nhiên, chiều kích đại kết nơi việc tôn sùng Thánh Mẫu được tỏ
ra nơi ước muốn của Giáo Hội Công Giáo, cho dù không được lệch ra khỏi
tính chất đặc thù của việc tôn sùng này (96), cũng phải hết sức cẩn thận
để tránh đi bất cứ những thái quá có thể khiến cho anh chị em Kitô hữu
khác hiểu lầm về tín lư chân thực của Giáo Hội Công Giáo (97). Cũng thế,
Giáo Hội mong muốn rằng cần phải loại trừ bất cứ bày tỏ nào nơi việc
sùng kính có tính cách ngược lại với việc thực hành đúng đắn của Công
giáo.
Sau hết,
v́ theo tự nhiên nơi việc thực sự sùng kính Đức Trinh Nữ “Người Con cần
phải được nhận biết, yêu mến và tôn vinh một cách xứng đáng… khi Người
Mẹ được kính tôn” (98), mà việc tôn sùng như thế là một đường lối đến
cùng Chúa Kitô là nguồn mạch và là tâm điểm của mối hiệp thông giáo hội,
một mối hiệp thông mà tất cả những ai công khai tuyên xưng rằng Người là
Thiên Chúa và là Chúa, là Đấng Cứu Thế và là vị trung Gian duy nhất (cf.
1Tim 2:5), đều được kêu gọi nên một, với nhau, với Chúa Kitô và với Cha
trong sự hiệp nhất của Thánh Linh (99).
33. Chúng tôi nhận thấy rằng có những khác nhau hệ trọng giữa ư
nghĩ của nhiều anh chị em của chúng ta ở những Giáo Hội và những cộng
đồng giáo hội khác với tín lư Công giáo về “vai tṛ của Mẹ Maria trong
công cuộc cứu độ” (100). Bởi thế cũng có những ư nghĩ khác nhau về việc
tôn sùng cần phải được tỏ ra với Mẹ. Tuy nhiên, v́ cùng một quyền năng
của Đấng Tối Cao đă bao phủ Vị Trinh Nữ Nazarét này (cf Lk 1:35) và là
quyền năng ngày nay đang hoạt động trong phong trào đại kết và làm cho
phong trào này sinh hoa kết trái, chúng tôi muốn bày tỏ niềm tin tưởng
của chúng tôi là việc tôn sùng đối với người tỳ nữ thấp hèn của Chúa, Vị
đă được Đấng Toàn Năng thực hiện những điều cao trọng (cf Lk 1:49), sẽ
trở nên, cho dù một cách chậm chạp, không phải là một chướng ngại mà là
một đường lối và là một tu 5 điểm cho mối hiệp nhất của tất cả những ai
tin vào Chúa Kitô. Chúng tôi thực sự cảm thấy hân hoan khi thấy rằng cả
ở nơi những người anh chị em ly khai của chúng tôi việc hiểu biết hơn về
vị thế của Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội đang
là những ǵ thuận lợi cho con đường dẫn đến mối hiệp nhất. Như ở Cana,
việc can thiệp của Đức Trinh Nữ đă làm cho Chúa Kitô thực hiện phép lạ
đầu tiên của Người (cf Jn 2:1-12) thế nào, th́ ngày nay cũng thế, việc
can thiệp của Mẹ có thể giúp mang lại việc hiện thực hóa thời điểm thành
phần môn đệ của Chúa Kitô sẽ t́m lại được mối hiệp thông trọn vẹn trong
đức tin. Niềm hy vọng này của chúng tôi được củng cố bởi lời nhận định
của vị tiền nhiệm Lêô XIII của chúng tôi, vị đă viết rằng nguyên do của
mối hiệp nhất Kitô giáo “liên quan một cách thích đáng với vai tṛ làm
mẹ thiêng liêng của Đức Maria. V́ Mẹ Maria đă không sinh ra và không thể
nào sinh ra những ai thuộc về Chúa Kitô, nếu không bằng một đức tin duy
nhất và t́nh yêu duy nhất: v́ ‘phải chăng Chúa Kitô bị chia cắt?’ (1Cor
1:13) Tất cả chúng ta đều phải cùng nhau sống sự sống của Chúa Kitô, nhờ
đó trong cùng một thân thể duy nhất, ‘chúng ta có thể sinh hoa kết trái
cho Thiên Chúa’ (Rm 7:4)’” (101).
34. Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ cũng cần phải cẩn thận chú ư tới
một số khám phá mới về khoa học nhân bản. Điều này giúp loại trừ một
trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn xẩy ra trong việc tôn sùng
Người Mẹ của Chúa, tức là cái trái nghịch giữa một số khía cạnh của việc
tôn sùng này với những khám phá mới về nhân loại học cùng với những thay
đổi sâu xa nơi lănh vực tâm lư xă hội là lănh vực theo đó con người sinh
sống và hoạt động. H́nh ảnh về Đức Trinh Nữ được tŕnh bày theo một kiểu
mẫu nào đó nơi văn chương sùng mộ không phải là những ǵ dễ dàng ḥa hợp
với lối sống của ngày hôm nay, nhất là cách thức sống của phụ nữ ngày
nay. Ở nhà, vấn đề b́nh đẳng và tương đương với nam nhân trong việc điều
hành gia đ́nh đang được luật pháp cùng với vấn đề tiến hóa của tập tục
chính đáng nh́n nhận. Nơi lănh vực chính trị, phụ nữ ở nhiều quốc gia
nắm giữ vị thế cân bằng với vị thế của nam nhân. Ở lănh vực xă hội, phụ
nữ làm việc ở hết mọi nghành nghề khác nhau, hằng ngày xa rời hơn nữa
với môi trường hạn hẹp trong gia đ́nh. Ở lănh vực văn hóa, những cơ hội
mới đang được mở ra cho nữ giới trong việc nghiên cứu khoa học và những
hoạt động về tri thức.
Từ những hiện tượng này, một số người đang trở nên tỉnh ngộ trước việc
tôn sùng Đức Trinh Nữ và cảm thấy khó noi gương bắt chước người nữ Maria
Nazarét v́ những chân trời cuộc đời của Mẹ, như họ nói, như thể bị hạn
hẹp so với lănh vực hoạt động bao rộng mở ra cho nhân loại ngày nay. Về
vấn đề này, chúng tôi kêu gọi các thần học gia, những người có trách
nhiệm với những cộng đồng Kitô hữu địa phương và chính thành phần tín
hữu hăy xem xét những khó klhăn này một cách cẩn thận. Đồng thời chúng
tôi muốn lợi dụng dịp này để cống hiến việc đóng góp riêng của chúng tôi
vào vấn đề giải quyết những khó khăn ấy bằng một số nhận định sau đây.
35. Trước hết, Trinh Nữ Maria bao giờ cũng được Giáo Hội nêu lên
cho thành phần tín hữu như là một mẫu gương cần phải noi theo bắt chước,
không phải chính xác như loại đời sống của Mẹ, nhất là đối với bối cảnh
về văn hóa xă hội Mẹ sống, một bối cảnh ngày nay khó thấy ở bất cứ nơi
nào. Mẹ được nêu gương cho thành phần tín hữu thật ra là v́ đường lối Mẹ
hoàn toàn ư thức chấp nhận ư muốn của Thiên Chúa (cf Lk 1:38) nơi cuộc
sống riêng biệt của Mẹ, v́ Mẹ nghe lời Chúa và đáp ứng, và v́ đức bác ái
và tinh thần phục vụ là động lực cho các hành động của Mẹ. Mẹ xứng đáng
bắt chước v́ Mẹ là môn đệ trên hết và tuyệt nhất của Chúa Kitô. Tất cả
những điều ấy đều có một giá trị mô phạm vĩnh viễn và phổ quát.
36. Sau nữa, chúng tôi muốn vạch ra rằng những khó khăn được ám
chỉ trên đây là những khó khăn liên hệ chặt chẽ với những khía cạnh về
h́nh ảnh của Mẹ Maria được thấy nơi những bản văn phổ thông. Chúng không
liên hệ với h́nh ảnh Phúc Âm về Mẹ Maria hay với những dữ kiện tín lư là
những ǵ trở nên rơ ràng qua một tiến tŕnh chậm răi và tỉ mỉ của việc
rút tỉa từ Mạc Khải. Cần phải coi là hoàn toàn b́nh thường đối với các
thế hệ theo nhau của Kitô hữu ở những môi trường văn hóa xă hội khác
nhau trong việc bày tỏ những cảm thức của ḿnh về Người Mẹ của Chúa
Giêsu bằng những đường lối và cách thức phản ảnh thời đại của họ. Trong
việc chiêm ngưỡng Mẹ Maria và sứ vụ của Mẹ, những thế hệ Kitô hữu khác
nhau này, khi nh́n lên Mẹ như Người Nữ Mới và là Kitô Hữu trọn hảo, đă
thấy nơi Mẹ như là trinh nữ, là người phối ngẫu và là mẹ, kiểu mẫu trổi
vượt về vai tṛ nữ giới và mẫu gương nổi bật về cuộc đời sống theo Phúc
Âm và gồm tóm những t́nh trạng đặc biệt nhất của đời sống một người phụ
nữ. Khi Giáo Hội lưu tâm tới lịch sử dài về việc tôn sùng Thánh Mẫu,
Giáo Hội hân hoan trước việc liên tục của yếu tố sùng bái nơi việc tôn
sùng này, nhưng Giáo Hội không liên kết ḿnh với bất cứ việc bày tỏ đặc
biệt nào của một giai đoạn văn hóa riêng hay với những ư nghĩ đặc biệt
nào về nhân loại học nằm dưới những bày tỏ như thế. Giáo Hội hiểu rằng
một số bày tỏ bề ngoài về tôn giáo, cho dù hoàn toàn tự ḿnh có giá trị,
cũng ít thích đáng với con người nam nữ ở những thời đại và văn hóa khác
nhau.
37. Sau hết, chúng tôi muốn vạch ra cho thấy rằng thời đại của
chúng ta, không thua ǵ những thời trước kia, được kêu gọi chứng thực
kiến thức của ḿnh về thực tại bằng lời Chúa, và, trong việc giữ cho vấn
đề quan tâm được hiện đại, so sánh những ư nghĩ về nhân loại học của nó
cùng với những vấn đề xuất phát từ đó với h́nh ảnh về Trinh Nữ Maria như
được tŕnh bày trong Phúc Âm. Việc đọc Thánh Kinh thần linh, được thực
hiện theo Thánh Linh hướng dẫn, và với những khám phá về các khoa nhân
bản học cùng với những t́nh trạng khác nhau trên thế giới hôm nay đang
được chú ư tới, sẽ giúp chúng ta thấy được cách thức Mẹ Maria có thể
được coi như là một tấm gương cho những niềm mong đợi của con người nam
nữ thuộc thời đại của chúng ta. Bởi vậy, người phụ nữ tân tiến, nhiệt
t́nh tham dự vào quyền quyết định nơi những sự vụ của cộng đồng, sẽ sâu
xa hân hoan chiêm ngưỡng Mẹ Maria là vị, được đối thoại với Thiên Chúa,
đă tỏ ra chủ động và sáng suốt chấp nhận (102), không phải để giải quyết
một vấn đề ngẫu nhiên, mà là cho “một biến cố có tầm vóc hệ trọng toàn
cầu”, như biến cố Lời Nhập Thể đă đáng được gọi như thế (103). Người phụ
nữ tân tiến sẽ cảm nhận rằng việc chọn lựa sống đời khiết trinh, một thứ
khiết trinh theo dự án của Thiên Chúa đă sửa soạn cho Mẹ đón nhận mầu
nhiệm Nhập Thể, không phải là một thứ loại trừ bất cứ giá trị nào của
đời sống hôn nhân mà là một chọn lựa can đảm Mẹ thực hiện để thánh hiến
ḿnh hoàn toàn cho t́nh yêu Thiên Chúa. Người phụ nữ tân tiến sẽ bỡ ngỡ
hỉ hoan nhận thấy rằng Đức Maria Nazarét, trong lúc hoàn toàn hiến thân
theo ư muốn của Thiên Chúa, vẫn không phải chỉ là một phụ nữ rụt rè
thuần phục hay là một con ngườicó ḷng đạo hạnh có khuynh hướng xa rời
với những người khác; trái lại, Mẹ là một người nữ không ngần ngại loan
báo rằng Thiên Chúa bênh đỡ người khiêm hạ và người bị áp bức, và hạ bệ
thành phần quyền uy trên thế gian này (cf Lk 1;51-53). Người phụ nữ tân
tiến sẽ nhận thấy nơi Mẹ Maria, vị “nổi bật trong thành phần nghèo khó
và khiêm hèn của Chúa” (104), một phụ nữ quyền năng, vị trải qua cảnh
nghèo khổ và đau khổ, trốn lánh và lưu đầy (cf Mt 2:13-23). Đó là những
trường hợp không thể nào thoát được sự chú ư của những ai muốn ủng hộ,
theo tinh thần Phúc Âm, những năng lực giải phóng của con người và của
xă hội. Và Mẹ Maria sẽ xuất hiện không phải như là một Người Mẹ chỉ hoàn
toàn quan tâm tới Người Con thần linh của riêng Mẹ, mà là như một người
nữ thực hiện những hoạt động để giúp vào việc củng cố đức tin nơi Chúa
Kitô của cộng đoàn tông đồ (cf Jn 2:1-12), và là người nữ có vai tṛ làm
mẹ được mở rộng và trở nên phổ quát trên Đồi Canvê (105). Đó chỉ là
những thí dụ, những thí dụ rơ ràng cho thấy rằng h́nh ảnh Đức Trinh Nữ
này không làm vỡ mộng bất cứ niềm mong đợi sâu xa nào của con người nam
nữ trong thời đại của chúng ta, nhưng cống hiến cho họ một mô phạm hoàn
hảo về người môn đệ của Chúa: một người môn đệ trong khi xây dựng thành
đô trần gian và tạm gửi này vẫn là một kẻ lữ hành chuyên chăm hướng về
thành đô thiên quốc và vĩnh cửu; thế nhưng, trên hết, một người môn đệ
là nhân chứng chủ động cho một t́nh yêu kiến tạo nên Chúa Kitô nơi cơi
ḷng của dân chúng.
38. Trong việc
cống
hiến những
hướng
dẫn này, những
hướng
dẫn có ư làm cho thuận
lợi vấn
đề
phát triển một
cách ḥa hợp
của việc
tôn sùng Người
Mẹ này của
Chúa, chúng tôi coi là cơ hội
thuận
lợi
để
lưu
ư một số
những
thái
độ
đạo
đức
không
đúng
đắn.
Công
Đồng
Chung Vaticanô II
đă lấy
thẩm
quyền bác bỏ
cả
những ǵ thái quá về
nội
dung và h́nh thức là những
ǵ thậm
chí làm sai lạc tín lư lẫn
những
ǵ thiển cận
làm lu mờ
́nh
ảnh và sứ
vụ
của Mẹ
Maria. Công
Đồng
cũng bác bỏ
một
số những
lệch
lạc về
việc
tôn sùng, chẳng hạn
như
sự nhẹ
dạ
có tính cách phù phiếm, một
thứ
cả tin, thay thế
cho niềm
tin cậy, chỉ
thuần
dựa vào những
thực
hành bề ngoài
để
chứng
tỏ việc
trịnh
trọng dấn
thân. Một
lệch lạc
khác
đó
là tính cách cảm t́nh cằn
cỗi
và chóng phai tàn, rất xa lạ
với
một thứ
tinh thần
của Phúc Âm
đ̣i
phải
tỏ ra hành
động
kiên tŕ và cụ
thể (106). Chúng tôi tái khẳng
định
việc
Công
Đồng bài bác những
thái
độ
và thực hành như
thế.
Chúng không hợp với
Đức
Tin Công Giáo và v́ thế chúng không
được
có chỗ
đứng trong việc
tôn thờ
của Công giáo. Việc
thận
trọng bênh vực
chống
lại những
sai lầm
và lệch lạc
ấy
sẽ là những
ǵ mang lại
cho việc tôn sùng
Đức
Trinh Nữ
thêm vững mạnh
và thêm chân thực.
Nó sẽ làm cho việc
tôn sùng này có một
nền tảng
vững
chắc,
ở
chỗ
việc học
hỏi
những nguồn
Mạc
Khải và việc
chú trọng
tới những
văn
kiện của
huấn
quyền sẽ
vượt
trên việc nghiên cứu
thái quá
để
t́m kiếm những
ǵ là mới
mẻ hay hiện
tượng
phi thường. Nó sẽ
bảo
đảm rằng
việc
tôn sùng này là những ǵ khách quan theo nhận
định về
lịch
sử của
nó, và v́ lư do
ấy
cần phải
loại
trừ
đi
hết
những ǵ tỏ
tường
là hoàng
đường hay sai lầm.
Nó sẽ
bảo
đảm
rằng
việc tôn sùng này có một
nội dung tín lư phù hợp
– v́ thế cần
phải
tránh việc tŕnh bày một
chiều
về h́nh
ảnh
của
Mẹ Maria, việc
tŕnh bày, v́ thái quá nhấn mạnh
đến
một yếu
tố
duy nhất, gây tác hại
đến
h́nh
ảnh chung về
Mẹ
trong Phúc Âm. Nó sẽ làm cho việc
tôn sùng này minh bạch
về
động
lực
của nó, v́ thế,
hết
những ǵ là tư
lợi
bất xứng
đều
được cẩn
thận
loại bỏ
khỏi
phạm vi của
những
ǵ là linh thánh.
39. Sau hết,
v́ cần
thiết chúng tôi muốn
lập
lại rằng
mục
đích tối
hậu
của việc
tôn sùng
Đức
Trinh Nữ
đó
là tôn vinh Thiên Chúa và dẫn Kitô hữu
tới
việc dấn
thân sống
đời hoàn toàn hợp
với
ư muốn của
Ngài. Khi con cái của
Giáo Hội hiệp
nhất
tiếng nói của
ḿnh với
tiếng nói của
một
người phụ
nữ
vô danh trong Phúc Âm và tôn vinh Người
Mẹ
của Chúa Giêsu mà thưa
cùng Người rằng:
“Phúc thay ḷng
đă
cứu mang Thày và vú
đă
cho Thày bú” (Lk 11:27), họ
sẽ
cảm thấy
suy nghĩ
trước câu trả
lời
trang trọng của
Vị
Thày Thần Linh này: “Phúc hơn
cho kẻ nghe lời
Thiên Chúa và tuân giữ” (Lk 11:28). Thật
sự
là câu trả lời
đây
tự nó là lời
ca ngợi
Mẹ Maria một
cách sống
động, như
những
vị Giáo Phụ
khác nhau trong Giáo Hội
đă
giải
thích (107) và Công
Đồng Chung Vaticanô II
đă
khẳng
định
(108), câu trả
lời này dù sao cũng
là lời
khuyên răn chúng ta hăy sống
cuộc
đời của
ḿnh theo các giới
răn của
Thiên Chúa. Nó cũng
là một âm vang về
những
lời khác của
Chúa Cứu
Thế: “Không phải
ai nói cùng Tôi rằng:
‘Lạy Chúa, Lạy
Chúa’
đều
sẽ
được
vào nước
trời, nhưng
là người
làm theo ư muốn của
Cha Tôi là
Đấng
ở trên trời”
(Mt 7:21); và “các con là bạn hữu
của
Thày nếu các con làm những
ǵ Thày truyền
cho các con” (Jn 15:14).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19740202_marialis-cultus_en.html
Dẫn Nhập
Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Tân
Phụng Vụ
Việc Canh Tân Tôn Sùng Mẹ Maria
Việc Tôn Sùng Mẹ Maria: Kinh Truyền Tin và
Kinh Mân Côi
Kết Luận
Lời Kết |
|