Tông Hun ca Đức Thánh Cha Phaolô VI

MARIALIS CULTUS

Chiu Hướng Đúng Đắn và Vn Đề Phát Trin ca Việc Sùng Kính Đức Trinh N Maria

Cùng Tt C Chư V Giám Mc trong B́nh An và Hip Thông vi Ṭa Thánh

Ngày 2/2/1974


 

PHN BA

 

Nhng Nhn Định v Hai Vic Thc Hành Đạo Đức: Kinh Truyn Tin và Kinh Mân Côi

 

40.       Chúng tôi đă nói đến một số những nguyên tắc có thể giúp vào việc cống hiến sinh lực mới cho việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa. Giờ đây tùy ở các hội đồng giám mục, tùy ở những ai có trách nhiệm với các cộng đồng địa phương và tùy ở các hội ḍng khác nhau trong việc khôn ngoan cải tiến những việc thực hành và thi hành ḷng đạo đức để tôn kính Đức Trinh Nữ, cũng như trong việc phấn khích động lực sáng tạo nơi những ai, qua cảm hứng đạo đức thực sự hay cảm quan về mục vụ, muốn thiết lập những h́nh thức mới của ḷng đạo đức. Tuy nhiên, v́ những lư do khác nhau, chúng tôi cảm thấy thật là thích hợp để lưu tâm đến hai việc thực hành ở đây, những việc thực hành được thịnh hành ở Tây phương, và là những việc thực hành được Ṭa Thánh đây đă bày tỏ mối quan tâm ở những dịp khác nhau, đó là Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi.

 

Kinh Truyn Tin

 

41.       Những ǵ chúng tôi cần phải nói về Kinh Truyền Tin đều chỉ là một lời kêu gọi đơn thành nhưng thiết tha là hăy tiếp tục việc nguyện kinh truyền thống này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể. Kinh Truyền tin này không cần phải được cải tiến, v́ cấu trúc đơn sơ của nó, tính chất thánh kinh của nó, nguồn gốc lịch sử của nó là những ǵ liên kết nó với lời cầu cho ḥa b́nh và an toàn, và nhịp điệu bán phụng vụ của nó trong việc thánh hóa những giây phút khác nhau trong ngày, và v́ nó nhắc nhở chúng ta về Mầu Nhiệm Vượt Qua, trong đó, khi nhắc lại biến cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa, chúng ta cầu xin để chúng ta được đến vinh hiển phục sinh của Người qua cuộc khổ nạn và thập giá của Người” (109).  Những yếu tố này bảo đảm rằng Kinh truyền tin mặc dù trải qua các thế kỷ vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn và tính cách mới mẻ tinh tuyền. Thật sự là có một số tập tục theo truyền thống gắn liền với việc nguyện Kinh Truyền Tin đă biến mất hay chỉ có thể tiếp tục một cách khó khăn trong đời sống tân tiến. Thế nhưng đó là những yếu tố bên lề. Giá trị của việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể của Lời, của lời chào Vị Trinh Nữ, và của chạy đến cùng việc chuyển cầu nhân hậu của Mẹ vẫn là những ǵ không thay đổi. Và bất chấp những điều kiện đổi thay của thời gian, đối với phần lớn dân chúng th́ vẫn không đổi thay các giai đoạn đặc biệt trong ngày sống – sáng, trưa và tối – những giai đoạn đánh dấu các thời điểm hoạt động của họ và làm thành một lời mời gọi hăy dừng lặng nguyện cầu.

 

Kinh Mân Côi

 

42.       Chư Huynh khả kính, giờ đây chúng tôi muốn tập trung chốc lát vào việc canh tân của việc thực hành đạo đức đă từng được gọi là “tổng lược toàn thể Phúc Âm” (110), đó là Kinh Mân Côi. Về kinh nguyện này, các vị tiền nhiệm của chúng tôi đă hết sức chú trọng và chăm sóc. Trong nhiều dịp, các vị đă kêu gọi lần hạt thường xuyên, đă khuyến khích phổ biến kinh nguyện này, đă giải thích bản chất của nó, đă công nhận tính chất thuận hợp của nó trong việc nuôi dưỡng việc cầu nguyện chiêm niệm – việc cầu nguyện vừa ca ngợi vừa thỉnh nguyện – và đă nhắc lại tính chất hiệu nghiệm nội tại của nó trong việc cổ vơ sống đời Kitô hữu và dấn thân làm việc tông đồ.

 

Cả chúng tôi nữa, từ buổi triều kiến chung đầu tiên trong giáo triều của ḿnh vào ngày 13/7/1963, đă cho thấy việc chúng tôi rất trân trọng đối với việc thực hành đạo đức đối với Kinh Mân Côi này (1110. Từ đó, chúng tôi đă đề cao giá trị của nó ở nhiều dịp khác nhau, một số dịp b́nh thường, một số dịp trọng đại. Bởi thế, ở vào một thời điểm của thống khổ và bất ổn, chúng tôi đă ban hành Tông Thư Christi Matri (15/9/1966), để xin nguyện cầu cùng Đức Mẹ Mân Côi và van nài cùng Thiên Chúa tặng ân ḥa b́nh cao cả (112). “Chúng tôi lập lại lời kêu gọi này trong Tông Huấn Recurrens mensis October (7/10/1969), trong đó chúng tôi cũng tưởng nim 400 năm Tông Thư Consueverunt Romani pontifices được ban hành bởi vị tiền nhiệm của chúng tôi là Thánh Piô V, vị đă giải thích trong văn kiện này và ở một nghĩa nào đó đă thiết lập h́nh thức truyền thống của Kinh Mân Côi (113).

 

43.       Việc chúng tôi ân cần và thiết tha chú ư tới Kinh Mân Côi đă khiến chúng tôi theo dơi rất đặc biệt tới nhiều cuộc hộp họp trong các năm gần đây được tổ chức cho vai tṛ mục vụ của Kinh Mân Côi trong thế giới tân tiến, những cuộc hội họp được phát động bởi các hiệp hội và cá nhân hết sức gắn bó với Kinh mân Côi và được tham dự bởi các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đầy kinh nghiệm và có tiếng trong giáo hội. Trong số thành phần này cần phải đặc biệt đề cập tới những người con cái của Thánh Đaminh, thành phần theo truyền thống là những người bảo quản và cổ vơ việc thực hành rất ích lợi này. Song song với các cuộc hội họp như thế c̣n có cả việc nghiên cứu của các sử gia, hoạt động không phải để xác định h́nh thức nguyên sơ của Kinh Mân Côi theo kiểu cách khảo cổ học, mà là để khám phá ra cái cảm hứng ngay từ ban đầu và nguyên động lực của kinh này cùng với cấu trúc thiết yếu của nó. Các đặc tính căn bản của Kinh Mân Côi, những yếu tố thiết yếu của nó và mối liên hệ hỗ tương của chúng tất cả đều được sáng tỏ qua những hội nghị này cũng như nhờ ở việc thực hiện việc nghiên cứu ấy.

 

44.       Bởi thế, cảm hứng Phúc Âm của Kinh Mân Côi chẳng hạn đă hiện lên một cách rơ ràng hơn, ở chỗ, Kinh Mân Côi rút tỉa từ Phúc Âm việc tŕnh bày về các mầu nhiệm cùng với những công thức chính yếu của kinh này. V́ xuất phát từ lời hân hoan chào mừng của thiên thần cùng với việc ngoan ngoăn đồng ư của vị Trinh Nữ mà Kinh Mân Côi lấy cảm hứng từ Phúc Âm để thấy được thái độ tín hữu cần phải có khi đọc kinh này. Nơi cái liên tục ḥa điệu Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi cho chúng ta thấy một lần nữa một mầu nhiệm căn bản của Phúc Âm, đó là mầu nhiệm Lời Nhập Thể, một mầu nhiệm được chiêm ngưỡng ở vào giây phút Truyền Tin quyết liệt cho Mẹ Maria. Kinh Mân Côi, bởi thế, có lẽ ngày nay c̣n hơn cả trong quá khứ nữa, là một kinh nguyện của Phúc Âm, như các vị mục tử và các học giả thích định nghĩa như thế.

 

45.       Lại càng dễ dàng hơn nữa khi thấy việc mở ra một cách thứ tự và từ từ của Kinh Mân Côi là những ǵ phản ảnh chính đường lối Lời Thiên Chúa thực hiện việc Cứu Chuộc khi Người nhân ái bắt tay vào những sự vụ nhân loại. Kinh Mân Côi chú ư một cách ḥa hợp liên tục các biến cố cứu độ chính yếu được hoàn thành nơi Chúa Kitô, từ khi Người được thụ thại một cách trinh nguyên và các mầu nhiệm thời niên thiếu của Người, tới những giây phút tột đỉnh của Cuộc Vượt Qua – cuộc khổ nạn hồng phúc và cuộc phục sinh vinh hiển – và tới các hiệu quả của Cuộc Vượt Qua này nơi Giáo Hội sơ khai trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, cũng như nơi Trinh Nữ Maria vào cuối cuộc sống trần gian của ḿnh được mông triệu cả hồn lẫn xác về quê hương thiên đ́nh. Cũng thấy được việc phân chia các mầu nhiệm Mân Côi làm 3 phần là những ǵ chẳng những hết sức gắn liền với những sự kiện thứ tự về Chúa Kitô mà nhất là phản ảnh dự án của việc khởi sự loan truyền Đức Tin và nêu lên một lần nữa mầu nhiệm về Chúa Kitô theo chính cách thức được Thánh Phaolô diễn tả trong bài “thánh ca” nổi tiếng ở Bức Thư gửi giáo đoàn Philiphê – hủy thân, tử nạn và tuyên tôn (cf 2:6-11).

 

46.       Là một kinh nguyện Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi bởi thế là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rơ ràng. Thật vậy, yếu tố nổi nhất của nó là tính cách liên tục như là kinh cầu của Kinh Kính Mừng tự nó trở thành một lời chúc tụng Chúa Kitô không ngừng, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời loan báo của thiên thần lẫn lời chào kính của mẹ Thánh Gioan Tẩy Giả: “Phúc thay quả phúc của ḷng em” (Lk 1:42). Chúng ta có thể đi xa hơn để có thể nói rằng việc liên tục của Kinh Kính Mừng tạo nên một tấm vải dệt đan kết việc chiêm ngắm các mầu nhiệm. Chúa Giêsu được mỗi Kinh Kính Mừng nhắc lại cũng là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục gợi lên cho chúng ta – bấy giờ là Con Thiên Chúa giờ đây là Người Con của Trinh Nữ - khi Người hạ sinh trong máng cỏ ở Bêlem, khi Người được Mẹ của ḿnh dâng hiến trong Đền Thờ, như làmột thiếu niên nhiệt t́nh với các sự vụ của Cha ḿnh, như Đấng Cứu Chuộc buồn khổ trong khu vườn ấy, bị hành hạ và đội mạo gai, vác thập giá và chết trên Đồi Canvê, sống lại từ cơi chết và hiển vinh về cùng Cha để thông ban tặng ân Thần Linh. Như quá rơ, đă từng có tập tục, vẫn c̣n được tồn tại ở một số nơi, thêm vào tên của Chúa Giêsu ở mỗi Kinh Kính Mừng chi tiết về mầu nhiệm đang được suy ngắm. Và điều này được thực hiện chính v́ để giúp vào việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí cùng môi miệng cùng tác hành một cách hợp nhất.

 

47.       Cũng thấy rằng rất cần thiết để vạch ra một lần nữa tầm quan trọng của một yếu tố thiết yếu nơi Kinh Mân Côi, ngoài giá trị của những yếu tố ca ngợi và thỉnh nguyện, đó là yếu tố chiêm niệm. Không có yếu tố chiêm niệm này th́ Kinh Mân Côi là một cái xác vô hồn, và việc lần hạt của nó có cơ nguy trở thành một thứ lập đi lập lại một cách máy móc những công thức và đi tới chỗ đối diện với lời cảnh giác của Chúa Kitô: “Trong khi cầu nguyện đừng có lải nhải nhiều lời trống rỗng như Dân Ngoại vốn làm; v́ họ nghĩ rằng họ có nhiều lời mới được đáp ứng” (Mt 6:7). Tự bản chất, việc lần hạt Mân Côi cần một nhịp điệu b́nh lặng và một tốc độ khoan thai, để giúp cho cá nhân suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời của Chúa bằng cặp mắt của Mẹ là vị gần Chúa nhất. Có thế những phong phú khôn lường của những mầu nhiệm này mới được tuôn trào ra.

 

48.       Sau hết, như thành quả của việc suy nghĩ mới mẻ, những mối liên hệ giữa phụng vụ và Kinh Mân Côi đă được hiểu rơ hơn nữa. Một đàng cần phải nhấn mạnh rằng Kinh Mân Côi thực sự là một nhánh xuất phát từ một thân cây cổ của phụng vụ Kitô giáo, đó là Thánh Thi ca về Đức Trinh Nữ, nhờ đó thành phần b́nh dân được liên kết với thánh ca chúc tụng và việc chuyển cầu phổ quát của Giáo Hội. Đàng khác, cũng thấy rằng việc phát triển này đă xẩy ra vào một thời điểm – giai đoạn cuối cùng của Thời Trung Cổ – khi mà tinh thần phụng vụ đă bị suy thoái và tín hữu bấy giờ đang hướng từ phụng vụ sang việc tôn thờ nhân tính của Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria, một việc tôn sùng hợp với một cảm t́nh đạo đức bề ngoài nào đó. Cách đây không nhiều năm có một số người bắt đầu bày tỏ ước muốn thấy Kinh Mân Côi được bao gồm vào các lễ nghi của phụng vụ, trong khi đó, cũng có những người khác, rất muốn tránh đi vết xe của những lầm lỗi về mục vụ trước đó, tỏ ra coi thường Kinh Mân Côi một cách bất chính đáng. Ngày nay vấn đề này có thể được dễ dàng giải quyết theo chiều hướng của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium. Những việc cử hành phụng vụ và việc thực hành đạo đức của Kinh Mân Côi không được đối nghịch nhau cũng không được coi như nhau (114). Việc bày tỏ của kinh nguyện càng giữ được bản chất thực sự riêng cùng với những đặc tính cá biệt của ḿnh th́ càng sinh hiệu quả. Một khi tái khẳng định giá trị đệ nhất của các lễ nghi phụng vụ th́ không khó khăn ǵ trong việc cảm nhận thấy sự kiện là Kinh Mân Côi là một việc thực hành đạo đức dễ ḥa hợp với phụng vụ. Thật vậy, như phụng vụ, Kinh Mân Côi cũng có một bản chất cộng đồng, rút được cảm hứng của ḿnh từ Thánh Kinh và hướng về mầu nhiệm Chúa Kitô. Việc tưởng niệm trong phụng vụ và việc tưởng nhớ một cách chiêm niệm hợp với Kinh Mân Côi, mặc dù thực sự khác nhau về thực tại, cũng có cùng chung đối tượng là những biến cố cứu độ được Chúa Kitô hoàn thành. Việc tưởng niệm trong phụng vụ, dưới tấm màn của các dấu hiệu và tác động một cách kín đáo, cho thấy một cách mới mẻ những mầu nhiệm cao cả nơi việc Cứu Chuộc của chúng ta. Việc tưởng niệm nơi Kinh Mân Côi, bằng việc sốt sắng chiêm niệm, nhắc lại cũng những mầu nhiệm ấy cho tâm trí của con người cầu nguyện và phấn khích ư muốn rút tỉa từ chúng những tiểu chuẩn sống. Một khi nắm được cái khác biệt chính yếu này th́ không khó khăn để hiểu rằng Kinh Mân Côi là một việc thực hành đạo đức có được sinh động lực từ phụng vụ và dẫn về lại phụng vụ một cách tự nhiên, nếu được thi hành am hợp với cảm hứng nguyên tuyền của kinh nguyện này. Tuy nhiên, nó vẫn không trở thành một phần của phụng vụ. Thật vậy, việc suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi, bằng cách tâm trí của tín hữu cảm thấy thân thương với các mầu nhiệm của Chúa Kitô, có thể là một việc dọn ḿnh tuyệt hảo cho việc kiến tạo nên cũng những mầu nhiệm ấy nơi tác động phụng vụ và c̣n trở thành một âm vang liên tục từ đó nữa. Tuy nhiên, thật là sai lầm khi lần hạt Mân Côi trong khi cử hành phụng vụ, nhưng tiếc thay việc thực hành này vẫn c̣n xẩy ra đây đó.

 

49.       Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, theo truyền thống, đă được chấp nhận bởi vị tiền nhiệm chúng tôi là Thánh Piô V và được ngài chỉ dạy theo thẩm quyền của ḿnh, bao gồm một số yếu tố được sắp xếp một cách thứ tự như sau:

 

a)      Việc hợp với Mẹ Maria chiêm ngắm về một chuỗi mầu nhiệm cứu độ được khéo léo phân chia thành 3 đoạn. Những mầu nhiệm này diễn tả niềm vui của thời điểm thiên sai, của khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô và của vinh quang của Chúa Phục Sinh tràn đầy Giáo Hội. Tự chính bản chất của ḿnh, việc chiêm ngưỡng này là những ǵ phấn khích việc suy niệm cụ thể và cống hiến những tiêu chuẩn sống hứng khởi.

b)     Kinh Chúa Dạy, hay Kinh Lạy Cha, bởi giá trị vô biên của ḿnh, là nền tảng của kinh nguyện của Kitô giáo và làm tăng thêm giá trị cho kinh nguyện này qua những bày tỏ khác nhau của nó.

c)      Việc liên tục như kinh cầu của Kinh Kính Mừng là kinh được làm nên bởi lời chào v của thiên thần (cf. Lk 1:28) và của bà Isave (cf Lk 1:42) ngỏ cùng vị Trinh Nữ, kèm theo sau đó lời nguyện cầu Thánh Maria của Giáo Hội. Những chuỗi liên tục của Kinh Kính Mừng là đặc điểm của Kinh Mân Côi, và con số của kinh này, một con số đầy đủ và tiêu biểu 150 cho thấy sự tương tự như Sách Thánh Vịnh và là một yếu tố trở về với chính nguồn gốc của việc thực hành ḷng đạo đức này. Thế nhưng, con số này, theo một tập tục đầy thử nghiệm, được chia thành các chục kinh gắn liền với các mầu nhiệm riêng biệt, được phân phối thành ba giai đoạn như đă nói tới, bởi đó Kinh Mân Côi mới có 50 Kinh Kính Mừng như chúng ta thấy. Kiểu 50 Kinh Kính Mừng này được sử dụng như là một thứ đo đếm b́nh thường của việc thực hành đạo đức này và đă được ḷng đạo đức phổ thông thi hành cũng như được thẩm quyền giáo hoàng chuẩn nhận, một thẩm quyền cũng phong phú hóa kinh này bằng nhiều ân xá.

d)     Kinh Sáng Danh Đức Chúa Cha, một kinh, hợp với chiều hướng chung đối với ḷng đạo đức Kitô giáo, kết thúc kinh nguyện này bằng việc tôn vinh Thiên Chúa, Đấng duy nhất ba ngôi, từ Ngài, nhờ Ngài và trong Ngài mà tất cả mọi sự hiện hữu (cf Rm 11:36).

 

50.       Đó là nhng yếu t ca Kinh Mân Côi. Mi yếu t đặc tính riêng ca ḿnh, nhng đặc tính mà, nếu được hiu biết và cm nhn mt cách khôn ngoan, cn phi phn nh nơi vic ln ht để Kinh Mân Côi có th th hin tt c nhng ǵ phong phú và đa dng ca ḿnh. Như thế, vic ln ht này s trân trng và van nài trong khi đọc Kinh Ly Cha, say mê và tràn đầy chúc tng qua vic tun t mt cách b́nh lng ca Kinh Kính Mng, chiêm ngm nơi vic chuyên chú suy nim các mu nhim và hết ḷng tôn th trong khi đọc Kinh Sáng Danh. Điu này áp dng cho tt c mi cách thc được s dng để ln ht Mân Côi: tư riêng, trong thâm trm suy nim vi Chúa; vi cng đồng, trong gia đ́nh hay vi các nhóm tín hu qui t li để được s hin din ca Chúa hơn (cf Mt 18:20); hoc công khai, nơi nhng cuc ngh hi mà cng đồng Giáo Hi được mi.

 

51.       Trong thi gian gn đây có mt s vic thc hành đạo đức đă được to nên xut phát t cm hng nơi Kinh Mân Côi. Trong s nhng vic thc hành này, chúng tôi mun lưu ư ti và phn khích nhng ai đưa vào vic c hành b́nh thường li Chúa mt vài yếu t ca Kinh Mân Côi, chng hn như vic suy nim v nhng mu nhim và vic lp li như kiu kinh cu li thiên thn chào M Maria. Làm như thế, nhng yếu t y tr nên quan trng hơn, v́ chúng được liên h vi các bài đọc Thánh Kinh, được dn gii bng mt bài ging, được kèm theo bng nhng lúc thinh lng và được nhn mnh bng nhng bài hát. Chúng tôi cm thy hân hoan khi biết rng nhng vic thc hành này đă giúp gia tăng vic hiu biết trn vn hơn na kho tàng thiêng liêng ca chính Kinh Mân Côi và giúp vào vic phc hi nim trân trng đối vi vic ln ht Mân Côi nơi các hip hi và phong trào gii tr.

 

52.       Gi đây, chúng tôi mun, như là nhng ǵ liên tc ư nghĩ t các v tin nhim ca chúng tôi, mnh m khuyên d vic ln ht Mân Côi trong gia đ́nh. Công Đồng Chung Vaticanô II đă vch ra cho thy làm thế nào gia đ́nh là tế bào căn bn và sng c̣n ca xă hi “chng t ḿnh là mt cung thánh ti gia ca Giáo Hi qua vic cm mến nhau nơi các phn t trong gia đ́nh cùng vi vic cu nguyn chung được h dâng lên Thiên Chúa” (115). Nh thế, gia đ́nh Kitô giáo được coi như là mt Giáo Hi ti gia (116), nếu các phn t ca nó, mi người tùy theo v thế và công vic thích hp ca ḿnh, tt c đều c vơ công lư, thc hành các vic xót thương nhân ái, dn thân giúp đỡ anh ch em ca ḿnh, tham gia vào hot động tông đồ ca cng đồng địa phương và thc hin phn v ca ḿnh trong vic tôn th phng v ca cng đồng địa phương y (117). Càng hay hơn na nếu h cùng nhau dâng lên Thiên Chúa nhng li nguyn cu. Nếu yếu t cu nguyn chung này b ht hng th́ gia đ́nh thiếu đi chính tính cht ca nó như là mt Giáo Hi ti gia. Bi thế, cn phi thc hin mt cách hp t́nh hp lư mt n lc c th trong vic tái lp vic cu nguyn chung trong đời sng gia đ́nh nếu mun phc hi quan nim thn hc v gia đ́nh như là mt Giáo Hi ti gia.

 

53.       Theo nhng ch th ca Công Đồng, bn Hướng Dn Tng Quan v Gi Kinh Phng V - Institutio Generulis de Liturgia Horarum đă có lư để liệt kê gia đ́nh vào số những nhóm thích hợp trong việc cử hành Kinh Thần Vụ chung: “Thật là xứng đáng ... gia đ́nh, là cung thánh tại gia của Giáo Hội, chẳng những cần phải dâng kinh nguyện chung lên Thiên Chúa, mà c̣n, tùy theo hoàn cảnh, phải đọc những phần nào đó của Phụng Vụ Giờ Kinh, để liên kết sâu xa hơn nữa với Giáo Hội” (118). Không được bỏ qua một cố gắng nào để bảo đảm là lời khuyến dụ rơ ràng và cụ thể này được tăng tiến và hân hoan chấp nhận nơi các gia đ́nh Kitô hữu. 

 

54.       Thế nhưng, chc chn mt điu là, sau vic c hành Phng V Gi Kinh, cao đim nơi vic cu nguyn chung gia đ́nh có th đạt ti, th́ Kinh Mân Côi phi được coi như là mt trong nhng kinh nguyn chung tuyt ho nht và hiu nghim nht mà gia đ́nh Kitô hu được mi gi để đọc. Chúng tôi thích nghĩ, và thành thc hy vng rng, khi vic qui t gia đ́nh tr thành mt thi gian cu nguyn, th́ Kinh Mân Côi là mt cách thc thường xuyên và hâm m ca vic cu nguyn. Chúng tôi quá biết rng nhng đin kin thay đổi trong cuc sng ngày nay không giúp cho gia đ́nh có th d dàng qui t li vi nhau, và ngay c khi vic qui t như thế có th xy ra th́ nhiu hoàn cnh li làm cho nó khó biến nó thành dp để nguyn cu. Không th chi căi được vn đề khó khăn này. Thế nhưng đặc tính ca Kitô hu trong li sng ca ḿnh đó là không chiu theo hoàn cnh mà là thng vượt hoàn cnh, không chu thua mà là c gng. Bi thế nhng gia đ́nh mun sng trn vn tm vóc ơn gi và linh đạo thích hp vi gia đ́nh Kitô giáo can phi dc toàn lc trong vic thng vượt nhng áp đảo ngăn cn nhng cuc qui t gia đ́nh và cu nguyn chung.

 

55.       Nơi nhng nhn định đúc kết này, nhng nhn định cho thy mi quan tâm và nim trân trng ca Ṭa Thánh đối vi Kinh Mân Côi ca Đức Trinh N, chúng tôi đồng thi cũng mun khuyến d rng chính vic tôn sùng rt xng đáng này không được truyn bá mt cách quá mt chiu hay độc đoán. Kinh Mân Côi là mt kinh nguyn tuyt vi, thế nhưng tín hu cn phi cm thy t do thanh thn đối vi kinh y. H cn phi được sc hp dn ni ti ca kinh này lôi kéo ti ch h đọc kinh y mt cách trm lng. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19740202_marialis-cultus_en.html

 

Dẫn Nhập

Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Tân Phụng Vụ

Việc Canh Tân Tôn Sùng Mẹ Maria

Việc Tôn Sùng Mẹ Maria: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi

Kết Luận

Lời Kết