Tông Hun ca Đức Thánh Cha Phaolô VI

MARIALIS CULTUS

Chiu Hướng Đúng Đắn và Vn Đề Phát Trin ca Việc Sùng Kính Đức Trinh N Maria

Cùng Tt C Chư V Giám Mc trong B́nh An và Hip Thông vi Ṭa Thánh

Ngày 2/2/1974


 

Kết Luận

 

Giá Trị Thần Học và Mục Vụ của Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ

 

56-       Chư Huynh khả kính, chúng ta tiến đến lúc kết thúc Tông Huấn này đây, chúng tôi muốn tóm tắt và nhấn mạnh đến giá trị thần học của việc tôn sùng Đức Trinh Nữ và vắn tắt nhắc lại thành quả về mục vụ của việc tôn sùng này đối với vấn đề canh tân cách sống của Kitô hữu.

 

Việc tôn sùng của Giáo Hội đối với Đức Trinh Nữ là một yếu tố nội tại nơi vấn đề tôn thờ của Kitô giáo. Việc tôn ḱnh được Giáo Hội ở mọi nơi và trong mọi lúc bày tỏ cùng Người Mẹ của Chúa này, từ lời chúc tụng chào mừng của bà Isave ngỏ cùng Mẹ Maria cho đến những lời bày tỏ ngợi khen và thỉnh nguyện được sử dụng hiện nay, là một chứng từ rất mănh liệt về tiêu chuẩn cầu nguyện của Giáo Hội và là lời mời gọi hăy sâu xa ư thức hơn về tiêu chuẩn đức tin này của Giáo Hội. Nếu nói ngược lại cũng đúng như vậy. Tiêu chuẩn đức tin của Giáo Hội đ̣i hỏi là tiêu chuẩn cầu nguyện của Giáo Hội ở hết mọi nơi cần phải triển nở liên quan tới Người Mẹ của Chúa Kitô. Việc tôn sùng này đối với Đức Trinh Nữ được sâu xa bắt nguồn từ lời mạc khải và có những nền tảng tín điều vững chắc. Nó được căn cứ vào phẩm vị chuyên biệt của Mẹ Maria, “Mẹ của Con Thiên Chúa, và v́ thế là nữ tử dấu ái của Cha và Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, mà Mẹ Maria, v́ ân hệ phi thường này của ḿnh, trổi vượt hơn bất cứ tạo vật nào khác trên trời dưới đất” (119). Việc tôn sùng này bao gồm cả phần của Mẹ trong những giây phút quyết liệt của lịch sử cứu độ được Con Mẹ hoàn thành, lẫn thánh đức của Mẹ, một thánh đức đă tràn đầy vào lúc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ nhưng vẫn luôn gia tăng theo thời gian khi Mẹ tuân theo ư Cha và chấp nhận con đường đau khổ (cf. Lk. 2:34-35, 41-52; Jn. 19:25-27), gia tăng một cách liên lỉ trong đức tin, đức cậy và đức mến. Việc tôn sùng Mẹ Maria cũng nhắc nhớ đến sứ vụ của Mẹ và vị thể đặc biệt của Mẹ nơi Dân Chúa là nơi Mẹ là một phần thể trổi vượt, một gương mẫu rạng ngời và là Người Mẹ nhân ái; nó nhắc nhớ việc Mẹ chuyển cầu một cách liên lỉ và hiệu nghiệm, những ǵ Mẹ dù đă được mông triệu về trời vẫn gần gũi với những ai kêu xin Mẹ giúp đỡ, bao gồm cả thành phần không nhận rằng họ là con cái của Mẹ. Nó nhắc đến vinh hiển của Mẹ là những ǵ làm cho toàn thể nhân loại thêm cao sang, như một câu nói nổi tiếng của Dante: “Mẹ có một nhân tính quá cao quí đến nỗi chính Đấng Tạo Dựng nên nó không ngại thông phần với nó” (120). Thật vậy, Mẹ Maria là một người thuộc gịng dơi của chúng ta, một nữ tử thật sự của Evà nhưng vướng mắc tội lỗi của người mẹ này – và thực sự là người chị của chúng ta, vị hoàn toàn thông phần với thân phận của chúng ta như là một người nữ nghèo hèn và khiêm hạ.

 

Chúng tôi xin thêm là vấn đề biện minh tối hậu cho việc tôn sùng Đức Trinh Nữ được thấy ở nơi ư muốn khôn ḍ và tự do của Thiên Chúa, Đấng, là t́nh yêu hằng hữu và thần linh (cf. Jn 4:7-8,16), đang hoàn thành tất cả mọi sự theo dự án yêu thương. Ngài đă yêu thương Mẹ và đă thực hiện những sự trọng đại cho Mẹ (cf. Lk 1:49). Ngài đă yêu thương Mẹ v́ Ngài, và Ngài đă yêu thương Mẹ v́ chúng ta nữa. Ngài đă cống hiến Mẹ cho chính ḿnh Ngài và Ngài đă ban tặng Mẹ cho cả chúng ta nữa.

 

57-       Chúa Kitô là con đường duy nhất đến cùng Cha (cf. Jn 14:4-11), và là gương mẫu tối hậu cho thành phần môn đệ căn cứ vào đó mà tác hành, cho đến độ có cùng cảm nhận của Chúa Kitô (cf Phil 2:5), sống cuộc đời của Người và có Thần Linh của Người (cf. Gal 2:20; Rm 8:10-11). Giáo Hội bao giờ cũng dạy điều ấy và không ǵ nơi hoạt động mục vụ được làm lu mờ tín lư này.  Thế nhưng, Giáo Hội, được Thánh Linh chỉ dạy và gặt hái được ích lợi kinh nghiệm từ nhiều thế kỷ, nh́n nhận rằng việc tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ, vị lệ thuộc vào việc tôn thờ của Đấng Cứu Thế thần linh và liên hệ với việc tôn thờ này, cũng có một ảnh hưởng mục vụ lớn lao và tạo nên một năng lực cho việc canh tân đời sống của Kitô hữu. Thật là dễ dàng để thấy được lư do sứ vụ đa dạng của Mẹ Maria đối với Dân Chúa là một thực tại vượt tự nhiên đang tác động và sinh hoa trái nơi thân ḿnh của Giáo Hội một cách hiệu nghiệm như thế. Người ta thấy được nguyên do vui mừng khi quan tâm tới những khía cạnh khác nhau của sứ vụ này, và thấy được mỗi khía cạnh ấy cùng với hiệu quả riêng tư của nó đều được nhắm đến cùng một đích điểm đó là làm xuất phát nơi con cái những đặc tính thiêng liêng của Người Con đầu ḷng. Việc chuyển cầu từ mẫu của Vị Trinh Nữ này, thánh đức mô phạm của Mẹ và ân sủng thần linh ở nơi Mẹ đang trở nên cho nhân loại một lư do cho niềm hy vọng thần linh.

 

Vai tṛ của Đức Trinh Nữ như là một Người Mẹ khiến Dân Chúa với ḷng tin tưởng thơ thảo hướng về Mẹ là vị hằng âu yếm một cách từ mẫu lắng nghe và rac tay trợ giúp một cách hiệu nghiệm (121). Bởi vậy, Dân Chúa đă biết kêu lên Mẹ như là Mẹ An Ủi kẻ khốn khó, Sinh Lực cho thành phần yếu đau, và là nơi Nương Náu cho các tội nhân, nhờ đó họ thấy được an ủi khi hoạn nạn, nhẹ nhàng khi đau yếu và mạnh mẽ vươn lên khi lầm lỗi. V́ Mẹ, vị được thoát khỏi tội lỗi, dẫn con cái Mẹ đến chỗ chiến đấu với tội lỗi một cách mạnh mẽ và dứt khoát (122). Việc giải thoát khỏi tội lỗi và sự dữ (cf. Mt 6:13) – xin lập lại một lần nữa – là tóm lược cần thiết cho bất cứ cuộc canh tân nào của đời sống Kitô hữu.

 

Sự thánh thiên gương mẫu của Đức Trinh Nữ là những ǵ phấn khích tín hữu hăy “ngước mắt lên Mẹ Maria là vị chiêá soi trước toàn thể cộng đồng được tuyển chọn như là mô phạm của các nhân đức” (123). Nó là một vấn đề của những nhân đức phúc âm vững vàng, đó là đức tin của Mẹ cùng với việc Mẹ ngoan ngoăn chấp nhận Lời Chúa (cf. Lk. 1:26-38, 1:45, 11:27-28; Jn. 2:5); việc Mẹ dấn thân tuân phục (cf Lk 1:38); việc Mẹ chân thành khiêm nhượng (cf Lk 1:48); việc Mẹ quan tâm yêu thương bác ái (cf Lk 1:39-56); việc Mẹ sâu xa khôn ngoan (cf. Lk. 1:29, 34; 2:19, 33:51); việc Mẹ tôn thờ Thiên Chúa là nhân đức được biểu lộ nơi thái độ nhanh nhẹn hoàn trọn các nhiệm vụ về đạo giáo (cf. Lk 2:21-41), nơi ḷng tri ân đối với các tặng ân nhận lănh (cf Lk 1:46-49), nơi việc Mẹ hiến dâng trong Đền Thờ (cf Lk 2:22-24) và nơi việc Mẹ cầu nguyện ở giữa cộng đồng tông đồ (cf Acts 1:12-14); việc Mẹ can đảm ở nơi lưu đầy (cf Mt 2:13-23) và trong lúc khổ đau (cf. Lk. 2:34-35, 49; Jn. 19 25); việc Mẹ sống t́nh yêu hôn nhân mạnh mẽ và tinh sạch. Những nhân đức ấy của Người Mẹ này cũng sẽ trang điểm cho con cái của Mẹ là thành phần kiên tŕ học hỏi gương mẫu của Mẹ để sống trong cuộc đời của ḿnh. Để rồi việc tiến bộ về nhân đức này sẽ hiện lên như là thành quả và là hoa trái đă chín mùi của một ḷng nhiệt t́nh mục vụ xuất phát từ việc tôn sùng Đức Trinh Nữ này.

 

Việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa đối với tín hữu trở thành một dịp để lớn lên trong ân sủng thần linh, và đó là mục đích tối hậu của tất cả mọi hoạt động mục vụ. V́ không thể nào tôn kính Mẹ là vị “đầy ơn phúc” (Lk 1:28) mà lại từ đó không tôn kính nơi bản thân ḿnh t́nh trạng ân sủng là mối thân hữu với Thiên Chúa, mối hiệp thông với Ngài và việc cư ngụ của Thánh Linh. Chính ân sủng thần linh này chiếm lấy toàn thể con người và làm cho họ nên giống h́nh ảnh của Con Thiên Chúa (cf. Rm 8:29; Col 1:18). Giáo Hội Công Giáo, có được kinh nghiệm qua các thế kỷ, nhận thấy nơi việc tôn sùng Đức Trinh Nữ một sự trợ giúp quyền năng cho con người khi họ nỗ lực đạt đến tầm vóc trọn vẹn. Mẹ Maria, một Người Nữ Mới, đứng bên Chúa Kitô, Người Nam Mới, một mầu nhiệm làm cho mầu nhiệm về con người (124) có được ư nghĩa thực sự; Giáo Hội được cống hiến cho mầu nhiệm con người này như là một bảo chứng và bảo đảm mà dự án của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô cho phần rỗi của toàn thể nhân loại đă trở thành hiện thực nơi một tạo vật là Mẹ. Được chiêm ngưỡng ở những đoạn Phúc Âm cũng như nơi thực tại Mẹ có được nơi Thành Đô của Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria cống hiến một quan niệm trầm lặng và một lời lẽ bảo đảm cho con người tân tiến đang bị xâu xé giữa đau thương và hy vọng, bị thảm bại trước cảm giác về những hạn hữu của ḿnh và bị tấn cống bởi những ước vọng vô hạn của ḿnh, bị bối rối trong tâm trí và vị chia cắt trong tâm can, bị bất định trước cái nan giải của sự chết, bị áp đảo bởi t́nh trạng lẻ loi cô độc trong khi khát vọng t́nh bằng hữu, trở thành một con mồi ngon cho tâm trạng chán chường và chán ghét. Giáo Hội chiếu tỏ cho thấy cái vinh thắng của niềm hy vọng trên buồn thương, của t́nh bằng hữu đối với nỗi cô độc, của b́nh an đối với lo âu, của niềm vui và vẻ đẹp đối với những ǵ là chán chường và chán ghét, của những nhăn quan vĩnh hằng trên những quan niệm trần thế, của sự sống trên sự chết.

 

Chớ ǵ chính những lời Mẹ nói với những người đầy tớ ở tiệc cưới Cana: “Hăy làm những ǵ Người bảo anh em” (Jn 2:5) trở thành một ấn tín trên bản Tông Huấn của chúng tôi và là lư do hơn nữa cho giá trị mục vụ về việc sùng kính Đức Trinh Nữ như là một phương tiện dẫn con người đến cùng Chúa Kitô. Những lời ấy, thoạt tiên như bị giới hạn vào ước muốn chữa cho t́nh cảnh bẽ mặt ở bữa tiệc này, khi được thấy trong bối cảnh của Phúc Âm Thánh Gioan lại âm vang những lời được Dân Yến Duyên sử dụng để chấp nhận Giao Ước trên Núi Sinai (cf. Ex. 19:8, 24:3, 7; Dt. 5:27), và lập tái việc họ quyết tâm với giao ước này (cf. Jos. 24:24; Ezr. 10:12; Neh. 5:12). Và chúng là những lời ḥa hợp một cách tuyệt vời với những lời của Cha trong cuộc thần hiển ở Nuí Tabor: “Hăy lắng nghe Người” (Mt 17:6).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19740202_marialis-cultus_en.html

 

Dẫn Nhập

Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Tân Phụng Vụ

Việc Canh Tân Tôn Sùng Mẹ Maria

Việc Tôn Sùng Mẹ Maria: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi

Kết Luận

Lời Kết