Tông Hun ca Đức Thánh Cha Phaolô VI

MARIALIS CULTUS

Chiu Hướng Đúng Đắn và Vn Đề Phát Trin ca Việc Sùng Kính Đức Trinh N Maria

Cùng Tt C Chư V Giám Mc trong B́nh An và Hip Thông vi Ṭa Thánh

Ngày 2/2/1974


 

PHẦN MỘT

 

Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Phụng Vụ

  

 

1.         V́ chúng ta sửa soạn bàn đến vị thế của Đức Trinh Nữ Maria nơi việc tôn thờ của Kitô giáo mà chúng ta trước hết cần phải chú ư tới phụng vụ thánh. Ngoài nội dung phong phú về tín lư của ḿnh, phụng vụ c̣n có một tác dụng khôn sánh về mục vụ và là một chỉ đạo mẫu mực được công nhận đối với những h́nh thức tôn thờ khác. Chúng tôi muốn lưu ư tới những mẫu phụng vụ khác nhau ở cả Đông phương lẫn Tây phương, nhưng v́ mục đích của văn kiện này, chúng tôi hầu như sẽ hoàn toàn căn cứ vào những sách Lễ Nghi Rôma mà thôi. Thật vậy, theo những tiêu chuẩn thực hành được Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành (9), th́ chỉ có Lễ Nghi này mới là đối tượng cho vấn đề sâu xa canh tân. Điều này cũng đúng đối với những việc bày tỏ ḷng tôn kính giành cho Mẹ Maria. Bởi thế, Lễ Nghi này đáng được cẩn thận quan tâm và thẩm định. 

 

 

Đoạn Nhất

 

Đức Trinh Nữ trong Tân Phụng Vụ Rôma 

 

2.         Việc canh tân phụng vụ Rôma bao gồm cả việc thận trọng phục hồi Lịch Chung của phụng vụ này. Lịch ấy được sắp xếp để làm nổi bật việc cử hành một cách xứng hợp vào những ngày thích đáng trong công cuộc cứu độ. Lịch này phân phối cho cả năm tất cả mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ Nhập Thể cho tới việc mong đợi Người trở lại trong vinh quang (10), nhờ đó làm cho Lịch ấy có thể bao gồm, một cách hợp t́nh hợp lư và khít khao hơn, việc tưởng nhớ Người Mẹ của Chúa Kitô trong chu kỳ thường niên của các mầu nhiệm Con Mẹ.  

 

3.         Chẳng hạn, trong Mùa Vọng, có nhiều qui chiếu phụng vụ về Mẹ Maria, ngoài Lễ Trọng 8/12, một lễ cử hành chung cho cả việc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ Maria, một sửa soạn căn bản (cf Is 11:1,10) cho việc xuất hiện của Chúa Cứu Thế, lẫn việc mở đầu phúc hạnh của Giáo Hội vô t́ vết (11). Những qui chiếu phụng vụ này đặc biệt được thấy vào những ngày 17 đến 24 tháng 12, và đặc biệt hơn nữa vào Chúa Nhật trước Giáng sinh, ngày Chúa Nhật nhắc nhở những lời tiên tri liên quan tới Người Mẹ Đồng Trinh này và Đấng Thiên Sai (12), và bao gồm những bài đọc từ Phúc Âm liên quan tới việc hạ sinh sắp xẩy ra của Chúa Kitô và vị tiền hô của Người (13). 

 

4.         Nhờ đó, tín hữu, khi sống tinh thần Mùa Vọng theo phụng vụ, bằng việc nghĩ về t́nh yêu khôn tả trong việc đón chờ Con ḿnh của Người Mẹ Trinh Nguyên này (14), được mời gọi lấy Mẹ làm mô phạm để dọn ḿnh gặp gỡ Chúa Cứu Thế là Đấng phải đến. Họ cần phải “tỉnh thức nguyện cầu và hân hoan … ngợi khen” (15). Chúng tôi cũng muốn lưu ư là phụng vụ Mùa Vọng, bởi liên quan tới việc đợi chờ Đấng Thiên Sai và việc chờ đợi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang với việc tưởng niệm tuyệt vời Mẹ của Người, cho thấy cái quân b́nh tốt đẹp nơi việc thờ phượng. Cái quân b́nh này có thể được coi như là một tiêu chuẩn trong việc tránh đi bất cứ khuynh hướng nào (như có những lúc đă xẩy ra ở một số h́nh thức đạo đức phổ thông) muốn tách phân việc tôn sùng Đức trinh Nữ với điểm qui chiếu cần thiết là Chúa Kitô. Cũng cần bảo đảm là mùa này, như các chuyên gia về phụng vụ đă nhận định, cần phải coi như là một thời điểm đặc biệt xứng hợp với việc tôn sùng Người Mẹ này của Chúa. Đây là một khuynh hướng chúng tôi muốn khẳng định và chúng tôi hy vọng được mọi nơi chấp nhận và tuân theo.

 

5.         Mùa Giáng Sinh là một tưởng niệm kéo dài về vai tṛ làm mẹ thần linh, trinh nguyên và cứu độ của Mẹ là vị “có đức trinh nguyên đă đưa Chúa Cứu Thế vào thế gian” (16). Thật vậy, vào Lễ Trọng Chúa Kitô Giáng Sinh, Giáo Hội vừa tôn thờ Đấng Cứu Thế vừa tôn kính Người Mẹ vinh hiển của Người. Vào Lễ Hiển Linh, khi Giáo Hội cử hành ơn gọi cứu độ phổ quát, Giáo Hội chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Maria, Ngai Ṭa Khôn Ngoan đích thực và là Mẹ thật của Đức Vua, người mẹ đă tỏ cho những Nhà Hiền Triết Đấng Cứu Chuộc của muôn dân (cf Mt 2:11) để tôn thờ. Vào Lễ Thánh Gia của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse (Chúa Nhật trong tuần bát nhật Giáng Sinh), Giáo Hội hết sức tôn kính suy niệm về đời sống thánh đức trong nhà Nazarét của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Con Người, Mẹ Maria là Mẹ của Người và Thánh Giuse là người công chính (cf Mt 1:19).  

 

Theo thứ tự được cải tổ của giai đoạn Giáng Sinh, dường như tất cả mọi người chúng ta đều chú ư hướng tới một lễ được phục hồi là Lễ Trọng Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa. Việc cử hành này, được đặt vào ngày 1 tháng Giêng am hợp với ấn định cổ trong phụng vụ của Thành Rôma, là để tưởng niệm vai tṛ được Mẹ Maria thực hiện trong mầu nhiệm cứu độ này. Việc cử hành này cũng có ư tôn dương phẩm vị chuyên biệt do mầu nhiệm này mang lại cho “Người Mẹ thánh… vị chúng ta cảm thấy xứng đáng lănh nhận Tác Giả sự sống” (17). Cũng thế, nó là một cơ hội thích hợp để lập lại việc tôn thờ Vị Hoàng Tử Ḥa B́nh mới sinh, để một lần nữa lắng nghe tin mừng của các vị thiên thần (cf Lk 2:14), cũng như để nài xin Thiên Chúa, nhờ vị Nữ Vương Ḥa B́nh, tặng ân ḥa b́nh cao cả. Chính v́ lư do này mà, trong biến cố Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và ngày đầu năm xẩy ra trùng với nhau một cách thuận lợi, chúng tôi đă thiết lập Ngày Ḥa B́nh Thế Giới, một cơ hội đang càng ngày càng được ủng hộ và đă mang lại hoa trái ḥa b́nh trong ḷng nhiều người.

 

6.         Cần phải thêm vào hai lễ trọng được đề cập tới (Hoài Thai Vô Nhiễm và Thiên Chúa Thánh Mẫu) những cử hành cổ kính và khả kính vào những ngày 25/3 và 15/8.

 

V́ Lễ Trọng Lời Nhập Thể, theo Lịch Rôma, danh xưng cổ kính là Lễ Truyền Tin về Chúa đă cố ư được phục hồi, thế nhưng lễ này đă và đang là một lễ chung về Chúa Kitô và về Đức Trinh Nữ: về Lời là Đấng đă trở nên Con Mẹ Maria (Mk 6:3), và về Trinh Nữ là vị đă trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đối với Chúa Kitô, Đông phương lẫn Tây phương, nơi các kho tàng khôn cùng về phụng vụ của ḿnh, cử hành lễ trọng này như một tưởng niệm về việc “xin vâng” cứu độ của Lời Nhập Thể, Đấng khi vào thế gian đă thưa: “Lạy Thiên Chúa, này con đây! Con đến để tuân hành ư Chúa” (cf. Heb 10:7; Ps 39:8-9). Cả Đông lẫn Tây đều tưởng niệm việc xin vâng này như khởi đầu của việc cứu chuộc và của mối hiệp nhất bất khả phân ly và hôn phối giữa bản tính thần linh với bản tính nhân loại nơi Ngôi Vị Lời duy nhất. Đối với Mẹ Maria, những cử hành phụng vụ này như là một lễ về tân Evà, vị trinh nữ tuân phục và trung thành, vị bằng tiếng “xin vâng” quảng đại (cf Lk 1:38) đă do tác động của Thần Linh trở nên Mẹ Thiên Chúa, nhưng cũng là Mẹ của sinh linh, và nhờ được lănh nhận vào cung ḷng của ḿnh Đấng Trung Gian duy nhất (cf 1Tim 2:5), đă trở nên Ḥm Bia Giao Ước đích thực và Đền Thờ Thiên Chúa thực sự. Những việc cử hành phụng vụ này như là giây phút tột đỉnh trong việc đối thoại cứu độ giữa Thiên Chúa và con người, và như là một tưởng niệm việc tự do đồng ư của Đức Trinh Nữ cộng tác vào dự án cứu chuộc.

 

Lễ trọng 15/8 cử hành việc Mông Triệu hiển vinh của Mẹ Maria về trời. Đây là một lễ về thân phận tṛn đầy và phúc vinh của Mẹ, về linh hồn vô nhiễm và thân xác trinh nguyên của Mẹ được hiển vinh, về việc Mẹ được hoàn toàn nên giống Chúa Kitô Phục Sinh; một lễ nêu lên trước mắt của Giáo Hội và của tất cả loài người h́nh ảnh và chứng cớ an ủi về tầm vóc viên trọn nơi niềm hy vọng cuối cùng của ḿnh, tức sự vinh hiển tṛn đầy là thân phận của tất cả những ai Chúa Kitô đă làm nên anh em của ḿnh, có “cùng huyết nhục với họ’ (Heb 2:14; cf Gal 4:4). Lễ trọng Mông Triệu này được kéo dài nơi việc cử hành mừng Thiên Chức Nữ Vương của Đức Trinh Nữ Maria sau đó 7 ngày. Vào dịp này, chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ, vị ngồi bên Đức Vua của các thế hệ, rạng ngời như một Nữ Hoàng và chuyển cầu như một Người Mẹ (18). Bởi thế, bốn lễ trọng ở bậc phụng vụ cao nhất này đánh dấu những sự thật chính yếu về tín lư liên quan tới vị nữ tỳ của Chúa đây.

 

7.         Sau các lễ trọng vừa được nói tới, cần phải chú ư tới những cử hành tưởng nhớ tới các biến cố cứu độ, trong đó Đức Trinh Nữ chặt chẽ liên kết với Con của Mẹ. Những lễ ấy là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (8/9), “niềm hy vọng của toàn thế giới và là hừng đông của ơn cứu độ” (19); và Mẹ Thăm Viếng (31/5), trong đó phụng vụ nhắc lại “Đức Trinh Nữ Maria cưu mang Con Mẹ trong ḿnh” (20) và viếng thăm Bà Isave để yêu thương giúp đỡ và loan báo t́nh thương của Thiên Chúa Cứu Độ 921). Rồi tới việc tưởng niệm Đức Mẹ Đau Thương (15/9), một cơ hội thích đáng để sống lại giây phút quyết liệt trong lịch sử cứu độ, và để tôn kính, cùng với Người Con “bị treo trên thập giá, Người Mẹ sầu thương của Người” (22).

 

Lễ ngày 2/2, một lễ được trả lại cho nó cái tên gọi cổ kính là Lễ Hiến Dâng Chúa, cũng cần phải được coi như một tưởng niệm chung về cả Con lẫn Mẹ, nếu chúng ta hoàn toàn thấu hiểu được nội dung phong phú của nó. Nó là việc cử hành một mầu nhiệm cứu độ được Chúa Kitô hoàn thành, một mầu nhiệm được Đức Trinh Nữ sâu xa liên kết như Người Mẹ của Người Tôi Tớ Khổ (dau của Giavê, như vị thi hành một sứ vụ thuộc về Yên Duyên xưa, và như mô phạm cho Dân Chúa mới, một dân hằng bị thử thách niềm tin và ḷng cậy trông bởi khổ đau và bách hại (cf Lk 2:21-35).

 

8.         Lịch Rôma phục hồi đặc biệt đề cao những cử hành được liệt kê trên đây, thế nhưng nó cũng bao gồm cả những thứ tưởng niệm khác liên quan tới những việc tôn sùng địa phương, có tính cách thông dụng rộng răi và lợi ích (chẳng hạn 11/2, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, 5/8 Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả). Rồi c̣n có các lễ khác nữa, đầu tiên được cử hành bởi riêng các gia đ́nh tu tŕ, nhưng ngày nay, v́ lư do phổ thông có được nơi những lễ này, chúng thực sự có thể được coi là của Giáo Hội (như 16/7 Lễ Đức Mẹ Carmêlô; 7/10 Lễ Đức Mẹ Mân Côi). Vẫn c̣n những lễ khác, những lễ, không kể nội dung có tính cách ngụy tác, cho thấy những giá trị cao quí và mẫu mực và chuyên chở những truyền thống khả kính bắt nguồn đặc biệt từ Đông phương (chẳng hạn như Lễ Trái tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Trinh Nữ, được cử hành vào Thứ Bảy trong Tuần Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống).

 

9.         Người ta cũng không được quên là Lịch Rôma Chung này không bao gồm tất cả mọi cử hành tôn kính Đức Trinh Nữ. Trái lại, các Lịch riêng, bằng việc trung thành với các tiểu chuẩn về phụng vụ một cách chân thành tuân hành, bao gồm các lễ Thánh Mẫu thích hợp với các Giáo Hội địa phương khác nhau. Sau hết, cần phải lưu ư là việc thường xuyên tưởng nhớ Đức Trinh Nữ này là những ǵ trở thành khả dĩ qua việc sử dụng các Thánh Lễ Thứ Bảy về Đức Mẹ. Đây là một tưởng niệm cố kính và đơn giản và là một tưởng niệm được tạo nên rất thích ứng và được biến khác bởi tính cách uyển chuyển của Lịch mới và số những công thức của Thánh Lễ.

 

10.       Trong Tông Huấn này, chúng tôi không có ư định xem xét toàn thể nội dung của Sách Lễ Rôma mới. Thế nhưng, v́ việc thẩm định chúng tôi đă đảm nhiệm thực hiện liên quan tới những ấn bản mới của Lễ Nghi Rôma (23), chúng tôi muốn đề cập tới một số những khía cạnh và đề tài của Sách Lễ này. Trước hết, chúng tôi hân hoan nhận thấy những Kinh Nguyện Thánh Thể của Sách Lễ này, ḥa hợp một cách đáng khen với các loại phụng vụ Đông phương (24), chất chứa những tưởng niệm quan trọng về Đức Trinh Nữ. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể cũ, một kinh nguyện tưởng niệm Mẹ Chúa với tất cả những ǵ là tín lư và ḷng cảm mến tôn sùng: “Hiệp với toàn thể Giáo Hội chúng con tôn kính Mẹ Maria, Người Mẹ trinh nguyên của Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thiên Chúa của chúng con”. Cũng thế, Kinh Nguyện Thánh Thể III mới đây bày tỏ, bằng một niềm thiết tha nguyện cầu, ḷng ước ao của những ai muốn được chia sẻ với Mẹ gia sản của những người con: “Xin Người làm cho chúng con trở thành một lễ vật vĩnh viễn dâng lên Cha và làm cho chúng con được thông phần vào gia sản của các thánh, với Mẹ Maria, Trinh Mẫu của Thiên Chúa”. Việc tưởng niệm hằng ngày này, v́ chỗ đứng của nó nơi tâm điểm của Hy Tế thần linh, cần phải được coi là một h́nh thức bày tỏ đặc biệt ḷng tôn kính của Giáo Hội đối với Vị “Đầy Ơn Phúc” (cf Lk 1:28).

 

11.       Khi chúng tôi xem xét các ấn bản mới của Sách Lễ chúng tôi thấy những đề tài Thánh Mẫu quan trọng của sách kinh nguyện Rôma đă được chập nhận một cách liên tục những ǵ trọn vẹn tín lư như trong quá khứ. Bởi thế, chúng ta thấy chẳng hạn có những đề tài về Ơn Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ Maria và đầy ơn phúc, về vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa, về đức đồng trinh tuyền vẹn và hiệu quả, về Đền Thờ Chúa Thánh Thần, về việc Mẹ Maria hợp tác trong công cuộc của Con Mẹ, về sự thánh thiện mô phạm của Mẹ, về việc chuyển cầu nhân ái của Mẹ, về việc Mông Triệu về trời, về chức Nữ Vương từ mẫu của Mẹ, và nhiều đề tài khác. Chúng ta cũng thấy những đề tài khác, ở một nghĩa nào đó là những đề tài mới, đă được đưa vào một cách hoàn toàn ḥa hợp tương đương với những phát triển về thần học ngày nay. Do đó chúng ta thấy chẳng hạn đề tài Mẹ Maria và Giáo Hội, một đề tài đă từng được đưa vào các văn bản của Sách Lễ này ở những khía cạnh khác nhau, một thứ khác nhau am hợp với nhiều mối liên hệ khác nhau vốn có giữa Người Mẹ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thí dụ, trong việc cử hành Lễ Mẹ Vô Nhiễm, các văn bản nh́n nhận nh́n nhận là lúc khởi đầu của Giáo Hội là Hiền Thê vô t́ tích của Chúa Kitô (25). Nơi Lễ Mẹ Mông Triệu các văn bản nhận thấy lúc ban đầu đă được thực hiện và h́nh ảnh về những ǵ, đối với toàn thể Giáo Hội, vẫn cần phải qua đi (26). Nơi mầu nhiệm làm mẹ của Mẹ Maria, các văn bản tuyên xưng rằng Mẹ là Mẹ của Đầu và của các chi thể – Người Mẹ thánh của Thiên Chúa và v́ thế là Người Mẹ được quan pḥng của Giáo Hội (27).

 

Khi phụng vụ hướng mắt về Giáo Hội sơ khai hay Giáo Hội của thời đại chúng ta đây, bao giờ phụng vụ cũng thấy Mẹ Maria. Nơi Giáo Hội sơ khai, Mẹ được thấy đang cầu nguyện với các vị tông đồ (28); trong thời đại của chúng ta đây Mẹ hiện diện một cách chủ động và Giáo Hội mong muốn sống mầu nhiệm Chúa Kitô với Mẹ: “Xin ban cho Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội cùng với Mẹ Maria đă thông phần cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cũng được xứng đáng thông phần vào cuộc phục sinh của Người” (29). Mẹ cũng được thấy tiêu biểu như tiếng chúc tụng mà Giáo Hội muốn ḥa ca tôn vinh Thiên Chúa: “… Cùng với Mẹ cúng con xin chúc tụng Chúa” (30). Và v́ phụng vụ là việc tôn thờ cần phải như là một cách sống hợp với phụng vụ mà việc tôn sùng Đức Trinh Nữ cần phải trở thành một ḷng yêu mến cụ thể và sâu xa cảm nhận đối với Giáo Hội, như được diễn tả tuyệt vời trong lời nguyện sau Hiệp Lễ ở Thánh Lễ tháng Chín này: “… khi chúng con nhớ đến những đau thương mà Đức Trinh Nữ được thông phần, chúng con cùng với Giáo Hội được hoàn trọn nơi bản thân ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi những khổ đau của Chúa Kitô”.

 

12.       Sách Bài Đọc là một trong những cuốn sách của Lễ Nghi Rôma, một cuốn sách đă mang lại rất nhiều lợi ích từ cuộc canh tân hậu công đồng này, bởi cả những bài đọc được thêm vào lẫn giá trị nội tại của những bài đọc ấy, những bài đọc chất chứa lời hằng sống và tác hiệu của Thiên Chúa (cf Heb 4:12). Việc tổng hợp phong phú những bài đọc thánh kinh này đă giúp cho việc có thể sắp xếp toàn thể lịch sử cứu độ theo một chu kỳ thứ tự ba năm và bày tỏ choàn toàn hơn mầu nhiệm Chúa Kitô. Thành quả hợp lư là ở chỗ Sách Bài Đọc này chất chứa một số lớn các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước liên quan tới đức Trinh Nữ. Việc gia tăng về số lượng này, tuy nhiên, đă không căn cứ vào việc chọn lựa một cách t́nh cờ: chỉ có những bài đọc được chấp nhận, theo những cách thức và cấp độ khác nhau, mới có thể được coi là có tính cách Thánh Mẫu, một là qua nội dung hiển nhiên của chúng, hai là qua những lời dẫn giải thánh kinh một cách cẩn thận được hỗ trợ bởi những giáo huấn của huấn quyền hay Truyền Thống vững chắc.  Cũng cần phải lưu ư là những bài đọc này được soạn dọn chẳng những cho những ngày lễ về Đức Trinh Nữ mà c̣n được đọc vào những dịp khác nữa, chẳng hạn, vào một số ngày Chúa Nhật trong phụng niên, hay khi cử hành các lễ nghi hết sức liên quan tới đời sống bí tích của Kitô hữu và những chọn lựa họ gặp phải (32), cũng như nơi những cảm nghiệm vui buồn trong cuộc sống của họ trên thế gian này (33).

 

13.       Phụng vụ Giờ Kinh, ấn bản mới Kinh Thần Vụ, cũng chất chứa những ví dụ đặc biệt về việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa. Những thí dụ này được thấy ở trong những bản thánh ca – những bản thánh ca bao gồm cả một vài tuyệt phẩm văn chương thế giới, chẳng hạn ccnhư lời cầu nguyện cao quí của thi hào Dante dâng lên Đức Trinh Nữ (34) – cũng như ở trong những bài tụng ca kết thúc Kinh Thần Vụ hằng ngày. Ngoài những lời kêu cầu có tính cách trữ t́nh này c̣n có một kinh nguyện quá quen thuộc đó là kinh Sub tuum praesidium, khả kính bởi tính cách cổ xưa của nó và đáng ca ngợi bởi nội dung của nó. Những thí dụ khác ở nơi những kinh nguyện chuyển cầu Ban Mai và Chiều Hôm, những kinh nguyện thường bày tỏ việc tin tưởng chạy đến cùng Người Mẹ xót thương. Sau hết, có những chọn lựa từ kho tàng phong phú những bản văn về Đức Mẹ được viết bởi các tác giả thuộc những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, của Thời Trung Cổ và của thời tân tiến.

 

14.       Việc tưởng nhớ Đức Trinh Nữ Maria thường diễn ra trong Thánh Lễ, trong Sách Bài Đọc và Phụng Vụ Giờ Kinh là những then chốt của việc cầu nguyện phụng vụ theo Lễ Nghi Rôma. Trong các ấn bản mới khác về phụng vụ cũng không thiếu những bày tỏ yêu mến và kính tôn khẩn cầu được ngỏ cùng Mẹ Thiên Chúa. Thế nên Giáo Hội khẩn cầu Mẹ, Người Mẹ của ân sủng, trước khi d́m các ứng viên vào nước cứu độ của phép rửa (35); Giáo Hội kêu cầu việc chuyển cầu của Mẹ cho những bà mẹ tỏ ra tri ân về vai tṛ làm mẹ đến nhà thờ để bày tỏ niềm hân hoan của ḿnh (36); Giáo Hội nêu gương cho những ai theo Chúa Kitô bằng việc theo đuổi đời sống tu tŕ (37) hay những ai chấp nhận việc Thánh Hiến Sống Đời Ttrinh Nữ (38). Giáo Hội xin cho những người này việc trợ giúp từ mẫu của Mẹ (39). Giáo Hội thiết tha nguyện cầu thay cho thành phần con cái của Mẹ đang trong giờ lâm tử (40). Giáo Hội xin Mẹ Maria chuyển cầu cho những ai nhắm mắt lại trước ánh sáng thế gian và ra trước nhan Chúa Kitô là Ánh Sáng vĩnh cửu” (41); và Giáo Hội, qua những kinh nguyện về Mẹ Maria, kêu cầu ơn an ủi xuống trên những ai sầu thương tin tưởng than khóc về việc ra đi của thành phần yêu quí của họ (42).

 

15.       Việc xem xét các ấn bản mới sách phụng vụ dẫn chúng ta tới nhận định an ủi là việc canh tân hậu công đồng đă, như trước đây được mong muốn bởi phong trào về phụng vụ, đă thích đáng lưu tâm tới Đức Trinh Nữ trong mầu nhiệm Chúa Kitô, và theo truyền thống, đă nh́n nhận vị thế đặc thù của Mẹ trong việc tôn thờ Kitô giáo như là Người Mẹ thánh của Thiên Chúa và là Công Sự viên xứng đáng của Chúa Cứu Chuộc.

 

Không thể nào lại xẩy ra khác được. Nếu người ta nghiên cứu lịch sử của việc thờ phượng Kitô giáo, thật sự người ta nhận thấy rằng ở cả Đông lẫn Tây những bày tỏ cao cả nhất và tinh tuyền nhất của việc sùng kính đối với Đức Trinh Nữ đă xuất phát từ phụng vụ hay được ghép vào phụng vụ.

 

Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự kiện là việc tôn kính được Giáo Hội hoàn vũ hôm nay ḥa hợp với Mẹ Maria diễm phúc là một phát xuất từ và là một vươn dài mở rộng và không ngừng gia tăng của ḷng sùng kính được Giáo Hội ở mọi thời đại giành cho Mẹ, hết sức lưu ư tới chân lư và bằng một bày tỏ hằng cao quí thận trọng. Từ Truyền Thống vĩnh viễn đang sống động nhờ việc hiện diện liên lỉ của của Thần Linh và tiếp tục chuyên chú tới Lời Chúa, Giáo Hội của thời đại chúng ta có được động lực, lư lẽ và phấn khích cho việc tôn kính Đức Trinh Nữ. Và phụng vụ, một phụng vụ được chấp nhận và sức mạnh từ huấn quyền, là bày tỏ cao quí nhất và là một chứng cớ hiển nhiên của Truyền thống sống động này.

 

Đon Hai

  

Đức Trinh Nữ là Mô Phạm của Giáo Hội trong Việc Tôn Thờ Thần Linh

 

 

16.       Theo một số hướng dẫn của giáo huấn Công Đồng này về Mẹ Maria và Giáo Hội, giờ đây chúng tôi muốn khảo sát kỹ lưỡng hơn về một khía cạnh đặc biệt là mối liên hệ giữa Mẹ Maria và phụng vụ – tức là, Mẹ Maria như là một mô phạm của thái độ thiêng liêng mà Giáo Hội cần phải có để cử hành và sống các mầu nhiệm thần linh. Đức Trinh Nữ này là một mô phạm trong lănh vực này xuất phát từ sự kiện là Mẹ được nh́n nhận như là gương mẫu tuyệt hảo nhất của Giáo Hội trong lănh vực đức tin, đức mến và mối hiệp nhất tuyệt hảo với Chúa Kitô (43), tức là  trạng thái nội tâm mà Giáo Hội, hiền thê yêu dấu, chặt chẽ liên kết với Chúa của ḿnh, kêu cầu Chúa Kitô và nhờ Người tôn thờ Cha hằng hữu (44).

 

17.       Mẹ Maria là vị Trinh Nữ chuyên chú lắng nghe, vị lấy đức tin lănh nhận lời Chúa, một đức tin ở nơi Mẹ là cửa ngơ và là đường lối dẫn đến chức làm mẹ thần linh, như Thánh Âu Quốc Tinh nhận định: “Đức Maria nhờ tin tưởng đă cưu mang Người là Đấng Mẹ tin tưởng hạ sinh” (45). Thật vậy, khi Mẹ lănh nhận từ vị thiên thần câu trả lời cho tâm trạng bối rối của Mẹ, “tràn đầy đức tin, và thụ thai Chúa Kitô trong tâm trí của ḿnh trước khi thụ thai Người trong long Mẹ, Mẹ đă thưa: ‘Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hăy thực hiện nơi tôi những ǵ ngài nói cùng tôi” (Lk 1:38)” (46). Đối với Mẹ, chính đức tin là nguyên nhân diễm phúc và niềm tin tưởng ở việc làm trọn những ǵ Ngài hứa: “Phúc thay cho em là người đă tin rằng những ǵ Chúa hứa với em sẽ được nên trọn” (Lk 1:45). Cũng thế, chính đức tin là những ǵ nhờ đó Mẹ đă đóng một phần vai tṛ trong việc Nhập Thể và là chứng nhân độc nhất về việc Nhập Thể này, khi nghĩ lại về các biến cố của thời thơ ấu Chúa Kitô, đă suy nghĩ trong long ḿnh các biến cố này (cf. Lk 2:19,51). Giáo Hội cũng tác hành như thế, nhất là trong phụng vụ, khi Giáo Hội tin tưởng lắng nghe, chấp nhận, công bố và tôn kính lời Chúa, phân phát lời này cho tín hữu như bánh sự sống (47) và trong ánh sáng của lời ấy xem xét những dấu chỉ thời đại, dẫn giải và sống những biến cố của lịch sử.

 

18.       Mẹ Maria cũng là vị Trinh Nữ sống nguyện cầu. Mẹ tỏ ra như thế trong cuộc viếng thăm người mẹ của vị tiền hô. Khi Mẹ tuôn tràn linh hồn Mẹ ra qua những lời bày tỏ tôn vinh Thiên Chúa, và những bày tỏ của long khiêm nhượngc, của đức tin và đức cậy. Lời cầu nguyện ấy là Ca Vịnh Ngợi Khen (cf Lk 1:46-55), lời cầu nguyệt tuyệt hảo của Mẹ Maria, bài ca của những lúc cứu tinh trong đó ḥa trộn niềm vui của dân Yến Duyên cổ và tân. H́nh như Thánh Irenaeus đă cho rằng chính trong bài ca vịnh này của Mẹ Maria đă vang lên ở đó một lần nữa niềm vui của Abraham là người đă thấy trước được Đấng Thiên Sai (cf. Jn 8:56) (48), và vang lên ở đó trong niềm ngưỡng vọng ngôn sứ tiếng nói của Giáo Hội: “Nơi lời chúc tụng của ḿnh, Mẹ Maria đă nhân danh Giáo Hội tuyên bố moat cách tiên tri rằng: ‘Linh hồn con tôn vinh Chúa...’” 949). Thật thế, bài ca này của Mẹ Maria đă lan truyền xa rộng và đă trở thành kinh nguyện của toàn thể Giáo Hội ở mọi thời đại.

 

Ở Cana, Mẹ Maria lại tỏ ra như là vị Trinh Nữ sống nguyện cầu, khi Mẹ khéo léo nói với Con Mẹ về một nhu cầu trần thế mà Mẹ cũng đạt được một hiệu quả về ân sủng, tức là Chúa Giêsu, khi thực hiện dấu lạ đầu tiên của ḿnh, đă củng cố niềm tin tưởng của các môn đệ nơi Người (cf Jn 2:1-12).

 

Cũng thế, đoạn diễn tả cuối cùng về đời sống Mẹ Maria cũng cho thấy Mẹ đang nguyện cầu. Các tông đồ “hiệp nhau liên lỉ cầu nguyện, cùng với một số phụ nữ, bao gồm cả Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu, cũng như với anh em của Người” (Acts 1:14). Chúng ta thấy ở nơi đây sự hiện diện nguyện cầu của Mẹ Maria vớio Giáo Hội sơ khai cũng như với Giáo Hội qua mọi thời đại, v́, được mông triệu về trời, Mẹ vẫn không bỏ bê sứ vụ chuyển cầu và cứu độ của Mẹ (50). Tước hiệu Trinh Nữ sống nguyện cầu cũng hợp với Giáo Hội, moat Giáo Hội ngày ngày dâng lên Cha các nhu cầu của con cái ḿnh, ‘không ngừng ca ngợi Chúa và chuyển cầu cho phần rỗi của thế giới” (51).

 

19.       Mẹ Maria cũng là một Trinh Mẫu, người ‘nhờ tin tưởng và tuân phục... sinh hạ trên thế gian này Người Con của Cha. Mẹ làm điều này, bởi không biết đến nam nhân nhưng được Thánh linh bao phủ” (52). Đây là một chức phận làm mẹ diệu kỳ, được Thiên Chúa thực hiện như một kiểu mẫu và là gương mẫu cho việc sinh hoa kết trái của Giáo Hội Trinh Nữ, một Giáo Hội “chính ḿnh trở thành một người mẹ... V́ nhờ việc giảng dạy của ḿnh và bằng phép rửa, Giáo Hội manmg lại một sự sống mới bất tử cho con cái là thành phần được thụ thai bởi quyền phép Thánh Linh và hạ sinh bởi Thiên Chúa” (53). Các vị Giáo Phụ xưa đă có lư dạy rằng nơi bí tích Thanh Tẩy Giáo Hội kéo dài vai tṛ làm mẹ trinh khiết của Mẹ Maria. Trong những qui chiếu này chúng tôi muốn nhắc lại chi tiết của vị tiền nhiệm long lẫy của chúng tôi là Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, vị đă nói trong bài giảng Giáng Sinh của ḿnh rằng: “Cái nguồn gốc mà Chúa Kitô lănh nhận trong cung long của Vị Trinh Nữ này Người đă cống hiến cho bể rửa tội, ở chỗ, Người đă cống hiến cho nước những ǵ Người đă ban cho Mẹ của Người, đó là quyền năng của Đấng Tối Cao và việc bao phủ của Chúa Thánh Thần (cf. Lk 1:35), những ǵ giúp cho Mẹ Maria hạ sinh Đấng Cứu Thế, để có cùng một công hiệu, nhờ đó nước có thể tái sinh tín hữu” (54). Nếu chúng ta muốn đi tới những nguồn mạch phụng vụ, chúng ta có thể trích từ những lời Illatio tuyệt vời của phụng vụ lễ nghi Mazarabic: “Mẹ Maria cưu mang Sự Sống trong ḷng dạ của ḿnh; Giáo Hội cưu mang Sự Sống nơi nước rửa tội. Chúa Kitô đă được thành h́nh nơi các chi thể của Mẹ Maria; Chúa Kitô đă được mặc lấy nơi nước của Giáo Hội” (55).

 

20.       Sau hết, Mẹ Maria là vị Trinh Nữ dâng hiến những lễ vật. Trong đoạn về việc Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ (cf Lk 2:22-35), Giáo Hội, được Thần linh hướng dẫn, đă khám phá ra, vượt trên và ở trên việc làm trọn lề luật liên quan tới vấn đề hiến dâng người con đầu ḷng (cf. Ex 13:11-16) và thanh tẩy người mẹ (cf. Lv 12:6-8), một mầu nhiệm cứu độ liên quan tới lịch sử cứu độ. Tức là Giáo Hội nhận thấy tính cách liên tục của việc hiến dâng căn bản này được Lời Nhập Thể hiến dâng lên Cha khi Người vào thế gian (cf. Heb 15:5-7). Giáo Hội đă thấy bản chất phổ quát của ơn cứu độ được loan báo, v́ Simeon, khi chào kính qua Con Trẻ ánh sáng chiếu soi chư dân và là vinh quang của dân Yến Duyên (cf. Lk 2:32), đă nhận thấy Đấng Thiên Sai nơi Người, Đấng Cứu Thế của tất cả mọi người. Giáo Hội đă hiểu điều qui chiếu tiên tri này ám chỉ Cuô Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, ở chỗ, sự kiện những lời của Simeon, những lời liên kết trong một lời tiên tri duy nhất Người Con như “dấu hiệu phản khắc” (Lk 2:34) và Người Mẹ bị một lưỡi gươm đâm thâu qua hồn (cf. Lk 2:35), đă trở thành sự thật trên Đồi Canvê. Bởi thế, mầu nhiệm ơn cứu độ, một mầu nhiệm, qua những khía cạnh khác nhau của ḿnh, hướng đoạn Hiến Dâng trong Đền Thờ này tới biến cố cứu độ của thập giá. Thế nhưng chính Giáo Hội, đặc biệt là từ Thời Trung Cổ trở đi, đă khám phá ra nơi trái tim của Vị Trinh Nữ mang Con ḿnh lên Giêrusalem để hiến dâng Người cho Chúa này (cf Lk 2:22) một ước vọng muốn thực hiện việc hiến dâng, một ước muốn vượt lên trên ư nghĩa b́nh thường của nghi lễ. Một chứng từ cho cái trực giác này được thấy nơi lời kinh dễ thương của Thánh Bênađô: “Hỡi Vị Trinh Nữ thánh, xin hăy dâng Con Mẹ và hiến cho Chúa quả phúc của ḷng Mẹ. Xin hăy dâng Tế Vật thánh hảo làm vui ḷng Thiên Chúa cho việc ḥa giải của tất cả chúng ta” (56).    

 

Mối hiệp nhất này của Người Mẹ với Người Con trong công cuộc cứu chuộc (57) đă tiến đến tột đỉnh của nó trên Đồi Canvê, nơi Chúa Kitô “đă dâng ḿnh cho Thiên Chúa như lễ tế vẹn toàn” (Heb 9:14), và là nơi Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá (cf Jn 19:25), “sầu thương với Người Con duy nhất của Mẹ. Ở đó Mẹ liên kết ḿnh bằng một tấm ḷng từ mẫu với hy tế của Người, và vui ḷng với việc sát tế của tế vật được chính Mẹ sinh ra” (58) và cũng hiến dâng lên Cha hằng hữu” (59). Để kéo dài qua các thế kỷ Hy Tế Thập Giá, Đấng Cứu Thế thần linh đă thiết lập hy tế Thánh Thể, việc tương nhớ đến cái chết và cuộc phục sinh của Người, và kư thác hy tế Thánh Thể này cho Giáo Hội hiền thê của Người (60), một Giáo Hội, đặc biệt vào các Chúa Nhật, kêu gọi tín hữu cùng nhau cử hành Cuộc Vượt Qua của Chúa cho đến khi lại đến (61). Giáo Hội đă làm điều này hiệp với các thánh trên thiên đàng và đặc biệt với Đức Trinh Nữ (62) là vị Giáo Hội bắt chước đức ái bừng cháy và đức tin bất khả chuyên lay của Mẹ.

 

21.       Mẹ Maria chẳng những là gương mẫu cho toàn thể Giáo Hội trong việc tôn thờ thần linh mà hiển nhiên c̣n là thày dạy đời sống thiêng liêng cho mỗi Kitô hữu nữa. Ngay những ngày đầu tín hữu đă bắt đầu nh́n lên Mẹ Maria và bắt chước Mẹ trong việc làm cho đời sống của ḿnh thành một tác động tôn thờ Thiên Chúa và làm cho việc tôn thờ của ḿnh thành một dấn thân trong đời sống của ḿnh. Ngay từ thế kỷ thứ tư, Thánh Ambrose, khi nói với dân chúng, đă bày tỏ niềm hy vọng là mỗi người có được tinh thần của Mẹ Maria để tôn vinh Thiên Chúa: “Chớ ǵ trái tim của Mẹ Maria ở nơi mỗi Kitô hữu tuyên dương sự cao cả của Chúa: chớ ǵ tinh thần của Mẹ ở trong mọi người để hớn hở hân hoan trong Thiên Chúa” (63). Thế nhưng, trên tất cả, Mẹ Maria là gương mẫu của việc tôn thờ làm cho đời sống của con người thành một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Đây là một tín lư xa xưa và hằng mới mẻ mà mỗi người có thể nghe lại một lần nữa bằng việc lắng nghe giáo huấn của Giáo Hội, nhưng cũng bằng cả việc lắng nghe chính tiếng nói của Vị Trinh Nữ này khi Mẹ, hướng ḿnh về lời thỉnh nguyện tuyệt vời trong Kinh Chúa Dạy là “ư Cha thể hiện” (Mt 6:10) – đă trả lời cùng sứ thần thiên Chúa rằng: “Này tôi là tỳ nữ Chúa. Xin hăy thực hiện nơi tôi những điều ngài nói” (Lk 1:38). Và tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria, đối với tất cả mọi tín hữu, là một bài học và tấm gương tuân phục đối với ư muốn của Cha, là đường lối và là phương tiện cho việc thánh hóa của con người.

 

22.       Cũng cần phải nhận định về cách thức Giáo Hội bày tỏ, qua những thái độ tôn sùng hiệu nghiệm khác nhau, nhiều mối liên hệ thắt kết Giáo Hội với Mẹ, ở chỗ, bằng một niềm sâu xa tôn kính, Giáo Hội suy niệm về phẩm vị chuyên nhất của Vị Trinh Nữ này, vị đă trở nên Mẹ của Lời Nhập Thể bởi tác động của Thánh Linh; bằng một ḷng mến nóng nẩy, Giáo Hội chú ư tới vai tṛ làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria đối với tất cả mọi phần tử của Nhiệm Thể; với niềm tin tưởng kêu cầu, Giáo Hội cảm thấy việc Mẹ chuyển cầu của Mẹ là vị chữa bầu và trợ giúp (64); trong việc yêu thương phục vụ, Giáo Hội thấy nơi người tỳ nữ khiêm hạ này của Chúa vị nữ hoàng của t́nh thương và là người mẹ của ân sủng; với sư nhiệt tâm muốn noi gương bắt chước, Giáo Hội chiêm ngưỡng sự thánh thiện và các nhân đức của Mẹ là đấng “đầy ơn phúc’ (Lk 1:28); bằng việc sâu xa ngỡ ngàng, Giáo Hội thấy nơi Mẹ, “như nơi một mô phạm hoàn hảo, những ǵ chính Giáo Hội hết sức ước muốn và hy vọng trở thành” (65); bằng việc chuyên chú học hỏi, Giáo Hội nhận thấy nơi vị cộng tác viên này của Đấng Cứu Chuộc, vị được hoàn toàn thông phần vào các hoa trái của Mầu Nhiệm Vượt Qua, một nên trọn được tiên báo trước về tương lai của Giáo Hội, cho đến ngày Giáo Hội được thanh tẩy khỏi hết mọi t́ vết nhăn nheo (cf. Eph 5:27), Giáo Hội sẽ trở thành một hiền thê trang điểm lộng lẫy chờ đón chàng rể là Chúa Giêsu Kitô (cf. Rev 21:2).

 

23.       Bởi thế, Chư Huynh khả kính, khi chúng ta xét tới ḷng đạo hạnh được Truyền Thống về phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ và những bày tỏ của tân Lễ Nghi Rôma đối với Người Mẹ thánh của Thiên Chúa, và khi chúng ta nhớ rằng phụng vụ, với giá trị tôn thờ có tính cách siêu việt của ḿnh, làm nên luật vàng cho ḷng đạo đức Kitô hữu, và sau hết khi chúng ta nhận thấy cách thức Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm thánh mặc lấy thái độ tin tưởng và mến yêu cnhư thái độ của Vị trinh Nữ này, chúng ta mới nhận thấy cái hợp lư của lời Công Đồng Chung Vaticanô II huấn dụ tất cả con cái Giáo Hội, đó là “việc tôn sùng, nhất là việc tôn sùng về phụng vụ, đối với Đức Trinh Nữ cần phải được hăng hái duy tŕ” (66). Đây là lời khuyến dụ chúng tôi muốn thấy được mọi nơi sẵn sàng chấp nhận và nhiệt t́nh man gar thực hành.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/apost_exhortations/documents/hf_p-vi_exh_19740202_marialis-cultus_en.html

 

Dẫn Nhập

Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Tân Phụng Vụ

Việc Canh Tân Tôn Sùng Mẹ Maria

Việc Tôn Sùng Mẹ Maria: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi

Kết Luận

Lời Kết