6©
Đ |
ến Trung Tâm Giới Trẻ
Việt Nam vào ngày thứ bảy cuối tuần, Tâm có thói
quen dùng bàn giấy của ḿnh để dọn bài chia
sẻ cho chương tŕnh phát thanh “Phúc Aâm Sự Sống”
do chàng phụ trách vào mỗi ngày Chúa Nhật. Tuy nhiên, hôm nay
là ngày 25 tháng 7 năm 1998, ngày kỷ niệm đúng 30
năm trước (1968) Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành
Thông Điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae),
một sứ điệp làm choáng váng chủ thuyết duy
nhân, làm bàng hoàng các đầu óc Kitô hữu cấp tiến,
nên bức Thông Điệp lịch sử này cũng là
một văn kiện bị chống đối nhất
trong các văn kiện của Ṭa Thánh Công Giáo Rôma từ
trước cho đến nay, cả từ bên ngoài lẫn
bên trong. Đó là đề tài Tâm đang suy nghĩ
để chia sẻ vào ngày mai.
Mở cửa bước vào
bàn giấy, Tâm cúi xuống nhặt tờ báo nằm ngay trên
sàn, bên trong khe cửa để bỏ thư từ hay
đồ vật khi văn pḥng hết giờ làm việc.
Tâm vốn không có thói quen coi các loại báo chí rải rắc
như vậy. Thế nhưng, từ ngày trực tiếp
phục vụ cộng đồng thiểu số của
ḿnh, cũng là thời gian chàng bắt đầu
đụng chạm đến một số đồng
hương hải ngoại của ḿnh, Tâm đành phải
theo dơi các phản ứng tiêu cực chống đối
nhau thường xuất hiện trên các mặt báo, nhất
là trên tờ Điểm Mặt. Đúng thế, chưa
cần lật mặt chính của tờ báo úp mặt
xuống sàn vừa được nhặt lên cầm trên
tay, Tâm đă biết ngay đó là tờ Điểm Mặt,
và tự nhiên Tâm linh cảm thấy thế nào cũng có ḿnh
trong đó, qua việc tờ báo được lén vứt
vào văn pḥng chàng như vậy.
Đây là lần thứ
năm chàng nhận được báo kiểu này. Chàng
chưa hề lên tiếng chung riêng để biện
hộ hay thanh minh cho những ǵ họ phê b́nh, chỉ trích,
bôi nhọ tên tuổi chàng. Đối với Tâm, việc
chàng mở Trung Tâm Giới Trẻ Việt Nam là hoàn toàn có ư
để phục vụ riêng giới trẻ và chung
khối cộng đồng Người Việt hải
ngoại, một việc xuất phát từ ḷng bác ái Kitô
giáo của Tâm hơn là nhằm mục đích sinh nhai hay
lợi dụng để mưu cầu thế giá và tranh
giành quyền lợi thế gian.
Những điểm chính
yếu báo chí thường nhắm đến như
mục tiêu tấn công chàng là ba việc sau đây. Việc
thứ nhất là việc Mai Linh đứng tên làm chủ
tịch của Trung Tâm do chàng lập, mà chàng là chồng nàng
lại đứng làm giám đốc điều hành
để hưởng ngân qũi của tiểu bang.
Việc thứ hai là việc Trung Tâm đă nhận ngân
qũi của chính quyền tiểu bang mà giới trẻ
vẫn phải đóng góp vào các chi phí sinh hoạt của Trung
Tâm, dù với danh nghĩa đóng góp cho Qũi Lá Lành Đùm
Lá Rách. Việc thứ ba là việc vị giám đốc
của Trung Tâm là chàng có một đường lối
hướng dẫn ngược lại với ư
hướng của các cơ quan công quyền gửi
giới trẻ đến Trung Tâm, như việc
hướng dẫn chống lại chiều hướng
safe sex hiện được giảng dạy trong các
học đường v.v.
Về mục tiêu tấn công
thứ nhất: vợ đứng tên để chồng
hưởng lộc. Theo lư, chàng vẫn không làm ǵ sai trái
cả. Mai Linh thực ra không phải là vợ chính thức
của chàng, ngoài việc đứng tên chung với chàng
để làm foster parents trong việc nuôi dưỡng
đứa trẻ đáng thương của một
người mẹ tội nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, vai tṛ
giám đốc điều hành chàng hiện đảm trách
đây, theo ư định của Tâm, Tâm sẽ trao lại cho
một người trong đám trẻ thân cận cộng tác
với chàng hiện nay, một người có tinh thần
đạo hạnh, yêu thương và phục vụ, kèm
theo khả năng lănh đạo có thể điều hành
Trung Tâm theo đúng đường hướng do chàng
chủ trương. Đó là lư do chàng hết sức nỗ
lực để đào luyện chẳng những một
người mà cả một nhóm, như nhóm 3 anh em Minh Kha,
Giang Phong và Thiên Sa đă trung thành hợp tác với chàng
từ đầu đến nay.
Về mục tiêu tấn công
thứ hai: giới trẻ phải đóng góp cho Trung Tâm. Tâm
chẳng những không phải là người gợi lên ư
lập Qũi Lá Lành Đùm Lá Rách của nhóm Ái Hữu Trung
Tâm Giới Trẻ Việt Nam, chàng lại càng không hề
đụng đến vấn đề tiền bạc hay
sổ sách của qũi này. Những vấn đề tiêu pha
của qũi là để hỗ trợ cho những ǵ,
cả về sinh hoạt lẫn nhu cầu, mà ngân qũi
chính phủ không bao gồm. Vả lại, những nhu cầu
và sinh hoạt cần chi tiêu ngoại lệ đụng
đến qũi riêng này hoàn toàn do giới trẻ
đồng ư chi dùng và cho giới trẻ của họ
hưởng dùng, không hề mang lại bổng lộc riêng
tư nào cho cá nhân hoặc gia đ́nh chàng, ngoài chút quà
đầu xuân hằng năm theo tinh thần báo đáp
Việt tộc. Ngoài ra, trong một số trường
hợp cần thiết, chính chàng c̣n móc túi ra đóng góp tài
chính với giới trẻ để giải quyết
tốt đẹp cho họ trong những trường
hợp lưỡng lự không biết có nên thực
hiện hay chăng?
Về mục tiêu tấn công
thứ ba: việc hướng dẫn giới trẻ
ngược chiều giáo dục hiện đại. Điều
này Tâm hoàn toàn công nhận là đúng. Bởi v́, mục
đích chính yếu Tâm thành lập Trung Tâm Giới Trẻ
Việt Nam này không phải chỉ để mua vui cho
giới trẻ, hay để làm trại cải huấn
giới trẻ thay cho chính phủ, nên cần phải theo
đường lối chính phủ đề ra. Tâm thà
để cho Trung Tâm của chàng bị đóng cửa c̣n
hơn mở ra để dạy giới trẻ làm hại
thêm cho xă hội. Tâm không thể chạy theo chiều
hướng chung hiện nay tại xă hội quá thiên về
kỹ thuật tiện nghi hơn luân thường
đạo lư chàng đang sống, ở chỗ, họ
chủ trương chặt đuôi chứ không
muốn nhổ tận rễ, như thà mở thêm nhà tù
hơn là nhất định bỏ luật dùng súng, chủ
trương tài trợ giới trẻ vị thành niên mang
bầu hơn là muốn băi việc giáo dục safe sex,
tức thay việc dạy làm t́nh an toàn cho khỏi bị
hội chứng Aids liệt kháng, bằng việc dạy
giới trẻ giữ ḿnh trong sạch cho tới khi
lập gia đ́nh, một nhân đức xứng với
nhân phẩm con người, tăng cao giá trị làm
người và là phương pháp ngừa Aids hiệu
nghiệm nhất.
Về việc làm, Tâm
chẳng những không sai trái điều ǵ, lại c̣n
bất chấp tư lợi để sống cho giới
trẻ như thế, đủ chứng tỏ chàng không có
mưu đồ ǵ hay lợi dụng ǵ ở Trung Tâm
Giới Trẻ Việt Nam cả. Trái lại, nếu chàng
là một cây xấu th́ không thể nào trái tốt lại có
thể trổ sinh nơi ḷng qúi mến của đủ
mọi thành phần giới trẻ đặc biệt dành
cho chàng từ trước đến nay. Do đó, theo tinh
thần sống đạo cố hữu, Tâm vẫn âm
thầm vui chịu mọi bất lợi xẩy
đến cho ḿnh. Tâm coi chúng như dấu ấn Thánh Giá
Thiên Chúa muốn đóng trên việc phục vụ hoàn toàn
vô vị lợi của chàng, một dấu chứng tỏ
việc chàng làm là việc rất đẹp ḷng Chúa,
một việc bởi Chúa mà ra và là việc của Chúa, và
một khi đă là việc của Chúa th́ không bàn tay trần
gian nào có thể phá được.
Làm việc trần gian
với ḷng tin tưởng siêu nhiên như thế, chàng không
hề muốn điểm mặt xem ai là người phá
chàng, cũng không hề oán hận hay thù ghét bàn tay nào đó
ném đá chàng trên báo chí, trái lại, chàng c̣n thương
họ hơn ai hết, v́ họ lầm lẫn hay bị
xúi bẩy. Qua bốn bài báo trước đây, chàng có
thể biết được tác giả của chúng là ai,
bởi giọng văn, cách diễn tả và nội dung mà
chỉ người trong nội bộ mới có thể
hiểu nhau và biết được thấu đáo như
thế. Đó là lư do trong buổi họp đầu
tuần vừa rồi của chàng với thành phần
giới trẻ ưu tú chàng đă trấn an họ sau
vấn đề được Giang Phong nêu lên.
Thế nên, việc chàng im
hơi lặng tiếng không hề phản ứng ǵ không
phải là chàng nhát gan sợ đụng chạm hay sợ
bị đ̣i nợ máu như những vụ thanh toán nhau
mới đây, càng không phải là chàng tỏ ra thái
độ quân tử không thèm chấp bọn tiểu nhân
tầm thường.
Chính đời sống
nội tâm tràn đầy tin yêu ấy đă làm Tâm luôn an
b́nh, một thứ b́nh an không một ai trên trần gian này
có thể ban tặng cho chàng. Thế là Tâm để tờ Điểm
Mặt sang một bên, bắt đầu chuyên chú dọn bài
chia sẻ ngày mai. Trong đám thư lấy từ hộp
thư của Trung Tâm về văn pḥng, chàng thấy có
tờ Thông Reo của một hội ái hữu sống
ở Đà Lạt trước kia mà chàng đôi khi cũng
đến sinh hoạt, cùng với tờ Song Nguyền
(tháng bảy) của Chương Tŕnh Thăng Tiến Hôn
Nhân. Hai tờ này cùng có bài của Cao Tấn Tĩnh, tác
giả chàng mộ mến, hai bài mang một nội dung,
chỉ khác nhau tựa đề: “Vợ Theo Chồng hay
Chồng Theo Vợ?” ở tờ Song Nguyền, và “Ơn
Gọi của Adong là Evà” ở tờ Thông Reo. Bài viết
lưỡng đề này thật sự đă gợi
hứng để chàng có thể chia sẻ ngày mai với
thính giả của chương tŕnh phát thanh “Phúc Aâm Sự
Sống” do chàng phụ trách. Bài viết có nội dung như
sau.
T |
hân phận
của một người con gái lớn lấy chồng,
theo Khổng Giáo, là “xuất giá ṭng phu”, tức là, theo ngôn
ngữ b́nh dân Việt Nam, “lấy chồng th́ phải theo
chồng”. Văn hóa này dường như cũng là văn
hóa chung, là đường lối chung của nhân loại,
chỉ trừ ở một vài nơi c̣n theo chế
độ mẫu hệ, như nhóm người
Thượng ở Di Linh Việt Nam chẳng hạn, c̣n
“đi bắt chồng” và chồng phải về ở
với vợ. Tục lệ Do Thái cũng chủ
trương “lấy chồng th́ phải theo chồng”
như văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn trường
hợp của Tôbia con đi lấy vợ và dẫn vợ
về với ḿnh (xem Tobia 9:7-14), hay trường hợp
của Thánh Giuse và Mẹ Maria, như Phúc Aâm thánh Luca
thuật lại, sau khi Thánh Giuse được thiên
thần cho biết việc Mẹ Maria thụ thai bởi
Chúa Thánh Thần, th́ “ngài đă làm như thiên thần Chúa
chỉ dẫn và lănh nhận Mẹ về nhà làm bạn
ḿnh” (1:24).
Thế mà, theo Sách Khởi Nguyên, ngay từ ban đầu,
sau khi con người được dựng nên có nam có
nữ, và sau khi con người nhận ra xương
thịt của ḿnh nơi đồng bạn xứng
hợp với ḿnh, th́ Thánh Kinh mạc khải cho biết: “Đó
là lư do tại sao người nam ĺa bỏ cha mẹ mà
gắn bó với vợ ḿnh” (Gn.2:24). Nếu “người
nam ĺa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh” như
thế th́ ở đây chồng theo vợ chứ đâu có
phải là vợ theo chồng! Vậy th́ văn hóa hôn nhân
của chung con người từ trước đến
nay đă đi ngược lại với ư định
của Thiên Chúa rồi sao? Những bàn giải sau đây
sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Trước hết, cũng theo Sách Khởi Nguyên,
đoạn 2, nếu Thiên Chúa dựng nên người
nữ từ con người đầu tiên tự
bẩm sinh mang nam tính là Adong, và mục đích Thiên Chúa
dựng nên người nữ cho con người mang
nam tính là để người nữ trở thành một
đồng bạn xứng hợp với con người
tự bẩm sinh mang nam tính sống một ḿnh không
tốt, th́ với tư cách làm vợ của ḿnh, tức
làm đồng bạn xứng hợp của người
nam, người nữ thuộc về người nam và
phải theo người nam là chồng của ḿnh.
Sau nữa, Sách Khởi Nguyên nói về việc con
người nam nhân làm chồng đây “ĺa bỏ cha mẹ”,
trong khi Adong không hề được sinh ra bởi một
cha mẹ nào, mà là được chính Thiên Chúa tạo thành
từ bụi đất và bằng hơi thở thần
linh của Ngài. Bởi vậy, việc con người nam
nhân làm chồng “ĺa bỏ cha mẹ” đây không có nghĩa
đen là theo vợ, về ở với vợ, như
trường hợp vợ theo chồng và về ở
với chồng vẫn thấy nơi trường hợp
của người nữ làm vợ từ trước
đến nay. Đúng hơn, việc con người nam
nhân làm chồng “ĺa bỏ cha mẹ” đây là việc họ
theo ơn gọi làm chồng của ḿnh, như nam nữ
theo ơn Chúa gọi th́ bỏ nhà đi tu, hay như
trường hợp Abram theo ơn Chúa gọi th́ rời
bỏ quê cha đất tổ để đi đến
nơi Chúa chỉ cho (xem Gn.12:1). Vậy ơn gọi làm
chồng của con người nam nhân đây là ǵ, nếu
không phải là, như Sách Khởi Nguyên, ngay sau khi nói về
việc Adong “ĺa bỏ cha mẹ”, liền nói “gắn bó
với vợ ḿnh”.
Phải, ơn gọi của người làm chồng
đó là “gắn bó với vợ ḿnh”. Không phải hay sao,
ơn gọi làm chồng này, theo tự nhiên, đă gắn
liền với con người mang nam tính? Ở chỗ, khi
c̣n “ở một ḿnh không tốt”, tức là khi tới
tuổi dậy th́ mà c̣n độc thân, nam nhân tự nhiên
như luôn luôn bị thúc đẩy, hay nói cách khác, vốn
có khuynh hướng t́m kiếm “xương bởi
xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. Việc nam nhân
t́m kiếm nữ giới, qua việc đi “cua”, “tán”, “theo”
phái đẹp đây không phải là dấu hiệu
chứng tỏ ơn gọi “gắn bó với vợ ḿnh”
khi lập gia đ́nh hay sao?
T |
hế nhưng,
người chồng phải thực hiện ơn gọi
“gắn bó với vợ ḿnh” bằng cách nào và như
thế nào mới đúng như ư Đấng đă xe duyên
kết nghĩa cho ḿnh, như chính Ngài đă dựng nên Evà
và c̣n đích thân mang Evà đến cho Adong, để chính
thức kết duyên cho đôi uyên ương nguyên tổ
trong vườn địa đàng, lúc mà cả hai đang
ngây ngất hồn nhiên với bộ áo cưới
“trần truồng không biết xấu hổ”. Cũng ngay
trong cùng một đoạn và câu của Sách Khởi Nguyên
trên đây, sau khi nói đến chuyện con người nam
tính “ĺa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh”,
Mạc Khải Thánh Kinh liền tiết lộ bản
chất làm nên hôn nhân nói chung và ư nghĩa sâu xa của ơn
gọi làm chồng nói riêng, qua câu: “và trở nên một thân
thể với vợ”.
Đúng vậy, để thể hiện ơn gọi làm
chồng là “gắn bó với vợ ḿnh”, con người nam
tính phải “trở nên một thân thể với vợ”.
Hay nói cách khác, “trở nên một thân thể với vợ”
là người chồng hoàn thành ơn gọi làm chồng
của ḿnh. Thế nhưng, thực tế cho thấy,
về sinh lư hay thể lư, người chồng không thể
nào “trở nên một thân thể với vợ”
được. Do đó, chữ “thân thể” đây
phải hiểu là bản thân ḿnh, bản thân người
chồng, tức là người vợ của người
chồng, đúng như văn hóa Việt Nam vẫn cho phép
người chồng gọi vợ là “ḿnh”, và đúng
như lời Thánh Phaolô khuyên người làm chồng là
“phải yêu thương vợ ḿnh như yêu thương
bản thân ḿnh. Ai yêu vợ ḿnh là yêu chính bản thân ḿnh”
(Eph.5:28). Như thế, để “trở nên một thân
thể với vợ” hầu có thể thực hiện
trọn vẹn và hoàn hảo ơn gọi làm chồng
của ḿnh, người chồng “phải yêu thương
vợ ḿnh như yêu thương bản thân ḿnh”.
Nói tóm lại yêu thương vợ ḿnh là ơn gọi
của người làm chồng, hay nói ngược lại,
ơn gọi của người làm chồng là yêu
thương vợ ḿnh. Người chồng nào cảm
thấy cuộc sống hôn nhân với vợ ḿnh không c̣n hay
không có hạnh phúc th́ trước hết hăy xét lại xem
ḿnh đă chu toàn hay đă hết sức thực hiện
ơn gọi “yêu thương vợ ḿnh như yêu
thương bản thân ḿnh” chưa? Nếu rồi th́
họ có khổ cũng đừng lo, tới thời
điểm Chúa định, Ngài sẽ giải quyết
mọi sự tốt đẹp cho họ, như Ngài đă
thực hiện trong trường hợp của Thánh Giuse
(xem Mt.1:18-25).
Tuy nhiên, cả Thánh Kinh lẫn thực tế cho thấy,
cũng không thiếu những trường hợp
người chồng “yêu thương vợ ḿnh như yêu
thương bản thân ḿnh” mà vẫn không hoàn trọn
ơn gọi làm chồng của ḿnh, trái lại, c̣n tác
hại đến chính bản chất hôn nhân là “trở nên
một thân thể với vợ” nữa. Điển h́nh
nhất là trường hợp của đôi uyên
ương nguyên tổ trong vườn địa đàng.
Adong đă chẳng yêu thương vợ ḿnh hay sao,
đến nỗi, như chính Thiên Chúa cũng nhận
thấy là “ngươi đă nghe vợ mà ăn cây Ta
cấm ngươi ăn” (Gn.3:17). Ở đây, tuy Adong không
ghét vợ hay không c̣n hợp với vợ ḿnh đă tự
ḿnh “chọn” chứ không ai ép, để có thể đi
đến chỗ ly dị vợ ḿnh như ngày nay,
nhưng t́nh của Adong yêu Evà cũng đă làm cho hai
người, thay v́ “trở nên một thân thể”, lại
gặp phải t́nh trạng ly thân đáng thương.
Đúng thế, sau khi yêu thương nhau cách hồn nhiên
nhưng ngang trái với ư muốn của Thiên Chúa, đôi
uyên ương nguyên tổ đă không ly thân nhau là ǵ, khi hai
người, về thể lư, tuy là vợ chồng với
nhau, mỗi người cũng phải t́m cách che giấu đi
“cái” phái tính đặc thù (private part) của ḿnh, chứ
không c̣n là một thân thể khi “cả hai trần truồng
mà không biết xấu hổ” (Gn.2:25) nữa. Về tâm lư, đôi
uyên ương nguyên tổ cũng không ly thân nhau là ǵ, khi
Adong bị Chúa hạch hỏi “ai đă bảo cho
ngươi biết rằng ngươi trần truồng?”
(Gn.3:11) liền đổ lỗi cho Evà: “Người
nữ mà Chúa cho ở với tôi đă đưa cho tôi trái
cây đó nên tôi đă ăn” (Gn.3:12).
T |
hành ngữ
“người nữ mà Chúa cho ở với tôi”, được
thốt ra từ cửa miệng Adong đây, chẳng
những nói lên việc vợ theo chồng hơn là chồng
theo vợ, mà c̣n nói lên việc Adong ư thức được
hôn nhân là một ơn gọi chứ không phải là chỉ
việc t́m kiếm để đáp ứng cho thỏa măn
nhu cầu tâm sinh lư tự nhiên tới thời của nó
nơi con người phái tính của ḿnh. Chính v́ ngày nay
người ta theo văn hóa hôn nhân “pro choice”, tức
chủ trương tôi có quyền chọn ư trung nhân th́ tôi
cũng có quyền bỏ, có quyền chọn lại,
mới xẩy ra t́nh trạng ly dị và phá sản hôn nhân
như ngày nay, và từ đó lây sang t́nh trạng phá thai
khủng khiếp như bây giờ. Hiện tượng ly
dị được pháp lư hóa cho thấy hết sức rơ
ràng là con người cực kỳ văn minh ngày nay qúa
ấu trĩ, không biết chọn lựa ǵ cả,
chọn ǵ cũng không xong, không được như ư, thay
đổi, chóng chán, như trẻ con!
Thế nên, tới khi nào con người ư thức được
hôn nhân là một ơn gọi, ở chỗ, người
bạn đời của ḿnh là do Thiên Chúa chọn cho ḿnh,
ḿnh chỉ là người chấp nhận nhau từ Ngài,
như Adong đă chấp nhận Evà từ tay Thiên Chúa trong
vườn địa đàng như “người nữ
Chúa cho ở với tôi”, hôn nhân của con người
mới thực sự có ư nghĩa, bền bỉ và hạnh
phúc. Bởi v́, một khi ư thức được
người bạn đời của ḿnh là “người
Chúa cho ở với” ḿnh th́ vợ chồng mới kính
trọng nhau như là người của Chúa, chứ không
phải chỉ yêu thích nhau như là người của
ḿnh, cho đến khi không thích nữa th́ bỏ, th́ t́m
người khác. Và v́ vợ chồng là
“người Chúa cho ở với” ḿnh như thế, nên
phản bội nhau là phản bội Chúa trước
hết, là “phân rẽ những ǵ Thiên Chúa đă kết
hợp” (Mt.18:6).
Nếu Adong ư thức được hôn nhân là một ơn
gọi và đă yêu thương “gắn bó với vợ
ḿnh” là “người Chúa cho ở với” ông, mà c̣n chưa
hoàn tất được ơn gọi làm chồng của
ḿnh, và nếu Thánh Giuse là “một con người công chính”
(Mt.1:19) c̣n gặp bị thử thách trong đời
sống hôn nhân đến gần như làm cho hôn nhân
bất thành, th́ vợ chồng nói chung và người làm
chồng nói riêng ngày nay, không nhiều th́ ít, không nặng th́
nhẹ, làm sao có thể hoàn toàn tránh được
những cơn El Nĩno tàn phá hay dập vùi hạnh phúc hôn
nhân, chứ chưa nói đến việc “Chúa Kitô yêu
thương Giáo Hội thế nào, các người chồng
cũng phải yêu thương vợ ḿnh như vậy”
(Eph.5:25).
Phải, chỉ có t́nh yêu Chúa Kitô đối với Giáo
Hội nơi thành phần làm chồng mới có thể
giải nguy cho t́nh trạng hôn nhân đang phá sản
khủng khiếp ngày nay. Nếu Adong, khi c̣n trong t́nh
trạng công chính nguyên thủy chưa biết đến
tội lỗi là ǵ, mà thấy được gương
của Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội để mà noi
theo, th́ chưa chắc Adong đă yêu thương Evà vợ
ḿnh ngang trái và tai hại như thế. Chúa Kitô yêu
thương Giáo Hội. Adong cũng yêu thương Evà. Tuy
nhiên, t́nh yêu của Chúa Kitô đă thánh hóa Giáo Hội (xem
Eph.5:27), trong khi t́nh yêu của Adong lại làm cho Evà phải
mang nặng đẻ đau (xem Gn.3:16).
Vậy, nếu ơn gọi của người làm
chồng là “gắn bó với vợ ḿnh”, bằng việc
“trở nên một thân thể với vợ”, được
thể hiện nơi mối t́nh “yêu thương vợ
ḿnh như yêu thương bản thân ḿnh”, không phải
như kiểu cách của ḿnh mà là “như Chúa Kitô yêu
thương Giáo Hội và đă hiến ḿnh cho Giáo Hội”,
th́ xin thánh Giuse, vị phu quân công chính đă hết ḿnh yêu
thương Mẹ Maria là người Chúa cho ở với
ngài, khi ngài vui nhận Mẹ về nhà làm bạn, để
phục vụ Mẹ và Chúa Giêsu như một người
“làm đầu là làm tôi tớ” (Mt.20:27), cầu xin cho
mỗi một người làm chồng và làm gia
trưởng trong gia đ́nh, được tràn đầy
Chúa Thánh Thần là T́nh Yêu ban Sự Sống. Amen.
Đọc xong
bài “Ơn Gọi của Adong là Evà”, Tâm liền nẩy ra ư
tưởng sẽ chọn đề tài chia sẻ cho
buổi phát thanh ngày mai của chàng với thính giả là
“Ơn Gọi của Evà là Làm Mẹ Sinh Linh”.
- Xin chào toàn thể qúi thính giả của Chương Tŕnh
Phát Thanh Công Giáo “Rạng Ngời Chân Lư”. Hôm nay, nhân dịp
kỷ niệm 30 năm Thông Điệp Sự Sống Con
Người của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, chúng ta cùng
nhau ôn lại nội dung và tác hiệu của bức Thông Điệp
lịch sử thời danh ấy. Thiết tưởng
người có thể giúp chúng ta trong vấn đề này
không ai hơn vị phụ trách mục “Phúc Aâm Sự
Sống” của chương tŕnh truyền thanh hằng
tuần của chúng tôi cũng là người vốn được
qúi vị mến mộ. Chúng tôi xin trân trọng
nhường trọn buổi phát thanh hôm nay cho ông Bá
Thiện Tâm.
- Xin hết ḷng cám ơn qúi vị phụ trách Chương
Tŕnh Phát Thanh Công Giáo “Rạng Ngời Chân Lư” đă long
trọng giới thiệu tôi và nhường hẳn
buổi truyền thanh hôm nay cho tôi. Xin kính chào toàn thể qúi
thính giả rất thân mến của chung chương tŕnh
phát thanh “Rạng Ngời Chân Lư” và của riêng mục “Phúc
Aâm Sự Sống” của tôi.
Kính thưa qúi vị, hôm qua là ngày 25 tháng 7 năm 1998,
ngày mà đúng 30 năm trước đây, Đức Phaolô
VI đă ban hành bức Thông Điệp Humanae Vitae về
Sự Sống Con Người. Ngoài ra, cùng với việc
kỷ niệm bức thông điệp thời danh này,
năm nay chúng ta c̣n nhớ đến hai biến cố sau đây:
biến cố thứ nhất là bản Hiến
Chương Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc công bố
ngày 10-12-1948, tức đúng 50 năm về trước, và
biến cố thứ hai là luật cho phép phá thai tại Hoa
Kỳ năm 1973, tức 25 năm trước đây. Chính
v́ để kỷ niệm những biến cố hầu
như liên quan đặc biệt đến thân phận và
vai tṛ của người phụ nữ mà hôm nay, thưa qúi
vị, tôi xin chia sẻ với qúi vị về đề
tài “Ơn Gọi của Evà là Làm Mẹ Sinh Linh”.
Nói đến Evà, qúi thính giả Kitô hữu nói riêng và
hầu như qúi vị thính giả nói chung đều
biết đó là vị nữ nguyên tổ của loài
người. Đúng thế, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo cũng
như Kitô Giáo, sau khi hai nguyên tổ loài người là Adong
và Evà sa ngă phạm tội mất ḷng Thiên Chúa là Đấng
đă tạo dựng nên các vị và cho các vị sống
trong vườn địa đường, qua việc các
vị ăn trái cây biết lành biết dữ ở
giữa vườn là cây bị Ngài cấm, và sau khi các
vị cùng với con rắn qủi cám dỗ nữ nguyên
tổ lănh bản án Thiên Chúa tuyên phạt, th́ Sách Khởi
Nguyên ở đoạn 3 câu 20 ghi lại rằng: “Con
người gọi vợ ḿnh bằng tên Evà, v́ nàng đă là
mẹ của tất cả các sinh vật”.
Thật vậy, nếu ơn gọi của Adong là Evà,
ở chỗ, cũng theo bộ Thánh Kinh này, trong đoạn
2 câu 24 của cùng Sách Khởi Nguyên: “Con người lià
bỏ cha mẹ ḿnh mà gắn bó với vợ ḿnh”, th́
quả thật “Ơn Gọi của Evà là Làm Mẹ Sinh
Linh”, hơn là hiến thân cho chồng ḿnh để “cả
hai trở nên một xương thịt” (Gn.2:24). Bởi
v́, nước không bao giờ chảy ngược thế
nào, t́nh yêu con người cũng phải xuôi chiều
như vậy, tức là theo tiến tŕnh tự nhiên phát
xuất từ Adong yêu thương gắn bó với Evà để
rồi, nhờ được Adong yêu thương, Evà có
thể làm mẹ. Thế nên, bao giờ con người được
dựng nên “có nam có nữ” (Gn.1:27) đi ngược
chiều hay đi sai lệch với tiến tŕnh ơn
gọi hôn nhân do Thiên Chúa Tối Cao vô cùng khôn ngoan xếp định
này, họ khó ḷng có thể tránh được tai nạn
xẩy đến cho ḿnh, như cơn khủng hoảng xă
hội bắt nguồn từ hôn nhân và gia đ́nh hiện
nay chứng thực. Về vấn đề này, Tác giả
Cao Tấn Tĩnh, trong bài “Ơn Gọi của Adong là Evà”
viết cho tờ Thông Reo tháng 7/1998 này, đă nhận định
rất xác đáng như sau:
Chính v́ ngày nay
người ta theo văn hóa hôn nhân “pro choice”, tức
chủ trương tôi có quyền chọn ư trung nhân th́ tôi
cũng có quyền bỏ, có quyền chọn lại,
mới xẩy ra t́nh trạng ly dị và phá sản hôn nhân
như ngày nay, và từ đó lây sang t́nh trạng phá thai
khủng khiếp như bây giờ. Hiện tượng ly
dị được pháp lư hóa cho thấy hết sức rơ
ràng là con người cực kỳ văn minh ngày nay qúa
ấu trĩ, không biết chọn lựa ǵ cả,
chọn ǵ cũng không xong, không được như ư, thay
đổi, chóng chán, như trẻ con! Thế nên, tới
khi nào con người ư thức được hôn nhân là
một ơn gọi, ở chỗ, người bạn đời
của ḿnh là do Thiên Chúa chọn cho ḿnh, ḿnh chỉ là
người chấp nhận nhau từ Ngài, như Adong đă
chấp nhận Evà từ tay Thiên Chúa trong vườn địa
đàng như “người nữ Chúa cho ở với tôi”,
hôn nhân của con người mới thực sự có ư
nghĩa, bền bỉ và hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn đồng
ư với tác giả Cao Tấn Tĩnh, và tôi nghĩ qúi
vị chắc cũng không phủ nhận thực tế
phũ phàng này. Không biết qúi vị có nghĩ như tôi
thế này hay không, đó là nếu con người nam nữ
sống đời vợ chồng với nhau, đặc
biệt trong thời khoa học kỹ thuật tối tân tiến
ngày nay, nếu không ư thức hôn nhân là một ơn gọi,
th́ như thực tế cho thấy, không sớm th́
muộn, hôn nhân của họ cũng sẽ trở thành
một thứ tṛ chơi, mà hậu quả là con cái vô
tội của họ sẽ trở thành một món đồ
chơi.
Tầm quan
trọng của việc ư thức ơn gọi hôn nhân liên
hệ đến “vấn đề sinh sản” đă được
Đức Phaolô VI nhấn mạnh trong Thông Điệp
Sự Sống Con Người ở đoạn 7 như
sau:
Vấn đề
sinh sản, giống như mọi vấn đề khác
liên quan đến sự sống con người, phải được
cứu xét vượt ra ngoài cả những quan điểm
riêng rẽ - dù là trật tự sinh lư hay tâm lư, dân số hay
xă hội - tức phải được cứu xét theo ư
nghĩa của một cái nh́n toàn diện về con
người và về ơn gọi của họ, chẳng
những ơn gọi tự nhiên và trần thế, mà c̣n
cả ơn gọi siêu nhiên và vĩnh cửu của họ
nữa”.
Thế nhưng,
ư thức ơn gọi hôn nhân là ǵ, thưa qúi vị,
nếu không phải là nhận biết nguồn gốc
thần linh của t́nh yêu hôn nhân để sống đúng
bản chất và sứ mệnh đích thức của t́nh
yêu này. Chính v́ thế, ngay sau khi đề cập đến
vấn đề hôn nhân là một ơn gọi, Đức
Phaolô VI đă nhắc lại giá trị của “t́nh yêu hôn
nhân” như sau:
T́nh yêu hôn nhân
biểu tỏ bản chất và cao qúi chân thực của
ḿnh khi nó được coi như phát xuất từ
nguồn gốc tối cao là Thiên Chúa, Đấng là t́nh yêu
(x.1Jn.4:8), là “Cha mà mọi gia đ́nh trên trời dưới
đất mang tên gọi” (x.Eph.3:15). Thế nên, hôn nhân không
phải là kết quả của ngẫu nhiên hay sản
vật của một cuộc tiến hóa bởi những
năng lực vô thức tự nhiên; nó là một cơ
cấu khôn ngoan của Đấng Hóa Công để thể
hiện nơi con người dự án yêu thương
của Ngài. Nhờ việc hỗ tương trao tặng
bản thân ḿnh cho nhau, xứng hợp và toàn thể, vợ
chồng hướng đến một cuộc hiệp
thông hữu thể của ḿnh liên hệ đến tầm
vóc toàn hảo chung, để hợp tác với Thiên Chúa
trong việc sản sinh và giáo huấn các cuộc sống
mới (đoạn 8)... Hôn nhân và t́nh yêu phối ngẫu,
tự bản chất của ḿnh, là để sinh sản
và giáo dục con cái. Con cái thật sự là qùa tặng cao
cả của hôn nhân và đóng góp rất trọng yếu
cho việc an toàn của cha mẹ ḿnh (đoạn 9).
Với ư thức
ơn gọi hôn nhân như thế, trong thực hành, vợ
chồng c̣n cần phải tỏ ra bằng việc làm,
nhất là ở việc sinh sản con cái là mục đích
chính yếu của hôn nhân và là căn nguyên sâu xa làm nên hôn
nhân. Thế nên, theo gịng tư tưởng được
bố cục thứ tự hết sức mạch lạc
của ḿnh, Thông Điệp Sự Sống Con Người
tiếp tục diễn đạt ở đoạn 10
về “việc truyền sinh” chân chính thế này:
Thế nên, trong
việc truyền sinh, cha mẹ không được tự
do tiến hành hoàn toàn theo ư ḿnh, như thể họ có
thể định đoạt một cách hoàn toàn tự động
đường lối xứng hợp phải theo; song
họ phải tác động hợp với ư định
sáng tạo của Thiên Chúa, được thể hiện
ngay nơi bản chất của hôn nhân cũng như
của việc làm hôn nhân, và được biểu lộ
bằng giáo huấn liên tục của Giáo Hội.
Tuy nhiên, để
áp dụng trọn vẹn và xác đáng ư thức ơn
gọi hôn nhân trong việc truyền sinh vào thời điểm
hiện nay không phải là một chuyện dễ, như
những người làm cha làm mẹ chúng ta hầu như
ai cũng cảm thấy. Để giải đáp vấn đề
ngừa thai xứng hợp với ơn gọi hôn nhân cao
cả, Thông Điệp Sự Sống Con Người, sau khi
tỏ ra thông cảm với các cặp vợ chồng
gặp những khó khăn trong việc sinh dưỡng con
cái, đă dứt khoát chủ trương của ḿnh ở đoạn
16 như sau:
Nếu vậy,
một số người có thể đặt vấn đề:
vào hoàn cảnh hiện nay, không hợp lư hay sao, trong
nhiều trường hợp cần phải sử dụng đến
phương pháp ngừa thai nhân tạo, nếu nhờ đó
chúng tôi bảo toàn được sự ḥa thuận và b́nh
an trong gia đ́nh, cũng như tạo điều kiện
tốt hơn cho việc giáo dục những đứa con
đă được sinh ra? Về vấn đề này,
cần phải trả lời một cách rơ ràng minh bạch
như sau: Giáo Hội là người đầu tiên ca
ngợi và khuyến khích việc can thiệp sáng suốt vào
phận sự được gắn sát với tạo
vật có lư trí trước Đấng Tạo Hóa; thế
nhưng, Giáo Hội xác nhận rằng, việc này phải
được thực hiện theo sự tôn trọng
trật tự được Thiên Chúa thiết lậïp.
Bởi thế, nếu có lư do quan trọng trong việc co
giăn sinh nở, gây ra do t́nh trạng thể lư hay tâm thần
của vợ chồng, hay những hoàn cảnh ngoại
tại, Giáo Hội dạy rằng, bấy giờ cần
phải căn cứ vào chu kỳ tự nhiên trong phần
hành truyền sinh, để làm việc vợ chồng trong
thời kỳ không đậu thai mà thôi, và nhờ cách này mà
điều hành việc sinh sản mới không vi phạm đến
những nguyên tắc luân lư...”.
Nếu không theo
nguyên tắc và đường lối chính đáng hợp
với “trật tự được Thiên Chúa thiết
lập” để “không vi phạm đến những nguyên
tắc luân lư” này, con người sẽ đưa cuộc
sống hôn nhân của ḿnh nói riêng, và gia đ́nh của ḿnh
nói chung, thậm chí cả xă hội loài người của
ḿnh nữa, đến một t́nh trạng được
Thông Điệp Sự Sống Con Người tiên báo
rất chính xác, như thực tế hiện nay cho
thấy, qua đoạn 17 như sau:
Có lư để
sợ rằng nam nhân, trong việc đi sâu vào việc
sử dụng những đường lối ngừa thai
trái phép, cuối cùng có thể mất đi ḷng trọng kính
nữ giới, và v́ không c̣n để ư tới t́nh trạng
quân b́nh về thể lư cũng như tâm lư của họ,
có thể tiến đến chỗ coi họ thuần túy
như một dụng cụ hưởng thụ ích kỷ
của ḿnh, họ không c̣n là người đồng
bạn đáng kính và yêu dấu của ḿnh nữa. Cũng
cần xét đến việc trao khí giới nguy hiểm vào
tay một thứ chính quyền không c̣n nghe theo những đ̣i
hỏi luân lư. Ai có thể đổ lỗi cho chính
quyền về việc giải quyết những rắc
rối của cộng đồng bằng cách dùng những
phương tiện được công nhận là hợp
pháp cho các cặp vợ chồng để giải
quyết những vấn đề gia đ́nh? Ai sẽ
ngăn cản được các nhà cầm quyền
khỏi chấp nhận phương pháp ngừa thai mà
họ cho rằng hiệu nghiệm nhất, ngay cả
khỏi việc họ áp đặt lên dân chúng của ḿnh
phương pháp này, một khi họ cho là cần thiết?
Như thế, con người, trong khi muốn tránh
những khó khăn về cá nhân, gia đ́nh hoặc xă
hội ngược lại với việc giữ lề
luật thần linh, sẽ tiến đến chỗ đặt
lănh vực cá nhân nhất và riêng tư nhất của t́nh
tự hôn nhân vào sự can thiệp thương hại
của chính quyền. Kết quả là, nếu không muốn
sứ mệnh truyền sinh bị lạm dụng bởi ư
muốn buông thả của con người, họ cần
phải nhận biết những giới hạn không
thể vượt qua đối với khả năng
nơi quyền thống trị của con người trên
thân xác ḿnh cũng như trên các phần hành của nó;
những giới hạn mà không một ai, dù là cá nhân riêng
tư hay một người có thẩm quyền, cho
rằng ḿnh có quyền qua mặt.
Kính thưa qúi
thính giả, qua lời cảnh báo này, qúi vị không
thấy rằng Thông Điệp Sự Sống Con
Người của Đức Phaolô VI quả thực là
một sứ điệp tiên tri của thời hiện đại
chúng ta đang sống hay sao?! Nếu qúi vị để ư
trong các đoạn Thông Điệp được trích
dẫn vừa rồi, qúi vị sẽ thấy có 2 điều
Đức Phaolô lo ngại chính, liên quan đến việc
sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo không đúng
với “trật tự được Thiên Chúa thiết
lập” và đă “vi phạm đến những nguyên
tắc luân lư”.
Điều lo
ngại thứ nhất là: “Có lư để sợ rằng
nam nhân, trong việc đi sâu vào việc sử dụng
những đường lối ngừa thai trái phép,
cuối cùng có thể mất đi ḷng trọng kính nữ
giới, và v́ không c̣n để ư tới t́nh trạng quân
b́nh về thể lư cũng như tâm lư của họ, có
thể tiến đến chỗ coi họ thuần túy
như một dụng cụ hưởng thụ ích kỷ
của ḿnh, họ không c̣n là người đồng
bạn đáng kính và yêu dấu của ḿnh nữa”. Điều
này cho thấy, kính thưa qúi vị, một cách trực
tiếp nơi thị trường buôn dâm, vẫn biết
loại thị trường này đă có từ
trước, song đến nay, thị trương măi dâm
này lại càng ngày càng đầy giẫy và tinh vi khêu
gợi hơn nơi những phim ảnh, h́nh ảnh,
hộp đêm phơi bầy phụ nữ khỏa thân để
mua vui cho nam giới, nhất là nơi một số
nước bên Á Châu và Uùc Châu đang làm ngơ trước
dịch vụ du lịch mua dâm. Sự kiện khinh
thường xác thể phụ nữ này c̣n phơi bầy
cách gián tiếp qua sự kiện ly dị mỗi ngày một
tăng, nhất là ở các nước tân tiến Aâu
Mỹ, ở một môi trường con người
chỉ chạy theo tiện nghi vật chất hơn là
trọng t́nh trọng nghĩa, một môi trường
hưởng thụ theo cá nhân chủ nghĩa hơn là
phục vụ cho tha nhân cộng đồng, một môi
trường cạnh tranh kinh tế lợi lộc và chính
trị chủ quyền hơn là tinh thần hy sinh bỏ
ḿnh v.v.
Điều lo
ngại thứ hai là: “Ai sẽ ngăn cản được
các nhà cầm quyền khỏi chấp nhận
phương pháp ngừa thai mà họ cho rằng hiệu
nghiệm nhất, ngay cả khỏi việc họ áp đặt
lên dân chúng của ḿnh phương pháp này, một khi họ
cho là cần thiết?” Đă không xẩy ra đúng
như thế hay sao, riêng luật pháp ở Hoa Kỳ đă
cho phép phá thai vào năm 1973, tức sau bức Thông Điệp
này 5 năm. Điển h́nh nhất là Hội Nghị
về Dân Số ở Cairô nước Ai Cập năm 1994
bốn năm trước đây, Năm Quốc Tế Gia Đ́nh
do Liên Hiệp Quốc tổ chức, một hội
nghị muốn triệt để phát động
phương pháp ngừa thai nhân tạo để kiểm
soát dân số thế giới, đến nỗi, nếu
không bị hai khối Công Giáo và Hồi Giáo cực lực
phản chống một cách hết sức nghiêm chỉnh và
kịch liệt, th́ phụ nữ trên thế giới nói
chung, và ở các nước chậm tiến hay đang
tiến nói riêng, v́ ngay lành hay dù không muốn, cũng đă
phải tuân theo một thể chế quốc tế hóa
trong việc hạn chế sinh sản hoàn toàn vô nhân đạo
và phản luân lư mất rồi.
Kính thưa qúi vị, “ở
xă hội người mẹ có thể sát hại con ḿnh th́
c̣n ǵ mà người ta lại không dám hủy hoại.
Một đất nước giết hại những
trẻ em c̣n trong bụng mẹ - những con người được
tạo tác để sống và để được
yêu thương, những tạo vật được
dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa - th́ đất
nước đó là một đất nước bần
cùng nhất”. Mẹ Têrêsa Calcutta đă suy luận và tuyên
bố như thế.
Thật vậy, qúi vị
ạ, cứ đà này, thế giới chúng ta hiện
sống đang ở trên đà lao ḿnh xuống hố
diệt vong, với nhân số càng ngày càng suy giảm
tới mức không thể nào lấy lại được
nữa. Như các cuộc nghiên cứu gần đây cho
thấy, hầu hết dân số trên cả thế giới
được phát triển là do người ta sống lâu
hơn là sinh nhiều hơn. Số sinh đă giảm sút
hẳn tại Bắc Mỹ, Mỹ Châu La Tinh, Aâu Châu và Đông
Á. Theo chiều hướng này th́ Aâu Châu sẽ hụt dân
số vào năm 2005; mức độ thụ thai của
các nước tân tiến sẽ rơi xuống dưới
mức độ bù trừ vào năm 2015, và cả
thế giới sẽ hụt dân số vào năm 2045.
Phần trăm của dân số thế giới tăng
hiện nay ở mức thấp nhất trong lịch
sử và tiếp tục giảm sút mỗi năm...
Ngoài ra, c̣n một dấu
chứng nữa báo hiệu t́nh trạng con người đang
trên đà diệt vong là việc tràn lan các chứng bệnh
bị nhiễm lây theo đường sinh dục, theo
tiếng Mỹ là sexually transmitted diseases. Thật vậy,
không kể hội chứng liệt kháng, hay Aids bên tiếng
Mỹ và Siđa như người Việt chúng ta vẫn
quen gọi, một hội chứng đă lan tràn khắp
thế giới mà khoa học tân tiến ngày nay vẫn không
thể đối phó nổi, th́ riêng tại Mỹ quốc
này, theo các tài liệu của Đại Học Chuyên Viên
Sản Khoa Hoa Kỳ, của bác sĩ Joe Mclllhaney Jr. trong
cuốn Safe Sex do Baker Book House xuất bản năm 1991, và của
Các Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật ở Atlanta, tiểu
bang Georgia, cho biết: Các bệnh truyền
nhiễm theo đường sinh lư là những chứng
bệnh thịnh hành nhất hiện nay, chỉ thua có
cảm cúm thông thường mà thôi; 1 trong 5 người
Mỹ hiện nay đang mắc phải chứng bệnh
này; 12 triệu trường hợp bắt đầu
bị bệnh này được tường tŕnh hằng
năm, tức 33 ngàn vụ mỗi ngày; 45 triệu
người Hoa Kỳ bị nhiễm chứng bệnh này
không thể chữa trị
Vậy, để cứu văn
t́nh trạng băng hoại gia đ́nh gây ra bởi cuộc
khủng hoảng t́nh yêu hôn nhân mà hậu quả, ngoài các
chứng bệnh truyền nhiễm theo đường sinh
lư nguy tử, là chính những thai nhi vô tội bị
chết oan uổng, hội ḍng Thừa Sai Bác Aùi của
Mẹ Têrêsa Calcutta đă thực hiện “chương tŕnh
kế hoạch hóa theo phương cách tự nhiên” cho các
cặp vợ chồng, và chương tŕnh “đừng phá
thai” qua việc nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi
sau khi sinh ra.
Về “chương tŕnh
kế hoạch hóa theo phương pháp tự nhiên”, Mẹ
Têrêsa cho biết thành quả về sinh lư, về cả sinh
lư lẫn tâm lư, và cho chung xă hội, như sau. Thành qủa
về sinh lư: “Có ba ngàn gia đ́nh tham dự chương
tŕnh kế hoạch hóa theo phương pháp tự nhiên th́ có
khoảng 95% đă thành công. Tôi thiết nghĩ nếu chúng
ta có thể mang phương pháp tự nhiên này truyền
dạy cho tất cả mọi quốc gia, và nếu
tất cả mọi người nghèo có thể học
biết phương pháp này, th́ chắc sẽ ḥa b́nh
hơn, yêu thương nhau hơn trong các gia đ́nh”. Thành
quả về cả sinh lư lẫn tâm lư: “Nhiều
người đă nói với tôi rằng: ‘Nhờ việc
học hỏi để kế hoạch hóa gia đ́nh theo đường
lối tự nhiên mà t́nh yêu của chúng tôi và sự kính
trọng nhau nơi chúng tôi khá hơn trước’. Các
Nữ Tử Bác Aùi của hội ḍng chúng tôi đă
hướng dẫn các gia đ́nh, cho cả vợ lẫn
chồng, việc kế hoạch hóa theo phương pháp
tự nhiên, và họ đă cho chúng tôi biết họ cảm
thấy khỏe mạnh hơn trước. Họ bày
tỏ rằng ‘chúng tôi hiện nay khỏe lắm. Thêm vào đó,
chúng tôi lại c̣n biết tùy nghi có con theo ư ḿnh nữa’”.
Thành quả cho chung xă hội: “Nơi nào chính quyền
cũng lo ngại về vấn đề khủng
hoảng nhân số... Chúng tôi đă giúp cho chính phủ Aán Độ,
đặc biệt ở nguyên tại Calcutta, trong 10 năm
qua giảm tỉ lệ dân số hơn cả triệu
người. Đó là lư do tại sao chính quyền Aán Độ
đă hoàn toàn công nhận giá trị của việc kế
hoạch hóa gia đ́nh theo phương pháp tự nhiên”.
C̣n về chương tŕnh “đừng
phá thai” qua việc nhận nuôi trẻ em bị cha mẹ
bỏ rơi sau khi sinh ra, Mẹ Terêsa cũng lên tiếng
kêu gọi như sau: “Hôm ấy, có một phụ nữ
người Aán đến chia sẻ với tôi về
nỗi khổ tâm dằn vặt mà bà đang trải qua.
Người đàn bà này rất giầu, có đủ
mọi thứ, song lại hết sức buồn đau. Bà
tức tưởi nói: ‘Mẹ ơi, tôi vừa trông
thấy một em bé độ 8 tuổi chơi ở ngoài
sân. Khi thấy đứa bé kia tự nhiên tim tôi nhức
buốt, lương tâm cứ dày ṿ cắn rứt trong tôi,
v́ trước đây tám năm tôi đă phá thai. Thưa
Mẹ, nếu không phá thai th́ giờ đây tôi đă có
một đứa con cũng lên 8 tuổi rồi’. Qúi
vị thân mến, nếu qúi vị không muốn nuôi trẻ
em th́ hăy đem chúng đến cho chúng tôi. Tôi muốn
nhận chúng. Tôi sẽ t́m cho chúng một mái ấm để
yêu thương và dưỡng nuôi chúng. Tôi chỉ xin qúi
vị một điều là đừng giết
người. Đừng hủy hoại. Đừng sát
hại...”
Thưa qúi vị thính giả,
không phải một ḿnh Mẹ Têrêsa cho chúng ta biết thành
quả tốt đẹp và hầu như mỹ măn của
phương pháp ngừa thai nhân tạo, mà c̣n cả các
bậc thức giả đương thời nữa.
Chẳng hạn, theo tác giả Mercedes A. Wilson, trong cuốn
“Love and Family” do Ignatius Press ở San Francisco xuất bản
năm 1996, qua bản phân tích mức độ hiệu
nghiệm của các phương pháp ngừa thai nhân tạo
với Ovulation Method là phương pháp tự nhiên căn
cứ theo chu kỳ trứng rụng, th́ kế hoạch hóa
gia đ́nh theo đường lối tự nhiên, Natural
Family Planning, như phương pháp trứng rụng, đă
được thử nghiệm gắt gao trong hai thập
niên qua, cho thấy mức công hiệu tối đa, lên đến
98-99%. Mức độ thành qủa này qua mặt cả
mức độ hiệu nghiệm của tất cả
mọi y dụng được phát minh ra để phá thai
hay ngừa thai nhân tạo.
Như thế, kính thưa qúi
vị, với “Chân Lư Rạng Ngời” của Thông Điệp
Sự Sống Con Người do Đức Phaolô VI ban hành
cách đây 30 năm, và với kinh nghiệm sống động
hết sức thực tế của Mẹ Têrêsa Cacultta
trong việc hướng dẫn để áp dụng
phương pháp ngừa thai tự nhiên từ đó tới
nay, th́ chỉ có những ai không chịu thử hay ngại
áp dụng, hoặc không thể làm chủ được
ḿnh, phương pháp hiệu nghiệm này mới không có
kết quả mà thôi. Trái lại, nếu đă có tinh
thần sống ơn gọi hôn nhân, th́ dù việc sử
dụng phương pháp này chẳng may có không thành công,
nơi 1 hay 2 hoặc 5 phần trăm trong họ đi
nữa, họ cũng vẫn vui ḷng chấp nhận sự
sống mới do Thiên Chúa ban cho họ.
Tóm lại, thưa qúi vị,
theo tôi, nếu các cặp vợ chồng biết sống đạo
trong đời sống hôn nhân, tức thực sự và
hết sức sống ơn gọi hôn nhân của ḿnh,
chắc chắn họ sẽ không bị cuốn hút đến
bật gốc nhân phẩm của ḿnh trong cơn lốc
“văn hóa tử vong”. Nhận thức như một
niềm xác tín này của tôi có thể được
chứng thực qua cuộc nghiên cứu được bà
Mercedes Arzú Wilson là chủ tịch kiêm sáng lập Hội Gia Đ́nh
của Người Mỹ và Hội Thế Giới cho Gia Đ́nh,
thống kê cho thấy như sau: Các cặp lấy nhau
trước ṭa đời th́ một nửa bỏ nhau; các
cặp lấy nhau theo Giáo Hội th́ 1 phần 3 bỏ nhau;
các cặp lấy nhau theo Giáo Hội và cùng nhau tham gia sinh
hoạt nhà thờ th́ 1 phần 50 bỏ nhau; và các cặp
lấy nhau theo Giáo Hội rồi cùng nhau tham dự Thánh
Lễ và cầu nguyện chung th́ 1 phần 1429 bỏ nhau.
Thưa qúi thính giả,
trước khi chấm dứt bài chia sẻ của tôi cho
buổi tối đặc biệt hôm nay về đề
tài “Ơn Gọi của Evà là Làm Mẹ Sinh Linh”, tôi xin trân
trọng gửi đến các qúi vị chuyên viên sản
phụ những lời của Mẹ Têrêsa Calcutta ngỏ
cùng các bác sĩ và y tá cũng như nhiều bậc vị
vọng trong xă hội Nhật Bản, khi Mẹ được
mời đến đại học đường y khoa
ở Nagazaki năm 1982, sau đây:
“Thưa qúi vị, tôi rất
sung sướng được đến cùng qúi vị là
những người đang có một nghề nghiệp
tuyệt vời. Nhưng xin hăy nhớ rằng, nó không
phải là một nghề thuần túy, mà c̣n là một công
việc yêu thương, một t́nh yêu thương đă được
thánh hóa; bởi những ǵ qúi vị đang tiếp
chạm chính là sự sống, song lại là một sự
sống đă được tác tạo giống h́nh
ảnh Thiên Chúa. Cho nên, khi tiếp chạm sự sống, đôi
tay của qúi vị phải thật sạch, mắt
của qúi vị phải thật sáng, và nhất là con tim
của qúi vị phải tinh nguyên để qúi vị có
thể thấy được Thiên Chúa, thấy được
con người Đức Giêsu ở trong sự sống
ấy. Điều này không có ǵ là khó hiểu, bởi v́,
chính Đức Giêsu đă tuyên bố: ‘Bất cứ điều
ǵ anh em làm cho một trong những kẻ bé mọn này -
như cho những thai nhi, những đứa bé tàn tật,
những trẻ em khờ khạo hoặc bị ung thư
- tức là anh em đă làm cho chính Ta’... Đừng để
Ngài phải nói với qúi vị: ‘Các người đă đối
xử với Ta ở chỗ: khi Ta khôû sở, đói khát,
trần truồng, ốm đau, Ta đă đến với
các người nhưng các người không chăm sóc, không
lưu tâm, không xoa dịu nỗi đớn đau của
Ta. Hăy cút đi, Ta không hề biết đến các
người’. Thưa qúi vị, điều này có thể
sẽ xẩy ra cho chúng ta, và đặc biệt là cho qúi
vị, những con người mang danh ‘lương y’. Qúi
vị hăy mở mắt ra để nh́n cho thấu
những hiểm họa, những khốn khổ khủng
khiếp, cả về thể lư lẫn tâm lư mà qúi vị đă
gây ra cho người ta, qua hành động phá thai kinh
tởm của qúi vị... Tôi xin lập lại rằng, qúi
vị có thể thực hiện việc kế hoạch hóa
cho các gia đ́nh mà không cần phải hủy hoại đi
một điều ǵ cả, và cũng chẳng vấp
phạm lỗi lầm. Điều này đâu có ǵ là khó.
Nếu những hạng người nghèo, những loại
người khất thực của chúng tôi c̣n học được
bài học đó, th́ qúi vị là những nhà học
thức, là thành phần phú qúi chẳng lẽ lại không
thể hay sao. Tôi xin nói thêm với qúi vị một điều
này nữa là phá thai sẽ hủy hoại lương tâm
của con người...”
Đến đây,
chương tŕnh truyền thanh “Rạng Ngời Chân Lư”
Việt ngữ đột nhiên bị trục trặc, không
c̣n tiếp tục được nữa, nên mục “Phúc
Aâm Sự Sống” của Tâm đành phải chấm
dứt ngang xương, đúng 7 phút trước giờ
ấn định thường lệ là 9 giờ đêm.