Thánh Phaolô - Tôn Thờ Đích Thực

 

7/1/2009

 

 

 

T

rong bài giáo lý đầu năm 2009 này, tôi muốn gửi đến tất cả anh chị em những lời chúc nồng nhiệt tốt đẹp cho một Tân Niên vừa bắt đầu. Chúng ta hãy lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc cởi mở trí lòng cho Chúa Kitô, hãy là và sống như những người bạn hữu thực sự của Người. Mối thân giao với Người sẽ làm cho năm nay, dù có gặp phải những khó khăn bất khả tránh, cũng vẫn là một con đường đầy hân hoan và an bình. Thật vậy, chỉ khi nào chúng ta liên kết với Chúa Giêsu thì Năm Mới mới tốt đẹp và hạnh phúc mà thôi.

 

Quyết tâm sống hiệp nhất với Chúa Kitô là một mẫu gương được Thánh Phaolô nêu lên cho chúng ta thấy. Để tiếp tục loạt bài giáo lý về ngài, hôm nay chúng ta dừng lại để suy niệm về một trong những khía cạnh quan trọng nơi tư tưởng của ngài, đó là khía cạnh tôn thờ mà Kitô hữu được kêu gọi thực hiện. Trong quá khứ, vốn có khuynh hướng cho rằng vị Tông Đồ này như chống lại việc tôn thờ, như thể ngài “tinh thần hóa” ý nghĩ về việc thờ phượng. Ngày nay, chúng ta hiểu hơn là Thánh Phaolô thấy nơi thập giá của Chúa Kitô một thứ thay đổi về lịch sử, một đổi thay biến đổi và canh tân tận gốc rễ thực tại về việc tôn thờ.  Nhất là 3 đoạn trong Thư gửi Rôma là những đoạn cho thấy ấn bản mới về việc tôn thờ.

 

1. Trong Thư Rôma 3:25, sau khi nói về “việc cứu chuộc được Chúa Giêsu Kitô thực hiện”, Thánh Phaolô tiếp tục với một công thức có vẻ huyền nhiệm đối với chúng ta, khi nói: Thiên Chúa “làm cho Người trở thành một thứ đền bồi bởi máu của Người trong đức tin”. Qua lời diễn tả hết sức lạ lùng đối với chúng ta này – “một dụng cụ đền bồi” – Thánh Phaolô qui chiếu đến cái được gọi là để làm nguôi dịu của đền thờ cổ kính, tức là đến cái nắp của hòm bia giao ước, nơi được coi là điểm giao tiếp giữa Thiên Chúa và con người, nơi hiện diện nhiệm mầu của Thiên Chúa giữa thế giới của con người. “Cái làm nguôi dịu” này, vào ngày đại hòa giải – Yom Kippur – được vẩy trên dân chúng bằng máu của những thú vật hy hiến, máu tẩy xóa một cách biểu hiệu tội lỗi của năm qua để giao tiếp với Thiên Chúa, và vì thế, tội lỗi bị hất xuống vực thẳm của ý muốn thần linh hầu như được thẩm thấu bởi quyền năng của Thiên Chúa, được chế ngự, được thứ tha. Sự sống được bắt đầu trở lại.

 

Khi tỏ cho chúng ta thấy cái thay đổi này, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: Với thập giá của Chúa Kitô – tác động tối hậu của tình yêu thần linh, một tình yêu thần linh được biến thành tình yêu nhân loại – thì việc tôn thờ cổ xưa bằng hy tế các thú vật trong đền thờ Gia Liêm đã kết thúc. Việc tôn thờ biểu hiệu này, việc tôn thờ của lòng ước ao này, bấy giờ đã được thay thế bằng việc tôn thờ đích thực, ở chỗ, tình yêu của Thiên Chúa hiện thân nơi Chúa Kitô và đạt đến tầm vóc viên trọn của mình nơi cái chết trên thập tự giá. Bởi thế, đó không phải là một thứ thuần linh hóa việc tôn thờ chân thực, trái lại, đó mới là việc tôn thờ thực sự, là tình yêu nhân thần thực sự, một tình yêu thay thế cho việc tôn thờ tiêu biểu và tạm thời. Thập giá của Chúa Kitô, tình yêu của Người cùng với huyết nhục, là việc tôn thờ thực sự, tương xứng với thực tại về Thiên Chúa và con người. Đối với Thánh Phaolô, trước cả lúc đền thờ bề ngoài bị phá hủy thì kỷ nguyên đền thờ và việc tôn thờ của đền thờ này đã kết thúc rồi, ở chỗ này Thánh Phaolô hết sức ăn khớp với những lời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo tận điểm của đền thờ này và loan báo một đền thờ khác “không do tay con người làm ra” – đền thờ thân thể phục sinh của Người (cf Mk 14:58; Jn 2:19ff). Đó là đoạn thứ nhất.

 

2.  Đoạn thứ hai về những gì tôi muốn nói hôm nay được thấy ở câu đầu tiên trong Chương 12 của Thư Rôma. Chúng ta đã nghe câu này và tôi xin đọc lại một lần nữa: “Bởi thế, tôi tha thiết xin anh chị em, hỡi anh chị em, vì tình thương của Thiên Chúa, hãy hiến thân thể của anh chị em làm hy tế sống động, thánh hảo và làm hài lòng Thiên Chúa, làm việc tôn thờ thiêng liêng”.

 

Nơi những lời này, cái mẫu thuẫn hiển nhiên đã được xác nhận, ở chỗ, trong khi hy tế cần đến cái chết của nạn nhân như là một chuẩn định thì Thánh Phaolô lại nói tới sự sống của Kitô hữu. Lời diễn tả “hãy hiến thân thể của anh chị em”, một diễn tả được liên kết với ý niệm hy tế sau đó, khoác cho việc tôn thờ cái sắc thái của “việc dâng hiến, việc cống hiến”. Lời kêu gọi “hãy hiến thân thể của anh chị em” là những gì liên quan tới toàn thể con người; thật vậy, ở Thư Rôma 6:13, Thánh Phaolô cũng đã kêu gọi “hãy hiến bản thân anh chị em cho Thiên Chúa”. Ngoài ra, chi tiết hiển nhiên liên quan tới chiều kích thể lý của Kitô hữu cũng trùng hợp với lời kêu gọi “hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân thể của anh chị em” (1Cor 6:20): Nó là vấn đề tôn kính Thiên Chúa cách cụ thể nhất trong cuộc sống hằng ngày, một việc tôn vinh có tính cách hữu hình về liên hệ và khả giác.

 

Việc đạo đức kiểu này được Thánh Phaolô kể là “hy tế sống động, thánh hảo và làm hài lòng Thiên Chúa”. Chính ở điểm này chúng ta thấy được thực sự từ ngữ “hy tế”. Trong việc sử dụng thông thường thì chữ này làm nên yếu tố của một môi trường linh thánh và ám chỉ về việc cắt cổ của một con thú để thiêu đi một phần hầu tôn vinh các vị thần linh và để phần còn lại được tiêu thụ bởi thành phần hiến dâng trong một bữa ăn. Thay vào đó Thánh Phaolô đã áp dụng nó vào đời sống Kitô hữu. Thật vậy, ngài xếp loại cho một thứ hy tế như vậy bằng việc sử dụng 3 tĩnh từ. Tĩnh thừ thứ nhất – “sống động” – cho thấy một tính chất sinh lực. Tĩnh từ thứ hai - “thánh hảo” -  nhắc nhớ quan niệm của Thánh Phaolô về một sự thánh thiện không liên hệ tới các nơi chốn hay vật dụng, mà là tới chính con người của Kitô hữu. Tĩnh từ thứ ba – “làm hài lòng Thiên Chúa” – có lẽ nhắc nhở tới việc bày tỏ chung của Thánh Kinh về một hy tế thơm tho (cf. Lev 1:13; 23:18; 26:31, v.v.)

 

Bởi thế mà ngay sau đó Thánh Phaolô đã định nghĩa cách sống mới này là “việc tôn thờ linh thiêng của anh chị em”. Các nhà dẫn giải đoạn này quá rõ là câu diễn tả theo tiếng Hy Lạp này (tçn logikçn latreían) không phải là dễ chuyển dịch. Bản Thánh Kinh Latinh cho nó là "rationabile obsequium." Cũng tiếng “rationabile” này xuất hiện trong kinh nguyện Thánh Thể số 1, Lễ Nghi Rôma: ở đó, chúng ta cầu nguyện xin Thiên Chúa chấp nhận lễ vật này như “rationabile”. Bản dịch truyền thống Ý ngữ là “việc tôn thờ thiêng liêng”, (một lễ dâng trong tinh thần), không phản ảnh tất cả mọi chi tiết của bản Hy Lạp, thậm chí của cả bản Latinh. Dầu sao thì đây không phải là vấn đề của một thứ tôn thờ thực sự kém hay thậm chí là một thứ tôn thờ thuần ẩn dụ, mà là một thứ tôn thờ cụ thể hơn và thực tế hơn, một thứ tôn thờ mà chính tất cả bản thân của con người, như là một hữu thể được ban cho trí khôn, biến thành việc tôn thờ và tôn vinh Vị Thiên Chúa hằng sống.

 

Công thức này của Thánh Phaolô, một công thức xuất hiện một lần nữa ở kinh nguyện Thánh Thể Rôma, là hoa trái của một cuộc phát triển lâu dài về cảm nghiệm tôn giáo nơi các thế kỷ trước Chúa Kitô. Cảm nghiệm này bao gồm những phát triển thần học của Cựu Ước cùng với những luồng tư tưởng Hy Lạp. Tôi muốn chứng tỏ cho thấy ít là mấy yếu tố nơi việc phát triển này. Các tiên tri và nhiều thánh vịnh đã mạnh mẽ chỉ trích những thứ hiến tế của đền thờ. Chẳng hạn như bài Thánh Vịnh 50 (49) có lời Thiên Chúa phán rằng “Nếu Ta có đói Ta cũng không cho các ngươi biết, vì thế giới này cùng với tất cả những gì chất chứa ở đó là của Ta. Ta chẳng lẽ lại ăn thịt bò hay uống máu dê hay sao? Hãy dâng lời chúc tụng Thiên Chúa như là hy tế của các ngươi” (câu 12-14).

Theo chiều hướng ấy, Bài Thánh Vịnh 51 (50) sau đó cũng nói: “… vì Ngài chẳng muốn của lễ hy sinh; Ngài không muốn chấp nhận của lễ toàn thiêu. Ôi Thiên Chúa, hy tế của con là tấm lòng tan nát; Lạy Thiên Chúa, xin đừng chê chối tấm lòng tan nát khiêm cung” (câu 18 và sau đó). 

 

Trong Sách Đaniên, vào những thời điểm của cuộc hủy hoại mới của đền thờ gây ra bởi chế độ Hy Lạp (thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên), chúng ta thấy một bước tiến mới theo cùng chiều hướng này. Ở giữa ngọn lửa – tức là bị bách hại và khổ đau – Azariah nguyện cầu như thế này: “Vào ngày tháng của chúng tôi, chúng tôi không còn vua chúa, tiên tri hay lãnh đạo, cũng chẳng còn lễ thiêu, lễ tế, lễ dâng, hay hương trầm, không còn những nơi chốn để hiến dâng các của lễ đầu mùa, để làm hài lòng Chúa.  Thế nhưng, với tấm lòng tan nát và tinh thần khiêm cung, xin Chúa hãy thương nhận chúng tôi; cho dù chúng là những lễ thiêu chiên cừu và bò bê…  Bởi vậy hy tế của chúng tôi trước nhan Chúa hôm nay đây là việc chúng tôi hoàn toàn theo Chúa” (Dan 3:38ff).

 

Trong việc hủy hoại cung thánh và việc thờ phượng, trong tình trạngbị hụt hẫng hết mọi dấu hiệu về sự hiện diện của Thiên Chúa, tín hữu hiến dâng tấm lòng ăn năn thống hối, tấm lòng khát khao Thiên Chúa của mình như là một lễ thiêu thực sự.

 

Chúng ta thấy được một phát triển quan trọng, tuyệt vời, nhưng kèm theo một mối nguy hiểm. Ở chỗ xẩy ra một thứ thuần linh hóa, một thứ luân  lý hóa việc tôn thờ: Việc tôn thờ trở nên một cái gì đó chỉ thuộc về tấm lòng, về tinh thần mà thôi. Thế nhưng, lại thiếu mất thân xác’ thiếu mất cộng đồng. Bởi thế mà Bài Thánh Vịnh 51 cũng như Sách Đaniên, cho dù có chỉ trích việc tôn thờ, cũng được cho rằng muốn trở về với thời của các thứ hy tế. Tuy nhiên, đó là vấn đề của một thời đại được canh tân, trong một tổng hợp vẫn chưa thể khả thị, chưa thể nghĩ tới.

 

Chúng ta hãy trở về với Thánh Phaolô. Ngài là người được thừa hưởng những phát triển này, thừa hưởng ước vọng một thứ tôn thờ đích thực, một thứ tôn thờ chính con người trở nên vinh hiển của Thiên Chúa, sống tôn thờ bằng tất cả con người của mình. Theo chiều hướng ấy, ngài đã nói với tín hữu Rôma rằng: “Anh chị em hãy hiến dâng thân thể của anh chị em làm hy tế sống động… thành việc tôn thờ thiêng liêng của anh chị em” (12:1).

 

Như thế là Thánh Phaolô lập lại những gì ngài đã đề cập tới ở Đoạn 3, đó là thời gian của hy tế thú vật, những thứ hy tế thay thế đã kết thúc. Thời gian của việc tôn thờ đích thực đã tới. Thế nhưng, cả ở đây nữa cũng xuất hiện nguy cơ bị hiểu lầm, ở chỗ, việc tôn thờ mới này có thể dễ bị cắt nghĩa theo ý nghĩa luân lý – hiến dâng cuộc sống của chúng ta là chúng ta thực hiện việc tôn thờ đích thực. Như thế, việc tôn thờ bằng thú vật được thay thế bởi luân thường đạo lý: Con người sẽ làm hết mọi sự cho chính mình bằng năng lực về luân lý của họ. Và điều này chắc chắn không phải là ý hướng của Thánh Phaolô.

 

Thế nhưng, vẫn đề vẫn còn đó: Vậy thì làm sao chúng ta có thể hiểu được “việc tôn thờ thiêng liêng hợp lý” này? Thánh Phaolô bao giờ cũng cho rằng chúng ta đã nên “một trong Chúa Giêsu Kitô” (Gal 3:28), chúng ta đã chết đi nơi phép rửa (Rm 1) và giờ đây chúng ta sống với Chúa Kitô, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Trong mối hiệp nhất này – và chỉ bằng cách ấy – chúng ta mới có thể là một “hy tế sống động” trong Người và với Người, để thực hiện một “việc tôn thờ chân thật”. Những con thú được hy tế cần phải thay thế bởi con người, bởi việc con người dâng hiến bản thân mình, và chúng lại không thể làm được. Chúa Giêsu Kitô, nơi việc phó nộp mình của Người cho Cha và cho chúng ta, không phải là một thay thế, mà thực sự gồm tóm nơi Người nhân loại, những lỗi lầm của chúng ta và ước muốn của chúng ta; Người thực sự là đại diện cho chúng ta, Người chấp nhận chúng ta vào bản thân của Người. Trong mối hiệp thông với Chúa Kitô, một mối hiệp thông chiếm đạt bằng đức tin và qua các phép bí tích, chúng ta biến đổi, bất chấp những yếu kém của mình, thành hy tế sống động: “Việc tôn thờ đích thực” được nên trọn.

 

Tổng hợp này là cái phông nền của Sách Lễ Rôma, qua đó chúng ta cầu nguyện để của lễ này được “rationabile”, nhờ đó hoàn trọn việc tôn thờ thiêng liêng. Giáo Hội biết rằng nơi Thánh Thể, việc hiến mình của Chúa Kitô, hy tế thực sự của Người, là những gì trở thành hiện thực. Thế nhưng, Giáo Hội cầu nguyện để cộng đồng cử hành thực sự được liên kết với Chúa Kitô, được biến đổi; Giáo Hội cầu nguyện để chính chúng ta trở thành những gì chúng ta bất khả theo cố gắng của mình, đó là trở thành của lễ “rationabile” đẹp lòng Thiên Chúa. Như thế, kinh nguyện Thánh Thể này đã hiểu đúng đắn những lời của Thánh Phaolô.

 

Thánh Âu Quốc Tinh đã làm sáng tỏ tất cả những điều này một cách tuyệt vời trong cuốn sách thứ 10 Thiên Đô của ngài. Tôi chỉ trích dẫn 2 câu thôi: “Đây là hy tế của Kitô hữu, ở chỗ mặc dù nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô”… “Tất cả cộng đồng được cứu chuộc (civitas), tức là, hội đồng và xã hội của các thánh nhân, dâng hiến lên Thiên Chúa qua Vị Thương Tế là Đấng đã hiến dâng chính bản thân của Người” (10,6: CCL 47,27ff).

 

3.  Sau hết, tôi muốn lưu lại một chút suy tư vắn vỏi về đoạn thứ ba trong Thư Rôma liên quan tới việc tôn thờ mới ấy. Thánh Phaolô nói như thế này ở trong Đoạn 15: “ân sủng Thiên Chúa ban cho tôi là một thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô cho Dân Ngoại trong vấn đề thi hành việc phục vụ tư tế (hierourgein) cho phúc âm của Thiên Chúa, nhờ đó việc hiến dâng của Dân Ngoại được chấp nhận, được Thánh Linh thánh hóa” (15:15ff).

 

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh của bản văn tuyệt vời này và 1 khía cạnh về ngữ thuật đặc biệt của các thư Thánh Phaolô. Trước hết, Thánh Phaolô cắt nghĩa hoạt động truyền giáo của ngài nơi chư dân trên thế giới để kiến tạo nên một Giáo Hội hoàn vũ như là một hoạt động tư tế. Việc loan báo Phúc Âm để liên hợp chư dân vào mối hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh là một hành động “tư tế”. Vị tông đồ của Phúc Âm thực sự là một tư tế; ngài làm những gì là trọng tâm của vai trò linh mục, đó là sửa soạn một hy tế thực sự.

 

Thế rồi tới khía cạnh thứ hai, ở chỗ mục đích của hoạt động truyền giáo – chúng ta có thể nói rằng – là việc phụng vụ vũ trụ: để chư dân hiệp nhất trong Chúa Kitô, thế giới, nhờ là “lễ dâng thỏa nguyện, được thánh hóa trong Thánh Linh”, trở thành một thứ vinh hiển của Thiên Chúa. Ở đây xuất hiện một khía cạnh năng động, khía cạnh của niềm hy vọng theo quan niệm của Thánh Phaolô về việc tôn thờ, đó là việc hiến mình của Chúa Kitô bao gồm khuynh hướng lôi cuốn hết mọi người tới mối hiệp thông với thân thể của Người, hiếp nhất với thế giới. Chỉ khi nào hiệp thông với Chúa Kitô là con người mẫu, Đấng ở với Thiên Chúa, thế giới mới có thể là những gì tất cả chúng ta muốn là: một phản ảnh của tình yêu thần linh. Cái năng động này bao giờ cũng hiện hữu trong Thánh Kinh; cái năng động này cần phải thôi thúc chúng ta và hình thành cuộc sống của chúng ta. Và với cái năng động ấy, chúng ta bắt đầu Tân Niên này. Cám ơn việc nhẫn nại của anh chị em.

 

NỘI DUNG

 Lời Giới Thiệu..................................................5

 Với Năm Thánh Phaolô

 1- Thánh Phaolô - Vẫn Hiện Đại (bài Giảng Khai Mạc)........7

2- Thánh Phaolô: Công Giáo - Thánh Phêrô: Hiệp Nhất..18

 Cho Năm Thánh Phaolô

 1 -   Thánh Phaolô - Bối Cảnh Lịch Sử.................................27

2-    Thánh Phaolô - Tiểu Sử…………….....………...……..35

3-    Thánh Phaolô - Trở Lại..................................................46

4-    Thánh Phaolô - Tông Đồ................................................54

5-    Thánh Phaolô – Truyền Thống……….....……………62

6-    Thánh Phaolô - Hộ Giáo................................................70

7-    Thánh Phaolô - Ý Thức Chúa Kitô...............................79

8-    Thánh Phaolô - Ý Nghĩa Giáo Hội...............................88

9-    Thánh Phaolô - Khoa Kitô Học.....................................97

10-  Thánh Phaolô –Thần Học Thập Giá...........................106

11-  Thánh Phaolô - Biến Cố Phục Sinh............................115

12-  Thánh Phaolô – Đợi Chờ Tái Giáng...........................125

13-  Thánh Phaolô - Công Chính Hóa...............................135

14-  Thánh Phaolô - Đức Tin qua Đức Ái.........................144

15-  Thánh Phaolô - Tân Adong Kitô................................152

16-  Thánh Phaolô - Các Bí Tích.........................................162

17-  Thánh Phaolô - Tôn Thờ Đích Thực...........................173

18-  Thánh Phaolô - Chúa Kitô là Đầu..............................184

19-  Thánh Phaolô - Ba Mục Vụ Thư.................................195

20-  Thánh Phaolô – Qua Đời và Gia Sản..........................205

Trước Năm Thánh Phaolô 

1-  Thánh Phaolô - Tông Đồ 13…………….……………..216

2-  Thánh Phaolô - Hội Ngộ Thần Linh.............................223

3-  Thánh Phaolô – Chúa Thánh Thần..............................230

4-  Thánh Phaolô – Giáo Hội……………………………..237 

Trong Năm Thánh Phaolô 

1- Thánh Phaolô - Di Trú Nhân…………………………. 245  

2- Thánh Phaolô – Ơn Gọi Sống Tự Do………………….253  

Tổng Kết ....................................................269

 “Ánh Sáng Chư Dân”: Nhân Chứng Phục Sinh - Tông Đồ Hoàn Vũ