Thánh Phaolô – Ơn Gọi Sống Tự Do

 

với Đại Chủng Viện Rôma 20/2/2009

về Tự Do trong Thứ Thánh Phaolô gửi Galata

 

(đoạn chào mở ngắn)

 

G

iờ đây chúng ta hãy xem những gì Thánh Phaolô nói với chúng ta nơi câu này: “Anh chị em đã đượïc kêu gọi sống tự do”.  Thời đại nào cũng thế, tự do là giấc mơ cao cả của nhân loại, ngay từ ban đầu, nhất là trong những thời điểm tân tiến. Chúng ta biết rằng Luthêrô đã cảm thấy phấn khởi trước câu nói của Bức Thư gửi Galata ấy, và đã cho rằng Luật Lệ đan viện tu, cấp trật trong giáo hội, huấn quyền của giáo hội như là một thứ ách nô lệ mà bản thân ông cần phải thoát ly. Sau đó, Chủ Nghĩa Minh Tri đã hoàn toàn được hướng dẫn, được xâm chiếm bởi ước muốn tự do này, một ước muốn tưởng rằng đã đạt thành. Tuy nhiên, Chủ Nghĩa Mát-Xít cũng cho mình là đường lối dẫn đến tự do. 

 

Tối hôm nay, vấn đề chúng ta đặt ra ở đây tự do là gì? Làm sao chúng ta có thể tự do? Thánh Phaolô đã giúp chúng ta hiểu được thực tại phức tạp bản chất của tự do khi đưa quan niệm này vào một mối liên hệ của những phân chia căn bản về nhân loại học và thần học. Ngài nói rằng “Đừng sử dụng tự do của anh chị em như là một cơ hội sống xác thịt, mà để trở thành tôi tớ của nhau vì yêu thương”. Vị viện trưởng đã nói với chúng ta rằng “xác thịt” không phải là thân thể, mà, theo ngôn từ của Thánh Phaolô, nó là những gì tuyệt đối hóa cái tôi, một cái tôi muốn là tất cả mọi sự và sở hữu mọi sự cho mình. Tóm lại, cái tôi tuyệt đối này, một cái tôi không lệ thuộc vào bất cứ cái gì hay vào bất cứ ai, dường như thực sự chiếm hữu được tự do. Tôi tự do nếu tôi không lệ thuộc ai, nếu tôi có thể làm được hết những gì tôi muốn. Tuy nhiên, chính vì việc tuyệt đối hóa cái tôi này là ‘xác thịt”, tức là những gì hạ giá con người, nó không phải là cái vinh thắng của tự do: chiỏ sống buông thả không phải là tự do, trái lại, là một thứ tự do thảm bại.

 

Và Thánh Phaolô còn dám đề ra một điều mâu thuẫn mãnh liệt nữa, đó là “hãy phục vụ vì yêu thương” (theo tiếng Hy Lạp là “douleuete”); nói cách khác, nói một cách ngược đời, thì tự do được hiện thực nơi việc phục vụ: Chúng ta được tự do ở chỗ chúng ta trở thành tôi tớ cho nhau. Và như thế Thánh Phaolô đã đặt toàn thể vấn đề tự do theo chiều hướng sự thật về con người. Việc biến mình thành xác thịt, hiển nhiên nơi việc nâng mình lên hàng thần linh – “cái tôi, duy ngã” – là những gì giả dối. Bởi nó thực sự không phải là như vậy: Con người không phải là tuyệt đối, có thể cô lập hóa mình và tác hành theo ý riêng của mình. Điều này là những gì phản lại sự thật về con người của chúng ta. Sự thật trên hết ở chỗ chúng ta là tạo vật, tạo vật của Thiên Chúa và chúng ta sống trong mối liên hệ với Đấng Hóa Công. Chúng ta là những hữu thể biết suy nghĩ và chỉ khi nào chấp nhận mối liên hệ này chúng ta mới sống trong sự thật, bằng không chúng ta sẽ bị lầm lạc, và sau cùng bị nó hủy diệt.

 

Chúng ta là những tạo vật, bởi thế là thành phần lệ thuộc của Đấng Hóa Công. Trong thời của Chủ Nghĩa Minh Tri, đặc biệt là đối với chủ nghĩa vô thần, thì việc lệ thuộc này dường như là một cái gì cần phải được thoát ly. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quả thực là một tình trạng lệ thuộc tai họa chỉ khi nào Vị Thiên Chúa Hóa Công này là một Hữu Thể bạo ngược chứ không phải tốt lành, chỉ khi nào Ngài như là những bạo chúa nhân trần. Thế nhưng, nếu Vị Hóa Công này yêu thương chúng ta và việc lệ thuộc của chúng ta có nghĩa là chúng ta ở trong lãnh giới yêu thương của Ngài, thì như vậy việc lệ thuộc thực sự là tự do. Bởi vậy, chúng ta thực sự ở trong tình yêu thương của Đấng Hóa Công, chúng ta được liên kết với Ngài, với toàn thể thực tại của Ngài, với tất cả quyền năng của Ngài. Thế nên, vấn đề đầu tiên ở đây như thế này: việc là một tạo vật nghĩa là được Đấng Tạo Hóa yêu thương, được ở trong mối liên hệ yêu thương Ngài cống hiến cho chúng ta, một mối liên hệ yêu thương Ngài cung cấp cho chúng ta. Từ đó xuất phát trước hết sự thật về chính chúng ta, một sự thật đồng thời cũng là ơn gọi yêu thương.

 

Và vì thế, việc nhìn thấy Thiên Chúa, hướng mình về Thiên Chúa, nhận biết Thiên Chúa, biết ý muốn của Thiên Chúa, việc hòa mình với ý muốn của Ngài, tức là với tình yêu thương của Thiên Chúa đó là việc càng ngày càng tiến vào lãnh giới của sự thật. Và con đường nhận biết Thiên Chúa này, con đường của mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa ấy, là một cuộc thám hiểm phi thường của đời sống Kitô hữu chúng ta: Bởi vì, nơi Chúa Kitô chúng ta biết được dung nhan của Thiên Chúa, dung nhan của Vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta cho đến thập tự giá, đến hiến ban bản thân mình.

 

Tuy nhiên, mối liên hệ có tính cách tạo vật này cũng bao hàm cả một thứ liên hệ thứ hai nữa, đó là chúng ta ở trong mối liên hệ với Thiên Chúa, đồng thời, như là một gia đình, chúng ta cũng ở trong mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, tự do của con người, một đàng, ở trong lãnh giới hân hoan và cao cả của tình yêu Thiên Chúa, nhưng nó cũng bao hàm việc trở nên một điều duy nhất với người khác và cho người khác. Không có vấn đề tự do trong việc phản lại nhau. Nếu tôi tuyệt đối hóa bản thân mình là tôi trở thành kẻ thù của người khác, chúng ta không thể nào có thể chung sống trên trái đất này và toàn thể cuộc sống trở thành ác nghiệt và thảm bại. Chỉ có tự do chung dự mới là tự do của con người mà thôi; cùng nhau chúng ta mới có thể hòa tấu tự do.

 

Thế nên, đây là một điểm rất quan trọng khác, đó là chỉ khi nào biết chấp nhận người khác, chỉ khi nào biết chấp nhận cả cái hạn hữu hiển nhiên nơi người khác cần phải được tự do của tôi tôn trọng, chỉ khi nào biết ghép mình vào cơ cấu của những thứ lệ thuộc làm cho chúng ta cuối cùng trở thành một gia đình nhân loại duy nhất, chúng ta mới đang tiến đến chỗ giải phóng chung.

 

Đến đây xuất hiện một yếu tố rất quan trọng. Đâu là cái đo lường cho thấy việc chia sẻ tự do này? Chúng ta thấy rằng con người cần phải có trật tự và luật lệ, để có thể hiện thực tự do của mình, một thứ tự do được áp dụng thực hành chung. Và làm thế nào chúng ta có thể thấy được cái trật tự chính đáng ấy, trong đó không ai bị đàn áp, nhưng từng người có thể góp phần của mình vào việc làm nên thứ hòa tấu tự do ấy? Nếu không có sự thật chung về con người như trước nhan Thiên Chúa, thì chỉ có thứ chủ nghĩa thực chứng và người ta cảm thấy bị áp đặt thậm chí một cách dữ dội. Bởi thế việc nổi loạn chống lại trật tự và luật lệ như thể nó là một vấn đề của tình trạng bị nô lệ.

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thấy được trật tự của Đấng Hóa Công nơi bản tính của chúng ta, một trật tự về sự thật cống hiến cho mỗi người vị thế của họ và luật lệ thực sự có thể là những phương tiện của tự do phản lại với tình trạng nô lệ cho cái tôi. Việc phục vụ nhau trở thành một dụng cụ của tự do, và đến đây chúng ta có thể bao gồm cả một thứ toàn tổng triết lý về chính trị theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, một giáo huấn giúp chúng ta thấy được cái trật tự chung cống hiến cho mỗi người chỗ đứng của họ trong đời sống chung của nhân loại. Thế nên, thực tại đầu tiên cần phải tôn trọng đó là chân lý: Tự do phản lại chân lý không phải là tự do. Việc phục vụ nhau là những gì tạo nên lãnh giới chung của tự do.

 

Giờ đây chúng ta hãy xem những gì Thánh Phaolô nói với chúng ta nơi câu này: “Anh chị em đã đượïc kêu gọi sống tự do”.  Thời đại nào cũng thế, tự do là giấc mơ cao cả của nhân loại, ngay từ ban đầu, nhất là trong những thời điểm tân tiến. Chúng ta biết rằng Luthêrô đã cảm thấy phấn khởi trước câu nói của Bức Thư gửi Galata ấy, và đã cho rằng Luật Lệ đan viện tu, cấp trật trong giáo hội, huấn quyền của giáo hội như là một thứ ách nô lệ mà bản thân ông cần phải thoát ly. Sau đó, Chủ Nghĩa Minh Tri đã hoàn toàn được hướng dẫn, được xâm chiếm bởi ước muốn tự do này, một ước muốn tưởng rằng đã đạt thành. Tuy nhiên, Chủ Nghĩa Mát-Xít cũng cho mình là đường lối dẫn đến tự do. 

 

Tối hôm nay, vấn đề chúng ta đặt ra ở đây tự do là gì? Làm sao chúng ta có thể tự do? Thánh Phaolô đã giúp chúng ta hiểu được thực tại phức tạp bản chất của tự do khi đưa quan niệm này vào một mối liên hệ của những phân chia căn bản về nhân loại học và thần học. Ngài nói rằng “Đừng sử dụng tự do của anh chị em như là một cơ hội sống xác thịt, mà để trở thành tôi tớ của nhau vì yêu thương”. Vị viện trưởng đã nói với chúng ta rằng “xác thịt” không phải là thân thể, mà, theo ngôn từ của Thánh Phaolô, nó là những gì tuyệt đối hóa cái tôi, một cái tôi muốn là tất cả mọi sự và sở hữu mọi sự cho mình. Tóm lại, cái tôi tuyệt đối này, một cái tôi không lệ thuộc vào bất cứ cái gì hay vào bất cứ ai, dường như thực sự chiếm hữu được tự do. Tôi tự do nếu tôi không lệ thuộc ai, nếu tôi có thể làm được hết những gì tôi muốn. Tuy nhiên, chính vì việc tuyệt đối hóa cái tôi này là ‘xác thịt’, tức là những gì hạ giá con người, nó không phải là cái vinh thắng của tự do: chiỏ sống buông thả không phải là tự do, trái lại, là một thứ tự do thảm bại.

Và Thánh Phaolô còn dám đề ra một điều mâu thuẫn mãnh liệt nữa, đó là “hãy phục vụ vì yêu thương” (theo tiếng Hy Lạp là “douleuete”); nói cách khác, nói một cách ngược đời, thì tự do được hiện thực nơi việc phục vụ: Chúng ta được tự do ở chỗ chúng ta trở thành tôi tớ cho nhau. Và như thế Thánh Phaolô đã đặt toàn thể vấn đề tự do theo chiều hướng sự thật về con người. Việc biến mình thành xác thịt, hiển nhiên nơi việc nâng mình lên hàng thần linh – “cái tôi, duy ngã” – là những gì giả dối. Bởi nó thực sự không phải là như vậy: Con người không phải là tuyệt đối, có thể cô lập hóa mình và tác hành theo ý riêng của mình. Điều này là những gì phản lại sự thật về con người của chúng ta. Sự thật trên hết ở chỗ chúng ta là tạo vật, tạo vật của Thiên Chúa và chúng ta sống trong mối liên hệ với Đấng Hóa Công. Chúng ta là những hữu thể biết suy nghĩ và chỉ khi nào chấp nhận mối liên hệ này chúng ta mới sống trong sự thật, bằng không chúng ta sẽ bị lầm lạc, và sau cùng bị nó hủy diệt.

 

Chúng ta là những tạo vật, bởi thế là thành phần lệ thuộc của Đấng Hóa Công. Trong thời của Chủ Nghĩa Minh Tri, đặc biệt là đối với chủ nghĩa vô thần, thì việc lệ thuộc này dường như là một cái gì cần phải được thoát ly. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quả thực là một tình trạng lệ thuộc tai họa chỉ khi nào Vị Thiên Chúa Hóa Công này là một Hữu Thể bạo ngược chứ không phải tốt lành, chỉ khi nào Ngài như là những bạo chúa nhân trần. Thế nhưng, nếu Vị Hóa Công này yêu thương chúng ta và việc lệ thuộc của chúng ta có nghĩa là chúng ta ở trong lãnh giới yêu thương của Ngài, thì như vậy việc lệ thuộc thực sự là tự do. Bởi vậy, chúng ta thực sự ở trong tình yêu thương của Đấng Hóa Công, chúng ta được liên kết với Ngài, với toàn thể thực tại của Ngài, với tất cả quyền năng của Ngài. Thế nên, vấn đề đầu tiên ở đây như thế này: việc là một tạo vật nghĩa là được Đấng Tạo Hóa yêu thương, được ở trong mối liên hệ yêu thương Ngài cống hiến cho chúng ta, một mối liên hệ yêu thương Ngài cung cấp cho chúng ta. Từ đó xuất phát trước hết sự thật về chính chúng ta, một sự thật đồng thời cũng là ơn gọi yêu thương.

 

Và vì thế, việc nhìn thấy Thiên Chúa, hướng mình về Thiên Chúa, nhận biết Thiên Chúa, biết ý muốn của Thiên Chúa, việc hòa mình với ý muốn của Ngài, tức là với tình yêu thương của Thiên Chúa đó là việc càng ngày càng tiến vào lãnh giới của sự thật. Và con đường nhận biết Thiên Chúa này, con đường của mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa ấy, là một cuộc thám hiểm phi thường của đời sống Kitô hữu chúng ta: Bởi vì, nơi Chúa Kitô chúng ta biết được dung nhan của Thiên Chúa, dung nhan của Vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta cho đến thập tự giá, đến hiến ban bản thân mình.

 

Tuy nhiên, mối liên hệ có tính cách tạo vật này cũng bao hàm cả một thứ liên hệ thứ hai nữa, đó là chúng ta ở trong mối liên hệ với Thiên Chúa, đồng thời, như là một gia đình, chúng ta cũng ở trong mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, tự do của con người, một đàng, ở trong lãnh giới hân hoan và cao cả của tình yêu Thiên Chúa, nhưng nó cũng bao hàm việc trở nên một điều duy nhất với người khác và cho người khác. Không có vấn đề tự do trong việc phản lại nhau. Nếu tôi tuyệt đối hóa bản thân mình là tôi trở thành kẻ thù của người khác, chúng ta không thể nào có thể chung sống trên trái đất này và toàn thể cuộc sống trở thành ác nghiệt và thảm bại. Chỉ có tự do chung dự mới là tự do của con người mà thôi; cùng nhau chúng ta mới có thể hòa tấu tự do.

 

Thế nên, đây là một điểm rất quan trọng khác, đó là chỉ khi nào biết chấp nhận người khác, chỉ khi nào biết chấp nhận cả cái hạn hữu hiển nhiên nơi người khác cần phải được tự do của tôi tôn trọng, chỉ khi nào biết ghép mình vào cơ cấu của những thứ lệ thuộc làm cho chúng ta cuối cùng trở thành một gia đình nhân loại duy nhất, chúng ta mới đang tiến đến chỗ giải phóng chung.

 

Đến đây xuất hiện một yếu tố rất quan trọng. Đâu là cái đo lường cho thấy việc chia sẻ tự do này? Chúng ta thấy rằng con người cần phải có trật tự và luật lệ, để có thể hiện thực tự do của mình, một thứ tự do được áp dụng thực hành chung. Và làm thế nào chúng ta có thể thấy được cái trật tự chính đáng ấy, trong đó không ai bị đàn áp, nhưng từng người có thể góp phần của mình vào việc làm nên thứ hòa tấu tự do ấy? Nếu không có sự thật chung về con người như trước nhan Thiên Chúa, thì chỉ có thứ chủ nghĩa thực chứng và người ta cảm thấy bị áp đặt thậm chí một cách dữ dội. Bởi thế việc nổi loạn chống lại trật tự và luật lệ như thể nó là một vấn đề của tình trạng bị nô lệ.

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thấy được trật tự của Đấng Hóa Công nơi bản tính của chúng ta, một trật tự về sự thật cống hiến cho mỗi người vị thế của họ và luật lệ thực sự có thể là những phương tiện của tự do phản lại với tình trạng nô lệ cho cái tôi. Việc phục vụ nhau trở thành một dụng cụ của tự do, và đến đây chúng ta có thể bao gồm cả một thứ toàn tổng triết lý về chính trị theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, một giáo huấn giúp chúng ta thấy được cái trật tự chung cống hiến cho mỗi người chỗ đứng của họ trong đời sống chung của nhân loại. Thế nên, thực tại đầu tiên cần phải tôn trọng đó là chân lý: Tự do phản lại chân lý không phải là tự do. Việc phục vụ nhau là những gì tạo nên lãnh giới chung của tự do.

 

Thế rồi Thánh Phaolô tiếp tục nói: “Toàn thể lề luật được nên trọn nơi một điều đó là ‘các người hãy yêu thương tha nhân như bản thân mình’”. Khẳng định này cho thấy mầu nhiệm về Vị Thiên Chúa Nhập Thể, cho thấy mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng qua đời sống của mình, qua Tử Nạn và Phục Sinh của mình, đã trở thành một thứ luật sống. 

 

Những lời đầu tiên của bài chúng ta đọc – “anh chị em được kêu gọi sống tự do” – đã ám chỉ ngay đến mầu nhiệm này. Chúng ta đã được Phúc Âm kêu gọi, chúng ta đã thực sự được kêu gọi nơi phép rửa, tham dự vào cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, nhờ đó, chúng ta đã vượt qua từ “xác thịt”, từ cái tôi, tới mối hiệp thông với Chúa Kitô. Nhờ đó, chúng ta sống trọn lề luật.

 

Tất cả anh em có lẽ đều biết đến những lời tuyệt vời của Thánh Âu Quốc Tinh: “dilige et fac quod vis – Hãy yêu rồi hãy làm những gì anh chị em muốn”. Những gì Thánh Âu Quốc Tinh nói là sự thật, nếu chúng ta thực sự hiểu được chữ “yêu thương”. “Hãy yêu rồi làm những gì anh chị em muốn”, thế nhưng chúng ta thực sự cần phải được thấm nhập mối hiệp thông với Chúa Kitô, bằng cách đồng hóa mình với cái chết và cuộc phục sinh của Người, liên kết với Người trong mối hiệp thông của thân mình Người. Bằng việc tham dự các bí tích, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, thì Ý Muốn Thần linh, lề luật thần linh mới thực sự tiến vào ý muốn của chúng ta, ý muốn của chúng ta mới đồng hóa với ý muốn của Người, chúng trở nên một ý muốn duy nhất và nhờ đó chúng ta được thực sự tự do, chúng ta thực sự có thể làm những gì chúng ta muốn, vì chúng ta yêu thương với Chúa Kitô, chúng ta yêu thương trong chân lý và với chân lý.

 

Thế nên, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa để Ngài trợ giúp chúng ta trên con đường được bắt đầu bằng phép rửa này, một con đường đồng hóa với Chúa Kitô bao giờ cũng được tái hiện thực nơi Thánh Thể. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể 3, chúng ta đọc thấy rằng “Để nên một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô”. Chính trong giây phút mà, nhờ Thánh Thể và qua việc chúng ta thực sự tham dự vào mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, chúng ta đã trở nên một tinh thần với Người, chúng ta đồng hóa với ý muốn của Người, nhờ đó chúng ta thực sự đạt được tự do.

 

Sau khi lề luật được nên trọn, sau khi mối hiệp thông với Chúa Kitô trở thành hiện thực, thì tất cả mọi hình ảnh của chư thánh đã vào hưởng mối hiệp thông với Chúa Kitô xuất hiện sau Chúa, trong mối hiệp nhất về hữu thể này, trong mối hiệp nhất này với ý muốn của Người. Hiện lên trước hết là Đức Trinh Nữ với lòng khiêm nhượng của Mẹ, với sự nhân lành của Mẹ, với tình yêu thương của Mẹ. Vị Trinh Nữ này cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng ấy, Mẹ cầm tay chúng ta, dẫn dắt chúng ta và giúp chúng ta trên con đường liên kết chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa, như Mẹ đã thực hiện từ giây phút đầu tiên, khi bày tỏ mối hiệp nhất này nơi tiếng “Xin Vâng” của Mẹ.

 

Sau hết, sau 3 điều tuyệt vời này, bức thư một lần nữa nói tới tình hình đáng buồn của cộng đồng Galata này như sau: “Thế nhưng, nếu anh chị em cắn cấu nhau thì hãy nhớ rằng anh chị em không bị nhau tiêu thụ… hãy tiến bước theo Thần Linh”. Tôi cảm thấy là dĩ nhiên phải xẩy ra những tranh cãi nơi cộng đồng này – một cộng đồng không còn tiến bước trên con đường hiệp thông với Chúa Kitô, nhưng theo lề luật bề ngoài của “xác thịt” – và Thánh Phaolô nói “Anh chị em trở thành những con dã thú cắn xé nhau”. Ngài nói thế ám chỉ đến những cuộc cãi cọ xẩy ra khi niềm tin tưởng bị thoái hóa thành những gì thuần lý trí và lòng khiêm nhượng bị thay thế bằng thái độ ngạo mạn kiêu kỳ cho mình ngon lành hơn kẻ khác.

 

Chúng ta thấy rõ là cả ngày nay nữa cũng có những điều tương tự như thế, khi mà, thay vì hòa mình vào mối hiệp thông với Chúa Kitô, vào Thân Mình của Chúa Kitô là Giáo Hội, thì mỗi người muốn trở thành những gì ngon hơn kẻ khác và, theo với thái độ ngạo mạn kiêu kỳ về tri thức, muốn được coi là đệ nhất thiên hạ. Như thế mới xẩy ra những cuộc tranh cãi hủy hoại, khiến Giáo Hội trở thành trò hề, một Giáo Hội cần phải chỉ có một linh hồn và một tâm can. 

 

Nơi lời cảnh giác của Thánh Phaolô, hôm nay đây chúng ta cần phải thấy được lý do khảo sát lương tâm mình: đừng nghĩ mình ngon hơn kẻ khác, nhưng hãy gặp gỡ nhau nơi lòng khiêm nhượng của Chúa Kitô, nơi lòng khiêm nhượng của Đức Trinh Nữ, để tiến vào đức tin tuân phục. Chính nhờ đó mà lãnh giới cao cả vĩ đại của chân lý và tự do trong yêu thương cũng được thực sự mở ra cho chúng ta nữa.

 

Sau hết, chúng ta muốn tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã tỏ cho chúng ta thấy dung nhan của Ngài nơi Chúa Kitô, vì Ngài đã ban cho chúng ta Đức Trinh Nữ, các thánh nhân, vì Ngài đã kêu gọi chúng ta trở thành một thân thể duy nhất, một tinh thần với Người. Vậy chúng ta hãy xin Ngài giúp chúng ta biết hòa mình hơn bao giờ hết vào mối hiệp thông với ý muốn của Người, để thấy được tình yêu và niềm vui trong tự do.

 

(Vào cuối bữa ăn tối ở Đại Chủng Viện Rôma này, ĐTC còn nói:)

 

Tôi được bảo cho biết về một điều mong đợi ở nơi tôi. Tôi đã nói có lẽ quá nhiều, thế nhưng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi, niềm vui của tôi được ở cùng anh em. Trong cuộc nói chuyện ở bàn ăn giờ đây tôi đã học được mấy điều nữa về lịch sử của Lateran, được bắt đầu từ Constantine, Sixtus V, Benedict XIV, Giáo Hoàng Lambertini. 

 

Vậy tôi đã thấy được tất cả những gì là trục trặc về lịch sử và cuộc tái sinh mới mẻ hơn bao giờ hết của Giáo Hội ở Rôma. Và tôi đã hiểu được rằng nơi tình hình đứt đoạn của các biến cố về lịch sử ngoại tại diễn tiến một trạng thái liên tục cả thể về mối hiệp nhất của Giáo Hội qua mọi thời đại. … (lời tạ biệt ngắn gọn kết thúc)



 

chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/2/2009

 

NỘI DUNG

 Lời Giới Thiệu..................................................5

 Với Năm Thánh Phaolô

 1- Thánh Phaolô - Vẫn Hiện Đại (bài Giảng Khai Mạc)........7

2- Thánh Phaolô: Công Giáo - Thánh Phêrô: Hiệp Nhất..18

 Cho Năm Thánh Phaolô

 1 -   Thánh Phaolô - Bối Cảnh Lịch Sử.................................27

2-    Thánh Phaolô - Tiểu Sử…………….....………...……..35

3-    Thánh Phaolô - Trở Lại..................................................46

4-    Thánh Phaolô - Tông Đồ................................................54

5-    Thánh Phaolô – Truyền Thống……….....……………62

6-    Thánh Phaolô - Hộ Giáo................................................70

7-    Thánh Phaolô - Ý Thức Chúa Kitô...............................79

8-    Thánh Phaolô - Ý Nghĩa Giáo Hội...............................88

9-    Thánh Phaolô - Khoa Kitô Học.....................................97

10-  Thánh Phaolô –Thần Học Thập Giá...........................106

11-  Thánh Phaolô - Biến Cố Phục Sinh............................115

12-  Thánh Phaolô – Đợi Chờ Tái Giáng...........................125

13-  Thánh Phaolô - Công Chính Hóa...............................135

14-  Thánh Phaolô - Đức Tin qua Đức Ái.........................144

15-  Thánh Phaolô - Tân Adong Kitô................................152

16-  Thánh Phaolô - Các Bí Tích.........................................162

17-  Thánh Phaolô - Tôn Thờ Đích Thực...........................173

18-  Thánh Phaolô - Chúa Kitô là Đầu..............................184

19-  Thánh Phaolô - Ba Mục Vụ Thư.................................195

20-  Thánh Phaolô – Qua Đời và Gia Sản..........................205

Trước Năm Thánh Phaolô 

1-  Thánh Phaolô - Tông Đồ 13…………….……………..216

2-  Thánh Phaolô - Hội Ngộ Thần Linh.............................223

3-  Thánh Phaolô – Chúa Thánh Thần..............................230

4-  Thánh Phaolô – Giáo Hội……………………………..237 

Trong Năm Thánh Phaolô 

1- Thánh Phaolô - Di Trú Nhân…………………………. 245  

2- Thánh Phaolô – Ơn Gọi Sống Tự Do………………….253  

Tổng Kết ....................................................269

 “Ánh Sáng Chư Dân”: Nhân Chứng Phục Sinh - Tông Đồ Hoàn Vũ