GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 2/10/2005,

TUẦN 27 THƯỜNG NIÊN

 

 

1)   Ông Chủ Hiền Hậu

2) ĐTC GPII: Tông Thư "Ngày Của Chúa" (tiếp)

3) “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập” (tiếp)

   

 

 

Ông Chủ Hiền Hậu
 

Trong dụ ngôn trước, khi nói về việc một ông chủ thuê thợ làm vườn nho mình, Chúa Giêsu đã hé mở cho thấy qua hình ảnh ấy, tấm lòng xót thương và hiền hậu của Cha trên trời như thế nào. Chúa Nhật tuần này, một lần nữa, Ngài lại cho thấy thêm về sự nhẫn nại của Thiên Chúa qua phong thái và cách đối xử của ông chủ trước những tá điền bất lương của ông. Lòng khoan nhân và nhẫn nại của ông chủ vườn, cũng chính là hình ảnh về lòng từ bi, xót thương và tha thứ của Thiên Chúa trước những bất trung và bội bạc của con người.

Khi đọc và suy nghĩ cẩn thận về cung cách đối xử và thái độ nhẫn nại chờ đợi của ông chủ vườn nho mà Chúa Giêsu đã dùng trong dụ ngôn, ta không thể không tự hỏi, tại sao ông chủ phải làm như vậy. Tại sao phải nhẫn nại chờ đợi lâu như vậy. Chúng ta càng cảm động hơn khi thấy ông chủ mặc dù muốn ra tay mạnh với bọn tá điền bất lương ấy, nhưng rồi không nỡ. Chúa Giêsu đã kết thúc dụ ngôn một cách hết sức nhân từ, khi Ngài để tự những người nghe Ngài giảng hôm đó ra cho mình cái hình phạt của sự bất trung, đó là: “Oâng sẽ tiêu diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ đến mùa nộp phần hoa lợi” (Mt 21:41). Phần Ngài, đứng trước thái độ chai lỳ của dân Ngài, Ngài cũng chỉ nói: “Bởi đó, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm trổ sinh hoa trái” (Mt 21:43), nhưng không nói rõ lấy đi bằng cách nào, hay nói theo ngôn từ của những người kiểu nói của những người Do Thái bấy giờ, là Ngài đã dùng hình thức nào để “tiêu diệt bọn hung ác” ấy.

Nhân hậu và xót thương. Thiên Chúa qua hình ảnh của ông chủ vườn là một Thiên Chúa đầy tình thương và sự nhẫn nại. Một Thiên Chúa “chậm bất bình và hết sức khoan nhân”. Ngài đã không hành xử cách nóng giận và hẹp hòi đứng trước những lỗi lầm, những bất lương của con người như những tá điền vô lương tâm kia. Họ không những đã hành hạ, khinh bỉ những sứ giả của ông, và sau cùng ngay chính con của ông, họ cũng đã giết chết với thâm ý là muốn chiếm đoạt phần gia tài của ông.

Tâm lý chung, ai cũng mong được Thiên Chúa nhẫn nại và khoan dung với mình, nhưng ngược lại, cũng rất mong Ngài sốt sắng đối xử công bình với những người khác, đặc biệt, những người mình không ưa, không thích. Thí dụ, chúng ta phàn nàn và cho rằng Thiên Chúa sao nhẫn nại quá mà không ra tay đối với người nọ, người kia, vì họ gian ác, lọc lừa và hại dân, hại nước. Hoặc chúng ta cho rằng Thiên Chúa đối xử bất công khi cho người này, người khác được mọi sự vừa ý họ, nhưng lại để mình gặp thử thách, lận đận và khó khăn. Thì qua bài học ông chủ nhân hậu này, chúng ta hiểu thêm về tấm lòng rộng rãi, bao dung của Thiên Chúa.

Thật sự Ngài không phải là không biết đến những lỗi lầm và khuyết điểm của con người. Nhưng chỉ vì lòng nhân lành của Ngài khiến Ngài phải chờ đợi và nhẫn nại. Trong một thị kiến tư, thụ khải nhân cho biết rằng trong Hỏa Ngục từ Satan đến một linh hồn phải đọa đầy trong đó không một ai phàn nàn và kêu ca Thiên Chúa vì đã không nhẫn nại và khoan dung đối với mình. Và từ Satan đến một linh hồn vừa mới sa vào Hỏa Ngục đều phải công nhận rằng, chúng bị phạt trong Hỏa Ngục là xứng đáng, là hợp với Đức Công Bình của Thiên Chúa. Cũng một cách tương tự, không một thánh nhân nào trên Thiên Đàng lại phàn nàn và cho rằng mình bị cưỡng bách phải lên Thiên Đàng. Và đó là cách đối xử công bằng nhưng cũng rất khoan nhân của Thiên Chúa.

Nhưng từ thái độ và cách đối xử kia, khiến chúng ta phải suy nghĩ lại tư tưởng, lời nói, và hành động của mình. Liệu mình có giống như những tá điền lười lĩnh, ương ngạnh, và bất nhân kia không? Liệu mình có phủ nhận những sứ giả của Thiên Chúa từng sai đến trong cuộc đời mình hay không? Đó là cha, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng, bạn hữu tốt. Đó là các linh mục, nam nữ tu sĩ, là tiếng nói chính thức của chính quyền và giáo quyền. Sẽ có một lúc nào đó, nếu hình ảnh và tiếng nói của những sứ giả kia bị ta gạt bỏ và khinh bỉ, thì rồi dù tiếng nói và hình ảnh của Thiên Chúa trong lương tri và linh hồn mình cũng bị chúng ta loại bỏ. Và lúc đó, hậu quả sẽ là: “Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm trổ sinh hoa trái” (Mt 21:43).

Thiên Chúa nhân từ, xót thương, và rộng rãi. Nhưng Ngài cũng là một Thiên Chúa hết sức công bình. Thái độ làm con của chúng ta, do đó, phải sống sao để khỏi phụ tình Ngài. Đừng để Ngài phải miễn cưỡng đối xử công bình với chúng ta. Ngoài ra, chúng ta đừng xét đoán, hoặc phê phán anh, chị, em chung quanh mình, nhưng như Phaolô: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” trong tâm tình biết ơn, chia sẻ, và cảm thông. Bởi vì chúng ta đều biết, sẽ có một lúc nào đó sự công bình của Thiên Chúa được thể hiện cho tất cả mọi người, và ngay cả chính chúng ta nữa. Và để tránh khỏi phải giáp mặt với đức Công Bình ấy, chúng ta haỵ làm vui lòng Ngài và sống với Ngài như ông chủ đầy lòng nhân hậu.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

TOP

 

 

ĐTC GPII: Tông Thư "Ngày Của Chúa"

 

(tiếp 2005 ngày 2/1 9/1 16/1,  23/1,  6/2,  13/2,  20/2,  27/2 , 12/6, 18/9, 25/9)

Chương IV

Ngày của Con Người – Dies Hominis

Chúa Nhật: Ngày của Niềm Vui, Nghỉ Ngơi và Kết Đoàn

“Niềm vui trọn vẹn” của Chúa Kitô

55.           “Phúc thay cho ai nâng ngày Chúa Nhật trọng đại lên trên tất cả mọi ngày khác. Các tầng trời và trái đất, các thiên thần và loài người đều cảm thấy hân hoan vui thú” (99). Tiếng kêu này của phụng vụ lễ nghi Maronite nắm bắt được thật sự những tiếng reo vang mạnh mẽ của niềm vui bao giờ cũng làm nên đặc tính của Chúa Nhật nơi phụng vụ của cả Đông lẫn Tây. Ngoài ra, theo lịch sử, ngay cả trước khi nó được coi như là một ngày nghỉ ngơi - một ngày dù sao theo lịch dân sự cũng không phải là ngày nghỉ – thì Kitô hữu đã cử hành ngày trong tuần về Chúa Phục Sinh này chính yếu như là một ngày hân hoan. “Vào ngày thứ nhất trong tuần, tất cả anh chị em đều phải hân hoan”, cuốn Didascalia đã khuyến giục như thế (100). Điều này cũng được chú trọng qua việc thực hành phụng vụ, ở việc chọn lựa những cử chỉ thích đáng (101). Khi làm vang lên nhận thức được lan truyền rộng rãi trong Giáo Hội, Thánh Âu Quốc Tinh đã diễn tả niềm vui của Ngày Lễ Phục Sinh hằng tuần như sau: “Việc chay tịnh, được để sang một bên, và những lời nguyện cầu được đứng đọc, như một dấu hiệu của cuộc Phục Sinh, một cuộc Phục Sinh cũng là lý do tại sao Alleluia được hát lên vào mỗi Chúa Nhật” (102).

56.           Ngoài những hình thức về lễ nghi riêng biệt, những hình thức có thể thay đổi theo thời gian tùy theo qui định của Giáo Hội, vấn đề vẫn là Chúa Nhật, như âm vang hằng tuần về cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Kitô Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ không ngừng được đánh dấu bằng niềm hân hoan khi các môn đệ chào Thày của các vị: “Các môn đệ hân hoan khi trông thấy Chúa” (Jn 20:20). Điều này củng cố những lời được Chúa Giêsu nói trước Cuộc Khổ Nạn và là những lời được vang vọng nơi mọi thế hệ Kitô hữu: “Các con sẽ sầu khổ, nhưng nỗi sầu khổ của các con sẽ trở thành niềm vui” (Jn 16:20). Người lại đã chẳng nguyện cầu cho điều này hay sao, để các môn đệ được hoan hưởng “trọn vẹn niềm vui của Người” (x Jn 17:13)? Tính chất vui mừng của Thánh Thể Chúa Nhật thể hiện niềm vui Chúa Kitô thông đạt cho Giáo Hội của Người qua tặng ân Thần Linh. Niềm vui thực sự là một trong những hoa trái của Chúa Thánh Thần (x Rm 14:17; Gal 5:22).

57.           Bởi thế, nếu chúng ta muốn tái nhận thức trọn vẹn ý nghĩa của Chúa Nhật, chúng ta cần phải tái nhận thức khía cạnh này của cuộc sống đức tin. Thật sự là niềm vui Kitô giáo cần phải làm sao đánh dấu tất cả đời sống, chứ không phải chỉ một ngày duy nhất trong tuần. Thế nhưng, vì tính cách quan trọng của nó như là ngày của Chúa Phục Sinh, ngày cử hành việc Thiên Chúa tạo dựng và “tân tạo”, Chúa Nhật là ngày của niềm vui một cách rất đặc biệt, thật sự là một ngày xứng hợp nhất để biết làm sao hân hoan và tái nhận thức bản chất đích thực và căn nguyên sâu xa của niềm vui. Niềm vui này không bao giờ được lẫn lộn với những cảm tình hời hợt của thỏa mãn và khoái thú là những gì làm mê mẩn các giác quan và cảm xúc trong chốc lát, nhưng để lại cho tâm can những hụt hẫng, thậm chí có lẽ còn đắng cay nữa là đàng khác. Theo quan điểm Kitô giáo thì niềm vui là những gì lâu bền và thỏa nguyện; như các thánh nhân chứng thực, nó có thể tồn tại ngay cả trong đêm tối tăm đau khổ (103). Ở một nghĩa nào đó, nó là một “nhân đức” cần phải được duy dưỡng.

58.           Tuy nhiên, không có gì là xung khắc giữa niềm vui Kitô giáo và những niềm vui nhân bản đích thực, những niềm vui thực sự được thăng hóa và có một nền tảng sâu xa nơi niềm vui của Chúa Kitô hiển vinh, Đấng là hình ảnh trọn hảo về con người và là mạc khải về con người theo ý định của Thiên Chúa. Như vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Phaolô VI viết trong Tông Huấn về niềm vui Kitô giáo: “Tự bản chất, niềm vui Kitô giáo là một thứ tham dự vào niềm vui khôn thấu, vừa thần linh vừa nhân loại, nơi tâm can của Chúa Kitô vinh hiển” (104) Đức Giáo Hoàng Phaolô đã kết bức Tông Huấn của mình bằng việc yêu cầu là, vào Ngày Của Chúa, Giáo Hội cần phải mãnh liện làm chứng cho niềm vui được các Tông Đồ cảm nghiệm khi các vị thấy Chúa vào tối Phục Sinh. Để đạt được mục đích ấy, ngài đã thôi thúc các vị chủ chăn hãy nhấn mạnh “tới nhu cầu đối với thành phần lãnh nhận phép rửa trong việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật một cách hân hoan. Làm sao họ có thể coi thường cuộc gặp gỡ này, bữa tiệc được Chúa Kitô vì yêu dọn ra cho chúng ta được chứ? Chớ gì việc chúng ta tham dự vào bữa tiệc gặp gỡ này là việc làm xứng đáng nhất và vui sướng nhất! Chúnh Chúa Kitô, Đấng tử giá và hiển vinh, Đấng đến giữa các môn đệ của mình, dẫn tất cả họ cùng tiến vào cái mới mẻ của Việc Người Phục Sinh. Đó là tột đỉnh, trên thế gian này, của giao ước yêu thương giữa Thiên Chúa và dân Ngài: là dấu hiệu và là nguồn hân hoan Kitô giáo, là chặng đường tiến về bữa tiện trường sinh” (105). Cái nhãn quan đức tin này cho thấy Ngày Chúa Nhật Kitô giáo cần phải thực sự là “thời gian cử hành”, một ngày được Thiên Chúa ban cho con người nam nữ để họ được hoàn toàn tăng trưởng về nhân bản cũng như về thiêng liêng.

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Tòa Thánh:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

 

TOP

 

 

“Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập”

 

(tiếp 27 Thứ Ba, 28 Thứ Tư, 29 Thứ Năm 30 Thứ Sáu)

 

8.         Tôi muốn dùng ít thời gian còn lại để nói tới vấn đề về vai trò của thành phần công dân Kitô hữu nơi tương lai của Âu Châu.

Tôi đã nhận định rằng họ cấu tạo nên đa số công dân Âu Châu. Thế nhưng đó chỉ là một đa số thống kê theo sổ sách mà thôi; họ không có được một giá trị tương đường nào đối với con số của mình nơi các cơ cấu về quyền lực chiíh trị cả, nơi các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như nơi dư luận quần chúng, kể cả nơi những cơ cấu về văn hóa có tầm mức ảnh hưởng nhất. Đã từng có những giai đoạn thậm chí làm cho người ta nghĩ rằng việc hiện diện của họ là những gì đành phải chấp nhận, nếu thực sự việc hiện diện ấy không bị biến mất vì nó không thích hợp với nền văn hóa tân tiến, tức là, nền văn hóa của thành phần tục hóa, và những niềm xác tín của họ thường bị bãi bỏ như không hợp với nguyên tắc “đúng đắn về chính trị”.

 

Việc đóng góp Kitô hữu có thể cống hiến cho Âu Châu trong môi trường này, bởi thế, lệ thuộc vào cách thức họ có thể cống hiến. Về vấn đề này, đối với tôi cần phải có những điều kiện tiên quyết theo chủ quan, mà nếu thiếu chúng, Kitoôhữu sẽ không thể cống hiến việc đóng góp đặc biệt của mình, việc đóng góp Âu Châu chắc chắn cần đến.

 

Thứ nhất là khả năng ứng đáp. Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, Kitô hữu được kêu gọi để biết cách cho thấy những lý do khiến họ hy vọng (1Pt 3:15). Chính thái độ đối thoại này cần phải làm nên đặc tính của toàn thể cuộc sống của Kitô hữu, nhất là nơi những vấn đề về xã hội. Chưa bao giờ nguyên tắc về quyền bính lại thiếu được chấp nhận như ngày nay; tuy nhiên, chúng ta có những lý do tốt đẹp hơn; chúng ta cần biết chúng và trình bày chúng một cách trọn vẹn. Gần đây, Giáo Hội đã đặt vào tay của tất cả mọi người những cuốn sách giản dị và sáng giá, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cùng với cuốn Tổng Lược liên hệ của nó, và cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội.

 

Ngoài ra, còn có những văn kiện dồi dào của Công Đồng Chung Vaticanô II, những văn kiện thường được biết đến nhan đề nhưng chẳng biết gi về nội dung của chúng cả. Lại có cả hai đại Thông Điệp của Đức Gioan Phaolô II là “Rạng Ngời Chân Lý – Veritatis Splendor” và “Đức Tin và Lý Trí – Fides et Ratio”, những thông điệp giải quyết những vấn đề nồng cốt của nền văn hóa hiện đại. Tất cả những văn kiện này cần phải là một phần trong số hành lý tối thiểu về văn hóa của mỗi tín hữu Kitô giáo là thành phần có dính dáng đến một lãnh vực nào đó. Trước việc hiện lên các vấn đề đòi phải có kiến thức đặc biệt, cần phải có tò mò về tri thức để biết được ý nghĩa của nó, cũng như cần phải có cái đem mê về văn hóa trong việc tìm giải quyết chúng theo lý trí được hỗ trợ bởi giáo huấn của Giáo Hội.

Thứ hai là hiên ngang gan dạ. Một thứ hiên ngang gan dạ nhu mì. Cần phải ra đi, không sợ những thứ tố cáo thường tình của thành phần duy cựu, duy giáo sĩ, duy tín hay của bất cứ những gì tương tự như thế, những gì thường nhắm đến chúng ta từ những kẻ hư hoại bởi những thứ “duy” này. Kitô hữu không được đau khổ vì bất cứ những gì phức tạp hạ đẳng này; không có một tư tưởng hay lý thuyết chính trị nào có thể làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thụt lùi trước thời gian qua đi. Nếu những người khác hãnh diện về việc góp phần của Minh Tri Chủ Nghĩa thì Kitô hữu biết rằng mình là “con cái của ánh sáng và của ban ngày” (1Thes 5:5). Nếu những người khác hãnh diện về khả năng của duy lý thuyết thì Kitô huưu sẵn sàng thực hiện những cuộc bàn luận với tất cả mọi người, dựa vào những lập luận vững chắc của duy lý trí, nhưng họ cũng biết rằng có những “lý do của con tim lý trí không thể nào hiểu nổi” (Paschal). Lý trí đích thực thì biết được giới hạn của nó.

 

Kitô hữu còn biết rằng có cái ngu xuẩn của con người và nỗi hèn yếu của con người mà lại là những gì khôn ngoan và mãnh lực của Thiên Chúa (x 1Cor 1:25). Nếu những kẻ khác hãnh diện về chủ nghĩa cấp tiến của họ thì Kitô hữu biết rằng không có một chủ nghĩa cấp tiến nào có thể so sánh với bản chất cấp tiến của Phúc Âm, và họ biết rằng những cội gốc của họ được gieo trồng trong chiíh Chúa Kitô, rằng họ “đâm rễ và lớn lên trong Chúa Kitô” (Col 2:7), vị cứu tinh duy nhất của thế giới, tức là của con người với toàn thể xác hồn, và chẳng những cho cuộc sống tương lai, một cuộc sống là những gì hoàn toàn trọng yếu, mà cho cả cuộc sống hiện tại nữa. Đó là lý do Kitô hữu cần phải biết nhận thức lúc nào họ có thể nói “vâng” và lúc nào họ cần phải nói “không”. 

 

Tôi đã nói là một thứ hiên ngang gan dạ nhu mì. Sở dĩ là thế vì kho tàng của chúng ta là một kho tàng ở trong những bình sành (2Cor 4:7), và nó không thể nào truyền đạt đi nếu không khiêm hạ. Vì lý do này mà Thánh Phêrô, trong lời huấn dụ của ngài về việc cống hiến lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, đã thêm là điều ấy cần phải được thực hiện một cách dịu dàng và trọng kính (1Pt 3:16).

Thứ ba là sáng tạo chủ động. Ý thức về những thứ giá trị người ta có được có thể chẳng dẫn đến gì khác hơn là việc tìm kiếm những thành quả bằng cách mang chúng ra thực hành. Người ta cần phải tìm kiếm những đường lối, cả những đường lối đã mở ra cho tất cả mọi người, do đó cũng cho Kitô hữu, cũng như những đường lối cần phải được khám phá và được mở ra, để mang lại lợi ích cho sứ điệp Kitô giáo. Người ta cần phải biết cách quí chuộng những sáng kiến mang lại năng lực về xã hội cho các thứ giá trị đích thực và chống lại những thứ giá trị không tưởng. Đây không phải chỉ là khả năng riêng biệt đối với thành phần Kitô hữu đóng vai trò công quyền mà còn đối với tất cả mọi Kitô hữu có quyền bỏ phiếu nữa.

 

Thành phần Kitô hữu không thể nào than van cái bất nhất của những ai được tuyển bầu, nếu chính họ, là người bầu tuyển, lại bất nhất về việc bỏ phiếu của họ. Trong một xã hội đa dạng đa nguyên và có tính cách ý hệ hiện đại, Kitô hữu cần phải biết cách lượng sức và tập trung sức của mình lại, rồi liên kết sức của họ với sức của những con người nam nữ thiện tâm khác, trong việc tìm kiếm một Âu Châu xứng đáng với gia sản thiêng liêng của nó là những gì được cha ông chúng ta để lại, trong việc tìm kiếm một Âu Châu như nó được các tinh thần cao cả của thế kỷ 20 mơ ước.

 

9.         Trong số những tinh thần cao cả ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chiếm một chỗ đặc biệt. Ngài công khai nói đến “niềm mơ ước của ngài về Âu Châu”. Ngài đã làm như thế ngay cả vào buổi tối của những ngày hoạt động của ngài đã gần kề, dịp ngài nhận Giải Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen ở Vatican hôm 24/3/2004. Sau khi đã nói về Âu Châu của các quốc gia, của văn hóa và của hòa bình, của tự do và của trách nhiệm, về Âu Châu của các thế hệ trẻ, ngài đã nói: “Âu Châu trong tâm trí của tôi là một hiệp nhất về chính trị, thực sự là về tinh thần, trong đó, các chính trị gia Kitô hữu thuộc tất cả mọi quốc gia tác hành với ý thức về những kho tàng về nhân bản do đức tin mang lại: họ là những con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này sinh hoa kết trái, khi hiến mình phục vụ tất cả mọi người cho một Âu Châu được đặt nền tảng trên con người là tạo vật chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa”.

 

Rồi ngài thêm: “Đó là ước mơ tôi ấp ủ trong lòng mình và nhân dịp này tôi xin ký thác cho quí vị cũng như cho các thế hệ hậu lai” (11).

 

Những lời này của vị đại Giáo Hoàng là những gì thắt kết Giáo Hội và chúng cũng là những gì thách đố Kitô hữu cho tương lai của Âu Châu vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 13/9/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ