của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
NĂM ĐẠO BINH THƯƠNG XÓT 2018
TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018
Ngày 23/10
Tạ từ Đan Viện Xito, Kính Viếng Tượng Đài Chúa Kitô Vua, bữa trưa
cảm tạ, về trọ ở TT GP Thanh Hóa SG
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: tường trình bao gồm hình ảnh tự chụp kèm theo dẫn giải cần thiết
Sáng 23/10/2018 là ngày áp cuối, hay đúng hơn chính là ngày cuối cùng của chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 17 ngày, vì ngày hôm sau 24/10/2018 là ngày chúng tôi trở lại Hoa Kỳ, chứ không còn quanh quẩn ở Việt Nam nữa, dù là đi tham gia truyền giáo, hay đi tham quan thắng cảnh, hoặc đi hành hương kính viếng, như từ ngày 7/10 tới sáng hôm 23/10 này.
Hôm nay chúng tôi vẫn còn tiếp tục chương trình của mình, cho dù con số anh chị em chỉ còn 2/3. Chương trình của chúng tôi hôm nay là tột đỉnh của cả chuyến hành trình, đó là leo lên Tượng Chúa Kitô Vua ở đỉnh núi Tao Phùng, một bức tượng, nếu so sánh kỹ lưỡng kích thước, còn cao lớn hơn cả bức tượng ở Ba Tây vốn được cho là đệ nhất thiên hạ.
Nếu giáo điểm truyền giáo mà phái đoàn TĐCTT chúng tôi đã đến viếng thăm và tặng quà là Sapa, một vùng đồi núi thiên nhiên cao vượt thuộc Miền thượng Du Bắc Việt, thì khi kết thúc chuyến đi, chúng tôi cũng phải đạt đến tột đỉnh hành trình của mình nơi Tượng Chúa Kitô Vua ở trên cao, nơi mà khách hành hương cần phải vừa thở, vừa bước, vừa nghỉ mới có thể lên hết được gần 1 ngàn bậc thang, để tới được chân tượng đài, chưa kể các bậc thang nhỏ hẹp ở bên trong chính pho tượng, để có thể lên cho tới hai cánh tay giơ ra hai bên của Bức Tượng khổng lồ này, mà ngắm cảnh bao la của biển cả và cảnh sắc thiên nhiên cùng nhân gian trở thành nhỏ bé ở bên dưới.
Chính vì để dành cả buổi sáng để leo lên Bức Tượng Chúa Kitô Vua khá mệt nhọc này, mà ngay chiều hôm qua chúng tôi đã tranh thủ đến sớm mà lên đồi kính viếng Đức Mẹ Bãi Dâu rồi. Hôm nay chúng tôi còn cần về Sài Gòn sớm nữa để tham quan "hòn ngọc viễn đông" trước năm 1975 ra sao hay lo mua sắm thêm trước khi trở lại Hoa Kỳ, không biết có dịp để về nữa hay chăng, nhất là được Chúa gọi về trời, một thực tại thần linh vô cùng vinh phúc, không gì tuyệt đẹp và toàn mỹ ở thế gian này sánh được. Chưa hết, sau khi leo lên tượng đài này, chúng tôi còn phải dùng một bữa trưa đặc biệt ở Vùng Tầu, để gọi là một chút tri ân cảm tạ tổ chuyên chở như năm 2016 chúng tôi đã làm.
Như thế là phái đoàn TĐCTT chúng tôi bận cho tới cùng, cố gắng tận dụng từng ngày giờ giây phút hiếm quí trong chuyến hành trình 2018 của mình để hoan hưởng Việt Nam bao nhiêu có thể, tối đa, hết cỡ. Chương trình ngày cuối cùng này của chúng tôi được bắt đầu bằng Thánh lễ sáng hôm đó với các vị đan sĩ, với áo đồng phục trắng, cùng mầu với áo dòng của quí đan sĩ Xito. Sau lễ, chúng tôi chụp hình chung với nhau ở cuối nguyện đường của đan viện, và cả ở trên sân thượng của giẫy phòng ngủ và tĩnh tâm cho khách. Tiếp theo là xuống phòng kỷ vật của đan viện để mua những món quà cuối cùng, và sau khi mang đồ ra xe trước, anh chị em tiến vào dùng điểm tâm, cuối cùng mới tạ từ đan viện sau điểm tâm và trước khi lên xe rời đan viện.
Cổng "Nội Vi" Đan Viện, với hai chữ Alpha và Omega, Nguyên Thủy và Cùng Đích, "Xin Miễn Vào", như bảng đề ngay trên cánh cửa.
nhưng ở góc có một cánh cửa nhỏ để khách tĩnh tâm hay hành hương trọ ở đan viện có thể lên tham dự phụng vụ với quí đan sĩ của dòng
Từ khu nhà sinh hoạt tông đồ bên dưới đi lên khu nội vi của đan viện nói chung và nhà nguyện của đan viện nói riêng
các đan sĩ khi nguyện kinh phụng vụ thì đứng ở trên bàn quì, như 2 năm trước đã thấy, chứ không phải ở trên nền nhà,
và cùng quay lên chứ không quay vào nhau, như ở Đan Viện Xito Nho Quan Ninh Bình hay ở Đan Viện Biển Đức Thiên An Huế
Hôm nay, Nhóm TĐCTT mặc đồng phục trắng giống như mầu áo dòng của các đan sĩ Xito ở Bãi Dâu Vũng Tầu,
trong khi ở Đan Viện Xito Nho Quan Ninh Bình nhóm mặc mầu tím cho nổi
từ cuối nhà nguyện của đan viện nhìn xuống biển khơi qua các chùm cây cao, sau lễ lúc gần 6 giờ sáng
anh chị em TĐCTT trong bộ đồng phục trắng đã hướng về Tượng Mẹ Bãi Dâu trên đồi để cùng nhau dâng ngày sống mới cho Mẹ.
Mua quà, điểm tâm và tạ từ
Ngoài sân xe đang đậu chờ hành lý và người lên đường
trong bếp các đan sĩ đang phục vụ bữa điểm tâm
Sau khi người viết ngỏ lời cám ơn đan viện đã cho phái đoàn TĐCTT 21 người được ăn 2 bữa và trọ qua đêm,
một bao thư đựng 1 ngàn 5 trăm Mỹ kim được trao cho Cha Nhường
kèm theo là 2 tác phẩm: Cảm Nghiệm Chiêm Niệm của Cha Chu Công do người viết dịch
và cuốn Niềm Vui Thương Xót, kỷ yếu của Nhóm TĐCTT cho chuyến xuyên Việt đầu tiên 2016, lần có ghé qua đan viện này
Cha Nhường sau hết đã ban phép lành lên đường cho nhóm
Vũng Tầu vào lúc bình minh
người viết chụp từ trên xe đang chạy đến Tượng Chúa Kitô Vua từ Bãi Dâu
Núi Tao Phùng Vũng Tầu - Tượng Đài Chúa Kitô Vua
"Một cây số mỏi chân rồi, đường còn xa lắm không?"
"Hai cây số mỏi chân rồi, tội nghiệp quá đôi giầy"
chụp ở ngay chỗ này thì thấy được cả tượng Mẹ Đồng Công ở sát chân tượng đài lẫn Tượng Chúa Kitô Vua đứng trên tượng đài cao
chụp ngay sau tượng Mẹ Đồng Công và ngay dưới chân tượng đài Chúa Kitô Vua (hình trên)
chụp ngay ở trên vai Tượng Chúa Kitô Vua (hình dưới)
người viết chụp mặt Chúa ở bức tượng: từ bên cánh tay phải (hình trên), và từ bên cánh tay trái (hình dưới)
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_Ch%C3%BAa_Kit%C3%B4_Vua_(V%C5%A9ng_T%C3%A0u)
Đầu những năm 70 của thế
kỷ XX, giáo xứ Vũng Tàu do linh
mục Nguyễn Minh Tri cai quản đã dự định xây một tượng đài Chúa Giêsu
ở mũi
Nghinh Phong, Ô Quắn cao 10 mét và bệ tượng cao 5 mét. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng
đến ngày 17
tháng 01 năm 1973,
thị trưởng Vũng Tàu là đại
tá Vũ Duy Tạo ra lệnh tạm ngưng thi công vì có đơn khiếu nại của bên
Giáo hội Phật
giáo nói rằng đây là vùng đất của họ. Nhiều cuộc họp thương lượng
giữa hai bên tôn giáo diễn ra với sự chủ trì của chính quyền, kết quả đã dẫn đến
thoả hiệp kết ngày 16
tháng 2 năm 1974.
Theo đó, Giáo hội Phật giáo toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo hội
Công giáo thì xây dựng các công trình trên núi Nhỏ với diện tích 10 hecta.
Ngày 16
tháng 02 năm 1974,
Giáo hội Công giáo đã dỡ bỏ bức tượng ở Nghinh Phong theo thỏa hiệp[4].
Ngày 18
tháng 03 năm 1974,
chính quyền địa phương cấp văn thư số 140/VT/HC/LA cho phép Giáo hội Công
giáo xây dựng tượng đài Chúa Giêsu trên núi Nhỏ (Tao Phùng) và họ bắt đầu tiến
hành xây dựng. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 thì xảy ra Sự
kiện 30 tháng 4 năm 1975 nên phải ngưng lại. Cùng lúc đó, do không có
ai quản lý nên xảy ra tình trạng người dân khai thác đá tràn lan dưới chân núi.
Ngày 28 tháng 01 năm 1992, sau nhiều lần Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn số 233/QĐ.UB cho phép linh mục Trần Văn Huyên - quản xứ Vũng Tàu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Nhỏ (Tao Phùng)[4].
Thời điểm này, bức tượng đã bị hoang phế và xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm, cuộn cáp đồng chống sét cũng bị mất trộm. Rất nhiều công việc phải làm, nhưng với những nỗ lực của Giáo phận Xuân Lộc và Giáo hội Công giáo Việt Namthì tượng đài được hoàn thiện sau hai năm tu sửa.
Ngày 01 tháng 12 năm 1994, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng[4].
Tòa LTXC ở ngay cửa vào của hành lang, nơi có cầu thang để leo lên tượng
"Hạ sơn hành hiệp" - nhưng không thấy ai mặt sáng chói như Mose sau khi lên cao chất ngất để ngắm cảnh trời đất bao la cho thấy phần nào LTXC
Nơi đây, vào năm 2016, phái đoàn TĐCTT đến nơi vào đúng 3 giờ chiều đã ghé nghỉ chân để cử hành LTXC
vị lão nhân hằng ngày tự nguyện quét đường cho sạch cho bước chân tiến lên của khách hành hương
Bến Đá Vũng Tầu
(tấm hình trên đây từ máy chụp của Chị Trần Tự Hồng)
Vào sáng Chúa Nhật ngày 27/4/1975, khi Bến Đá bị cộng quân pháo kích cháy bùng lên mù mịt khói,
thì các thuyền bắt đầu ùa ra hải phận quốc tế, nơi hạm đội VII của Hoa Kỳ đã chực từ lâu để đón 100 ngàn người làm việc cho Mỹ;
nhưng bấy giờ họ đã đón tất cả những ai muốn lên tầu, bao gồm cả tu sĩ Đồng Công,
trong đó có người viết mà trước đó chẳng bao lâu chỉ muốn chết vì say sóng và đã thật sự mửa ra mật xanh ở ngay trong lòng bàn tay của mình!
Bấy giờ người viết 27 tuổi, đang ở trên chiếc thuyền trung ương của đoàn thuyền 170 anh em tu sĩ Đồng Công,
đã từng chờ ở Phước Tỉnh từ ngày 5/4/1975, lợi dụng thời cơ "xuất hành" / exodus hơn là chạy giặc cộng sản.
Một trong hai mục đích chính mà vị sáng lập Dòng Đồng Công bấy giờ sai anh em của mình đi là "để truyền giáo".
Giờ đây, người cựu tu sĩ Đồng Công ấy vẫn đang tiếp tục chiều hướng truyền giáo với tư cách là một tông đồ giáo dân của mình!
Soạn lại hành lý
Trên đường từ Bến Đá về Quán Ăn trưa, vì còn sớm, chúng tôi đã phải ghé vào bãi đậu xe của khu hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu để soạn lại hành lý và quà mua mang về Mỹ, vì về tới Sài Gòn chúng em không thể nào làm được bởi không có chỗ đậu xe.
Sau khi người viết ngỏ lời tri ân cảm tạ tổ chuyên chở năm 2018 này thì Anh Huỳnh An Khương,
Giám Đốc Hãng Xe Duy An Khang, đại diện 2 tài xế và 1 lơ xe, có mấy lời với chung nhóm.
người viết tìm cách lấy toàn cảnh và toàn bộ bàn tiệc của phái đoàn ở một khu vực khó xoay sở bấy giờ
từ bên trong nhà hàng, tại bàn ăn nhìn ra biển khơi,
như các cảnh dọc theo con đường vào nhà hàng dẫn đến bàn ăn lúc đầu trên đây
Về Sài Gòn
Phái đoàn đang trên đường rời Vũng Tầu về Sài Gòn ngay sau bữa trưa cuối cùng hôm ấy, 23/10/2018
Chị Nguyễn Vũ Tammie Thủy xuống xe dọc đường từ giã phái đoàn, để bất ngờ về thăm thân nhân không báo trước
Cặp TĐCTT Thuận - Nhuận và cặp TĐCTT quen nhau Hoàng - Ngân xuống ngay hotel ở Sài Gòn,
không đến Trụ Sở Mục Vụ của GP Thanh Hóa ở Sài Gòn gần đó chung với phái đoàn
Trụ Sở Mục Vụ của GP Thanh Hóa ở Sài Gòn
Người viết xuống xe trước để vào gặp hai vị thay thế cha giám đốc đi vắng vì công vụ ở bên Úc,
như cha đã thông báo cho người viết qua email ngày 15/10/2018 như sau:
"Bác Tĩnh kính mến,
"Con xin chào mừng Bác và quý cô chú hội Tông Đồ Chúa
Tình Thương đã về Việt nam bình an. Qua trang web giáo phận Thanh hoá, con được
biết đoàn đã đến thăm Toà Giám Mục và chia se tình thương với bà con giáo dân
giáo xứ Phúc địa. Nguyện xin Chúa chúc lành cho Bác và đoàn
"Thứ 5 này, tức ngày 18-10-2018 con có công việc giáo
phận uỷ thác qua Úc. Vì vậy, còn không có ở nhà để đón Bác và cô chú trong hội.
Tuy nhiên, còn đã thu xếp chỗ ăn ở cho đoàn. Do đó, xin Bác an tâm. Có cha phó
Phêrô Đỗ Minh Hoàng (sđt 0989.804.000) và thầy Phêrô Phạm Văn Dũng
(0986.094.086) sẽ thay con đón Bác và quý cô chú.
"Nguyên xin Chúa ban muôn phúc lành cho Bác và đoàn
trong chuyến bác ái tông đồ tại Việt nam thân yêu.
"Lm. Raphael Đỗ Minh Tuấn
Thày Phạm Văn Dũng là người ra mở cổng khi nghe chông reo và nhận ra người viết
khi nói đến tên của người viết, vì đã được cha giám đốc căn dặn trước.
Cuối cùng chúng tôi đã về tới trụ sở Trung Tâm Mục
Vụ của Giáo
Phận Thanh Hóa ở Sài
Gòn vào
lúc 1 giờ 30 chiều, thật là sớm sủa, để có những anh chị em của chúng tôi còn có
thể chạy tham quan Sài Gòn, hay lo một số việc riêng trước khi rời quê hương đất
nước Việt Nam thân yêu. Trong số anh chị em chia nhau đi đây đi đó,
nhóm đi đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đông nhất, với 6/16 anh chị em, trong đó có
hai vợ chồng người viết.
Khi chúng tôi tới Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thì trời trở nên âm u như sắp mưa...
Khi chúng tôi vừa vào bên trong của Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thì mưa
Phải công nhận là Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lớn thật, có lẽ lớn nhất Việt Nam, tiệm đạo Cotter ở Los Angeles đã lớn cũng vẫn nhỏ hơn
Bữa Tối
Trước bữa tối, Cha Phó Giám Đốc Đỗ Minh Hoàng ngỏ lời chào phái đoàn và giới thiệu ĐTGM Nguyễn Chí Linh,
nguyên Giám Mục Thanh Hóa và đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
đại diện anh chị em TĐCTT, người viết cũng ngỏ lời chào và cám ơn Trung Tâm Mục Vụ Thanh Hóa Sài Gòn;
đồng thời cũng kính chào Đức TGM TGP Huế, vị mà phái đoàn TĐCTT ghé vào TGM Huế sáng và chiều ngày 15/10 không gặp,
thì ra ngài đang đi hành hương Thánh Địa, và giờ đây ghé Trung Tâm của Giáo Phận mới đây của ngài trước khi ngài về Huế.
ĐTGM Nguyễn Chí Linh lên tiếng theo lời của người viết "xin Đức Tổng cho chúng con mấy lời vàng ngọc";
sau khi ngài nói Nhóm TĐCTT đã tặng ngài món quà bất ngờ là 5 trăm Mỹ kim.
Phái đoàn TĐCTT năm 2018 này đâu ngờ, ngoài ĐTGM Ngô Quang Kiệt cố ý gặp, còn gặp thêm 2 vị chủ chăn nữa
là Đức Tân Giám Mục Thánh Hóa Nguyễn Đức Cường và Đức Tân TGM Huế Nguyễn Chí Linh, cả hai mới đảm nhiệm sứ vụ mới được 4 tháng.
Như đã hứa, cho dù đã rời nhóm từ khi ở Giáo Xứ Như Gia hôm kia 22/10, Chị Trần Kim Oanh cũng đến dự bữa tối cùng với đứa cháu gái ở VN.
Chị Hoàng Minh và Cháu Bickie con chị cùng Anh Trần Sơn Định đến muộn.
Tổ chuyên chở không thể đến vì đậu xe ở xa và bất tiện nên đã ăn tối sớm với nhau rồi ở hotel gần chỗ đậu xe,
để mai mang xe vào tận nơi đón phái đoàn chờ ở lề đường để chở phái đoàn ra phi trường vào lúc 8 giờ sáng.
Tổ trưởng chuyên chở là Anh Huỳnh An Khương ngỏ ý muốn tính toán lệ phí xe với phái đoàn ngay chiều tối hôm ấy,
nên anh đã được người viết mời vào trung tâm.
Trong một căn phòng riêng dành cho người viết làm việc,
cùng với hai nữ TĐCTT nữa là thủ quĩ chuyến đi Thúy Nga và
Chị Trần Tự Hồng thay Chị Nguyễn Tammie trong tổ quĩ chi tiêu đã rời phái đoàn,
chúng tôi đã thanh toán số tiền chuyên chở còn lại,
sau lần đặt cọc đầu tiên theo đúng hợp đồng từ khi còn ở Mỹ vào tháng 3/2018,
và sau lần lấy tiền thứ hai (ngoài hợp đồng), ngay khi chúng tôi vừa về tới Việt Nam ngày 6/10,
cho "Công Ty Du Lịch Duy An Khang", qua vị đại diện của công ty này là Anh Huỳnh An Khương,
một cách rất thẳng thắn, theo đúng lý lẽ công bằng nhưng cuối cùng vẫn đầy tình nghĩa.
Thánh Giuse ngày đêm đứng ở trên tòa cao ngay giữa "Trụ Sở Giáo Phận Thanh Hóa" này
để trông coi Nhà Chúa như coi sóc Thánh Gia Nazarét xưa của Chúa Giêsu và Mẹ Maria vậy.
xin đón xem
Ngày 24/10: Tạ từ Trung Tâm Mục Vụ GP Thanh Hóa ở Sài Gòn, ra phi trường Tân Sơn Nhất trở lại Hoa Kỳ, và một số cảm nhận tổng hợp
cần xem lại
Ngày 14/10: Tặng quà Truyền Giáo ở GX Khe Sanh và một cơ quan người mù từ GX Khe Sanh về TT Lavang
Ngày 13/10: Tham quan Động Phong Nha Quảng Bình và về Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Thừa Thiên Huế
Ngày 12/10: Tặng Quà Tông Đồ Truyền Giáo ở GX Phúc Địa và Đến Phong Nha Quảng Bình
Ngày 10/10: Tạ Từ Dòng MTG Hưng Hóa, ghé thăm ĐTGM Ngô Quang Kiệt và Vườn Fatima
Ngày 9/10: Sáng từ Sapa... trưa ghé Lào Cai... chiều về Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa
Ngày 8/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo họ Hầu Thào, Giáo họ Lao Chải, và Giáo điểm San 1
Ngày 7/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo Xứ Sapa và Giáo họ Sử Pán cùng Giáo Họ Thôn Lý
Ngày 6/10: Ghé Hà Nội và Trọ ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa