HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017

của Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ

 

Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

NHẬP CUỘC HÀNH TRÌNH

 

Dẫn Nhập

Dòng Đồng Công - trên đà phát triển

Dòng Đồng Công - chốt điểm truyền giáo

Nhập Cuộc

 

Dẫn Nhập

 

Đứa em tu sĩ Đồng Công tâm phương xuất dòng ngày 20/8/1982, ngay sau Ngày Thánh Mẫu thứ 5, sau 18 năm 2 tháng là đệ tử sinh (1964-1966), thử sinh và tập sinh (1966-1967), khấn tạm và khấn trọn (1967-1973) của dòng. Nếu trước khi đi tu, đứa em này đã thực sự được ơn gọi bất khả chối cãi, thì trước khi xuất dòng cũng vậy, cũng có những dấu hiệu rõ ràng, những dấu hiệu khi chân thành  bày tỏ cùng bề trên bấy giờ là Anh Giám Tỉnh Nguyễn Đức Kiên, chính anh đã công nhận là "nên ra"!

Hôm ấy, 20/8/1982, Anh Đinh Viết Luận, Đội IXA với em, là người anh đã chở em ra phi trường Tulsa tiểu bang Oklahoma, cách trụ sở chi dòng 2 tiếng lái xe, để bay về California. Cho tới nay ... đã 35 năm rồi. Sau đó em nghe thấy Anh Bùi Anh Tuấn, Đội III, đã khóc khi nghe thấy em xuất dòng. Chắc chắn còn nhiều ồn ào khi anh em nghe tin em bất ngờ xuất, với nhiều đồn đoán khác nhau về lý do em là người nổi tiếng hăng say, xung phong làm tất cả mọi sự theo ý muốn của bề trên, đột nhiên đứt gánh giữa đường, lại trúng ngay vào lúc em đang làm đội trưởng Đội IX ở chi dòng.

Cảm động nhất và xúc động hơn nữa khi em còn nghe thấy Anh Cả cũng tỏ ra lưu ý đến "sự cố" xuất dòng của em. Thật vậy, Anh Trần Hữu Thảo, Đội IXA với em, người anh sang Mỹ sau vào đầu thập niên 1990, lúc anh em gặp nhau lần đầu tiên ở Mỹ, anh đã đột nhiên cho em biết rằng: "Anh Cả thường hay nhắc đến tâm phương". Thế rồi, ngay trong chuyến hành trình 2017 với THĐC HK, Anh Quân, Đội XI, người duy nhất trong đội của anh, bị lọt lại ở Việt Nam năm 1975, cũng thế, trong bữa trưa ngày Thứ Sáu mùng 6/10/2017, ở Nhà Mẹ, khi anh đến gặp gỡ và nói chuyện với riêng anh em Đội XI (Anh Khả, Khiết, Ngọc) trong phái đoàn, cũng như với chung phái đoàn THĐC HK, bỗng dưng anh hướng về em nói một cách công khai rằng: "Anh Cả thường hay nhắc đến anh!"

Vâng, chính em cũng không bao giờ quên được Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị linh hướng tối cao và duy nhất của em, vị linh hướng mà cho dù đã vĩnh viễn qua đi vào chính ngày em tu 21/6/2007 trước đó 43 năm (1964), vẫn còn ảnh hưởng nơi em một cách hết sức sâu xa mãnh liệt, đến độ, nếu không có Anh thì tâm phương ngày xưa không phải là cao tấn tĩnh hiện nay. Em vẫn hết sức hãnh diện khoe mình và xưng mình, khi được bất cứ ai khen tặng, từ trong dòng hay ngoài đời về tất cả những hoạt động tông đồ giáo dân của em, rằng: "Tất cả đều từ Cha Thủ, từ Dòng Đồng Công".

Em đã từng viết và nói về Anh cũng như Dòng không ít sau khi được gặp lại Anh năm 2006 và sau khi Anh vĩnh viễn nằm xuống năm 2007. Mà càng viết, sau khi xuất dòng, mới càng thấm thía, mới thấy quả thực Anh Cả có ơn soi động lập dòng, một dòng hết sức hợp thời và chất chứa những tinh thần và chủ trương phản ảnh Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. Không ngờ, những gì em viết và phổ biến, được website của dòng phổ biến, đã có phản hồi. Đó là Đức Cha Châu Ngọc Tri, vị giám mục duy nhất (trong toàn hàng giáo phẩm Việt Nam bấy giờ) chủ tế lễ an táng cho vị sáng lập dòng Đồng Công, lần đầu tiên em bất ngờ được gặp ngài ở Ngày Thánh Mẫu, ngài cho em biết rằng: "Tôi không hề biết về Cha Thủ, nhưng nhờ đọc bài của anh mà tôi đã có tài liệu giảng".

Chuyến Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017 này cũng xuất phát từ lòng gắn bó của em với chung dòng và riêng Anh Cả. Bởi thế, ngay từ khi được anh em THĐC HK tín nhiệm bầu em làm hội trưởng Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ ở Đại Hội THĐC lần đầu tiên 9/2015 ở trụ sở Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, em, với tư cách và vai trò làm tổng vụ viên THĐC HK, đã bàn với ban chấp hành mới của em, phổ biến ngay một lịch trình sinh hoạt với THĐC HK trong nhiệm kỳ 3 năm phục vụ của chúng em: Năm thứ nhất - THĐC HK Truyền Giáo (ở Việt Nam); năm thứ hai: 2018 - THĐC HK Tĩnh Tâm (ở Nhà Tĩnh Tâm Thánh Gia Fortworth TX của Chi Dòng); năm thứ ba: 2019 - THĐC HK Đại Hội (ở trụ sở Chi Dòng Carthage MO để bầu lại chủ tịch và tân ban chấp hành).

Theo em, hội đoàn Công giáo tiến hành nào cũng thế, không thể nào chỉ gặp nhau định kỳ, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm, để hội họp và cầu nguyện, chia sẻ và giúp nhau sống đạo suông vậy thôi, mà còn phải take action dấn thân làm một cái gì đó rất cụ thể và thực tế, theo chiều hướng tông đồ giáo dân của Công Đồng Chung Vaticanô II, thậm chí là tham gia cả về phương diện chính trị nếu có khả năng và cơ hội.

Trong giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị giáo hoàng luôn thôi thúc chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu, đặc biệt ở Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm của ngài, nhất là nơi đoạn 49, chẳng những open - mở cửa, mà còn phải xông pha - go forworth lên đường đến tận những vùng ngoại biên - peripheries xa xôi hẻo lánh, về cả địa dư lẫn nhân bản, cho dù có bị dirty lem luốc hay bruised trầy trụa bầm dập. Chính vì em vốn chủ trương các hội đoàn Công giáo tiến hành cần phải sinh động hơn nữa và dấn thân take action hơn nữa, một chủ trương phản ảnh chiều hướng của vị chủ chăn tối cao của Giáo Hội hoàn vũ, em mới nẩy ra những dự tính hưởng ứng và đáp ứng lời kêu gọi của chính Vị Đại Diện Chúa Kitô hiện nay trên trần gian, trong đó có chuyến về VN của THĐC HK 2017.

Chiến Dịch Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ Truyền Giáo 2017 là một nỗ lực bày tỏ thiện chí một cách chủ động và tích cực muốn tham gia trực tiếp vào sứ vụ truyền giáo với Hội Dòng của mình, theo chiều hướng đặc sủng chính yếu của hội dòng, (như được nhắc nhở và nhấn mạnh trong Tâm Thư Tổng Tu Nghị VII 2016 của Anh Tổng Phục Vụ Piô M. Nguyễn Quang Đán, ngày 7/11/2016, xin xem nguyên bản ở cuối mục dẫn nhập), như một phần tử thân hữu đã từng tận hiến cho Mẹ và theo đuổi Lý Tưởng Thánh Đồng Công. Bằng việc đích thân cùng nhau đến viếng thăm và tặng quà truyền giáo, với quĩ truyền giáo được đóng góp bởi những anh chị em Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ, nhất là bởi chính những anh chị em tham gia chiến dịch Đồng Công Truyền Giáo 2017 này.

Theo đề nghị của chính Anh Tổng Cố Vấn 3 Stephanô M. Phạm Cao Đích, CRM, người sẽ chẳng những hướng dẫn phái đoàn đi đến những giáo điểm truyền giáo của Dòng từ Nam ra Bắc, mà còn lo cho phái đoàn chỗ ăn uống, ngủ nghỉ cùng phương tiện chuyên chở, thì số tham dự viên tối thiểu là 14 và tối đa là 25. Chuyến Hành Trình THĐC HK này sẽ được thực hiện vào 2 tuần (1-14) đầu Tháng 10, Tháng Mân Côi Đức Mẹ đồng thời cũng là tháng vẫn được coi là Tháng Truyền Giáo của Giáo Hội. Tuy nhiên, dự tính và hoạch định ngay từ ban đầu này đã được thay đội 2 điều: thứ nhất, vì lý do sức khỏa, Anh Đích không dẫn phái đoàn đi mà là Anh Thiên Khải, trưởng ban bác ái xã hội của Nhà Mẹ; thứ hai, để tiện dịp mừng kim khánh khấn dòng 50 năm của Đội IX, dự tính vào Thứ Bảy mùng 7/10/2017 ở Nhà Mẹ, thời điểm 2 tuần của chuyến đi đã được dời lại mấy ngày, từ mùng 4 đến 17/10/2017.

CHƯƠNG TRÌNH DỰ THẢO

THÂN HỮU CRM (US)

VỀ THAM QUAN CÁC CƠ SỞ XƯA NAY CỦA DÒNG

VÀ THAM QUAN TP. SÀI GÒN – HUẾ – HÀ NỘI

Từ ngày 06 (Vn) -17 tháng 10 năm 2017  

THỨ SÁU: Ngày 6/10 đón phái đoàn từ Tân Sơn Nhất (sáng, trưa), ăn trưa cơm niêu nhà hàng Sài Gòn. Sau đó, về Thủ Đức tham quan nhà Dòng, viếng Mộ cha Đaminh, sáng lập Dòng. Ăn tối nhà Bác ái CRM. Nghỉ đêm Hotel Lối Xưa (gần Dòng).

THỨ BẢY: Sáng ngày 7/10. Lễ Đức Mẹ Mân Côi. 5g20, Thánh lễ mừng Bổn mạng Đội IX và kỷ niệm 50 năm khấn dòng. Ăn trưa tại nhà Mẹ CRM.

Chiều đi thăm Bệnh viện Tâm thần (Nhà Mẹ cũ). Tu viện Mẫu Tâm. Tối tham quan Tp. Sài Gòn, ăn tối nhà hàng tự chọn. Nghỉ đêm Hotel Lối Xưa.

CHÚA NHẬT: (Sài Gòn-Nha Trang. 450km). Sáng 8/10, Thánh lễ sớm nhà nguyện Mục Vụ CRM (4g20). Bắt đầu cuộc hành trình. Thủ Đức-Nha Trang. Điểm tâm trên xe.  Ăn trưa nhà hàng Cà-ná. Chiều tắm Biển Nha Trang, ăn tối nhà hàng…………… Nghỉ đêm Hotel Nha Trang.

THỨ HAI: (Nha Trang- An Khê. 300km). Sáng 9/10, Thánh Lễ nhà thờ Chính Tòa (Núi). Điểm tâm trên xe. Vào thăm Giáo điểm CRM Komtum. Ăn trưa với đồng bào dân tộc. Tiếp tục từ An khê - Tam Kỳ (270km). Ăn tối dọc đường, nghỉ đêm Hotel Tam Kỳ.

THỨ BA: (Tam Kỳ- Đà Nẵng. 70km). Sáng 10/10, điểm tâm, ghé Nhà Đá trên đường đi CRM Đà Nẵng. Thánh lễ 11g00.  Ăn trưa cộng đoàn CRM Đà Nẵng. Tiếp tục đi tham quan thành Cỗ Huế - La vang (220km). Nhà nghỉ Xuân Lâm, Dòng Mến Thánh Giá Huế, tại La vang.

THỨ TƯ: (La Vang-Vinh. 320km). Sáng 11/10, Thánh lễ sớm tại Linh đài La Vang. Điểm tâm nhà Dòng. Đi dọc theo Biển Hà Tĩnh (Formosa). Ăn trưa, ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Cửa Lò/ Vinh.

THỨ NĂM: (Vinh-Ninh Bình. 500km). Sáng 12/10. Thánh lễ, điểm tâm. Ăn trưa dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Tràng An.

THỨ SÁU: (Ninh Bình – Hưng Hóa, 150 km). Sáng 13/10. (Lễ Đức Mẹ Fatima). Điểm tâm. Đi Xitô, 30km. Tham dự Thánh lễ đại trào với ĐTGM, Giuse Ngô Quang Kiệt, dâng hiến Nước Việt Nam cho Trái Tim Đức Mẹ. Trưa đi CRM Hưng Hóa. Nghỉ đêm Trung tâm Mục vụ Hưng Hóa/ Phú Thọ.

THỨ BẢY: (Hưng Hóa- Bắc Ninh. 200 km). Sáng 14/10. Thánh Lễ, điểm tâm. Hưng Hóa - CRM Bắc Ninh. Ăn trưa, ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel Tam Đảo/ Tây Thành.

CHÚA NHẬT: (Bắc Ninh-Bùi Chu.180 km). Sáng 15/10. Thánh lễ, điểm tâm. Bắc Ninh - CRM (Xuân Hóa). Ăn trưa dọc đường. Trưa đi CRM Thái Bình(60km). Ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel New Dream/ Thái Bình.

THỨ HAI: (Thái Bình-Hà Nội. 110km). Sáng 16/10, Thánh lễ, điểm tâm. Thái Bình-Hà Nội. Ăn trưa, ăn tối Nhà Hàng………   . Chiều tối tham quan Hà Nội. Nghỉ đêm Hồ Gươm.

THỨ BA: (Hà Nội- Sân bay Nội Bài. 40km). Sáng 17/10, Thánh Lễ nhà thờ Lớn Hà Nội. Điểm tâm. Trưa đến sân bay Nội Bài. Chia tay và kết thúc chuyến viếng thăm quê hương Việt Nam. Trở về US.

Ghi chú:

- Tên Hotel và Nhà hàng sẽ cập nhật sau.

- Hotel k.300.000$ Vn/ một phòng/ người.

- Tiền ăn mỗi ngày k. 300.000$ Vn/ người.

- Xe 30 chỗ đời mới. 40 triệu, 12 ngày.

- Chương trình dự thảo này có thể linh động tùy theo hoàn cảnh.

Chuyến đi từ Nam ra Bắc sẽ được kết thúc tại Đan Viện Xitô ở Nho Quan Ninh Bình là nơi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang hưu trí, vào chiều Thứ Năm 12/10, để cùng với ngài hiến dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria hôm sau, Thứ Sáu 13/10/2017, dịp kỷ niệm đúng 100 năm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần thứ 6, lần Mẹ tự xưng mình "Mẹ là Đức Bà Mân Côi", một danh xưng thay thế cho danh xưng ban đầu là "Đức Bà Chiến Thắng" của Mẹ, thành quả từ trận hải chiến Lepantô năm 1571.

Phải chăng, bằng phép lạ mặt trời nhẩy múa trên không trung trước mắt cả chục ngàn người bấy giờ vào ngày 13/10/1917, "Đức Mẹ Mân Côi" đã muốn chứng tỏ quyền uy vô địch của Mẹ, một quyền năng toàn thắng bất bại, đã từng làm biến đổi lịch sử thế giới, sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiệp cùng hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984, Nước Nga đã trở lại vào ngày 25/12/1991, bằng cách tự động từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản, một uy quyền xin Mẹ hãy tiếp tục tỏ ra trên cả quê hương đất nước Việt Nam thân yêu càng ngày càng cùng khốn nguy vong của chúng ta, một quê hương đất nước tang thương cũng xin được hiến dâng lên Mẹ, để Mẹ chuyển cầu cùng Vị Chúa của lịch sử sớm ban công lý và hòa bình chân chính cho dân Việt, một quê hương dân tộc được Cha Thủ thiết tha thương mến và được dòng ngài luôn cầu nguyện cho, hiển nhiên nhất vào các ngày Thứ Bảy hằng tuần qua Kinh Tuần Bảy Kính Mẹ.

Tuy nhiên, dự tính tốt lành này không phải do nội bộ tự thay đổi như 2 điều trên đây, mà là do Đấng Quan Phòng Thần Linh khi tới gần thời điểm ấn định. Bởi thế, chuyến đi chẳng những mang ý nghĩa truyền giáo mà còn bao gồm cả khía cạnh về nguồn Đồng Công nữa, gọi chung là Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017.

 

 

Để phát động Chiến Dịch Truyền Giáo trong THĐC HK, em đã phổ biến 2 cái links: cái link đầu bao gồm những hình ảnh về dòng Đồng Công, một hội dòng có sứ vụ truyền giáo, một hội dòng nhờ ơn Chúa đang trên đà phát triển nhanh (về thời gian), mạnh (về lực lượng) và rộng (về địa dư); cái link thứ hai liên quan đến một số chốt điểm truyền giáo của dòng hiện nay ở Việt Nam.

Dòng Đồng Công: trên đà phát triển...

NHƯ GIỌT MÁU TRỔ BÔNG

SAU KHI HẠT MIẾN ĐAMINH MARIA TRẦN ĐÌNH THỦ GIEO XUỐNG LÒNG ĐẤT 21/6/2007 MỤC NÁT ĐI

DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC CRM

(Congregatio Redemptoris Matris / Congregation of the Mother of the Redeemer)

BẮT ĐẦU ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐƯỢC BỪNG NỞ KHẮP 3 MIỀN CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 

Danh sách này đã được thay đổi thứ tự cho nhiệm kỳ 2016-2020 như sau

Những con số trên đây có thể đã được thay đổi theo chiều hướng gia tăng hơn cho tới nay

 

MIỀN BẮC

 

 

MIỀN TRUNG

 

MIỀN NAM

 

XIN LƯU Ý:

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG TẤM BIỂU TRƯNG Ở HỘI TRƯỜNG NHÀ MẸ THỦ ĐỨC

TRONG ĐÓ CÓ MỘT SỐ TẤM BAO GỒM 2 NƠI KHÁC NHAU VÀ THUỘC HAI MIỀN KHÁC NHAU.

NGOÀI RA, CÒN MỘT SỐ NƠI CHƯA ĐƯỢC LIỆT KÊ HAY ĐƯỢC LIỆT KÊ MÀ KHÔNG THẤY ĐỂ CHỤP:

NHƯ SÔNG GÂM HAY GIÁO HỌ VĂN THẠCH Ở GIÁO PHẬN BẮC NINH MIỀN BẮC,

HOẶC TU VIỆN MẸ THIÊN CHÚA PHỤC VỤ GIÁO XỨ THUẬN YÊN HẠT TAM KỲ GP ĐÀ NẴNG MIỀN TRUNG,

HAY GIÁO HỌ XẺO TAM Ở GIÁO PHẬN LONG XUYÊN MIỀN NAM...

GP LONG XUYÊN CÒN CÓ GIÁO XỨ HÒA PHÚ LÀ CƠ SỞ DO ANH EM DÒNG ĐỒNG CÔNG GẦY DỰNG

VÀ LÀ NƠI CÓ TU VIỆN THÁNH GIUSE CỦA DÒNG.

 

Dòng Đồng Công - chốt điểm truyền giáo 

Để như một dạo khúc mở màn cho Hành Trình Viếng Thăm Truyền Giáo Đồng Công Việt Nam, em đã tổng hợp một số hình ảnh về 1 trong 5 giáo điểm này, một giáo đi3êm tiêu biểu nhất và đáng thương nhất lẫn nguy hiểm nhất trong 4 giáo điểm em đã đến viếng thăm cùng tặng quà truyền giáo nhờ chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương 3 tuần (18/9 - 8/10/2016), với một số hình ảnh tiêu biểu dưới đây:

 

Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai GP Kontum

 

 

sở Tu viện tại xã An Thanh, Huyện Đắc Pơ, Tỉnh Gia-Lai

(Cơ sở này bây giờ mới xây để tương lai trở nên trung tâm truyền giáo của Nhà Dòng tại huyện Đắc Pơ).

Phụ Trách Tu viện: ANH ALBERTO M. NGUYỄN MINH CHIẾN, CMC,

Phục vụ một nhà thờ nhỏ với 20 gia đình Dân tộc.

Anh Phaolo Lộc M. Nguyễn Kim Điện, CMC đang dâng dễ cho họ.

Tu viện ĐC cách phi trường Pleiku 85 km. Tu viện nằm giữa vùng người dân tộc và có thể đi thăm những giáo

 điểm mà Nhà Dòng hy vọng tới giúp đỡ họ trong tương lai.

2/ Giáo họ Phaolo, tại Thị xã Pleiku (giáo họ độc lập, tương lai có thể lên giáo xứ. Giáo họ này hiện nay thuộc

 giáo xứ Thánh Tâm.)

Phụ Trách: ANH ALBERTO M. NGUYỄN MINH CHIẾN, CMC

 

 

 

Anh Lm Minh Chiến Đội XII ở VN đang cho em biết về cơ sở mới tậu này của dòng ở giáo điểm "vùng trắng" này

 

 

 

 

Khu vực các buôn làng gần cơ sở mới tậu của dòng, nơi anh chị em đồng bào thiểu số sinh sống và sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơm ống luồng và gà leo núi (ngon hơn gà đi bộ) hiếm quí và ngon nhất đang được nướng lên

để đặc biệt khoản đãi và tiếp đón phái đoàn khách truyền giáo từ Mỹ tới viếng thăm chiều 29/9/2016

 

 

 

 

 

Thưởng thức món gà leo núi mà không hút rượu cần chẳng khác nào như một đám cưới "đã hết rượu rồi".

 

 

 

 

Ngay ở cửa ngôi nhà trống mái này là cung thánh để dâng lễ Chúa Nhật hằng tuần cho đồng bào dân tộc,

và lòng nhà thờ chính là cái sân đất trước mặt, nơi cũng được biến thành lớp giáo lý cho các em nằm sấp trên đất mà học và thành hội trường ngoài trời cho bữa ăn sau lễ với nhau ở trên chiếu hay tấm bạt xanh.

 

 

 

 

 

 

Sau Nhà Đá Qui Nhơn và trước khi đến Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, phái đoàn sẽ ghé giáo điểm truyền giáo của dòng ở GP Đà Nẵng sau đây, nơi phái đoàn Tông Đồ Chúa Tình Thương Năm 2016 chưa tới nên em không có hình ảnh nào để trưng dẫn, ngoài một số chi tiết căn bản về giáo điểm Đồng Công ở đây thôi, do Anh Kim Ngân, nguyên Tổng Cố Vấn II đặc trách truyền giáo cung cấp cho em năm 2016.

1/ Tu viện Mẹ Thiên Chúa, Đồng Công Đà Nẵng (Thành lập 01/04/2011)

Tiên Xuân, xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Thuộc Giáo xứ Tam Kỳ, Giáo phận Đà Nẵng

Cha xứ: ANH MARTINO PORES NGUYỄN THIÊN ĐÌNH

Tu viện ĐC ở cách TP Đà Nẵng hơn 2 giờ lái xe, (đi ngược về miền Nam). Trên đường đi có thể ghé tham quan

 Thành phố Hội An.

2/ Giáo xứ Thuận Yên, Giáo Hạt Tam Kỳ.

ĐC: Xã Tam Sơn, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Có 08 Giáo họ: Phước Thạnh, Ba Vĩ, Đông Hòa, Thuận Đông, Hòa Hương, Thạnh Mỹ, Danh Sơn, Hòa Mỹ.

3/ Nhà Thờ Họ Đạo Phú Quý, Giáo phận Đà Nẵng

Thôn Phú Quý 2, Xã Tam Mỹ Đông, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Phụ trách: ANH VỸ   


Giáo Họ Văn Thạch và Giáo Xứ Đại Điền Giáo Phận Bắc Ninh

1/ Tu viện Đức Mẹ La Vang, Đồng Công Bắc Ninh (15/8) (Thành Lập:  27/10/2012)

Đc: Thôn Sơn Phong, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

thuộc Giáo xứ Đại Điền, Giáo phận Bắc Ninh

Lm. Nguyễn Anh Linh

Tu viện ĐC cách núi Tam Đảo quãng 20Km trở lại. Tam Đảo là một trung tâm du lịch của vùng Bắc Ninh này. Lên Tam Đảo người ta nhớ về Dalat, nhưng không mát và cảnh không đẹp bằng Dalat. Trên đây có một Thánh Đường và bên cạnh một trung tâm tĩnh tâm của Địa Phận để cho các đoàn thể có thể lên ở tĩnh tâm được... Tu viện ở sát cạnh khu du lịch Chùa Tây Thiên (một chùa nổi danh của vùng này), cũng có những khách sạn nhỏ. Tu viện ĐC cách phi trường Nội Bài 1 giờ lái xe.

2/ GIÁO XỨ VĂN THẠCH

ĐC: Thôn Đại Điền, Xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc

Có 05 Giáo họ: Văn Thạch, Hồng Đường, Gia Cát, Quang Yên, Ngọc Mỹ

Lm. Nguyễn Anh Linh

3/ GIÁO XỨ ĐẠI ĐIỀN

ĐC: Thôn Đại Điền, Xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc

Có 06 Giáo họ: Đại Điền, Sơn Định, Sơn Thanh,  Sơn Nam, Liễn Sơn, Hợp Châu.

 

Xin mời phái đoàn Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ đến viếng thăm hai giáo điểm Văn Thạch và Đại Điền GP Bắc Ninh do anh em Đồng Công ở Tu Viện Mẹ La Vang của Dòng phục vụ

Nhập Cuộc

“Hành Trình Truyền Giáo…”

Nếu truyền giáo là bản chất của Giáo Hội lữ hành (xem Công Đồng Vativcanô II - Sắc Lệnh Truyền Giáo, đoạn 2), bao gồm cả mọi phần tử trong Giáo Hội, cả giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, vì Giáo Hội là “ánh sáng muôn dân – lumen gentium” (Công Đồng Chung Vaticanô II – nhan đề Hiến Chế Tín Lý Đức Tin về Giáo Hội) và mỗi Kitô hữu là “ánh sáng thế gian” (Mathêu 5:14), thì bất cứ việc làm nào của Kitô hữu nói chung và các việc lành nói riêng, đặc biệt là việc tích cực góp phần vào việc truyền giáo, đều mang tính cách truyền giáo, đều là chính những việc truyền giáo.

 

Bởi vậy, so với chính các hoạt động của những nhà truyền giáo thực thụ ở các cánh đồng và thí điểm truyền giáo trên khắp thế giới hiện nay nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc Phái Đoàn Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ (PĐ THĐC HK) đại diện 2017 này thăm viếng các giáo điểm truyền giáo của Dòng Đồng Công chẳng là gì, hay chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, như giọt nước bất khả thiếu trong chén rượu nho để có thể nhờ đó biến thành Máu Thánh cứu độ của Chúa Kitô trên bàn thờ trong mỗi cử hành Thánh Thể thế nào, mà việc viếng thăm giáo điểm truyền giáo này của PĐ THĐC HK đại diện 2017 này, cũng nhờ chính hoạt động truyền giáo của chung dòng, trở thành việc truyền giáo với dòng và như dòng vậy. Đó là lý do, nhan đề của tập kỷ yếu này mới dám lấy tên là: “Hành Trình Truyền Giáo”.

 

“Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn CRM…”

 

Tuy nhiên, trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo này, theo sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa, Đấng quả thực hiện diện và tỏ mình ra qua cuộc hành trình này, điển hình nhất là vào chiều tối ngày 11/10/2017, qua tin báo bất thường từ Đan Viện Nho Quan Ninh Bình, nơi PĐ THĐC HK 2017 tính đến để hiệp cùng Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt hiến dâng Dân Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ vào sáng ngày 13/10/2017, PĐ THĐC HK 2017 đã không thể nào tới được, dù theo dõi cho tới ngày về 17/10.

 

Đúng thế, chính vị vừa bị xả lũ và bị mưa lũ, (chứ không bị bão lụt như ở Hà Tĩnh tháng 9/2017 bởi trận bão số 10 trước đó), Đan Viện Xitô Nho Quan Ninh Bình đã dời ngày 13/10 lại một ngày thuận lợi sau đó, mà PĐ THĐC HK 2017 đã chuyển hưóng hành trình của mình đến những gốc điểm lịch sử của dòng: Trước hết là Đồng Quan, quê quán của chính Anh Cả, cũng là nơi anh được rửa tội và tập tu 7 năm (1915-1922), và là nơi anh dâng lễ tạ ơn vào năm 1943, sau khi được thụ phong linh mục từ năm 1937, vị linh mục đã được Trời Cao tuyển chọn để thành lập một hội dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên, chẳng những để huấn thánh cho người Việt Nam mà còn để đặc biệt truyền giáo cho dân tộc Việt Nam nữa. Sau đó PĐ THĐC HK 2017 đã đến cả Giáo Xứ Liên Thủy và Giáo Họ Trung Lễ là hai nơi đã được chính Cha Thủ và một số anh em Đồng Công tiên khởi của ngài phục vụ từ cuối thập niên 1940.

 

Chính vì cuộc Hành Trình Truyền Giáo này còn được Đấng Quan Phòng Thần Linh dẫn tới cả những gốc điểm lịch sử của dòng như thế mà nhan đề của tập kỷ yếu này mới trở thành “Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công”.

 

Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn CRM Việt Nam 2017

 

Thế nhưng, có một sự trùng hợp đầy quan phòng vô cùng ý nghĩa và ăn khớp đó là Chuyến Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn CRM 2017 của PĐ THĐC HK xẩy ra vào năm 2017, thời điểm mừng kỷ niệm Bách Niên của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, một biến cố được chính Cha Thủ phát động phong trào chống cộng thiêng liêng bằng việc truyền bá tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngay từ cuối thập niên 1940 ở Giáo XứLiên Thủy, khi đảng cộng sản mang danh Việt minh mới bắt đầu chính thức và công khai xuất đầu lộ diện dưới bầu trời Việt bắc. Và chính trong thời điểm năm 2017 này PĐ THĐC HK lại bất ngờ được Mẹ Đồng Công dẫn về lại những gốc điểm lịch sử then chốt của riêng Đấng sáng lập cũng như của chung Dòng. Thời điểm PĐ THĐC HK 2017 là thời điểm 70 năm sau khi Cha Thủ được bổ nhiệm làm chánh xứ Đồng Quan ngày 11-7-1947., cũng là thời điểm 10 năm sau khi ngài qua đời ngày 21/6/2007.

 

Trong thời điểm lịch sử Bách Niên Fatima là biến cố Thánh Mẫu có liên hệ chặt chẽ với vị sáng lập và chung dòng ngay từ ban đầu ấy ở Việt Nam mà PĐ THĐC HK 2017 còn được cơ hội hiếm quí chứng kiến thấy hình ảnh một đất nước Việt Nam thân yêu của mình, một cách đồng truyền giáo rộng lớn của dòng, (hiện tại cũng như tương lai).

 

Hình ảnh của một đất nước Việt Nam sau 42 năm rưỡi được “giải phóng”, về bề ngoài, đã hiện lên một cách tân cổ giao duyên, như những hình ảnh tiêu biểu ở một số nơi PĐ THĐC HK 2017 xuyên Việt đã chứng kiến thấy và chụp được trong chuyến hành trình của mình: như Sài Gòn, Nha Trang, Bình Định (liên quan đến Nhà Đá là nơi từng là Nhà Mẹ của dòng kiêm chốt điểm truyền giáo của dòng vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970), Hà Tĩnh (liên quan đến thảm hỏa nhân tai Formosa), Tam Đảo và Hà Nội.

 

Chính vì được xuyên Việt từ nam ra bắc trong cuộc Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn CRM 2017 của mình và đươc chứng kiến thấy hình ảnh một quê hương đất nước hiện nay như thế mà nhan đề tập kỷ yếu này mới thêm cái đuôi bất khả thiếu, để cuối cùng mang trọn vẹn tựa đề của nó là  “Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017”, một tựa đề đã trở thành bố cục 3 phần chính của tất cả những gì làm nên nội dung của loạt bài ký sự truyền giáo làm nên tập kỷ yếu của phái đoàn THĐC HK 2017.

 

Dòng Đồng Công là Dòng Truyền Giáo

 

Dòng Đồng Công được Thiên Chúa tuyển chọn một vị linh mục thuần túy Việt Nam nỗ lực thành lập từ thập niên 1940 chẳng những là để huấn thánh cho người Việt Nam có thánh như người Tây phương, mà còn để truyền giáo cho riêng Việt Nam và chung Đông Nam Á nữa, một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đầy mầm mống thần linh nơi ba tôn giáo chính là Tiên giáo (một đạo giáo tự nhiên tôn thờ tổ tiên của mình), Khổng giáo và Phật giáo.

 

Chính bản thân của Đấng Sáng Lập Dòng là Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, tự bản chất thiên về khắc khổ, nội tâm, vẫn hướng về truyền giáo ngay từ ban đầu. Bởi thế mà ngay sau khi có ơn soi động lập dòng vào ngày 4/4/1941, và sau khi chính thức nhận nhiệm vụ được Đấng Bản Quyền Địa Phương của Giáo Phận Bùi Chu bấy giờ là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn bài sai làm trưởng ban truyền giáo của giáo phận Bùi Chu ngày 1/2/1942, vị linh mục vừa thai nghén mộng lập dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên này đã long trọng Tuyên Khấn Dâng Mình Truyền Giáo cho lương dân vào ngày 2/2/1942, một lời khấn tư về truyền giáo, và chỉ xin thôi đảm nhiệm trách vụ trưởng ban truyền giáo khi được Đấng Bản Quyền chấp thuận và bổ nhiệm làm Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Dương A vào Lễ Mẹ Carmêlô 16/7/1943.

 

Cho dù được Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn tín cẩn và trọng dụng, như "tay/thủ" chân của ngài, (tên "Thủ" được đổi từ tên Phan khi vị linh mục sinh ra tên Phán này được thụ phong linh mục ngày 22/5/1937) với một vị khác tên là Túc, 2 vị linh mục đầu tay của vị giám mục Việt Nam tiên khởi Giáo Phận Bùi Chu), nhưng không phải vì thế mà vị linh mục sáng lập Dòng Đồng Công của chúng ta không chịu đau khổ bởi ngài, qua một số xung khắc về ý định lập dòng này. Tuy nhiên, trước 100 ngày qua đời của mình, Đức Cha không ngờ lại nhanh chóng ban phép cho ý nguyện lập dòng của người mà chúng ta gọi là Anh Cả được chính thức trở thành hiện thực.

 

Nghĩa là nhóm anh em theo Anh Cả, vào năm 1948 đã có khoảng 40 người, theo Giáo Luật (Cũ năm 1917 - khoản 708), chính thức được trở thành một Hội Đạo Đức (Pia Unio), một điều kiện tối căn bản để sau này có thể trở thành một Hội Dòng trong Giáo Hội, và bởi đó tổ chức âm thầm bất chính thức trước đó của Anh bắt đầu được công khai hóa hoạt động của mình trong giáo phận Bùi Chu, căn cứ vào Quy Chế cho Hội Truyền Giáo Đồng Công được Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn chấp thuận ngay từ chiều 14/8/1948, tức ngay ngày Anh Cả nộp bản Quy Chế này cho ngài, nhưng trong văn thư chuẩn thuận bản Quy Chế ấy ngài lại ký ban hành ngày Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/1948. Ngay tối 15/8/1948, Anh Cả đã họp các anh đã có Lời Khấn Tư Truyền Giáo, bao gồm 12 anh: Quyết, Chí, Thanh, Lạc, Kiên, Trung, Tín, Khoát, Báu, Cương, Chính, Trưởng.

 

Tinh thần truyền giáo ngay từ ban đầu này của hội dòng Việt Nam thuần túy tiên khởi Đồng Công này, có thể nói, bao gồm 3 yếu tố then chốt bất khả thiếu:

 

1- Về đối tượng, nhắm đến lương dân ở các vùng sâu vùng xa bần cùng thiếu thốn cả về tinh thần lẫn vật chất, nên mới có sự hiện diện của anh em dòng ở Phú Thọ thuộc Miền Thượng Du Bắc Việt (bao gồm 3 GP Hưng Hóa, Bắc Ninh và Lạng Sơn), một trong ba cánh đồng truyền giáo chính ở Việt Nam đầy những lương dân nghèo khổ (cùng với Miền Tây Nguyên Trung Phần ở GP Kontum và GP Ban Mê Thuột, cũng như Miền Hậu Giang Nam Việt ở GP Long Xuyên và GP Cần Thơ).

 

Trước Năm 1954, anh em Đồng Công đã hiện diện truyền giáo ở Phú Thọ, Chapa, Yên Bái thuộc Miền Thượng Du Bắc Biệt (gồm các anh Trọng, Huyên, Nhạc Vân, Lạc, Qúy, Chí, Thanh, Liêm vào tháng 7/1943). Trước năm 1975, anh em Đồng Công đã từng phục vụ ở các giáo điểm khác nhau, từ miền trung, đến cao nguyên và miền nam. Ở miền trung các khu vực truyền giáo của dòng chỉ ở Giáo Phận Qui Nhơn, từ năm 1957 tại Quận Phù Mỹ và Xã Mỹ Chánh (Anh linh mục Phạm Văn Hóa và 2 anh em khác), sau đó vào năm 1965 ở khu vực Nhà Đá Xã Mỹ Hiệp Quận Phù Mỹ. Ở miền cao nguyên khu vực truyền giáo của dòng cho đồng bào Thượng là Xã Đồng Lạc Quận Di Linh Tỉnh Lâm Đồng thuộc Giáo Phận Đà Lạt, bắt đầu từ năm 1970, khi dòng có đồn điền cà phê, bơ và trà 50 mẫu với tu viện Thiên Mẫu ở đây. Nếu ở GP Qui Nhơn việc truyền giáo của Dòng bao gồm cả việc phát thuốc và dạy học thì ở GP Đà Lạt anh em dòng chỉ giao lưu thăm viếng và giúp đỡ anh chị em đồng bào thiểu số, đáp ứng miễn phí nhu cầu sinh sống của họ, bao gồm cả việc thuê mướn họ hái trà và cà phê để họ có tiền nữa.

 

Hiện nay, anh em linh mục thừa sai Đồng Công chẳng những trở lại Phú Thọ thuộc Giáo Phận Hưng Hóa, mà còn phục vụ ở các chốt điểm truyền giáo ở Giáo Phận Bắc Ninh nữa. Chưa kể đến giáo điểm gay go nhất trong các giáo điểm ở Giáo Hội Việt Nam hiện nay nói chung và của dòng Đồng Công nói riêng, đó là giáo điểm Đắc Pơ thuộc Giáo Phận Kontum, vốn được gọi là "vùng trắng", nghĩa là một vùng hoang vắng về tôn giáo hay bất cứ tôn giáo nào, ngoài chủ nghĩa và văn hóa cộng sản chính cống và thuần túy. Phái đoàn THĐC HK đã ghé thăm giáo điềm này đầu tiên trong 5 giáo điểm thăm viếng của dòng vào trưa Thứ Hai mùng 9/10/2017, nơi anh chị em cùng với con em rất đơn sơ chất phác của họ đã niềm nở nghênh đón và hân hoan tiếp đãi phái đoàn, và phái đoàn cũng đã trực tiếp ăn uống những gì họ khoản đãi, như gặm thịt gà leo núi nướng, ăn cơm nướng trong ống luồng và uống rượu cần, một cách tự nhiên và ngon lành, chẳng sợ sệt và kiêng lánh gì, như thành phần thừa sai chính cống chuyên nghiệp vậy.

 

2- Về phương tiện, ở lãnh vực vật chất, mở các trạm phát thuốc ở những chốt điểm truyền giáo, và về tinh thần, mở các học đường miễn phí (như Trường Toàn Mỹ Mỹ Chánh Qui Nhơn năm 1957, Trường Trung Học Đồng Công Nhà Đá Bình Định năm 1966, Trường Trung Học Đồng Công Lương Sơn Phan Rí năm 1974 v.v.) để giáo dục dân chúng địa phương và nâng cao tầm mức văn hóa của họ, (loại trừ những mê tín dị đoan quê mùa cổ hủ), nhờ đó họ có thể dễ dàng tiếp cận Tin Mừng và có thể trở thành những con người lãnh đạo quê hương đất nước sau này ở các cấp lãnh đạo, xã, quận, tỉnh v.v.

 

Trên chuyến xe hướng dẫn phái đoàn THĐC HK viếng thăm các chốt điểm phục vụ của dòng ở GP Bắc Ninh, Anh linh mục Huyên, người đã từng phục vụ ở giáo điểm Sông Gâm và vừa thay cho Lm Anh Linh phục vụ anh em ở GP Bắc Ninh, cho biết dân chúng địa phương không thiếu thốn về vật chất lắm nhưng rất thiếu thốn về ý thức tâm linh, một lãnh vực cần phải được cải hóa và truyền bá phúc âm hóa, vì họ vẫn còn đầy những mê tín di đoan.

 

3- Về cách thức, bằng tinh thần bác ái yêu thương, sống bình dân hòa mình với dân chúng và dấn thân phục vụ dân chúng. Ở Giáo Xứ Văn Thạch, (mới được nâng cấp từ Giáo họ thành Giáo xứ tháng 7/2017), thuộc GP Bắc Ninh, trong cuộc tiếp đón và trao đổi với phái đoàn Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ chiều hôm 14/10/2017, đã thành thật đồng thanh lên tiếng cho biết rằng họ thích các cha dòng hơn các cha triều (trong thành phần hiện diện bấy giờ có 3 cha dòng Đồng Công là Cha Triềt, Cha Nhất và Cha Khải, và 1 cha triều là Cha Trần Khả, THĐC, nhưng họ đâu có ngờ là ông cha triều này đã chiếm được lòng dân hơn các cha khác nhờ tinh thần Đồng Công vẫn còn đầy trong ngài), theo họ: "vì các cha dòng chịu khó hơn" (nguyên văn lời họ nói).

 

Nhận định này của dân chúng đã ứng nghiệm những gì Anh Cả mong ước, như Anh bày tỏ trong cuốn Lý Tưởng Thánh Đồng Công (trang 15): "Khi đã được huấn luyện chắc chắn, già giặn rồi thì ra truyền giáo: truyền giáo bằng đức tính thánh thiện và cố gắng làm việc bác ái xã hội như: mở trường học, lập nhà tế bần, trạm phát thuốc cho dân nghèo, nhất là tập sống sát với dân chúng".

 

4- Về trở ngại, ở những chốt điểm truyền giáo hiện nay của dòng, như được quí anh lãnh đạo từng nơi thuật lại cho biết, đều liên quan đến 3 phương diện chính, đó là phương diện môi trường hoạt động nghèo nàn thiếu thốn, phương diện dân chúng địa phương kém văn hóa và phương diện chính quyền địa phương kiểm soát và theo dõi, chưa kể đến phương diện bản thân của chính các vị thừa sai Đồng Công, nếu không có một tinh thần sống thánh cao độ không thể tồn tại với sứ vụ truyền giáo đầy cam go khốn khó tứ bề như thế, trái lại, còn vẫn tiếp tục hăng say phục vụ cho đến cùng, bằng khả năng biến báo và kiến thiết sẵn có của dòng, đến độ, ở một số nơi, như ở Giáo Xứ Hòa Phú và Giáo Họ Xẻo Tam GP Long Xuyên, hoặc Giáo Họ Phú Quý GP Đà Nẵng, hay Giáo Xứ Trại Sơn GP Hưng Hóa v.v. có thể, bằng tài khéo xoay sở đầy tin tưởng phó thác, trong một thời gian không lâu, đã biến hoang tàn trước đó thành một cơ sở tôn giáo đàng hoàng đầy những sinh hoạt vui tươi và lợi ích, đến độ các vị linh mục thừa sai Đồng Công đã trở thành tâm điểm cứu giúp của cả thành phần lương dân về hết mọi nhu cầu sinh sống của họ.

 

THĐC HK Đóng góp và chia sẻ truyền giáo

Đóng góp:

1 ngàn MK Anh Khả

1 ngàn MK Anh Khiết

1 ngàn MK Anh Điềm

1.5 ngàn MK Anh Chủ

1.4 ngàn MK Anh Ngọc

1 ngàn MK Anh Lý

1 ngàn MK Anh Chuyên

2 ngàn MK tâm phương

1 ngàn MK IX ẩn danh qua Anh Lưu Chủ IX

1 ngàn MK đội XI ẩn danh qua Anh Minh Ngọc XI

500 MK Anh Toán IX Houston

500 MK ẩn danh qua Anh Minh Ngọc XI

1.2 ngàn MK THĐC NTM

800 MK quĩ chung

130 MK THĐC CA

70 MK Anh Minh Ngọc

15,100 MK 

Chia sẻ:

4 ngàn MK tặng thí điểm truyền giáo Đắc Pơ Kontum  (Anh Minh Chiến)

1 ngàn MK tặng Đà Nẵng (Anh Kiệt)

1 ngàn MK tặng Thái Bình (Anh Gia)

1.5 ngàn MK tặng Hưng Hóa (Anh Huy)

2 ngàn MK tặng Bắc Ninh (Anh Huyên thay Anh Linh)

1 ngàn MK tặng Bùi Chu                                 

2 ngàn MK tặng Ban Xã Hội

2 ngàn MK tặng Nhà Mẹ

500 MK tặng Lavang chuyển sang chi tiêu

130 MK tặng người nghèo ở Lavang

15,100 MK

 

 

Phần Một

 

Hành Trình Truyền Giáo 

 

Nhập Cuộc Hành Trình

1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai

2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam

3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên

4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Giáo Xứ Trại Sơn, Trụ Sở Truyền Giáo và Giáo Họ Đá Mài

5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo và Giáo Xứ Văn Thạch 

 

 

Phần Hai

 

Về Nguồn Đồng Công 

 

6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn 

7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX

8- Đồng Quan Giáo Phận Thái Bình

9- Giáo Phận Bùi Chu

 10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu  

 

Phần Ba

Việt Nam 2017

 11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa

12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội

Về Một Chuyến Đi