HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017

của Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ

 

Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Phần II

 

 

 VỀ NGUỒN ĐỒNG CÔNG

 

 

7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX

 

 

Hậu trường đào tạo linh mục Đồng Công

Nhà Đá: Một Địa Sở kinh hoàng

Đội IX: 50 Năm Khấn Dòng

 

 

 

Hậu trường đào tạo Linh mục Đồng Công

 

 

Trong chuyến "Hành Trình Truyền Giáo..." từ nam ra bắc 2 tuần của mình (4-17/10/2017), phái đoàn đại diện THĐC HK đã "Về Nguồn Đồng Công", theo thời gian, trước hết là Nhà Mẹ của dòng ở Thủ Đức (Nam Việt), sau đó đến Nhà Đá ở Qui Nhơn (Trung Việt), hai nơi đã có sẵn trong chương trình ngay từ đầu, trước khi phái đoàn được Đấng Quan Phòng Thần Linh dẫn đưa đến thêm một số gốc điểm lịch sử bất khả thiếu của dòng nữa ở tận ngoài Bắc Việt ngoài dự tính khi phái đoàn vừa tiến ra đến đó.

 

Lý do có địa sở Nhà Đá ở Ấp Đại Thuận, Xã Mỹ Hiệp, Quận Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định này là vì vào trước lễ Giáng Sinh năm 1965 Đức Cha Hoàng Văn Đoàn và Hội Đồng của Giáo Phận Qui Nhơn muốn trao cho dòng đảm trách Địa Sở Nhà Đá này, một địa sở nằm trên quốc lộ 1, cách Thị Xã Qui Nhơn 60 cây số. Và sở dĩ Dòng Đồng Công được trao cho địa sở này là vì Anh Cả, thân quen với Đức Cha Đoàn từ xa xưa ở ngoài bắc, anh em linh tông cùng một nghĩa phụ là Cha Mariano Luis Định, O.P. ở Phú Nhai, đã ngỏ ý xin ngài cho chuyển nhà mẹ của dòng ra giáo phận của ngài, để có thể tự đào luyện linh mục của dòng và cho dòng.

 

Câu chuyện chuyển Nhà Mẹ ra Giáo Phận Qui Nhơn, chỉ vì nhu cầu linh mục dòng cần phải được chính dòng đào luyện, là cả một vấn đề gay go và kéo dài. Thật vậy, sau khi dòng di cư vào nam năm 1954, và sau khi đã ổn định ở Thủ Đức, Anh Cả liền nghĩ đến việc huấn luyện anh em và phát triển dòng ở trong miền đất mới free cộng sản này.

 

Trước hết Anh Cả ngỏ ý xin Đức Cha Phạm Ngọc Chi cho dòng mở lớp triết học, vị giám mục đại ân nhân thứ hai của dòng, (sau vị đại ân nhân thứ nhất là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục đã cho dòng thành Hội Đạo Đức vàop năm 1948, bước đầu tiên để thành dòng), đã giúp dòng trong việc được tòa thánh hợp thức hóa vào cuối năm 1952. Thế nhưng ngài không đồng ý, bởi trong Sắc Lệnh ngài ban hành của ngài bấy giờ trong Giáo Phận Bùi Chu để thành lập Dòng Đồng Công là Dòng Giáo Dân (Congregatio Laicalis).

 

Tuy nhiên, theo hiến pháp dòng (khi em còn ở trong dòng) thì Dòng Đồng Công được ghi rõ ràng là "dòng giáo sĩ", và Hiến Pháp Dòng đã được Tòa Thánh châu phê là "dòng giáo sĩ" từ cuối năm 1952, (chứ không phải dòng giáo dân, thuần túy làm frere như các Sư Huynh Dòng Gioan Lasan chuyên giáo dục thanh thiếu niên nghèo), trong đó hiến pháp dòng xác định rõ thành phần linh mục cần phải có để phục vụ anh em dòng cả về hành chính quản trị phụng vụ lẫn phụng vụ mục vụ, nhưng chỉ ở con số 1/3 trong tổng số anh em dòng.

 

Sau đó, Anh Cả đã xoay sở cách khác. Vào năm 1960, Tổng Giáo Phận Sài Gòn có tân Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Anh Cả đã ngỏ ý xin ngài mở lớp triết học cho các anh em dòng được chọn học làm linh mục. Ngài đồng ý. Và đó là lý do lớp triết đầu tiên được mở màn với 7 anh: Độ, Đức, Nam, Tự (4 anh Đội I), Xuân (Đội II), Giản và Kiên (Đội III). Tuy nhiên, khi học hết hai năm triết vào năm 1963 thì bị ngưng lại, bởi Đức Tổng đặt điều kiện nếu nhà dòng muốn mở khoa thần học, đến độ nếu Anh Cả chấp nhận thì dòng không còn quyền lợi gì về linh mục và cũng không có quyền tuyển chọn linh mục theo nhu cầu của dòng.

 

Nên lưu ý ở đây là, Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn đã quá biết dòng đang cho anh em theo học linh mục ở Chủng Viện Xuân Bích (Sulpice) ở Sài Gòn, nên có thể vì thế mà ngài đặt vấn đề khi dòng xin mở khoa thần học, khi dòng còn ở tầm cấp giáo phận, lệ thuộc vào ngài, chưa thuoọc cấp giáo hoàng, ngoài quyền hạn của ngài. Những anh em linh mục đầu tiên của dòng học ở Chủng Viện Xuân Bích và được thụ phong bởi ngài thứ tự như sau:

Anh Augustino Đặng Ngọc Hưởng (thụ phong ngày 5-9-1963);

Anh Matthia Trần An Tĩnh (thụ phong ngày 15-12-1963, anh là nghĩa tử của Anh Minh Đăng, từ Dòng Chúa Cứu Thế chuyển sang, nghe nói đã học xong chỉ còn chờ thụ phong);

Anh Trần Đình Trung (đã xuất), Anh Philiphê Phạm Đức Thịnh  Anh Ignatio Lê An Đại (cả 3 thụ phong ngày 29-6/1966).

Trước khi có các đợt linh mục đầu tiên thuần túy của dòng và từ dòng này, dù được đào luyện từ bên ngoài, Thiên Chúa cũng liệu cho dòng có một số linh mục triều gia nhập dòng chỉ vì lòng kính phục Anh Cả. Đó là các vị linh mục (thứ tự theo năm chịu chức) sau đây:

Anh Trần Thế Hào (21-5-1932)

Anh Nguyễn Minh Đăng (29-5-1941)

Anh Vũ Long Toàn (1942)

Anh Đỗ Tri Tâm (4-8-1945)

Anh Phạm Văn Hóa (4-8-1946)

Anh Phạm Duy Lễ (chết ngày 21/6/1957)

Anh Bùi Khải Hoàn (14/12/1947)

Anh Nguyễn Hiến Tân (1-6-1951)

Chưa kể hai Anh Phạm Văn Từ Cao Hiến Trương (đã xuất).

Chính vì nhu cầu linh mục bất khả thiếu cho dòng trong tương lai mà Anh Cả đã hết sức nỗ lực để thực hiện cho bằng được. Vào năm 1962, Anh đã lên Đồng Xoài xin phép chính quyền Ngô Đình Diệm bấy giờ mua 3500 mẫu rừng ở Quận Đôn Luân, Tỉnh Phước Long, để trồng cao su. Bấy giờ khu Đồng Xoài Phước Long này thuộc Giáo Phận của Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, nên Anh Cả đã ngỏ ý dời Nhà Mẹ về đấy để có thể mở học viện thần học, và đã được ngài chấp thuận với điều kiện chính ngài sẽ khảo hạch tín lý thần học của các thày được tuyển chọn thụ phong linh mục. Anh Cả đồng ý liền.

 

Thế là tiến trình làm nhà mẹ cho dòng ở địa phương mới này được bắt đầu. Anh em trồng được 100 cây chôm chôm và mấy chục cây sầu riêng, hơn một mẫu mía, gần 30 mẫu cao su, và mới kiến thiết được 2 cái nhà, mỗi nhà có 6-7 căn mái lợp lá và tường vây gỗ, thì bất ngờ bùng nổ chiến tranh ở Quận Đôn Luân, chỉ cách dòng có 6-7 cây số, nhưng dòng vẫn cố trụ cho tới năm 1964 mới hoàn toàn chịu đầu hàng triệt thoái rút lui vì bấy giờ giao thông hoàn toàn bị bế tắc.

 

Vào thời điểm cuối đường hầm ấy của dòng trong việc tuụ đào luyện linh mục cho dòng đã xuất hiện một tia sáng. Đó là chính khi lớp triết đầu tiên của dòng vừa học xong năm triết thứ hai vào năm 1963 thì lại là thời điểm Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Hoàng Văn Đoàn làm giám mục chính tòa Giáo Phận Qui Nhơn. Thế là Anh Cả chộp ngay lấy cơ hội hiếm có. Anh đích thân ra Qui Nhơn gặp ngài để xin chuyển Nhà Mẹ và Thần Học Viện của dòng về Giáo Phận Qui Nhơn của ngài. Ngài đồng ý.

 

Thế là Nhà Mẹ được chuyển ra Mỹ Chánh Qui Nhơn là giáo điểm truyền giáo đầu tiên của dòng từ năm 1957, nơi có Trường Toàn Mỹ (sở dĩ có tên Toàn Mỹ này là vì ở vùng này các nơi đều có tên là Mỹ, như các Xã Mỹ Chánh, Mỹ Thọ, Mỹ Hòa, Mỹ Lợi, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Phong, Mỹ Cát thuộc Quận Phù Mỹ), nơi Đội IX, sau khi khấn lần đầu ở Qui Đức ngày 24/9/1967, cách đây 50 năm, đã được sai đến vào năm 1967 để dạy học, có em tâm phương phục vụ bếp núc cho anh em, dưới quyền quản trị của Anh Giám Đốc Phạm Tiến Đức bấy giờ.

 

Tuy nhiên, số phận của Dòng Đồng Công không thể tách lìa với vận mệnh gian nan khốn khó hoạn nạn của đất nước, từ ngoài bắc vô nam, từ trong nước ra hải ngoại v.v. Bởi thế, trong khi lớp thần học 1 đã bắt đầu năm thứ nhất ở Qui Đức ngay trong Thị Xã Qui Nhơn, thay vì ở Mỹ Chánh xa xôi, cách Tòa Giám Mục cả 150 cây số, với đường đi hiểm trở và nguy hiểm, thì vào giữa mùa hè năm 1964, khắp tỉnh Qui Nhơn xẩy ra biến cố biểu tình của Phật giáo, ban ngày Phật giáo xuống đường, ban đêm Việt cộng hò hét, anh em không thể nào học được. Đó là lý do Anh Cả phải xin Đức Cha Đoàn cho phép anh em tạm dời về Thủ Đức tiếp tục thần học năm thứ 2, tại Khu Kitô Vương. Ở đây, có thêm các Anh Thiên (Đội I), Anh Hiếu Anh Sáng (Đội II), Anh Ái Anh Hòa (Đội III) được tuyển chọn vào năm triết thứ 1, và tiếp tục học ở đây cho tới Tháng 6/1966, thời điểm Đội IXA của em ra Qui Nhơn vào Nhà Thử ngặt và sau đó vào Tập Viện.

 

Sau năm thần học thứ 2 của lớp linh mục đầu tiên 7 người, Đức Cha Đoàn buộc anh em phải trở lại Qui Đức Qui Nhơn để học thần học năm thứ 3, để rồi, vào lễ Hiện Xuống năm 1966, anh em đã được chịu chức Cắt Tóc để được gia nhập hàng Tư Giáo ở 4 chức nhỏ. Sau cùng, vào ngày 29/1/1967, Đức Cha Hoàng Văn Đoàn, vị đại ân nhân thứ ba của dòng, (sau vị đại ân nhân thứ 2 là Đức Cha Phạm Ngọc Chi và vị thứ nhất là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn), đã phong chức linh mục cho 4/7 anh đợt linh mục đầu tiên, đó là: Anh Phạm Tiến ĐứcAnh Trần Đức Nam (Đội I - Anh Nam là giáo sư tu đức của Đội IXA, đã xuất trong thời kỳ Đội IX còn ở Qui Nhơn 1968-1970), Anh Đoàn Phú Xuân (Đội II) và Anh Nguyễn Đức Kiên (Đội III), 4 anh linh mục đầu tiên được chính dòng (nói đúng hơn được chính Anh Cả) đào luyện.

 

Vào ngày 2/2/1973, Đức Cha Hoàng Văn Đoàn lại phong chức linh mục cho đợt linh mục thứ hai do chính dòng đào luyện, đó là: Anh Cyrillo Vũ Thanh ThiênAnh Polycarp Trần Thái Sơn (Đội I), Anh Micae Nguyễn Trung GiáoAnh Giacôbê Vũ Đại Lượng (Đội II), Anh Giuse Phan Ngọc Huyên (Đội III), Anh Tadêô Nguyễn Ngọc Ban (Đội IV), và Anh Gioan Bosco Phạm Ngọc Liên (Đội V). Một anh linh mục chịu chức lẻ ở Việt Nam sau 1975 là Anh Nguyễn Tri Thức (Đội III) ngày 2-6-1976.

 

Đợt linh mục thứ ba cũng do dòng đào tạo, vừa hoàn toàn 7 năm học linh mục nhưng chưa kịp chịu chức thì Đức Cha Hoàng Văn Đoàn qua đời, đồng thời bấy giờ lại xẩy ra tình hình đất nước biến đổi một cách mau chóng đến độ anh em dòng, theo ý Đấng sáng lập: "giữ lấy dòng và truyền giáo", đã xuất ngoại sang Hoa Kỳ, nơi đã có 12 vị linh mục Việt Nam đầu tiên ở hải ngoại, phát xuất từ Dòng Đồng Công, vào ngày 27/5/1977, đó là 12 tu sĩ Đồng Công sau đây: Anh Nguyễn Mạng CáchAnh Đỗ Đình Vạn (Đội I), Anh Ngô Châu MinhAnh Mai Vĩnh Lộc (Đội II), Anh Đỗ Thái Hòa, Anh Nguyễn Công Hoan, Anh Trần Công Lý, Anh Phạm Ân Sử Anh Phạm Minh Vận (Đội III), Anh Đoàn Quang Báu, Anh Đinh Vương Cần Anh Nguyễn Thành Huynh (Đội IV).

 

Đợt linh mục thứ tư, tuy không chịu chức ở Việt Nam như 2 đợt đầu, nhưng cũng bắt đầu học linh mục từ Việt Nam trước 1975. Em tâm phương này không được chứng kiến thấy lớp linh mục này có học linh mục từ Việt Nam hay chăng, như hai lớp linh mục đầu ở Nhà Đá Qui Nhơn, nhưng vẫn tin như thế. Bởi chính bản thân em, khi được Anh Cả sai phái về Lương Sơn để dạy học, sau 2 năm phục vụ ở Tiểu Chủng Viện Simon-Hòa Đà Lạt (1972-1974), đã bảo em rằng học Latinh với Anh Phan Thiện Giản cũng ở đó bấy giờ. Rất tiếc em không được hân hạnh học với học giả và văn sĩ Đồng Công Phan Thiện Giản, vị từng học linh mục lớp đầu tiên, là dịch giả của một số tác phẩm nổi tiếng về đạo, (bút hiệu Phạm Duy Lễ, tên của một anh linh mục triều vào dòng Đồng Công đã qua đời), và là thày dạy Latinh cho nhiều anh em học linh mục của dòng, vì vào tháng 10/1974, em lại được lệnh Anh Cả ra Nhà Đá dạy học rồi về làm bếp cho tới khi di tản về Thủ Đức vào cuối Tháng 3/1975.

 

Đợt linh mục thứ tư của dòng bắt đầu học linh mục ở Việt Nam nhưng hoàn tất học trình linh mục ở Mỹ và chịu chức ở Mỹ, tất cả là 3 đợt 10 anh, trong đó bao gồm cả các anh từ Đội Khấn V tới Đội Khấn VII. Thứ tư như sau:

 

Chịu chức ngày 13/6/1981: Anh Bùi Anh TuấnAnh Nguyễn Linh Uy (Đội III), Anh Nguyễn Huy Chương (Đội V), Anh Vũ Khiêm Cung (Đội VI); Anh Trần Ngọc Diệp (Đội VII ) - chịu chức trong Ngày Thánh Mẫu 8/1982;

 

Chịu chức ngày 31/5/1983: Anh Đỗ Linh Sáng (Đội II), Anh Đinh Thành Bắc (Đội V), Anh Lương Minh Tuất Anh Nguyễn Quang Đán (Đội VIII); Anh Pham Quang Huy (Đội III) - chịu chức ngày 28/11/1985.

 

Đợt linh mục thứ năm: Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn linh mục được dòng đào tạo, đặc biệt bởi chính Anh Cả và đối với anh em tu trước năm 1975, thì sau thời gian Anh Cả trở về từ ngục tù cộng sản năm 1993, còn có 5 anh nữa, chịu chức cả ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam: Anh Phạm Cao Đích (Đội VIII), Anh Nguyễn Ngọc Lâm (Đội IXA) và Anh Đinh Viết Phục (Đội IXC) - chịu chức vào tháng 5/2001; Ở Hoa Kỳ: Anh Vũ Kim Ngân (Đội VIII từ VN sang HK) - chịu chức ngày 4/6/2000; Anh Trần Hữu Thảo (Đội IXA từ VN sang HK) - chịu chức ở Hoa Kỳ ngày 2/6/2002.

Sau đợt linh mục thứ năm này, những anh em tu trước năm 1975 thuộc các lớp khấn từ Đội IX trở lên, có còn ai nữa hay chăng, chỉ biết rằng ở Việt Nam, cho đến năm 2017 này, được một số anh em cho biết gần như nhau, đó là khoảng 160 linh mục. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, con số là 95 linh mục, bao gồm cả những anh chịu chức đã được kể đến trong các đợt linh mục trên đây. Mà nếu kể thêm các linh mục hoàn toàn được Chi Dòng tuyển chọn và học làm linh mục ở bên Mỹ thì thứ tự như thế này:

Lớp linh mục thứ 1 - thành phần đã vĩnh thệ ở Việt Nam và di tản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, trong đó bắt đầu có các anh đa số thuộc Đội 9 (4/5), chịu chức từ năm 1987 - 1989, gồm có 5 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Hồng Ân (Đội VI), Anh Nguyễn Mạnh ThưAnh Cao Xuân Cảnh (Đội IXA) - chịu chức ngày 6/8/1987;  Anh Đỗ Cao TùngAnh Nguyễn Châu Diên (Đội IXA) - chịu chức ngày 31/5/1988.

Lớp linh mục thứ 2 - trong đó có quí anh tu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ, nghĩa là bắt đầu có các anh linh mục Đội X (3/7), chịu chức từ năm 1989 đến 1991, gồm có 7 anh, thứ tự như sau: Anh Đinh Viết Luận (Đội IXA), Anh Nguyễn Hải Dương, Anh Nguyễn Hữu NgạnAnh Thân Như Hữu (Đội X) - chịu chức ngày 28/5/1989; Anh Ngô Đức Vượng (Đội VI), Anh Ngô Hoàng Khôi Anh Nguyễn Đức Thuần (Đội IXC) - chịu chức ngày 9/6/1991.

Lớp linh mục thứ 3 - trong đó có quí anh tu ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng vĩnh thệ bên Hoa Kỳ, bắt đầu các anh linh mục thuộc lớp khấn XI (5/13), chịu chức từ năm 1992 đến năm 1996, gồm có 13 anh, thứ tự như sau: Anh Trần Ngọc Thoại (Đội VII) và Anh Vũ Minh Nhiên (Đội XI) - chịu chức ngày 31/5/1992; Anh Hoàng Anh Thăng (Đội IV), Anh Đỗ Quang Chinh (Đội IXB) và Anh Trần Minh Duệ (Đội XI) - chịu chức ngày 5/6/1993; Anh Nguyễn Đức Huyến (Đội IXC), Anh Nguyễn Trung KhánhAnh Phạm Trung Thực (Đội X), Anh Phạm Hữu ĐộAnh Trần Thế Lực (Đội XI) - chịu chức ngày 4/6/1994; Anh Trần Thanh Liêm (Đội VII), Anh Trần Đình Diễm (Đội X) và Anh Phạm Ngọc Bích (Đội XI) - chịu chức ngày 2/6/1996.

Lớp linh mục thứ 4 - trong đó bắt đầu có quí anh tu ở Hoa Kỳ, bắt đầu có hầu hết lớp khấn XII (9/11), chỉ còn 2 anh tu trước 1975 ở Việt Nam, chịu chức từ năm 1997 đến 2003, gồm có 11 anh, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trọng Thưởng (người đệ tử đầu tiên bên Mỹ, đã xuất) - chịu chức ngày 1/6/1997; Anh Trần Hưng LongAnh Đoàn Quang Diệm (Đội XII) - chịu chức ngày 30/5/1999; Anh Vũ Hữu Mục (Đội IX), Anh Âu Quốc Thanh (Đội XII) - chịu chức ngày 4/6/2000; Anh Cao Vũ Nghi (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2001; Anh Vũ Minh Trân (Đội XII) - chịu chức ngày 2/6/2002; Anh Phạm Kim Bân, Anh Trần Bình Khả Anh Lê Phúc Điềm - chịu chức ngày 7/6/2003; Anh Nguyễn Tuấn Bình - thụ phong ngày 29/5/2004.

Lớp linh mục thứ 5 - lớp linh mục này hoàn toàn là những anh em tu ở Hoa Kỳ, bắt đầu có đa số lớp khấn XIII (8/11), không còn một anh nào tu ở Việt Nam trước năm 1975 nữa, chịu chức từ năm 2005 đến 2009, gồm có 13 anh: thứ tự như sau: Anh Đào Duy Kiêm (Đội XII) Anh Trần Quốc Toản (Đội XIII) - thụ phong ngày 4/6/2005;  Anh Phạm Đức Sinh Anh Trần Vi (Đội XII), Anh Phạm Ngọc Trác, Anh Vũ Toàn Khoa Anh Nguyễn Huy Châu (3 anh Đội XIII) - thụ phong ngày 3/6/2006; Anh Nguyễn Tuấn Nhã (Đội XII) Anh Hoàng Nghĩa Hiệp (Đội XIII - đã nhập GP Venice Florida) Anh Lâm Bá Trọng (Đội XIII) - thụ phong ngày 12/1/2008; Anh Nguyễn Hoan Lương Anh Nguyễn Châu Hy (cả 2 Đội XIII) - thụ phong ngày 10-1-2009.

 

 Lớp linh mục thứ 6 - lớp linh mục bắt đầu có đa số lớp khấn XIV (8/13) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 13 anh, chịu chức từ năm 2009 đến 2012, thứ tự như sau: Anh Nguyễn Trung Chánh (Đội XIII), Anh Đỗ Thanh CaoAnh Ngô Tiến Hóa (cả 2 Đội XIV) chịu chức ngày 6-6-2009;  Anh Trần Trung Thành (Đội XIII), Anh Đỗ Long VânAnh Trần Hà Nhuận (cả hai Đội XIV) - chịu chức ngày 5-6-2010 (hai anh Đội XIV này đang thử nghiệm để ra nhập địa phận thích hợp với mình); Anh Trương Trường Kỳ Anh Hoàng Việt Thắng (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 4-6-2011; Anh Trần Thế Mạc (Đội X), Anh Nguyễn Ngọc Quang (Đội XII), Anh Vũ Toàn Tri (Đội XIII), Anh Nguyễn Tâm NăngAnh Vũ Lưu Truyền (cả 2 Đội XIV) - chịu chức ngày 2-6-2012.

 

Lớp linh mục thứ 7 - lớp linh mục bắt đầu có lớp khấn XV (3/9) tu ở Hoa Kỳ, gồm có 9 anh, chịu chức từ năm 2014 đến 2017, thứ tự như sau: Anh Đinh Tuyến Viễn, Anh Trương Thịnh Đạt, Anh Đỗ Văn Kiệt (cả 3 Đội XIV), Anh Tạ Tân Văn (Đội XV) - chịu chức ngày 8-6-2014; Anh Nguyễn Tuấn Bảo (Đội XIV), Anh Trần Hiền Vương Anh Hoàng Hải Đăng (Đội XV) - chịu chức ngày 11-6-2016; Anh Nguyễn Đức Học (Đội XII) và Anh Phạm Thuận Tự (Đội XV) - chịu chức ngày 10-6-2017.

 

 

 

Nhà Đá: Một Địa Sở Kinh Hoàng

 

 

Căn cứ vào lược sử về hậu trường tranh thủ linh mục Đồng Công trên đây mới biết, Nhà Đá, dù không phải là Nhà Mẹ tiên khởi của Dòng từ thời điểm ban đầu khi dòng mới từ bắc vô nam, nhưng đã từng trở thành Nhà Mẹ cưu mang các vị linh mục tiên khởi của dòng do chính dòng đào tạo, thành phần lãnh đạo dòng sau này.

 

Tuy nhiên, Dòng đã phải trả một giá khá cao cho các đợt linh mục được chính dòng cưu mang và sinh hạ này, vì Nhà Đá là một địa sở hầu như không vị thừa sai trong Giáo Phận Qui Nhơn dám nhận và dám đến. Không biết có phải vì thế, một đàng vì nguy hiểm một đàng tin vào "Cha thánh Thủ" có tiếng từ ngoài bắc, mà Đức Cha và Hội Đồng Giáo Phận đã trao cho Dòng Đồng Công hay chăng. Chính Anh Cả đã chấp nhận bằng tất cả lòng tin tưởng phó thác vào Trời Cao, miễn là dòng có thể tự đào tạo linh mục, thành phần linh mục được ngài coi trọng đến độ đã tuyển chọn rất kỹ lưỡng, "quí hồ tinh bất quí hồ đa", một niềm tin tưởng cậy trông đã được ngài đã bày tỏ trong cuốn Lý Tưởng Đồng Công như thế này:

 

"Con đưa anh em ra đây, nhiều anh em yếu đức tin, thiếu lòng phó thác nơi Mẹ, lại cho là con liều lĩnh, đưa anh em vào hang cọp. Nhưng có Mẹ cọp cũng chẳng làm hại Đoàn Con Mẹ không phải một tháng, một năm, mà trong sáu năm trường Mẹ ạ".

 

Bởi theo địa dư chính trị thì Nhà Đá là con đường ruột của việt cộng ở trên núi, từ Mỹ Chánh đến An Trinh và Phù Mỹ, một vùng đất chính dòng vào ngày 14/6/1966 đã bị mất tích (và sau năm 1975 cũng chẳng thấy đâu, tức đã mất tiêu) 15 anh em dòng từ Đội II tới Đội IX trừ Đội VIII, đó là các Anh Hiếu, Khai, Viễn, Thông, Thiệp, Hạnh, Ngoạn, Huân, Tinh, Khải, Kha, Bài, Bửu, Luyện và Bản Đội IXA tu năm 1965.

 

Chưa hết, vào ngày 8/9/1966, ngày Đội IXA mới vào nhà tập ban sáng, thì sau bữa trưa và vào giờ ngủ trưa, một chút nữa 6 anh em Đội IXA bị thiệt mạng bởi chính quân ta bắn nhầm khi họ nghe báo có việt cộng đang luẩn quẩn chung quanh Nhà Thờ Nhà Đá thì 6 anh em đội IX mặc đồ civil này lại chạy ngay vào tầm nhắm của họ ở nghĩa trang đầu nhà thờ.

 

Khi ấy, em vừa nghe thấy tiếng súng chát chúa liên tục và một viên đạt bay ngang mặt em trúng vào tường nhà thờ rơi xuống liền la to lên rằng: "chúng ta bị bắn rồi", thế là anh em cuống lên chạy thật nhanh sang bên kia đầu nhà thờ, chẳng biết sống chết ra sao. Cuối cùng tất cả đều thoát chết, bao gồm em tâm phương (Tĩnh tên cũ), Anh Dụng, Anh Điện (Hừng), Anh Học (Quyết), Anh Thuyên (Thuận) và Anh Toản (Thiên).

 

Thế nhưng, những người đang ở trong nhà thờ Nhà Đá bấy giờ, bao gồm cả các thày và dân chúng, đang ẩn nấp tưởng đã an toàn thì một số bất ngờ lại bị thương do ngói trên nóc nhà thờ bất ngờ rơi, bởi quả moóc-chê do quân ta đang phục ở nghĩa trang đầu nhà thờ câu để chặn đầu bọn "việt cộng" 6 tên thật là lạ lùng như phép lạ vừa chạy thoát được lằn đạn liên hồi của họ, đã rơi trúng nóc nhà thờ.

 

Trong thời gian Đội IXA ở đây, em tâm phương này đã chẳng những là "nạn nhân" của sự cố ngày 8/9/1967, mà còn là chứng nhân về những gì xẩy ra cho dòng cũng như cho dân chúng quanh vùng. Đội IXA có những thời gian đã từng đi bộ từ Nhà Đá về Quận Phù MỸ cách 6 cây số hằng ngày để ngủ qua đêm, sáng về tái sinh hoạt, để tránh nguy hiểm khi lính quận không đóng ở đó.

 

Ban đêm thì Nhà Đá là thế giới của việt cộng chính qui và du kịch địa phương, trong số đó có cả học sinh của các thày đi tập kích vác súng về thăm bạn bè vào những lúc an toàn. Muốn tồn tại ở đây thì phải có hai lòng. Hay như các con chó không bao giờ sủa, vì chúng có thể bị cắt lưỡi hết rồi. Lính quận đã từng xử tử dân chúng bị nghi là du kích vào tảng sáng khi nhà dòng đang dâng lễ, sau đó dân bị đuổi ra sống ở sát đường lộ gần nhà dòng, không được sống ở mãi bên trong đường rầy xe lửa gần núi nữa. Thế rồi ra ngoài gần đường, nhà dân lại bị lính Mỹ bắn bừa vào để đề phòng du kích bất ngờ tấn công khủng bố họ. Dân chúng khổ ơi là khổ. Nhưng đa số trong họ vẫn không chịu di tản kiếm sống nơi khác an toàn hơn, vì đó là quê cha đất tổ của họ...

 

Vào cuối tháng 4/1971, vì nhà trường Đồng Công bị ném lựu đạn, nhà dòng bị truyền đơn tung ra đe dọa khủng bố các thày, Anh Cả liền ra lệnh đóng cửa nhà trường và di chuyển Nhà Mẹ lên Qui Đức. Trong vòng 1 ngày anh em đã rỡ hết 35 căn nhà và chuyển lên Ghềnh Ráng là khu Trại Huấn Luyện Dân Vệ được Ông Võ Trấp hứa cho nhà dòng, nhưng sau mới biết rằng ông ấy định bán cho dòng chứ không cho. Cả Đức Cha lẫn chính quyền khi nghe tin đều lấy làm tiếc.

 

Đến Tháng 6/1971, Lớp Thử 10 (40 em) từ đệ tử viện Thủ Đức ra Nhà Mẹ, nhưng phải ở tạm Ghềnh Ráng, sau đó phải di chuyển về Tu Viện Thiên Mẫu ở Di Linh, rồi vào nhà tập và khấn hứa tại Di Linh. Phim bộ về Nhà Đá tới đây vẫn chưa chấm dứt, và còn tiếp với Đội XI tập sinh ra kiến thiết Khu Nhà Đá chỉ vì Anh Cả thương cảm dân chúng vùng này, không thể bỏ rơi họ. Cho đến khi nghe tin Đức Cha Hoàng văn Đoàn chết ở Sài Gòn, và Đức Cha Huỳnh Đông Các lên thay, Anh Cả đã xin Đức Tổng Bình cho Nhà Mẹ về lại Thủ Đức. Thế là Tháng 9/1974, Nhà Mẹ và Lớp Thần Học III (15 anh em ở Qui Đức bấy giờ) được dời về Khu Kitô Vương.

 

Từ cuối năm 1974 sang đầu năm 1975 mới càng kinh hoàng hơn nữa, thời gian em tâm phương từ Lương Sơn được lệnh Anh Cả trở ra Nhà Đá dạy học, sau đó làm bếp. Bấy giờ địa phương này càng nguy hiểm hơn bao giờ hết: nào là trò điệu hổ ly sơn của việt cộng, bắn chát chúa ở phía núi để lính ở đồn gần nhà dòng chạy về đồn hết, nhờ đó họ có thể ám sát ông xã trưởng ngồi nhậu với lính còn lại một mình trong quán. Nào là trò tấn công lô cốt lính canh cầu ngay sáng sớm (hơn là về đêm) bằng một hỏa lực rất mạnh đến độ lính không thể nào chui ra khỏi lô cốt, để một tên đặc công ném lựu đạn vào lô cốt cho lính chết hết trong đó.

 

Chính em đã thấy một cái thây không đầu khi đi chợ Phù Mỹ về, đó là cái thây của viên sĩ quan Đại Đội Trưởng đóng ở Phù Cát, bị du kích việt cộng rình bắn ở Dốc Truông gần nhà dòng từ Quận Phù Mỹ về, họ đã bắn hai lần khiến em từ xa, ở gần trung đoàn 22, đã thấy bốc lên một cột khói, khi đến nơi, (bởi lính trung đoàn 22 nể thày tâm phương cho thày đi về kịp nấu bữa trưa cho nhà dòng, nhưng chết ráng chịu), em thấy bên kia đường là một chiếc xe díp đang bốc cháy có cả tài xế chết trong đó, còn ngay lề đường bên này là cái xác không đầu của Đại Úy Phước. Lính của ông từ Phù Cát được tin báo đến ngay mà chẳng tìm thấy tông tích gì.

 

Tất cả những trình thuật trên đây cho thấy trong thời gian dòng ở Nhà Đá đầy nguy hiểm như thế mà anh em dòng không bị hề hấn gì, trong khi dân chết, bò chết, gà chết, chó chết chung quanh nhà dòng, bởi bom đạn, là cả một phép lạ, và đức tin của Anh Cả đã quả thực thắng thế gian (xem 1Gioan 5:4-5). Tuy nhiên, cho mãi tới nay, khu Nhà Thờ Nhà Đá vẫn chẳng hề được sửa chữa tí nào, vẫn còn nguyên hình ảnh tan nát của một cuộc chiến tương tàn nam bắc, như em đã ghé thăm 2 năm liền, năm 2016 với Nhóm TĐCTT và năm 2017 với phái đoàn THĐC HK. Nghe nói rằng chính quyền sợ chưa dám trả lại cho nhà dòng...

 

Hôm ấy là trưa Thứ Hai ngày 9/10, sau khi thăm giáo điểm Đồng Công Kontum ở Tỉnh Gia Lai và trên đường tiến ra giáo điểm Đồng Công Đà Nẵng ở Tỉnh Quảng Nam, phái đoàn THĐC HK đã được dẫn đến Nhà Thờ Nhà Đá. Khi đoán gần đến nơi, em cẩn thận theo dõi để nói tài xế dừng lại cho đúng chỗ, nhờ trí nhờ từ năm ngoái, và khi thấy bảng đề Xã Phú Hiệp, em báo cho tài xế lái chầm chầm hơn... cho tới khi thấy được khu trường học bên phải đường lộ thì dừng lại, vì bên kia đường hiện lên một tháp nhà thờ nhô lên trên cảnh vật điêu tàn ở đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bên cánh trái của nhà thờ từ đường lộ vào là khu vực nhà dòng ở xưa, nay là nhà dân chúng và nhà trường)

 

 

 

 

 

 

 

(Anh Điềm - Đội IXA trong phái đoàn rủ em ra đầu nhà thờ để tìm dấu vết đạn em bị bắn năm 1967)

 

 

(Đầu nhà thờ đã trở thành một khu rừng thưa, cố gắng lắm mới chen vào được để chụp cho bằng được những gì có thể liên quan đến bức tường lịch sử ở đầu nhà thờ, chẳng hạn như góc nhà thờ trong tấm hình trên và dưới đây)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(dầu sao em cũng được Anh Điềm chụp cho một tấm hình gần chỗ em bị bắn ngày xưa bao nhiêu có thể)

 

 

 

(Đêm hôm ấy, ở khách sạn, Anh Điềm mới cảm thấy rùng mình, vì bấy giờ mới nghĩ đến chuyện nhỡ hai anh em dẵm phải mìn khi đang cố gắng len lỏi vào một nơi từng là chiến trường đầy bom đạn trước kia như thế!)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân chúng ở Nhà Thờ Nhà Đá này, qua cuộc gặp gỡ với phái đoàn THĐC HK, vẫn nhớ đến các cha các thày, và vẫn mong chở các cha các thày trở về nơi đây với họ. Họ có hỏi thăm người làng của họ ngày xưa là Phạm Quốc Tuấn, em trai xinh xắn ngày xưa, ngày nào cũng cùng với anh trai teẹn Quang vào nhà dòng lấy cơm nước trong cà mèn về ăn, vì ông nội của hai em tên Quế bổ củi cho nhà dòng bấy giờ. Hiện nay, em thiếu nhi Phạm Ngọc Tuấn ấy, sau khi nhờ dòng lãnh nhận Phép Rửa từ một gia đình ngoại giáo, đã vào tu Đồng Công từ 1974, rồi bất ngờ may mắn sang Mỹ với nhà dòng, sau đó xuất dòng và chịu chức linh mục vào năm 1988 ở Giáo Phận Indiana, hiện đang là Chánh Xứ người Việt Nam đầu tiên của Giáo Xứ Saint Barbara GP Orange, một giáo xứ đông nhất hải ngoại, và còn là vị sáng lập Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu ở Giáo Phận Qui Nhơn từ năm 2014. 

 

 

 

Đội IX: 50 Năm Khấn Dòng

 

 

Có thể nói, Nhà Đá là quê hương của Đội IX, bao gồm cả ba đợt khấn chính A_B_C. Nơi họ đã vào Nhà Thử ngặt vào mùa hè năm 1966 và vào Nhà Tập vào ngày 8/9/1966. Một năm sau, họ đã phải chạy lên Qui Đức khấn lần đầu vào ngày Lễ Mẹ Chuộc Nô 24/9/1967, thay vì khấn vào ngày 8/9/1967 ở Nhà Đá, vì Nhà Đá bấy giờ bất ổn. Ngay sau khấn lần đầu, một số trong họ được sai phái lên Trường Toàn Mỹ ở Mỹ Chánh để dạy học....

 

Ngay từ đầu, họ đã được cộng tác với dòng để kiến thiết khu Nhà Đá. Khi họ mới ra Qui Nhơn thì khu NHà Đá chưa xong, nên họ phải tạm ở Qui Đức. Chỉ có 6 người trong số họ được về Nhà Đá trước để làm việc với các anh lớn. Sáu người trong họ là Anh Ánh (tu 1958), Anh Luận, Anh Thư và Anh Tùng (1961), Anh Điển (1962), và em tâm phương (1964), thành phần Đội IX thử sinh rộng đến phụ việc này được các anh khấn lớn gọi là "6 mã lực" vì làm khỏe, ăn khỏe và ngủ khỏe.

 

Đội IX, cả 3 đợt chính A-B-C hoàn toàn ở Nhà Mẹ Nhà Đá, nơi có hai lớp linh mục đầu tiên do dòng đào tạo. Họ không được ở Nhà Mẹ Thủ Đức như các lớp khấn trên (từ Đội III tới Đội VIII, Đội I ở Trung Lễ Bắc Việt và Đội II ở Cù Lao Giêng Nam Việt), hay như Đội X và Đội XI ở Di Linh Lâm Đồng. Sau 50 năm, họ còn lại 18 người, đa số là linh mục, chỉ còn 4 tu sĩ, và họ đã cùng nhau, dù là đợt khấn B hay C cũng đều mừng kỷ niệm 50 năm khấn dòng như dợt khấn A đầu tiên năm 1967. Và ngày mừng của họ được cử hành vào chính ngày lễ quan thày của họ là Lễ Mẹ Mân Côi mùng 7/7/2017, tại Nhà Mẹ Thủ Đức: Sáng có Thánh Lễ với hơn 500 khách mời, trưa có tiệc mừng và tối có chúc mừng...

 

Em đã thay đổi ngày cho Chuyến Hành Trình Viếng Thăm Các Giáo Điểm Truyền Giáo của dòng sớm hơn để có thể tham duụ ngày kỷ niệm mừng 50 khấn dòng này của Đội IX nữa. Tuy được lệng không chụp hình và quay phim trong lễ kim khánh này, em vẫn ở tại chỗ để chụp, bằng cách dum ra dum vô, thay vì chạy đây đó gây chia trí, không hợp với phụng vụ. Vả lại, chính các vị linh mục đang đồng tế ngồi phía dưới với giáo dân cũng chụp hình và giáo dân khắp nhà thờ chỗ nào cũng chụp hình kỷ niệm mà không làm chia trí ai. Sau đây là một số hình ảnh trong lễ và cả ngoài lễ, bao gồm cả tiệc mừng ban trưa sau lễ và chúc mừng ban tối, cả hai đều ở hội trường

 

 

Sáng lễ mừng

 

 

(Sau điểm tâm Thứ Bảy 7-10, Anh Tổng Vụ Nguyễn Quan Đán đã họp riêng 18 anh em Đội IX dịp kim khánh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Anh Mạnh Thư, IXA, chủ tế)

(Thày Lãm - IXC đọc Bài Đọc 1, và 1 sơ thân nhân đọc Bài Đọc 2)

(Anh Hoàng Khôi IXC thay anh em đội đang giảng lễ)

(Anh Hoàng Khôi ngỏ lời cám ơn cuối lễ và mời tham dự tiệc mừng)

(Anh em Đội IX Thân Hữu Đồng Công, biết rằng không thể nào chụp chung với quí anh mừng 50 năm, vì họ đang thay phiên nhau chụp với gia đình trước cung thánh, nên đã ra ngay cửa hông nhà thờ chụp hình lưu niệm với nhau, bao gồm cả từ Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, trước khi vào hội trường dự tiệc).

 

Trưa tiệc mừng

(Bàn riêng cho phái đoàn THĐC HK được gọi là "khách mời A Cao Tấn Tĩnh")

(Phái đoàn THĐC HK cám ơn Anh Tổng Đán và em đại diện anh em tặng quà cho Nhà Mẹ qua anh)

 

Chiều dâng mình

 

Tối chúc mừng

(Anh Thiên Triệu đại diện Nhà Mẹ chúc mừng Đội IX Kim Khánh 50 Năm Khấn Dòng)

(Pháo bông và hoa quà mừng)

(Anh Luận đại diện anh em kể về thân phận của Đội IX ở Nhà Đá)

(Các anh em đội nhỏ hồn nhiên trình diễn ca nhạc mừng kim khánh các anh đội đàn anh IX)

(Anh em Đội IX nội ngoại cuối cùng cũng có được một tấm hình lưu niệm, tuy còn thiếu 1 ngoại và 3 nội bấy giờ đã biến đâu mất tiêu)

 

 

Phần Một

 

Hành Trình Truyền Giáo 

 

Nhập Cuộc Hành Trình

1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai

2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam

3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên

4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Xứ Trại Sơn và Giáo Họ Đá Mài

 

5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo ĐC và Giáo Xứ Văn Thạch 

 

 

Phần Hai

 

Về Nguồn Đồng Công 

 

6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn 

 

7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX

 

8- Đồng Quan Thái Bình

 

9- Giáo Phận Bùi Chu

 

10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu  

 

Phần Ba

Việt Nam 2017

 9- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa

10- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội

Về Một Chuyến Đi