HỘI
THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017
của
Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ
Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phần II
VỀ NGUỒN ĐỒNG CÔNG
9- Giáo Phận Bùi Chu
Thiên duyên tiền định: Gốc gác Bùi Chu
Giáo Xứ Xuân Hóa
Nhà Hữu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu
Giáo Xứ Xuân Hòa
Giáo Xứ Xuân Phong
Giáo Xứ Xuân Hóa và Nhà Hữu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu
Thiên duyên tiền định: Gốc gác Bùi Chu
Theo lịch trình được phác họa ngay từ đầu thì hầu như không có Bùi Chu. Sở dĩ nói "hầu như không có Bùi Chu" là vì bản chương trình chỉ có nói đến chữ "Bùi Chu" mà không bao gồm một nơi nào ở Bùi Chu để viếng thăm: "Chúa Nhật: (Bắc Ninh - Bùi Chu 180 km). Sáng 15/10. Thánh lễ, điểm tâm. Bắc Ninh - CRM (Xuân Hóa). Ăn trưa dọc đường. Trưa đi CRM Thái Bình (60 km). Ăn tối dọc đường. Nghỉ đêm Hotel New Dream / Thái Bình". Thế thôi.
Thật ra, tự mình, Giáo Phận Bùi Chu cũng liên quan hết sức chặt chẽ với nguồn gốc của Dòng Đồng Công. Nên chuyện bất ngờ được Đấng Quan Phòng Thần Linh dẫn phái đoàn THĐC HK đến Giáo Phận Bùi Chu là chính đáng và cần thiết.
Bởi chính ở Giáo Phận này mới xuất phát một hội dòng thuần túy của người Việt Nam và cho người Việt Nam đầu tiên. Trong khi chính bản thân của đấng sáng lập dòng thuộc Giáo Phận Thái Bình. Nhưng vì tiền trình tu trì và nhất là thời gian học làm linh mục, đặc biệt là năm cuối cùng thần học, lại là năm Giáo Phận Thái Bình được tách khỏi Giáo Phận Bùi Chu năm 1936, khi Đức Cha già Munagorri Trung Dòng Đaminh qua đời, thời gian Thày Phan, (đã được đổi thành Phan năm 16 tuổi khi Chú Phán thi đậu vào tiểu chủng viện Ninh Cường, vì lớp trên đã có người tên Phán), bấy giờ đã thuộc về Giáo Phận Bùi Chu, vì thày có cha bố thuộc Giáo Phận Bùi Chu (Cha già Thạc, Chánh Xứ Phú Hải Bùi Chu), và đã ở trong lớp thần học cuối cùng là thành phần không bao gồm trong lệnh của Tòa Thánh bắt các sinh viên thần học và triết học thuộc Giáo Phận Bùi Chu (bấy giờ làm reo đã thu đồ về Bùi Chu sau khi nghe tin có vị tân giám mục Việt Nam cho riêng giáo phận của mình) phải trở về Đại Chủng Viện Thánh Albertô Nam Định của chung miền học tiếp cho tới khi làm linh mục. Phải công nhận rằng cái mấu chốt thiên duyên tiền định về gốc gác Bùi Chu của Dòng Đồng Công ở ngay chỗ này, ở ngay thời điểm này!
Trước hết, Dòng Đồng Công đã được hai vị chủ chăn đầu tiên của giáo phận này giúp cho thành hình. Trước hết, Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn, vào năm 1948, trước khi ngài qua đời đúng 100 ngày, và sau một thời gian bất đồng với ý định lập dòng của Cha Thủ, đã chuẩn nhận nhóm anh em Đồng Công ban đầu theo Anh Cả vào thập niên 1940 là một Hội Đạo Đức - Pia Unio, một cơ cấu căn bản bất khả thiếu theo Giáo Luật để có thể trở thành một dòng tu. Sau đó, đấng kế vị Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn là Đức Cha Phạm Ngọc Chi đã tích cực phấn khích Cha Thủ viết hiến pháp dòng và giúp cho hiến pháp dòng được Tòa Thánh công nhận vào cuối năm 1952, để nhờ đó Hội Đạo Đức năm 1948 ấy trở thành một dòng tu với ngày chính thức khai dòng là 2/2/1953.
Ngoài ra, chính Đấng sáng lập dòng Đồng Công đã là một trong hai vị linh mục (Thủ và Túc, tức là Tay Chân của Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn) đầu tiên được thụ phong ở và cho Giáo Phận Bùi Chu vào ngày 22/5/1937, sau khi Giáo Phận Bùi Chu bắt đầu có vị chủ chiên người Việt đầu tiên, và Giáo Phận Thái Bình tách khỏi Giáo Phận Bùi Chu năm 1936. Sau đó, vào niên khóa 1937-1938 Cha Thủ được bổ nhiệm dạy triết kinh viện kiêm nhiệm vụ linh hướng ở Đại Chủng Viện Thánh Albertô Nam Định là một học viện của cả một miền, (bao gồm các giáo phận thuộc quyền coi sóc của Dòng Đaminh là Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình được chia tách sau này), và khi đại chủng viện ấy được chuyển xuống Quần Phương, ngài còn dạy thêm môn giáo luật nữa.
Chưa hết, về phương diện mục vụ trong và cho giáo phận, thì vào Tháng 2/1942, Cha Thủ lại được Đức Cha bài sai làm Trưởng Ban Truyền Giáo của Giáo Phận. Rồi sau 17 tháng, vào ngày 16/7/1943, Cha Thủ được chấp nhận thay nhiệm vụ truyền giáo bằng vai trò làm Chánh Xứ Giáo Xứ Dương A, để rồi cuối cùng vì lo ngại đến ý định lập dòng của vị chánh xứ này, Đức Cha đã đổi ngài về làm Chánh Xứ Giáo Xứ Liên Thủy từ năm 1946, một giáo xứ ở gần Tòa Giám Mục, dường như có ý định để gây khó khăn cho việc lập dòng của ngài. Còn nữa, đầu năm 1951, Cha Thủ còn được Đức Cha Phạm Ngọc Tri bổ nhiệm làm Tư Vấn cho Giáo Phận.
Ngài đã từng được, ngay từ khi còn là sinh viên Đại Chủng Viện, mời giảng tĩnh tâm ở Đại Chủng Viện Quần Phương Bùi Chu vào Mùa Vọng 1951, hay cho Các Thày Giảng Bùi Chu ở Phú Nhai vào Mùa Chay năm 1951. Chưa kể ở cả Giáo Hoàng Học Viện Nam Định dịp tết 1946 và 1953, hay ở Đại Chủng Viện Phát Diệm vào mùa Giáng Sinh năm 1950. Đặc biệt hơn nữa là ngài là vị linh mục đầu tiên được Dòng Kín Bùi Chu mời giảng phòng 2 lần, trong các lần ngài được mời đi giảng cho thành phần nam nữ tu sĩ.
Ngài cũng đã được Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi tin tưởng trao phó cho trách nhiệm trông coi cả Nhà Phước Mến Thánh Giá Liên Thượng và cơ cấu các Thày Giảng. Cha Thủ còn được Đức Cha Phạm Ngọc Chi bổ nhiệm làm tổng đại diện thay Đức Cha vào năm 1954 khi Đức Cha vào nam, nhưng bị nhỡ vì Cha Thủ cũng đã cùng anh em Đồng Công lên đường vào nam như Đức Cha...
Trong thời gian làm Chánh Xứ Giáo Xứ Dương A và Giáo Xứ Liên Thủy, Vị sáng lập Dòng Đồng Công đã nổi tiếng là "Cha Thánh Thủ" trong Giáo Phận Bùi Chu này, nhờ đời sống thánh thiện của ngài cũng như các hoạt động mục vụ theo tinh thần bình dân phục vụ hơn hưởng thụ ở các giáo xứ ngài coi sóc.
Trước hết, tại Giáo Xứ Dương A, một xứ lớn, nằm trên bãi đất bồui của sông Hồng Hà, thuộc Quận Nam Trực, Tỉnh Nam Định, cách Tòa Giám Mục 30 cây số, gồm khoảng 2 ngàn 500 tín hữu, hầu hết làm nghề nông, nghèo túng. Cho đến khi Cha Thủ được chuyển về Giáo Xứ Liên Thủy thì Giáo Xứ Dương A, ngoài 9 họ đạo đã có trước đó là Bồng Lai, Đại Yên Nội, Đại Yên Ngoại, Cửu Yên, Hà Nam Ngoại, Hà Nam Nội, An Thuần, Đậu Xá và Phú Hào, còn được thêm một giáo họ thứ 10 nữa là Tống Thỏ. Tại đây, Cha Thủ cùng với nhóm anh em Đồng Công ban đầu thường xuyên đi thăm giáo dân, giúp họ có công ăn việc làm, mời gọi tham dự phụng vụ (Thánh lễ và chịu các phép Bí Tích), tổ chức Tôn Nữ Vương Gia Đình v.v. khiến giáo xứ này từ khô khan nguội lạnh thành sốt sắng hẳn lên.
Sau nữa, ở Giáo Xứ Liên Thủy, một giáo xứ cách Tòa Giám Mục hơn kém một cây số, gồm 4 họ đạo là Liên Thượng, Hạ Linh, Trung Lễ và Liên Thủy, với số tín hữu khoảng hơn kém 2 ngàn, và 4 nhà phước Mến Thánh Giá Liên Thượng, Nhà Phước Đaminh Trung Lễ, Dòng Mến Thánh Giá và Dòng Ba Đaminh ở ngay giáo xứ. Cũng áp dụng cùng một đường lối phục vụ và mục vụ như ở Giáo Xứ Dương A, ngài đã biến đổi giáo xứ thứ hai này, nhờ thế tiếng tăm của ngài lại càng thu hút nhiều thanh niên đến xin tu ở "Dòng Cha Thủ". Ở đây, Cha Thủ gọi anh em ở Phú Thọ và Champa về, sau khi phân tán anh em đi để tránh bị Đức Giám Mục và các cha trong giáo phận dòm ngó từ khi ngài về làm Chánh Xứ Dương A. Hoạt động mục vụ của Cha Thủ ở Giáo Xứ Liên Thủy còn mạnh mẽ và bao rộng hơn ở Giáo Xứ Dương A nữa, như sẽ được nói đến khi phái đoàn THĐC HK đến thăm viếng Giáo Xứ Liên Thủy sau.
Thiên duyên tiền định ở đây không phải chỉ liên quan chính yếu đến bản thân Đấng sáng lập dòng cũng như đến hội dòng Đồng Công với và nơi Giáo Phận Bùi Chu ngay từ ban đầu ấy, mà còn liên quan đến phái đoàn THĐC HK nữa, khi phái đoàn bất ngờ được lọt vào giáo phận Bùi Chu trong chuyến đi năm 2017 này. Đúng vậy, cũng chỉ vì "sự cố" lũ lụt ở Ninh Bình liên quan đến ngày 13/10/2017 ở Đan Viện Xitô Nho Quan, nơi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đang hưu trí, mà Giáo Phận Bùi Chu đã đột nhiên được lọt vào vòng chung kết, và trở thành điểm đến cuối cùng trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017, một Giáo Phận vừa có các nơi đang được anh em Đồng Công phục vụ là Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu và Giáo Xứ Xuân Phong, vừa có các gốc điểm lịch sử của dòng, như Giáo Xứ Liên Thủy và Giáo Xứ Trung Lễ, chưa kể đến Giáo Xứ Phú Nhai, một địa danh chẳng những có tính cách lịch sử của Giáo Phận Bùi Chu, mà còn liên quan phần nào đến cả chính bản thân của Đấng sáng lập dòng Đồng Công trong thời gian trước khi ngài gia nhập tiểu chủng viện.
Giáo Xứ Xuân Hóa
Sáng Chúa Nhật 15/10/2017, từ Nhà Khách Nữ Vương Hòa Bình của Giáo Phận Bắc Ninh trên núi Tam Đảo, phái đoàn THĐC HK đã trực chỉ Nam Định, nơi có anh em Đồng Công đang phục vụ ở Giáo Phận Bùi Chu, bao gồm Nhà Hưu Dưỡng kiêm Giáo Xứ Xuân Hóa ngay trong một khu vực, và đã đến nơi còn đủ giờ để chẳng những tham quan chính Giáo Xứ Xuân Hóa và Nhà Hưu Dưỡng ở cùng một khu vực này mà còn cả các Giáo Xứ Xuân Hòa và Xuân Phong xa hơn nữa (ở đây tên các giáo xứ hầu như toàn là "xuân": Xuân Hóa, Xuân Phong, Xuân Hòa, Xuân Nghĩa v.v., có thể gọi tắt là "Toàn Xuân" như trường "Toàn Mỹ" ở Mỹ Chánh - vì xã nào thuộc Quận Phù Mỹ cũng "mỹ" - nơi truyền giáo của dòng ở Giáo Phận Qui Nhơn ngày xưa từ năm 1957).
(Trong khuôn viên của Giáo Xứ Xuân Hóa, nơi cũng có Nhà Hữu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu)
(Phía đầu nhà thờ bên phía Trung Tâm Mục Vụ Giáo Xứ Xuân Hóa, nơi có Đài Chúa Giêsu Thượng Tế)
(giáo dân mang lúa vào phơi ở ngay sân đầu nhà thờ và cả phía bên kia của nhà thờ nữa)
bên trong nhà thờ
Bên phải nhà thờ từ đầu nhà thờ đi xuống
(Đài Đức Mẹ Mông Triệu bên hông phải nhà thờ từ đầu nhà thờ đi xuống, bên có hồ nước)
(biết đâu được trong số các em trai đang tắm hồ bấy giờ có một Cha Thủ tương lai nào đó....)
(Phía hồ nước bên trái của Đài Đức Mẹ, kéo dài xuống cuối nhà thờ)
(Từ cuối hồ nước đi dọc vào cuối nhà thờ để tiến tới Nhà Hữu Dưỡng)
Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu
(Ở Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chua này có 6 cha, trong đó có 2 cha ngồi trong xe lăn)
(Các Đức Cha chủ chăn của Giáo Phận Bùi Chu từ đầu tiên - Đức Cha Trung người Pháp, tới hiện tại ĐC Hiệu)
(Từ trong khu Nhà Hưu Dưỡng nhìn ra nghĩa trang bên cạnh để hằng ngày suy gẫm giây phút sẵn sàng về với Chúa qua lòng đất trần gian)
(Khu Nhà Hưu Dưỡng được xây cất công phu đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi, giúp cho các cha già yếu vừa dưỡng sức thể xác vừa hứng thú tâm linh, nhớ đó sống lâu hơn trên trần gian này, có nhiều giờ dọn mình kỹ hơn)
(ao cá nhân tạo ở một bên khu Nhà Hưu Dưỡng, vẫn có cá để bắt bằng rọ bất cứ khi nào hầu làm món ăn)
(Một trong hai vị linh mục ngồi trong xe lăn, mới thập tuần, sau 18 năm 2 tháng ở tù cộng sản, bằng thời gian em tâm phương tu trong dòng Đồng Công, 21/6/1964 - 20/8/1982, cũng ngang tuổi vị linh mục này)
(Khu vườn rau, chăn nuôi và nhà bếp)
(Đố cây gì đây? Mà trái mọc ở ngay thân cây mới lạ chứ!)
(lối từ bên trái Nhà Hữu Dưỡng từ cổng vào xuống cuối để sang khu vườn bên phải)
(phía đằng sau cũng có một hồ nước nữa)
(Bên nhà thờ có hồ nước dọc bên hông trái, Nhà Hưu Dưỡng cũng có mấy hồ nước viền quanh nhà)
(trên chiếc xe nhỏ hơn, anh em được chở tới thăm viếng Nhà Thờ Xuân Phong, nơi anh em Đồng Công phục vụ)
Giáo Xứ Xuân Hòa
Trong Giáo Phận Bùi Chu hầu như không có một giáo điểm nào. Vì giáo phận này nằm lọt trong nguyên tỉnh Nam Định, diện tích chưa bằng tỉnh Nam Định, thế mà có tới gần 400 ngàn giáo dân ở 720 nhà thờ. Bùi Chu có thể nói là giáo phận đông giáo dân nhất ở Giáo Hội Việt Nam (hơn cả GP Phát Diệm chỉ có 160 ngàn và GP Thái Bình 130 ngàn), chỉ ở trong một mật độ địa dư nhỏ gọn thuộc Tỉnh Nam Định, như trường hợp Giáo Phận Orange nhỏ hẹp mà con số giáo dân Việt Nam còn đông hơn cả TGP Los Angeles rộng lớn gấp 5 lần, một TGP hồi xưa cũng bao gồm cả GP Orange nhưng GP Orange đã được tách ra từ năm 1976.
Phái đoàn THĐC HK được chở tới một giáo xứ được anh em Đồng Công phục vụ nữa là Giáo Xứ Xuân Phong, cách Giáo Xứ Xuân Hóa là nơi có Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chua khoảng 20 phút lái xe.
(Khu Nhà Xứ khang trang hấp dẫn ở bên kia đường đối diện trước cổng nhà thờ)
(Chiếc cầu từ khu nhà xứ ra ngoài đường để tiến sang nhà thờ, qua cổng vào khuôn viên nhà thờ ở bên kia đường)
(Vào lúc phái đoàn ghé thăm thì các em đang được các sơ dạy giáo lý trong nhà thờ vừa xong)
Giáo Xứ Xuân Phong
Sau khi ghé thăm Giáo Xứ Xuân Hòa, phái đoàn THĐC HK lại được chở đến một giáo xứ khác, cũng do anh em Đồng Công phục vụ, đó là Giáo Xứ Xuân Phong, một giáo xứ, bao gồm cả nhà thờ lẫn nhà xứ, nổi bật với mầu sắc vàng khè, giống như mầu của các chùa chiềng bên Phật giáo, vốn thấy ở Orange County Nam California. Điển hình nhất là một ngôi thánh đường Công giáo ở Tổng Giáo Phận Philadelphia đã được Phật giáo mua lại và biến thành chùa, được sơn vàng khè, như chính mắt em tâm phương này đã nhìn thấy vào đầu năm 2/2013, sau Khóa Lòng Thương Xót Chúa V ở Đền Saint Katherine of Drexel trong TGP Philadelphia này.
(Khoảng sân giữa Nhà Xứ và Nhà Thờ từ đầu nhà thờ xuống cuối nhà thờ có Đài Đức Mẹ Lavang ở bên góc phải)
(khoảng sân ngay cổng nhà thờ vào, tiến thẳng tới Đài Đức Mẹ Lavang và cuối nhà thờ)
Giáo Xứ Xuân Hóa và Nhà Hữu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu
Sau khi thăm viếng hai giáo xứ: Giáo Xứ Xuân Hòa và Giáo Xứ Xuân Phong của Giáo Phận Bùi Chu được hai anh em linh mục Đồng Công phục vụ, phái đoàn THĐC HK được chở về lại Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu trong khu Nhà Thờ và Nhà Xứ Giáo Xứ Xuân Hóa để ăn tối trước khi về Tòa Giám Mục Bùi Chu trọ đêm. Lợi dụng chưa tới bữa tối, em tâm phương này tiếp tục chụp nốt những cảnh vật còn lại, nhất là vào thời điểm vào thu trong ngày (xuân sáng, trưa hè, chiều thu và đêm đông) cảnh vật có một sắc thái khác....
(một anh em Đồng Công đang dạy giáo lý cho các em thiếu nhi ở giẫy Trung Tâm Mục Vụ phía cuối nhà thờ và phía bên Đài Thánh Giuse)
Khu Nhà Thờ: Một buổi chiều Tà
(Chiều tà là lúc thu lúa phơi nắng ở sân nhà thờ ban ngày)
Nhà Hữu Dưỡng: Một bữa ăn tối
(Vị linh mục hưu dưỡng tuổi 70 này có tinh thần Đồng Công, không muốn ngồi đồng bàn với các cha hưu dưỡng như được mời theo sắp xếp, mà xin được ngồi chia chung với anh em để nói chuyện)
(Nhà nguyện của các cha hưu dưỡng)
Sau bữa tối, phái đoàn THĐC HK đã được chở về Tòa Giám Mục Bùi Chu trọ qua đêm như đã được tour guide Nhất Tiến sắp xếp với cha quản lý Trần Hưng Đạo, vị linh mục mà vị tour guide này và vị tour host Thiên Khải mới đi bác ái cứu trợ bão lụt với nhau 3 ngày liền dừ người, mà dân chúng bên lương nhận quà đã ngỏ lời cám ơn nhà nước chứ không phải các cha. Về đến nơi thì trời đã tối, anh em theo hướng dẫn lên nhận phòng rồi tùy nghi lên giường ngủ sớm muộn...
Phần Một
Hành Trình Truyền Giáo
1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai
2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam
3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên
4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Xứ Trại Sơn và Giáo Họ Đá Mài
5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo ĐC và Giáo Xứ Văn Thạch
Phần Hai
Về Nguồn Đồng Công
6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn
7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX
8- Đồng Quan Giáo Phận Thái Bình
10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu
Phần Ba
Việt Nam 2017
11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa
12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội