HỘI
THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017
của
Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ
Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phần III
VIỆT NAM 2017
Vùng Trời Thảm Họa:
Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa
Formosa Hà Tĩnh
Từ Một Cảnh Sát Viên Cơ Động
Khuyết Tật Nghệ An
Từ Giáo Xứ Cửa Lò Nghệ An
Lũ Lụt Thanh Hóa
Từ Một Vị Tổng Giám Mục Trẻ Trung Hưu Trí
Phái đoàn THĐC về Việt Nam chẳng những với tư cách là người Việt Nam mà còn là một cựu tu sĩ của một dòng thuần túy Việt Nam nữa. Họ về Việt Nam không phải để bất ngờ được Đấng Quan Phòng Thần Linh dẫn về cội nguồn Đồng Công, ở các gốc điểm lịch sử của dòng là Đồng Quan thuộc Giáo Phận Thái Bình, Liên Thủy và Trung Lễ thuộc Giáo Phận Bùi Chu, những địa điểm dầu sao cũng chỉ là bề ngoài, là mốc tích lịch sử, mà còn về với chính tâm tình và chiều hướng của Đấng Sáng lập dòng của họ là Anh Cả, những tâm tình và chiều hướng hoàn toàn thiết tha gắn bó với một dân nước (dân tộc và đất nước) Việt Nam thân yêu, một tâm tình và chiều hướng đã khiến Anh không thể không đáp ứng ơn soi động lập dòng cho người Việt Nam có thánh và giảng đạo cho Việt Nam, như Anh đã công khai minh định trong cuốn Lý Tưởng Đồng Công, tập 1: "Cần phải lập một dòng cho người Việt Nam làm thánh và làm tông đồ cho người Việt".
Bởi thế, phái đoàn THĐC HK trở về Việt Nam vào thời điểm 2017 là thời điểm đúng 10 năm Anh Cả qua đời, trong suốt cuộc hành trình 2 tuần (4-17/10) từ nam ra bắc, họ đã tận mắt chứng kiến thấy một dân nước Việt Nam ra sao với tâm tình và chiều hướng của Anh Cả. Trước hết ở vùng trời thảm họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An và Lũ Lụt Thanh Hóa, và sau đó ở Giữa Thành Đô Việt Nam: Thành Phố Sài Gòn và Thủ Đô Hà Nội.
Formosa Hà Tĩnh
Vùng Trời Thảm Họa trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017 của phái đoàn THĐC HK được mở màn ở Hà Tĩnh, nơi bắt đầu khám phá thấy thảm họa môi trường biển gây ra bởi độc chất thải ra từ Công Ty Thép Formosa ở Vũng Áng từ đầu tháng 4/2016. Từ đó đến thời điểm chúng tôi ghé tham quan vào trưa Thứ Tư ngày 11/10/2017, xuất phát từ Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, thì cảnh vật về nhà cửa đầy những hoang trống và sinh hoạt về dân cư thật là hoang vắng. Hình như dân cư đã dọn đi đâu hầu hết. Mọi sự có vẻ trầm lắng lạ thường...
Con đường đi vào vùng dân cư bị thảm họa formosa
Theo đài RFA ngày 24/11/2017 trong bài viết Đời sống Kỳ Anh sau hai năm biển chết của TTVN thì "Tệ nạn xã hội tăng cao":
"Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh
vẫn chưa có gì phục hồi. Khó khăn, đói kém, tha phương cầu thực, trốn sang Lào, Trung Quốc để làm thuê… Đó là bài ca chung của người
dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tình trạng môi trường không khí phía Tây Hà Tĩnh bị ô nhiễm trầm trọng đang gây nhức nhối. Các dự
án phía Tây Hà Tĩnh đình trệ kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho đời sống nơi đây.
"Bà Trần Thị Hà, người buôn bán ở chợ Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, chia sẻ: “Tôi nhận thấy thì hiện tại tiền đền bù trước đó họ tiêu hết rồi, chỉ
có một vài người làm ăn nhỏ lẻ, có thêm đồng vốn họ chịu khó làm ăn thì có lên chút. Còn chủ yếu là người dân tiêu hết sạch, thậm chí
hiện tại nhiều người còn nợ nần nhiều, không còn gì hết, đời sống khó khăn. Vào làm công ty thì độc hại nhiều, làm ăn không ăn thua.
Người dân giờ rất khó khăn, chợ búa chúng tôi có bán được gì đâu, cái gì cũng giảm khoảng 80%.”
"Bà Mai Thị Lợi, cư dân xã Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Đời sống của thanh niên hiện tại hư hỏng nhiều. Từ lúc Trung Quốc,
Đài Loan qua đây thì tệ nạn xã hội nhiều, thanh niên nghiện ngập, phụ nữ thì bỏ chồng bỏ con đi theo Trung Quốc, làm bồ bịch của hắn
này, thì nó chơi gái nó cho trả ít tiền rồi ham tiền đi theo hắn, bỏ chồng bỏ con nhiều, ở Kỳ Thịnh, Kỳ Anh này nhiều lắm!”
"Bà Lợi chia sẻ thêm là hiện tại, đời sống kinh tế của người dân chung quanh bà không có gì thay đổi kể từ sau vụ biển nhiễm độc đến nay.
Nghĩa là đời sống vẫn chưa thể hồi sinh, mọi thứ vẫn còn trong trạng thái chết, nghề nghiệp đánh bắt chết, nghề buôn bán chết, công việc
không có, sức mua chết… Với những người buôn bán nhỏ lẻ, đặc biệt là buôn bán hải sản, kiếm được 100 ngàn đồng mỗi ngày là chuyện
quá khó khăn, nhưng trước khi biển nhiễm độc, họ kiếm mỗi ngày 500 ngàn đồng một cách dễ dàng.
"Trong khi đó, giá thành mọi thứ tăng vọt bởi người Trung Quốc sống ở đây nhiều vô kể và họ xài tiền dễ dãi, chính sức mua không tiếc
tiền của họ đã kéo nhiều thứ vật giá leo thang. Người dân bản địa phải chật vật vì thời giá bị lái hoàn toàn bởi sức mua người Trung Quốc.
Đời sống khó khăn, kiếm tiền chật vật nhưng tệ nạn xã hội tăng rất nhanh.
"Theo bà Lợi, một số thanh niên làm việc thuê cho người Trung Quốc, có được chút tiền lại chuyển sang chơi bời, nhậu nhẹt, phá phách,
xài hàng đá, theo con đường xì ke, ma túy. Đặc biệt, một số gia đình có tiền đền bù đất trước đây và còn một ít đất để bán ăn dần có vẻ như
họ bị lún tệ nạn xã hội nặng nhất. Hầu hết con cái trong các gia đình này dính xì ke, ma túy, chơi hàng đá và suốt ngày chơi bời, phá phách,
không có công việc ổn định.
"Riêng vấn đề hôn nhân gia đình ở Kỳ Thịnh nói riêng và Kỳ Anh nói chung có vẻ như đã hết thuốc chữa. Con số các phụ nữ đã có gia
đình riêng, có chồng và hai, ba đứa con nhưng do kinh tế suy sụp, họ đã bỏ chồng theo các thanh niên, đàn ông Trung Quốc. Đi theo một
thời gian dài thì bị hất hủi, lại quay về gia đình nhưng lúc này chồng con không muốn nhìn họ nữa, họ lại lang thang rày đây mai đó để làm
công việc buôn phấn bán hương.
"Nhiều gia đình phải tan nát, nhiều số phận bị lún bùn đen, nhiều tương lai bị chặn đứng bởi gia đình, cha mẹ đổ vỡ. Có thể nói rằng có
quá nhiều đớn đau đến với người dân Hà Tĩnh kể từ khi các công trình của người Trung Quốc mọc lên ở đây".
Cũng trong bài viết Đời sống Kỳ Anh sau hai năm biển chết của TTVN hay Nhóm Phóng Viên Tường Trình từ VN thì: "Tha hương ngay trên chính đất quê"
"Chị Lê Thị Cúc, cư dân Kỳ Anh, chia sẻ: “Trước khi có khu công nghiệp vào đây thì còn bán được, chứ hai năm nay không bán được nữa.
Thu nhập ngày trăm bạc cả vốn lẫn lãi, trừ vốn thì lãi được khoảng 20 ngàn bạc, không có gì cả. Bão lụt gì họ cho mỗi nhà được 5kg gạo
chứ không có gì cả.”
"Chị Nguyễn Thị Liên, cư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Ở đây thì đời sống kinh tế Việt Nam khó khăn rồi, bởi Trung Quốc sang đây làm ô
nhiễm, biển chết, ảnh hưởng đến người dân, chứ nó không qua đây thì biển không bị như vậy, dân còn con cá biển mà ăn.”
"Hai phụ nữ này chia sẻ thêm là hiện tại, tình trạng sống ngay trên đất quê mà có cảm giác như đang sống nhờ, sống tạm ở một vùng đất
nào đó là tình trạng chung của những người dân nghèo nơi đây. Bởi dường như mọi quyền lợi hay tiếng nói đều thuộc về những người
đến từ phương Bắc. Người ta nói mạnh vì gạo, bạo vì tiền, hiện tại, người Trung Quốc có đủ cả mạnh vì gạo bạo vì tiền, họ có thể ung dung
làm bất kì điều gì họ muốn trên đất Hà Tĩnh, kể cả việc dụ dỗ vợ người khác bỏ chồng, bỏ con chạy theo đồng tiền của họ.
"Cũng theo chị Cúc và chị Liên, vấn đề đền bù do xả độc ra biển ở Kỳ Anh có nhiều chuyện bất minh và bất công. Nhiều gia đình không làm
gì liên quan đến biển nhưng có người thân làm cán bộ thì được nhận đền bù với số lượng lớn, ngược lại, người buôn bán hải sản và làm
nghề biển như gia đình các chị, suốt hai năm nay khó khăn, chồng và con trai lớn các chị phải sang Lào làm thuê, bữa được bữa mất vì
trốn chui trốn nhủi trên nước bạn, vì không có thị thực của nước bạn, các chị phải ở nhà tần tảo nuôi con, kiếm tiền vô cùng khó… Nhưng
các chị chẳng nhận được đồng tiền đền bù nào.
"Và đáng sợ hơn cả, theo các chị là mặc dù đang sống trên quê cha đất tổ nhưng tiếng nói của người bản địa lọt thỏm giữa ồn ào thanh âm
người nước lạ. Mọi sinh hoạt bị đảo lộn, đời sống ngày thêm cơ cực và luôn thấy mình giống như người tha hương, sống tạm ngay trong
chính ngôi nhà của mình.
"Có thể nói rằng sau gần hai năm, đời sống người dân làm nghề biển và các dịch vụ biển nói riêng, người dân Hà Tĩnh nói chung vẫn
chưa hết đảo lộn và chưa hề có dấu hiệu phục hồi sau những mất mát".
(http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/ky-anh-2-years-after-formosa-crisis-11242017080414.html)
Chúng tôi cảm thấy buồn thương chẳng những cho dân chúng địa phương ở đây bỗng dưng mất kế sinh nhai và lo sợ mất mạng bởi ăn uống không cẩn thận đề phòng, mà còn cảm thương cho một quê hương đất nước khốn nạn đến độ bất cứ hành động tỏ lòng yêu nước nào đi ngược lại với chủ trương và đường hướng của nhà nước đều có thể là một tội ác, bị ngăn chặn, bắt bớ và kết án.
Con đường chạy dọc theo Công Ty Formosa Hà Tĩnh
Con đường vào chính Khu Vũng Áng
Chúng tôi đã mời được một người dân ở chính địa phương này lên cùng xe với chúng tôi để hướng dẫn chúng tôi tham quan khu vực Công Ty Thép Formosa ở Vũng Áng và các khu vực lân cận. Nhờ anh mà chúng tôi hiểu biết thêm và hiểu biết hơn về câu chuyện thảm họa nhân tai formosa này. Anh có đề cập tới chuyện ở trên dẫy tường dài khoảng mấy cây số dọc theo đường lộ có thêm các cuộc kẽm gai có thể truyền điện khi bị dân chúng trèo vào tấn công bên trong, hay các ngọn khói bốc lên hầu như cả ngày cũng có thể là những cụm khói thải độc tố vào không trung hại người thay vì vào nước biển hại cá v.v.
Người hướng dẫn viên chúng tôi ở vùng trời thảm họa Formosa Hà Tĩnh này thuộc Giáo Họ Yên Bình, Giáo Xứ Dũ Yên và Giáo Hạt Kỳ Anh, một Giáo Hạt như tin tức cho thấy có những hoạt động tranh đấu cho chung quyền lợi của người dân và riêng thành phần nạn nhân thảm họa nhân tai formosa. Hình như ở vùng trời như chết này chỉ còn sôi nổi nhất là sinh hoạt tôn giáo thuần túy và được thể hiện cả bằng các hoạt động tranh đấu cho công lý và hòa bình, nên một số lại trở thành nạn nhân của một chế độ vô thần duy vật theo chủ nghĩa vô tôn giáo nên cũng vô tổ quốc.
Từ một cảnh sát viên cơ động
Để có thể phần nào biết được một thứ chính quyền "giải phóng" miền nam nói riêng và "thống nhất" đất nước nói chung từ năm 1975 đã hết mình phục vụ nhân dân của mình cho ích quốc lợi dân như thế nào, chúng ta thử đọc qua những gì được một cảnh sát viên cơ động trẻ, mới 21 tuổi, gửi qua inbox cho facebook của một người, và người này đã đánh máy lại (chứ không dám chụp nguyên dạng bức thư) rồi gửi cho tờ Nguyệt San Hiệp Nhất Giáo Phận Orange California, để rồi chính tờ nguyệt san này đã phổ biến trong số báo số 291, tháng 3/2017. Ở đây người viết chỉ trích lại những chi tiết liên quan đến Vụ Quỳnh Lưu và Công Ty Formosa.
Theo tin tức thì câu chuyện bắt đầu từ Giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Vào ngày 10/2, Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, soạn “thư ngỏ” kêu gọi các linh mục và cộng đoàn các Giáo xứ hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Giáo xứ Song Ngọc đi gửi đơn khởi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa tại Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) vào ngày 14/2/2017. Sáng sớm ngày 14/2 khoảng 500 giáo dân tập trung tại Giáo xứ Song Ngọc để đi vào tỉnh Hà Tĩnh. Khi đến xã Diễn Hồng (Diễn Châu, Nghệ An), lực lượng công an đã mưu mô dụ khéo đoàn người đi vào một bãi đất trống ở bên lề đường để lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp đối thoại với cha Thục và bà con giáo dân. Bức thư của viên cảnh sát cơ động đã cho biết tình hình ngay bấy giờ đã diễn ra như thế nào như sau:
"Kế hoạch đàn áp đoàn khiếu kiện Formosa được quyết định vào buổi sáng, sau khi công an chặn tất cả các nhà xe không cho chở đoàn đi nên Cha Thục hỏi ý kiến giáo dân và dân quyết định đi bộ.
"Đoàn giáo dân đi kiện có Cha Thục chỉ huy nên đi rất nề nếp, đi sát vào lề đường, họ lặng lẽ đi không la hét, không chen lấn... Một số người đi bộ, một số chạy xe máy theo chở đồ đạc, nước uống, thức ăn..., ai mệt mỏi thì lên xe đi, còn người trên xe lại xuống đi bộ. Nói chung là không có cớ gì để đàn áp họ khi xung quanh dân đổ ra xem rất nhiều.
"Giáo dân các vùng hai bên đường chuẩn bị sẵn nước uống, sữa, bánh... tiếp tế cho họ. Nếu cứ để họ đi như vậy, và nếu dân 2 bên đường nhập cuộc đi theo, thì sẽ thành đoàn biểu tình vô cùng lớn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1, lúc đó không thể nào kiểm soát được.
"Để đàn áp được đoàn người này thì phải tìm cách tách rời, cách ly họ với nhân dân đang đi theo và những người dân đang lưu thông trên quốc lộ.
"Bãi đất đã được chọn gần ngay quốc lộ 1, nơi đang san lấp mặt bằng của thị trấn Yên Lý huyện Diễm Châu tỉnh Nghệ An là nơi để đàn áp, giải tán đoàn người khiếu kiện Formosa.
"Sau bữa ăn trưa của giáo dân tại 1 nhà thờ ở Mỹ Lý thì Phó chủ tịch tỉnh cho người đến gặp Cha Thục và điều đình nói là cho giáo dân vào đây họp để bàn kế hoạch đi như thế nào, tránh làm tắc nghẽo giao thông, còn quan điểm của tỉnh là vấn đề cho đoàn đi nộp đơn, thực hiện quyền khiếu kiện là quyền của công dân.
"Và Cha Thục đã bị mắc bẫy. Đám đất trống đó là đất ruộng rất thấp, và bên phải là một đám đất khác đã được san lấp cao hơn mặt đường. Đất san lấp có rất nhiều đá cục bằng nắm tay rất thuận tiện cho việc bạo động.
"Chính quyền biết rằng giáo dân rất có kỷ luật và phương châm của nhà thờ là tuyệt đối không được bạo động, không khiêu khích... Nếu bị đánh thì phải chịu trận không được đánh lại. Họ còn dạy cho giáo dân phải biết yêu thương kẻ thù. Họ thừa biết rằng chỉ cần có một xô xát nhỏ thì đó sẽ là một cái cớ rất lớn cho chính quyền đàn áp đẫm máu như Quỳnh Lưu 1956 hay Thiên An Môn 1988.
"Nhiều công an mặc thường phục nhặt đá ở bãi đất đút túi quần, và chiếc xe công an BMW được đậu sát mép đường, phía trước bãi đất đang san lấp, nơi có xe ben ra vào rất nhiều làm vương vãi đất đá khắp nơi.
"Khi đoàn giáo dân đi kiện được công an dẫn xuống bãi đất, nói đứng chờ để đồng chí Phó chủ tịch tỉnh ra nói chuyện, thì ngay lập tức gần 100 công an mặc thường phục trà trộn vào đám đông chen lẫn từng nhóm một trong giáo dân.
"Khi các máy quay phim của công an đã chờ sẵn ở mọi góc độ thì bỗng 1 tiếng pháo lệnh vang lên, thế là tất cả công an thường phục đang chen lấn trong đoàn khiếu kiện nhất loạt lấy đá trong túi ra ném tới tấp vào hàng rào cảnh sát cơ động.
"Chỉ chờ có thế là tất cả công an cầm dùi cui xông vào đánh loạn xạ vào đoàn người khiếu kiện. Lệnh của trên ban ra là phải tập trung đánh vào những người cầm điện thoại đang ghi hình, và phải cướp điện thoại đập nát ngày tại chỗ.
"Lúc này những công an thường phục ném đá vội vàng chạy tách ra khỏi đoàn người. Vì có sẵn khiên che, và được chuẩn bị trước nên không có ai là công an bị thương tích.
"Chiếc xe BMW đã thay kính chống đạn mấy ngày trước đó, đã bị đập vỡ kính sau, đèn hiệu trên nóc ngay khi pháo lệnh nổ. Rất nhiều giáo dân bị đánh thương tích, máu me be bét nhìn rất kinh hãi. Sự việc chỉ dừng lại sau khi hầu hết các điện thoại mà giáo dân đang cầm trên tay đã bị đập nát. Một số giáo dân bị đánh gục tại chỗ. Một số chạy ra ngoài cũng bị đuổi theo đánh, hầu như không sót một ai.
"Dùi cui của công an là bằng thép bọc cao su nên đánh ít gây chảy máu ngoài nhưng rất đau, đặc biệt là chảy máu trong, gây nội thương ảnh hưởng lâu dài. Một cuộc đàn áp rất dã man nhưng kín đáo mà báo chí nhà nước loan tin là bọn phản động giáo dân làm loạn, ném đá gây thương tích cho giám đốc sở công an tỉnh mà không hề có một bức ảnh nào, ngoài 2 bức ảnh chiếc xe BMW bị bể kính sau và đèn hiệu trên nóc, xung quanh vương vãi đất, đá cục do xe ben đổ xuống.
"Tối về họp rút kinh nghiệm thì chỉ huy cảnh sát cơ động đã khen ngợi anh em và nói "nuôi quân 3 năm dùng 1 giờ, hôm nay các đồng chí làm rất tốt, lâu nay chúng ta học nhưng chưa được hành, và hôm nay bọn giáo dân phản động là những cái bia sống để các đồng chí thực hành", nghe thật đau xót
"Rất nhiều chiến sỹ hả hê vui sướng, nhưng cháu thấy có 1 số người không nói gì, chỉ thở dài, không hiểu trong đầu họ nghĩ gì. Quả thật nếu có ai đó thương xót dân cũng không thể, vì hơn 20 máy quay chuyên nghiệp của công an ở mọi góc độ, nên nếu có chiến sỹ nào nương tay không đánh dân hay đánh nhẹ đều bị phát hiện và kỷ luật ngay, thậm chí bị loại ngũ, đuổi ra khỏi ngành"....
Tới đây vấn đề có thể được đặt ra là tại sao tên cảnh sát cơ động này lại tiết lộ bí mật quân sự của cộng sản trong vụ này, thì chính anh ta đã cho biết ngay ở đầu bài và ở cuối bài như sau:
"Cháu là 1 trong những cảnh sát cơ động tham gia đàn áp bà con đi kiện Formosa ngày hôm qua tại huyện Diễn Châu - Nghệ An. Cháu gửi bức thư này cho bà con mong bà con đọc và suy nghĩ về những việc mà cháu phải làm, để sau này khi thời thế thay đổi thì cũng mong bà con rộng lòng tha thứ cho cháu và gia đình cháu".
"Đó là tất cả những gì cháu biết v2 cháu nói ra, hy vọng 1 ngày khi thời thế thay đổi thì cũng mong bác đưa bức thư này ra xin cho cháu được khoan hồng trở về với gia đình, tránh được sự trừng phạt của nhân dân".
Ở đây, ngay chỗ này, chúng ta thấy được tâm trạng của một viên cảnh sát cơ động trẻ trung hiếu thắng, có thể nói, tiêu biểu cho nhiều đồng nghiệp khác hiện nay ở trong nước, chỉ vì kế sinh nhai không còn chọn lựa nào khác mà đành phải can tâm làm một nghề đôi khi có những hành động không thể làm theo lòng cảm thương tự nhiên của mình, trong khi đó lại rất lo âu cho một chế độ đang sắp đến ngày tàn, gây ra bởi chính những âm mưu gian ác đầy hung tàn với dân lành của họ: "ai dùng gươm sẽ chết vì gươm" (Mathêu 26:52).
Chính viên cảnh sát cơ động này cũng cho thấy hình như thành phần lãnh đạo của anh ta cũng vừa làm vừa lo như vậy: "Lâu nay cháu cũng theo dõi trên mạng thấy cách mạng ôn hòa ở các nước khác thì sau đó cảnh sát vẫn được ở lại làm việc, chỉ có cấp chỉ huy ai ác mới bị ra tòa. Nhưng lãnh đạo công an thì nói các đồng chí phải hết lòng bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, còn khi chế độ bị sụp đổ thì chắc chắn các đồng chí sẽ bị dìm trong biển máu, vì họ nói người Việt Nam luôn sống với thù hận, nên sẽ không bao giờ tha thứ như ở phương Tây".
Như thế thì tại sao không giết hết dân đi để khỏi bị trả thù? Mà dân chết hết rồi thì đảng sống với ai?? Thật là mâu thuẫn!!! Họ không biết rằng, nhân dân nhiều hơn cảnh sát cơ động hay công an, và nhân dân cũng biết được thành phần như họ đang sống ở đâu nơi địa phương của nhân dân, thì nếu nhân dân đồng lòng trả thù thì họ chỉ có mà chết trước khi chế độ sụp đổ. Ở chỗ, nhân dân xông vào nhà của công an hay cảnh sát cơ động để bắt vợ con của họ khi họ đi làm. Mà nếu họ vì lo cho vợ con không đi làm để ở nhà canh giữ thì nhân dân lại đến tấn công văn phòng làm việc công của chính quyền ở địa phương đó....
Nếu họ sử dụng công an thường phục để làm du đãng tấn công dân chúng thì dân chúng cũng có thể sử dụng những đàn trâu điên được thả ra để chúng tự động tấn công khủng bố công an, khủng bố tấn công các trụ sở của công an, tấn công khủng bố các chỉ điểm của dân chúng. Một ngày nào đó, không xa, nếu Đấng Quan Phòng thần linh không nhúng tay vào, như ở Đông Âu năm 1989, hay ở Liên Sô năm 1991, những nơi đã tự động giải thể chủ nghĩa và chế độ cộng sản một cách bất bạo động theo tinh thần Kitô giáo, thì theo tự nhiên, một cuộc "cách mạng tháng 10" khác như ở Nga năm 1917 mà xẩy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ không thể nào tránh được cảnh núi xương sông máu, nợ máu phải trả bằng máu...
Tóm lại, nếu nhân dân đồng lòng và quyết tâm, với tinh thần đoàn kết và đồng loạt nổi lên, theo một chỉ đạo duy nhất có uy lực nào đó, thì công an là lực lượng đán áp dân chúng chỉ có mà van lạy dân tha thứ và tha mạng, chứ đừng nói đến chuyện dám tiếp tục hà hiếp, bóc lột, hành hạ và sát hại dân oan vô tội, những thứ phản động hoàn toàn ngược nghịch với chủ nghĩa ban đầu của một lý tưởng được gọi là "cộng sản",, nhắm đến phúc lợi của tất cả mọi tầng lớp nhân dân, ở chỗ bình đẳng với nhau và như nhau, không còn giai cấp giầu nghèo. Mà nay các đảng viên lại giầu hơn dân, càng làm lớn lại càng làm giầu!
Tuy nhiên, dầu sao, trong số những con người "cộng sản" bị biến thể theo tư bản đỏ này, vẫn còn một số con người nào đó làm cái nghề bất lương đối với dân lành vô tội này một cách bất đắc dĩ, nên vẫn còn chút lương tâm, để có thể âm thầm bí mật làm phản gián như viên cảnh sát cơ động này, ở chỗ, chẳng những đã tiết lộ âm mưu của phe mình, mà còn bày trận cho phe địch nữa. Đó là lý do ở cuối thư, anh ta đã viết: "Cháu viết thư này chỉ xin nói với cô chú mấy điều như sau:
1- Khi đi khiếu kiện phải đội nón bảo hiểm loại tốt, và mặc đồng phục theo từng giáo xứ để tránh công an thường phục trà trộn vào gây rối.
2- Các đoàn phải đi sát nhau, khi bị đánh thì ngồi thụp xuống, tay ôm che gáy, nách sườn.
3- Những người quay live stream thì nên dùng camera bí mật ở cổ tay hay trên đầu mũ bảo hiểm với điện thoại I phone trong túi quần, để khi bị đánh thì tách ra giơ tay giả vờ xin hàng nhưng vẫn tiếp tục quay và phát hình được.
4- Cần nhất là sự đoàn kết của người dân. Nếu hôm qua mà đoàn khiếu kiện đông đến hàng trăm ngàn người thì chắc chắn không ai dám xông vào đánh cả, còn nếu đi rải rác hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người thì vẫn bị đàn áp như thường".
Ở Việt Nam, thảm họa trên hết và trước hết, không phải là thảm họa bão lụt hằng năm, không phải là thảm họa bỏ mình trên biển cả trên đường vượt thoát để tìm kiếm tự do vào thập niên 1980 và 1990, không phải là thảm họa "người con gái Việt Nam da vàng" phải đi làm tôi tình dục cho những người chồng ngoại quốc để kiếm kế sinh nhai, mà chính là thảm họa cộng sản. Chớ gì, thảm họa cộng sản như cây thập tự giá là biểu hiệu cho tội lỗi và chết chóc đang càng ngày càng đè nặng trên vai trên lưng của dân nước Việt Nam này, nhờ quyền năng của Đấng Tối Cao biến thành một Thánh Giá cứu chuộc, thành ân sủng và sự sống cho nhân dân Việt Nam!
Khuyết Tật Nghệ An
Thật ra, trong lịch trình ngay từ đầu không có chuyện khuyết tật Nghệ An này tí nào. Hoàn toàn ngoài mục đích. Tuy nhiên, trước khi người viết về Việt Nam với anh em THĐC HK cho chuyến đi này, Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, thấy em về nên tự động kêu gọi nhau âm thầm đóng góp vào chuyến truyền giáo của em, dù các anh chị Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT) này không ai thuộc về THĐC HK. Tất cả số tiền đóng góp tự động của họ nhân chuyến về Việt Nam của em với THĐC HK 2017 này là 5,900 Mỹ kim, hoàn toàn ngoài tổng số tiền đóng góp đồng thời bấy giờ của nhóm cho trận bão lụt số 10 ở Hà Tĩnh và Quảng Bình vào giữa tháng 9 là 20 ngàn.
Tuy nhiên, tiền nào ra tiền đó, nhóm nào ra nhóm đó. Bởi thế, em không sử dụng số tiền 5,900 Mỹ kim này của Nhóm TĐCTT vào việc truyền giáo của dòng một tí nào. Mà sử dụng nó vào các việc bác ái cứu trợ khác. Chẳng hạn, em lấy 3,200 Mỹ kim trong số 5,900 MK này để tặng cho Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 ở Nghệ An, nơi mà chính Nhóm TĐCTT 20 anh chị em đã ghé đến viếng thăm và tặng quà vào một sáng Chúa Nhật mưa 25/9/2016 trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 trong 3 tuần (18/9 - 8/10). Nhân tiện tuyến đường, em xin được ghé để vừa viếng thăm vừa trao tặng quà cho Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 này, vào chiều ngày Thứ Tư 11/10, sau khi phái đoàn THĐC HK tham quan vùng trời thảm họa Formosa buổi trưa.
Trước hết, phái đoàn cần ghé ăn trưa để lấy sức tiếp tục hành trình. Phái đoàn không nhận lời mời ăn trưa ở Giáo Xứ Dũ Yên là nơi Anh Thiên Khải mới đến hơn một tuần trước để cứu trợ bão lụt, và cũng là nơi Nhóm TĐCTT, qua lời kêu gọi của người anh em hướng dẫn viên trên xe của phái đoàn ở vùng thảm họa Formosa, người anh em nhóm TĐCTT về VN năm trước cũng được gặp, đã quyên góp tiền để cứu trợ bão lụt cho chung Giáo Họ Kỳ Anh, trong đó có Giáo Xứ Dũ Yên và Giáo Họ Yên Bình của anh. Nên chuyện phái đoàn ghé vào vùng thảm họa Formosa này có 2 mục đích: mục đích có ngay từ đầu là tham quan vùng thảm họa, và mục đích sau này mới thêm vào là đến để tiện quan sát cảnh vật sau trận bão lụt số 10 giữa tháng 9/2017.
Vì không quen với địa phương ở đây, vùng đang bị độc chất, phái đoàn đã phải chạy tìm kiếm nhà hàng nào có vẻ an toàn nhất để ghé vào ăn trưa, cho dù muộn màng và đói bụng... cho tới khi gặp ngay nhà hàng có một cái tên có vẻ rất an toàn là "Phúc Khỏ" ở bên kia đường thì xe mới quành lại dừng chân.
Thế rồi tìm mãi không ra Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 theo địa chỉ được cung cấp là Xóm 7, xã Nghi Diên - Huyện Nghi Lộc - Nghệ An, hai anh Thiên Khải và Nhất Tiến cùng liên lạc với sơ Têrêsa Nguyễn Thị Lành phụ trách ở đây, và sau một chặng lạc đường, đã theo sau một cặp sơ dẫn đường cho tới tận nơi.
Các sơ phục vụ Dòng Thừa Sai Bác Ái Giáo Phận Vinh
(Do linh mục Giuse Nguyễn Đăng Điền thành lập vào năm 1980, với mục đích là để phục vụ)
Vừa để thông cảm với việc phục vụ của các sơ, vừa bày tỏ lòng cảm phục tinh thần dấn thân tu trì trẻ trung của các sơ, vừa để phấn khích đời tận hiến tu trì của các sơ, ngưòi viết đã bày tỏ một cách bộc phát những ý nghĩ có vẻ hết sức lạ lùng ngộ nghĩnh nhưng rất chân thật theo đức tin như sau:
1- Các em khuyết tật này chính là người tình của các sơ, vì Người Tình Lý Tưởng Giêsu của các sơ đã tự đồng hóa mình với những người anh chị em hèn mọn nhất của Người, trong đó có những em khuyết tật đây;
2- Bởi thế, nếu các sơ không say mê người tình của mình, các sơ sẽ không thể nào tiếp tục theo đuổi người tình vô tội rất đáng thương nhưng không dễ thương với đòi này chứ chưa nói đến chuyện hết mình phục vụ họ;
3- Thiên đàng ở ngay căn phòng này, vì các em khuyết tật vô tội này không biết đến tội lỗi là gì, các em chịu thiệt trên thế gian nhưng lại bảo đảm được vinh phúc trong cõi hằng sống, và các sơ cũng đang ở thiên đàng đây.
Theo sơ phụ trách ở Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 này là Nguyễn Thị Lành thì
- Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 được thành lập ngày 19/3/ 2001.
- Trung Tâm có 23 Sr phục vụ.
- Trung Tâm có 34 em Khuyết Tật: 12 em nam và 22 em nữ.
- Đỗ tuổi lớn nhất 39 và nhỏ nhất là 4 tuổi.
- Nguyên nhân có những em khuyết tật này là: 4 em bị bỏ rơi ở ngoài đường, 8 em
bị bỏ rơi các bệnh viện, còn lại là những hoàn cảnh ba mẹ chết, những gia đình
lương dân sinh con tàn tật là ly hôn bỏ nhau, nên những em tàn tật này không ai
chịu nuôi nên họ đưa vào trung tâm.
- Vào đây 9 em bị bệnh thần kinh, 3 em bị ung thủy não đầu to, 10 em bị bại não
nằm một chỗ.
- Nguồn tài chính nuôi các em hằng ngày chủ yếu là các Sr bươn chải, đi quyên góp, nhờ các ân nhân giúp đỡ người bát cơm người miếng cháo, rồi các Sr ngoài giờ phục vụ các em tranh thủ, bán sách, may áo lễ, photo vi tính và một số ân nhân qua lại giúp đỡ. Còn Trung Tâm chưa có một nguồn tài trợ nào cố định giúp đỡ cả. Đó là một sự khó khăn vất vả cho các Sr, vì các em đã tàn tật mang theo bệnh tật nên các Sr phục vụ gặp rất nhiều khó khăn. Đó là một vài nét Sr nói về trung tâm để chú và mọi người được biết. Xin chú cùng mọi người tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ các em. Xin Chúa Chúc Lành Cho quý Ân Nhân".
Các em đang ở trong Trung Tâm Khuyết Tật 19.3
Thật là bất hạnh như thế mà lúc nào cũng tươi cười như đang sống trên thiên đàng ngay ở trần gian này, phải chăng là vì: "Con xin cám ơn Chúa Trời đã dựng nên con là người, không dựng nên con là đất, không dựng nên con là cây, không dựng nên con là thú vật" (trích điệp khúc lời từ một bản tâm ca giáo lý của Cao Tấn Tĩnh)
Cháu muốn nói gì vậy? Cháu muốn biết tại sao cháu lại bị khuyết tật ngoài ý muốn như thế này ư?? Tại sao cháu phải ở nơi cháu đang ở hay chăng???
Bởi vì, trước hết, chính tình trạng dị tật bẩm sinh này của cháu cho thấy cháu đã được một đặc ân như vô nhiễm ngay từ lòng mẹ, nghĩa là bản thân cháu và cuộc đời cháu không bị chi phối bởi đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, nên có thể nói cháu, ở một khía cạnh nào đó và một nghĩa nào đó, như được ở vào lúc nguyên tổ còn trong trạng thái công chính nguyên thủy.
Ngoài ra, nếu hậu quả của nguyên tội chẳng những bao gồm đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, còn cả đau khổ và sự chết nữa, thì cháu cũng chẳng biết đau khổ và chẳng biết sợ chết, cả hai như chẳng là gì với cháu, như chẳng có nơi tâm thức và bản chất tự nhiên làm người sợ khổ và sợ chết, như thể cháu đang sống trog cõi lâm bô vô thưởng vô phạt ngay trên đời này, để chờ giây phút được vĩnh viễn hiệp thông thần linh với Lòng Thương Xót Chúa khi Chúa Kitô đến lần thứ hai để "canh tân tất cả mọi sự" (Khải Huyền 21:5).
Chưa hết, chính vì tình trạng bị tật nguyền bẩm sinh mà tự nhiên nơi bản thân của cháu kể như không có đam mê nhục dục và tính mê nết xấu mà cháu không thể nào bị quỉ ám, không phải ám về thể lý hay tâm lý, mà ám về luân lý, tức là nó không thể nào điều khiển được các cháu, xui bẩy các cháu sa ngã phạm tội, như những con người lành mạnh bình thường, thậm chí như thành phần Kitô hữu mang danh con cái Thiên Chúa.
Hơn nữa, vì tính chất vô tội của mình, bản thân và cuộc đời bất hạnh của cháu trên trần gian này, một cách khách quan và theo đức tin, lại càng có giá trị hơn ai hết, ở chỗ, trở thành một tế vật cần phải có để cứu rỗi "các linh hồn cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn", những con người lành mạnh, cả về thân xác lẫn tâm thần, nhưng lại bị tật nguyền trầm trọng về phần thiêng liêng, còn hơn tình trạng tật nguyền về cả thể lý lẫn tâm lý của cháu, những tâm hồn tàn tật thiêng liêng còn đáng thương hơn cháu về luân lý và đạo lý muôn ngàn lần....!
Cám ơn cháu nhé - chớ gì những tật nguyền có phúc của cháu bù đắp cả cho những tật nguyền của tôi nữa!
(Nếu Cha John Trần Khả, Chánh Xứ Thánh Maximilian Kolbe ở TGp Galveston-Houston Texas chưa có con thiêng liêng thì đứa cháu khuyết tật này đang tỏ ý muốn nhận ngài làm cha linh hướng đó thưa cha!)
Giây phút chia tay lên đường
(Xem nào, mình cho quà các cháu chẳng lẽ không có gì tặng những ai đang phục vụ các cháu hay sao?)
(Và Cha Trần Khả đã đếm quĩ còn lại trong túi để có thể chia đều cho các bà mẹ thiêng liêng của các cháu)
Từ Giáo Xứ Cửa Lò Nghệ An
Rời Trung Tâm Khuyết Tật 19.3, phái đoàn THĐC HK được dẫn về một khách sạn nhỏ 17 phòng của một gia đình tận hiến Đồng Công ở Cửa Lò, một khách sạn mà theo chủ nhân cho biết từ 30/4 đến 30/7 mới có khách. Nên hôm đó anh em mỗi người chiếm một phòng riêng biệt, không chung chạ 2 hay 3 người như ở những chỗ khác trong suốt chuyến đi. Thấy chủ khách sạn tiếp đãi quá đặc biệt và nồng hậu, trước khi rời phòng ngủ lên đường, người viết đã để lại trên bàn 10 MK kèm theo chữ "Đa tạ".
Ở đó, sau khi dùng bữa tối với gia đình chủ khách sạn, bữa họ tự mấu để đãi khách trọ (một việc chưa hề thấy ở bất cứ nơi khách sạn nào), anh em đã ra bãi biển Cửa Lò ngắm cảnh hoang vắng về đêm.
Sáng hôm sau, phái đoàn được dẫn đến Nhà Thờ Cửa Lò để dự lễ sáng, rồi được linh mục Chánh Xứ vào phòng khách hỏi thăm và nghe ngài kể về chuyện ngài sống còn với cộng sản. Thế rồi sau bữa điểm tâm ở ngoài nhà hàng, do gia đình chủ khách sạn hớt tay trên trả trước cho các cha các thày (phái đoàn được hưởng ké - không biết chủ khách sạn có lấy tiền khách sạn không nữa), phái đoàn đã lên đường đi về hướng Ninh Bình cho ngày 13/10 hôm sau đúng như dự tính.
Cử Hành Thánh Thể ban sáng vào lúc 4:30
(Đài Đức Mẹ Lavang ở cuối nhà thờ, bên trái từ cửa nhà thờ ra)
Chào thăm tại phòng khách nhà xứ sau lễ
Theo vị linh mục chánh xứ này thì 1- khi ngài mới về cũng được giới thẩm quyền đến thăm và biếu xén, nhưng ngài không nhận; 2- khi xẩy ra chuyện thì cố gắng dàn xếp bằng cách đối thoại hơn là căng thẳng đối đầu; 3- khi đối thoại thì bao giờ cũng phải dựa vào luật pháp mà nói và đối đáp; 4- phải đề phòng bao nhiêu có thể, kể cả trong ban hành xứ của mình cũng có người của bên kia gài vào theo dõi và báo cáo; 5- hầu như các cha trong giáo phận Vinh đều có tinh thần đoàn kết và chiến đấu cho công lý. Ngài đã mở laptop cho mọi người coi việc ngài ngồi đối đáp với chính quyền được thâu hình đàng hoàng ở ngay trong phòng khách phái đoàn đang ngồi nghe ngài chia sẻ.
Rời khuôn viên nhà thờ
Điểm Tâm ở một quán được chủ nhân khách sạn quen biết bảo đảm dẫn vào
Về lại khách sạn trước khi lên đường - quyết định không đến Đan Viện Nho Quan được báo là đang bị xả lũ, thay vào đó sẽ đi Thái Bình là nơi đáng lẽ sẽ đến cuối cùng trước khi ra Hà Nội sửa soạn về, nhưng vẫn theo dõi tình hình lũ lụt, để nếu có thể sẽ ghé vào chỉ để thăm Đức TGP Ngô Quang Kiệt, dù Đan Viện đã quyết định dời ngày 13/10. Thế là phái đoàn thu đồ lên xe thẳng tiến Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Thái Bình, nhưng không ngờ nhờ đó mới tận mặt chứng kiến thấy thiên tai lũ lụt ngay trên đường đến, ở Thánh Hóa, đến độ chính hành lý của phái đoàn để dưới gầm xe cũng bị ướt.
Lũ Lụt Thanh Hóa
(Chuyến hành trình dài nào cũng thế, chẳng những chính chiếc xe cần phải được input nhiên liệu là đổ xăng để có thể tiếp tục chạy, mà hành khách cùng tài xế cũng cần phải xả nước cứu thân hơn là xả thân cứu nước cũng mới có thể không còn bị chia trí về bản thân mình một khi đã đến thời điểm cần thiết mà trên xe không có chỗ output)
Bánh mì mua từ ban sáng ở Cửa Lò để ăn trưa trên xe sau đoạn đường dài bị lụt nặng ướt cả hành lý
Tạm phơi hành lý trên xe cho tới khi về tới Nhà Chung Thái Bình tối cùng ngày để giặt lại và xấy khô
"Lem luốc" là dấu chỉ cho thấy phái đoàn THĐC HK đã tích cực hưởng ứng và xác đáng đáp ứng việc xông pha lên đường tới tận những vùng sâu vùng xa cả về địa dư lẫn nhân bản của con người, cho dù chính bản thân mình có bị lem luốc và bầm dập, như Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô đã mong muốn ở Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm ở đoạn 49 như sau:
"Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security)".
Từ Một Vị Tổng Giám Mục Trẻ Trung Hưu Trí
Quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta quả là đáng thương trong Năm Thánh Mẫu Fatima Bách Niên 2017 này: giữa tháng 9 bị trận bão lụt số 10 ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, giữa tháng 10 lại bị lũ lụt trầm trọng ở Ninh Bình và Thanh Hóa, đầu tháng 11 còn bị trận bão Damrey - trận bão số 12 - tàn phá ở miền duyên hải từ Nha Trang ra Đà Nẵng. Riêng ở Nha Trang
Mới hôm nào đi ngang qua bãi biển Nha Trang, chiều tối
Chúa Nhật 8/10 và sáng Thứ Hai 9/10, phái đoàn THĐC HK đều đồng ý rằng trong khi
nhiều nơi ở Việt Nam dễ bị bão hằng năm mà Nha Trang (và Vũng Tầu) gần biển
không bị gì là bởi địa thế thuận lợi và an toàn hơn những chỗ khác.
Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã có một cảm nhận đặc biệt về lũ lụt xẩy ra cho vùng Ninh Bình và Thanh Hóa nói chung và cho Đan Viện Xitô nói riêng, đối với ngài, lũ lụt, hình ảnh của trận đại hồng thủy, nên ám chỉ tội lỗi cần được đền tạ. Do đó, Ngày 13/10 thay vì là ngày hiến dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội như dự định, một việc dầu sao ngài cũng đã thực hiện vào chính ngày 13/5/2017 trước đó rồi, Đức Mẹ lại muốn được đền tạ hơn là hiến dâng. Trong email hồi đáp cho người viết, ngày 23/10/2017 ngài viết như sau:
"Hôm ấy Đức Mẹ không cần lễ
"Năm nay tôi muốn dành riêng để tĩnh tâm
Không biết ngài đã để ý đến Fatima từ hồi nào và bởi lý do nào, chỉ biết rằng đã lâu rồi, ngay từ hồi ngài còn làm giám mục của Giáo Phận Lạng Sơn Cao Bằng (1999-2005), bởi Lạng Sơn chính là sinh quán của ngài, trước cả khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội (2005-2010). Tại sao người viết dám khẳng định như thế? Chính là vì vấn nạn của ngài về Fatima và cộng sản đã được vị giáo hoàng qua đời vào ngày 2/4/2005, như ngài bất ngờ tiết lộ cho người viết biết qua email ngài hồi âm ngày 29/10/2017 cho người viết về Bí Mật Fatima phần thứ ba được người viết suy đoán liên quan đến hiện tượng Hồi Giáo khủng bố như sau:
"Cám ơn anh Tĩnh
"Thăm anh Tĩnh
"Ngay sau khi con nhận được email của Đức Tổng vừa rồi, biết được Đức
Tổng đã quan tâm đến Fatima từ lâu, nên đã được các giám mục nói Đức Tổng là
Tông Đồ Fatima và Đức Tổng đã để ý đến Fatima nên mới hỏi ĐTC GPII về Fatima
v.v. Theo Thánh Louis Montfort, trong tác phẩm thành thực sùng kính của ngài, ở
số 114, ngài đã tiên báo số phận của tác phẩm ngài viết và cả số phận của những
ai liên quan đến Mẹ Maria đều chịu thần dữ tấn công, như trường hợp của ĐTC GPII
ngày 13/5/1981, và con có thể nói như cả trường hợp của Đức Tổng nữa... Thế
nhưng, chính gót chân bị satan rình cắn ấy lại là chính chỗ đạp đầu hắn, như đã
hiện thực nơi trường hợp của ĐTC GPII...
"Vâng, Đức Tổng đã thật sự nắm bắt được cốt lõi của Fatima: 'Tôi
thấy Sám hôi và Đền tạ thật quan trọng'.
"Thật
vậy, lời cuối cùng Mẹ Maria nói ở Fatima năm 1917, như một lời vừa kêu gọi vừa
trăn trối cho thế giới Kitô giáo Âu Châu đang tàn sát nhau nơi Thế Chiến Thứ I
(1914-1918) chưa từng xẩy ra trong lịch sử loài người bấy giờ, một lời bao gồm
tất cả Sứ Điệp Fatima Mẹ muốn truyền đạt đặc biệt cho riêng Kitô hữu, đó là: "Đừng
xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến
nhiều lắm rồi".
"'Vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi' như
thế nào bởi Kitô hữu, thì ngay từ năm 1916, 3 em Thiếu Nhi Fatima thụ khải
Lucia, Phanxicô và Giaxinta, đã được Thiên Thần Hòa Bình hiện ra 3 lần để dạy
các em 3 phương cách đền tạ Người: phương cách thứ nhất là cầu nguyện (khi ngài
hiện ra với các em vào mùa xuân), phương cách thứ hai là hy sinh (vào mùa hè) và
phương cách thứ ba là hiệp lễ (vào mùa thu)
"ĐỀN TẠ:
"Đền Tạ Thánh Thể
"Về
phương cách đền tạ thứ nhất là cầu nguyện đã được thể hiện nơi Thánh Phanxicô,
một Thiếu Nhi Fatima thụ khải chỉ thích sống âm thầm một mình bằng chuỗi Kinh
Mân Côi trong tay để chiếm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, chiêm ngưỡng mầu nhiệm
cứu chuộc, chiêm ngưỡng Lòng Thương Xót Chúa, bằng tác động "Lạy
Chúa Trời con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa, và con
yêu mến Chúa, thay cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa,
không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa" (lời
kinh Thiên Thần dạy 3 em khi hện ra với 3 em vào mùa xuân 1916).
"Về phương cách đền tạ thứ hai là hy sinh đã được thể hiện rõ ràng nhất nơi
Thánh Giaxinta, một Thiếu Nhi Fatima thụ khải, bị ấn tượng trước thị kiến hỏa
ngục nhất trong phần thứ nhất của Bí Mật Fatima, vì quá thương các linh hồn bị
sa vào lửa hỏa ngục vô cùng khốn nạn, đã luôn khao khát hy sinh từng giây từng
phút trong cuộc đời còn lại của mình, bằng cách "biến mọi sự trở thành hy sinh"
như Thiên Thần dạy vào lần hiện ra thứ hai, luôn sống phản lại với bản tính tự
nhiên thích những gì là dễ chịu thoải mái hưởng thụ cho dù là vô tội của mình,
thậm chí sẵn sàng chết lẻ loi cô độc một mình như được Đức Mẹ báo trước, miễn là
cứu được các tội nhân đáng thương.
"Về phương cách đền tạ thứ ba là hiệp lễ đã được thể hiệnnơi cả 3 em Thiếu Nhi
Fatima thụ khải khi 3 em bắt chước cử chỉ của Thiên Chúa quì sấp mặt xuống đất
mà dâng Chúa Giêsu Thánh Thể lên Chúa Ba Ngôi mà nguyện rằng: "Lạy
Chúa Ba Ngôi chí thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa.
Con xin dâng lên Chúa mình và máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu
Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng
nhục, phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu. Xin vì công
nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hoán cải". Trong
tác động đền tạ thứ ba này, nhất là trong chính lời nguyện đền tạ của Thiên
Thần, chẳng những bao gồm những tội "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đã bị xúc
phạm đến nhiều lắm rồi" mà còn cả việc cầu nguyện cho chính thành phần Kitô hữu
tội nhân xúc phạm đến Người nữa.
"Đền Tạ Trái Tin Mẹ:
"Việc đền tạ không phải chỉ liên quan đến Thánh Thể mà còn đến cả Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria nữa. Đúng thế, vì "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta",
bao gồm cả của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, một đệ nhất tạo vật về ân sủng đã
yêu mến Chúa hết mình và trên hết mọi sự thì còn gì đau đớn bằng khi thấy con
cái của mình mù quáng xúc phạm đến Ngài. Bởi thế, chính Chúa Hài Đồng, ở trên
tay ẵm bế của Mẹ Maria, vào lần Mẹ hiện ra ngày 10/12/1925, chị Lucia đã được
nghe Người kêu gọi chị "Con
hãy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đã bị gai nhọn
cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có
ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra".
"Đó
là lý do mới có 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liền, như chính lời Mẹ kêu gọi ngay
trong thị kiến này, trong đó Mẹ chẳng những cho biết lý do tại sao phải đền tạ
Trái Tim Mẹ nữa, đó là vì thành phần Kitô hữu đã coi thường Ơn Cứu Độ vô cùng
cao quí được LTXC ban cho họ, mà còn cho biết cả điều kiện đền tạ Trái Tim Mẹ
cho xứng đáng nữa, hai cặp điều kiện liên quan đến việc trở về với LTXC là "xưng
tội và rước lễ" cũng như "lần hạt 50 Kinh Mân Côi và suy gẫm 15 mầu nhiệm mân
côi" để tưởng nhớ đến Chúa Kitô, đến LTXC nơi các Mầu Nhiệm Mân Côi:
"'Hỡi con yếu dấu, con hãy nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn
chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tôi
lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hãy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp,
trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm
ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi
và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ý đền tạ Mẹ'.
Kính thưa Đức Tổng,
"Mẹ
ơi! anh chị em đồng bào chúng con còn đang bị xâu xé tư bề, trăm
nghìn đau khổ, xin
Mẹ thương cứu vớt.
Phần Một
Hành Trình Truyền Giáo
Nhập Cuộc Hành Trình
1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai
2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam
3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên
4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Xứ Trại Sơn và Giáo Họ Đá Mài
5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo ĐC và Giáo Xứ Văn Thạch
Phần Hai
Về Nguồn Đồng Công
6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn
7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX
8- Đồng Quan Giáo Phận Thái Bình
10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu
Phần Ba
Việt Nam 2017
11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa
12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội
Về Một Chuyến Đi