HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017

của Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ

 

Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Phần II

 

 

 VỀ NGUỒN ĐỒNG CÔNG 

 

10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu

 

 

Tòa Giám Mục Bùi Chu

Giáo Xứ Liên Thủy

Giáo Họ Trung Lễ

Đền Thánh Phú Nhai

Giáo Xứ Chánh Tòa Bùi Chu

 

 

Tòa Giám Mục Bùi Chu

 

Nếu thiên duyên tiền định cho Dòng Đồng Công có gốc gác Bùi Chu thì Tòa Giám Mục Bùi Chu liên quan đến thẩm quyền của Đấng Bản Quyền Địa Phương, cách riêng với hai vị giám mục chủ chăn đầu tiên của giáo phận này là Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn và Đức Cha Phạm Ngọc Chi, cả hai đều là đại ân nhân của dòng liên quan đến việc hình thành một hội dòng thuần túy Việt Nam đầu tiên của người Việt Nam và cho người Việt Nam. Vương Cung Thánh Đường ở Tòa Giám Mục Bùi Chu này cũng là nơi vị tân linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ được thụ phong ngày 22/5/1937 dâng lễ mở tay với sự hiện diện của Đức Giám Mục chủ chăn Hồ Ngọc Cẩn ngày 24/5/1937.

Phái đoàn THĐC HK đã ghé về tòa giám mục này trọ đêm sau khi thăm viếng Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu, Giáo Xứ Xuân Hóa, Giáo Xứ Xuân Hòa và Giáo Xứ Xuân Phong chiều hôm trước, Chúa Nhật 15/10/2017. Hôm nay, sáng Thứ Hai 16/10, áp ngày trở về Hoa Kỳ, phái đoàn THĐC HK, theo lịch trình đã được điều chỉnh từ ngày 12/10, dự tính sẽ đến thăm Giáo Xứ Liên Thủy, Giáo Xứ Trung Lễ và Giáo Xứ Phú Nhai buổi sáng, sau đó sẽ về Hà Nội để tham quan 36 phố phương của một Thăng Long Thành hoài cổ này trước khi lại tiếp tục phải xa rời quê hương đất nước Việt Nam thân yêu...

Sáng sớm hôm đó, dậy trước 4 giờ, thằng em tâm phương này lò mò một mình đi tìm chỗ cầu nguyện ở một căn phòng phía cuối hành lang của dẫy phòng ngủ trên lầu hai, trong ấy bấy giờ chẳng có ai, tất cả chìm trong mờ mờ tối tối, cứ tưởng là nhà nguyện, sau đó mới biết đó chính là Vương Cung Thánh Đường của Giáo Phận.

 

Thế rồi sắp tới giờ Kinh Phụng Vụ Ban mai là 4:30 sáng thì các đèn bắt đầu được bật lên, trước hết ở trên cung thánh, sau đó một chút mới tới cả nhà thờ, khiến nhà thờ bấy giờ trở nên uy nghi lộng lẫy hơn, cao rộng to lớn hơn, khiến em bé đến sớm này tưởng là một Vương Cung Thánh Đường của giáo phận hơn là nhà thờ thường.

 Sau Kinh Ban Mai, có các sơ ở ngoài vào tham dự, là Thánh Lễ đồng tế (bao gồm cả 3 cha trong phái đoàn) vào lúc 5 giờ, kéo dài hơn kém 45 phút, và sau đó thinh lặng cầu nguyện cho tới khi điểm tâm sáng vào lúc 6 giờ 30.

(vị chủ tế phải leo bậc thang mới có thể cất Bánh Thánh còn dư vào Nhà Tạm ở ngay đằng sau bàn thờ)

Sau Thánh Lễ, trong khi cám ơn hiệp lễ bên trong Nguyện Đường của Giáo Phận thì trời bên ngoài bắt đầu từ từ rạng sáng để cảnh vật hiện lên rõ ràng hơn nguyên vẹn hình hài của mình trước ống kính của một con người sống với cả hiện tại, quá khứ và tương lai, cần phải được nắm bắt ngay một lúc, qua các hình ảnh chụp được trong giây phút hiện tại, để lưu niệm một quá khứ, cho một tương lai sẽ không bao giờ còn những giây phút hiện tại ấy nữa, cho dù con người ấy có trở lại thì với những con người khác và với tâm tình khác hẳn lúc bấy giờ.

(từ ngoài cổng bắt đầu tiền vào khuôn viên Tòa Giám Mục mà ngay trước mặt ở cuối con đường là chính ngôi Nguyện Đường của Giáo Phận được xây trên cao với các thang cấp đi lên)

(con đường chính dẫn từ cổng vào Nguyện Đường của Giáo Phận, đi qua một khuôn viên rộng có nhiều cảnh sắc)

(bên trái của khuôn viên từ cổng vào)

(Ở khu khuôn viên, hai bên ngay trước Nguyện Đường của Giáo Phận, có một ngôi vườn có thể đặt tên là Vườn Ave Maria, bởi trên tường ở cả hai phía có tới trên 150 tấm bia đá khắc Kinh Kính Mừng bằng các thứ tiếng khác nhau trên thế giới, đồng thời cũng có một số cổ vật khác nữa, như chuông chùm hay mâm phèng hoặc đàn Đavít hay kèn đồng hoặc biểu vật khác như chuỗi mân côi v.v.)

Cảnh nhìn từ hành lang lầu hai

 

Phía hông trái của tòa nhà từ Nguyện Đường của Giáo Phận

Phìa sau tòa nhà là nhà bếp và vườn rau cùng hồ nước gần phòng ăn

 

(hành lang dẫy phòng từ đằng sau ra đằng trước)

(khuôn viên Tòa Giám Mục luôn có người đến chăm lo theo hướng dẫn của cha quản lý giáo phận)

(cổng ngang hông, đúng hơn là cổng chính của Tòa Giám Mục, từ Nhà Thờ Chính Tòa vào, ở cuối nhà thờ, phía bên kia đường, có trưng bày một số hình ảnh liên quan đến Giáo Phận Bùi Chu)

(Sau điểm tâm phái đoàn THĐC HK lên xe van của cha quản lý giáo phận Trần Hưng Đạo do chính cha chở đi)

 

Giáo Xứ Liên Thủy

 

Cái Nôi Đồng Công

Giáo Xứ Liên Thủy đúng là "cái nôi" phôi dựng của Dòng Đồng Công, nơi trước và sau khi nhóm anh em Đồng Công bấy giờ được trở thành một Hội Đạo Đức - Pia Unio và gọi là Đoàn (nên mới có Kinh Dâng Đoàn được anh em theo tục lệ dòng đọc mỗi ngày sau phép lành đầu ngày cho tới nay), và cái nôi Đồng Công Liên Thủy ấy, theo quan phòng thần linh, kéo dài cho tới ngay trước khi hiến pháp dòng được Tòa Thánh chính thức công nhận vào cuối năm 1952.

Lý do Đấng sáng lập dòng Đồng Công là Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ được lệnh chuyển từ Giáo Xứ Dương A về Giáo Xứ Liên Thủy cũng trực tiếp liên quan đến ý hướng và công việc lập dòng của ngài, cũng như đến thành phần và con số nhân sự càng ngày càng kéo nhau vào "dòng Cha Thủ", như suy đoán, là do Đức Cha muốn kiểm soát các hoạt động riêng tư của Cha Thủ về vấn đề lập dòng. Thế nhưng, không ngờ, Giáo Xứ Liên Thủy lại trở thành nơi thuận tiện hơn Giáo Xứ Dương A cho việc phát triển dòng. Và khi Cha Thủ mau mắn tuân lệnh Đức Cha bỏ Giáo Xứ Dương A về Giáo Xứ Liên Thủy, ghé đến Tòa Giám Mục trình diện ngài thì mới biết ngài đã hoãn lệnh đổi xứ, nhưng mọi sự đã xẩy ra theo ý Đấng Quan Phòng Thần Linh có lợi cho một hội dòng đã được Trời Cao soi động sáng lập qua Cha Thủ.

Ở Giáo Xứ Liên Thủy này, Cha Thủ không phải chỉ lợi dụng địa thế và uy thế thuận lợi để hiện thực và phát triển mộng ước lập dòng của ngài, mà ngài thực sự ý thức được tất cả vai trò chính yếu của ngài là Chánh Xứ đối với đàn chiên được Đấng Bản Quyền trao phó cho ngài phụ giúp chăm sóc lợi ích tối đa cho họ. Có lẽ nhờ đó mà ngài sau này những hoạt động mục vụ ở đây đã trở thành chính tục lệ dòng và chủ trương của dòng (như tôn sùng Đức Mẹ, tôn sùng Thánh Thể và tôn sùng Đức Thánh Cha; như tinh thần và việc tận hiến cho Đức Mẹ, hay công cuộc truyền bá lòng sùng kính Mẹ Fatima v.v). Cũng có thể, ngược lại, ngài lấy những gì ngài dạy anh em Đồng Công theo ngài từ lúc ban đầu làm để áp dụng ở các giáo xứ ngài coi sóc. Theo trình thuật của Anh Ngô Châu Minh trong bài đầu tiên "Sơ Lược Cuộc Đời và Sự Nghiệp Anh QP" trong tập "Người Khai Sáng - Lý Tưởng Đồng Công", trang 13-14, Cha Thủ đã hết mình phục vụ Giáo Xứ Liên Thủy như sau:

"Ngài tích cực cổ động mệnh lệnh Fatima, cách riêng tôn sùng và đền tạ Trái Tim Mẹ, cổ võ tôn sùng Thánh Thể và Thánh Tâm, cổ động sùng mộ Đức Thánh Cha.

"Đặc biệt là ngài long trọng hiến dâng giáo xứ Liên Thủy cho Trái Tim Đức Mẹ và khích lệ các gia đình tôn vương Mẫu Tâm.

"Phong trào tôn vương Mẫu Tâm này lan rộng sang các giáo xứ và lan ra cả đến giáo phận Bùi Chu: Năm Thánh Mẫu hoàn cầu 1953-1954, Đức Cha Phạm Ngọc Chi long trọng tổ chức cuộc hiến dâng giáo phận Bùi Chu cho Trái Tim Mẹ tại nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu, và trao cho Dòng Đồng Công nhiệm vụ Ủy Ban Năm Thánh Mẫu Giáo Phận.

"Việc tông đồ cho Trái Tim Mẹ còn đưa tới việc thành lập những hội đoàn Thánh Mẫu ngoài khu vực Liên Thủy. Đó là các Hội Mẫu Tâm Công Chức, Mẫu Tâm Học Sinh, Mẫu Tâm Quân Nhân, và Mẫu Tâm Thương Gia.

"Cha Xứ Liên Thủy còn góp công vào việc truyền giáo của giáo phận: đầu tháng 9 năm 1950, ngài mở một lớp huấn luyện truyền giáo cho chừng 50 thày giảng tại Liên Thủy.

"Ngài mở các lớp giáo lý cho từng giới giáo dân vào năm 1951, và các lớp bở túc văn hóa cho thanh thiếu niên, đặc biệt là mở trường tiểu học cho trẻ em theo đúng qui thức chính phủ.

"Để nâng cao văn hóa giới trẻ, ngài thành lập Ký Túc Xá Nhất Chí đón nhận các học sinh nghèo ở xa đến trọ để đi học Trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn được khai mở từ năm 1951. Và để cung cấp tài liệu học tập cho các học sinh, ngài mở nhà sách Đồng Tâm. Cũng trong lãnh vực văn hóa, ngài tổ chức các buổi văn nghệ rất vui và hào hứng.

"Cha Xứ Liên Thủy cũng có những hoạt động xã hội đáng kể: Lập 'Nhà Chúa Lên Trời' thu nhận những trẻ nam mồ côi. Lập 'Nhà Mẹ Thăm Viếng' thu nhận một số thanh thiếu nữ chạy loạn từ nhiều nơi đến Liên Thủy".

Tại chính Giáo Xứ Liên Thủy này còn được ghi dấu những tháng ngày chuyển mình của Đoàn Đồng Công từ Hội Đạo Đức - Pia Unio thành Dòng Đồng Công. Không thể nào quên được giây phút vui mừng hớn hở khôn lường vào chiều ngày 26/12/1952, khi Anh Cả và anh em Đoàn Đồng Công bấy giờ đột nhiên nghe quản lý giáo phận Trần Đức Huân từ tòa giám mục sang báo tin rằng Đức Cha vừa nhận được văn thư của Tòa Thánh báo tin phê chuẩn hiến pháp dòng để Đoàn Đồng Công thành Dòng Đồng Công.

Ngay tối hôm đó, một phiên họp bất thường sau bữa ăn tràn đầy niềm vui về chuyện thành dòng của Đoàn Đồng Công, diễn ra tại phòng của Anh Cả để chuẩn bị cho Lễ Khai Dòng bấy giờ được quyết định vào ngày 2/2/1953. Đến chiều ngày 28/12, Anh Cả ban hành một chương trình Tuần Cửu Nhật Tạ Ơn: sáng có Thánh Lễ trọng; trưa có Chầu Thánh Thể trọng; tối có Chầu Mẹ trọng thể vào lúc 10 giờ, mỗi anh em lần trọn 1 tràng 150 Kinh Mân Côi (chưa kể mỗi người thêm 7 tràng kinh Mân Côi nữa trong suốt tuần chín ngày này.

Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày 28/12/1952, Đức Cha Phạm Ngọc Chi thân hành sang tận Liên Thủy để chính thức báo tin và trao cho Cha Thủ Sắc Lệnh Thành Lập Dòng của ngài như Tòa Thánh qui định. Đồng thời chính Đức Cha cũng tuyên bố cho toàn giáo phận biết ngày mùng 2 tháng 2 năm 1953 là Ngày Khai Dòng của Tân Hội Dòng Đồng Công, ngày được Cha Thủ cho ngài biết.

Sắc Lệnh thành lập dòng của Đấng Bản Quyền Địa Phương là những gì cần phải làm theo qui định của Tòa Thánh trong văn thư gửi Đức Cha Phạm Ngọc Chi đề ngày 15/12/1952:

"Thưa Đức Cha, Hiến Pháp Dòng bản quốc Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc Đức Cha gửi sang Thánh Bộ thẩm sát đã được các vị Giáo Vấn xem xét cẩn thận. Nay việc kiểm duyệt đã xong. Bản luật đề nghị đã được sửa đổi như nhận thấy trong bản đính kèm đây. Một số khoản luật cũng phải viết lại theo đúng Nội Quy của Phòng Tư Vấn Thánh Bộ, như đã ghi chú trong nguyên bản. Vì Dòng thuộc Giáo Phận nên Đức Cha cứ chiếu theo chính bản đã đệ trình Đức Cha để chuẩn y Hiến Pháp Dòng mà không ngăn trở gì. Nhưng trước khi chuẩn y Hiến Pháp, xin Đức Cha ban bố Sắc Lệnh Thành Lập Dòng..."

Phái đoàn THĐC HK từ Tòa Giám Mục Bùi Chu đã đến Giáo Xứ Liên Thủy vào sáng ngày Thứ Hai 16/10/2017 dưới bầu trời âm u khi chúng tôi đang ở trong nhà xứ và ướt mưa khi ra nhà thờ kính viếng. Ở đó, họ đã vào nhà xứ ghé thăm Cha Chánh Xứ Ngô Viễn, sau đó đi tham quan các dấu vết lịch sử liên quan đến Cha Thủ, rồi trở ra thăm nhà thờ trước khi sang thăm viếng Nhà Thờ Giáo Xứ Trung Lễ gần ngay đấy. 

 

Vào nhà xứ ghé thăm Cha Chánh Xứ Ngô Viễn

 

(nhà thờ từ nhà xứ nhìn ra)

(phía cánh trái của nhà xứ toàn là các ao hồ)

(trên tường của phòng khách nhà xứ còn trưng bày hình ảnh của các Chánh Xứ, tất cả đếm được 16 cha, mỗi bên tường 8 cha, mà theo thứ tự thì đầu tiên là "Linh Mục Đaminh Trần Đình Thủ")

Từ Cha Chánh Xứ Trần Đình Thủ vào năm 1946 cho đến cha chánh xứ hiện tại là Cha Ngô Viễn, vị linh mục đã cho phái đoàn THĐC HK biết rằng cả giáo dân ở đây lẫn chính bản thân ngài đều mong chờ Dòng Đồng Công trở lại tiếp nối sự nghiệp của Cha Thủ, thậm chí chính Đức Cha của giáo phận cũng thế. Sau đó cha chánh xứ đương nhiệm đột nhiên nói riêng với em tâm phương này rằng: "Đức Cha bảo rằng chưa thấy bề trên nói gì hết".

Không biết lý do tại sao bề trên chưa ngỏ ý: một là vì chưa biết ý của Đức Cha, hai là biết rồi nhưng chưa đến lúc ngỏ lời, ba là chưa thấy cần đến đó bởi anh em Đồng Công đang giúp ở chỗ khác đắc lực hơn, như ở Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu, Giáo Xứ Xuân Hóa, Giáo Xứ Xuân Hòa, Giáo Xứ Xuân Phong v.v., bốn là cũng có thể đang cân nhắc trước lời khuyên đừng đến của các cha Dòng Don Bosco đã từng giúp xứ nhưng bất khả kham nên đã bỏ cuộc v.v. Tóm lại, lý do là tại thời điểm chưa chín mùi, tại "giờ của Ta chưa đến" (Gioan 2:4).

Theo tin tức cho biết thì chính ở giáo xứ này cha quản lý địa phận đang được Đức Cha trao cho trách nhiệm giải quyết vấn đề đất đai do giáo dân trong xứ chiếm của giáo xứ. Chính quyền chưa giải quyết. Khi vừa đến nhà xứ và vừa thấy ông trùm, cha quản lý đã hỏi ngay tình hình đất đai ra sao... Bên Việt Nam là như thế đó. Ở Nhà Thờ Cửa Lò Nghệ An sáng Thứ Năm 12/10 cũng chẳng hơn gì, sau lễ, được cha xứ mời vào phòng khách, ở đó phái đoàn được ngài kể cho những chuyện ngài phải lấy luật lệ ra đối đầu với chính quyền, mà ngay chính trong ban hành giáo cũng có tay trong của họ gài vào v.v. 

 

 

Tham quan các dấu vết lịch sử liên quan đến Cha Thủ

 

Cha Chánh Xứ Ngô Viễn đã dẫn anh em ra đằng sau nhà để chỉ cho anh em thấy một số dấu vết còn lại từ ngày xưa. Chẳng hạn như những thứ sau đây:

(mốc nền bức tường của nền nhà xứ ngày xưa)

Bể nước ngay ở cửa nhà xứ ra sau vườn, có từ thời Cha Thủ, vị sau này cũng có một hầm nước ở Nhà 30 Gian Thủ Đức để cung cấp nước cho chung dòng khi cần, bao gồm cả đệ tử viện mà em tâm phương này đã từng gánh nước từ hầm nhà 30 gian về đệ tử viện năm 1965 xưa.

(con đường từ hiên đằng trước nhà xứ hướng về phía Nhà Xứ Trung Lễ bên kia hồ nước)

(những cây cọc còn giơ đầu lên trên hồ nước là dấu mốc của cây cầu ngày xưa nối bên này Giáo Xứ Liên Thủy với bên kia Giáo Họ Trung Lễ)

 

Trở ra thăm nhà thờ giáo xứ

 

Bên phải nhà thờ từ nhà xứ ra

Bên trong nhà thờ

(Khi Anh Cả về làm chánh xứ Liên Thủy năm 1946 thì hai năm sau em tâm phương của anh mới vào đời)

Ra ngoài nhà thờ trước khi lên xe

(Đài Thánh Giuse ở bên trái cuối nhà thờ và trước hội quán xây năm 1949 thời Cha Thủ đang làm chánh xứ)

(Đài Đức Mẹ cuối nhà thờ, ở bên trái từ cổng vào và gần cổng vào, đằng sau giống như một hội quán mới)

(Tháp bên cánh phải nhà thờ từ cổng vào xây xong từ năm 1938, năm Cha Thủ dạy triết và linh hướng chủng viện)

(Tháp bên cánh trái của nhà thờ từ cổng vào xây xong từ năm 1937, năm Cha Thủ mới chịu chức linh mục)

 

Giáo Họ Trung Lễ

 

 Cha Thủ không coi sóc Giáo Họ Trung Lễ, nhưng Trung Lễ là một trong 4 giáo họ thuộc phạm vi của giáo xứ Liên Thủy, nên Giáo Họ Trung Lễ cũng gián tiếp ở trong phần trọng trách mục vụ của ngài. Về phần Đoàn Đồng Công thì ở địa danh của Giáo Họ Trung Lễ này mới thực sự là nơi bắt đầu có cơ sở riêng biệt của Hội Đạo Đức Đồng Công bấy giờ, chứng tỏ Đoàn Đồng Công thuở ban đầu ấy, về mặt cơ sở, đã không còn bé bỏng cần phải (từ năm 1946 khi Đấng sáng lập về làm chánh xứ) ở trong "cái nôi" Giáo Xứ Liên Thủy là một cơ sở của Giáo Phận Bùi Chu chứ không phải của riêng mình.

 Chính Đức Cha Phạm Ngọc Chi, vị mục tử thứ hai của Giáo Phận Bùi Chu đã chỉ cho Đoàn Đồng Công những khu đất để bắt đầu đặt trụ sở chính ban đầu của dòng tương lai. Chẳng hạn như khu đất 7 mẫu ở đầu làng Liên Thủy, hay mảnh đất mới ở vùng Chí Thiện. Rất tiếc cả hai khu đất này không thuận tiện cho lắm. Bởi thế, sau khi Đức Cha đã gửi hiến pháp của dòng sang Tòa Thánh để xin châu phê lập dòng, ngài mới quyết định lấy khu đất Nhà Phước Trung Lễ cho Cha Thủ để lập tu viện cho Hội Đạo Đức Đồng Công Đoàn. Việc nhận đất bắt đầu từ lễ Thánh Đaminh (bấy giờ) là mùng 4/8/1952, những đến ngày 24/8 mới chính thức tiếp thu.

Khu đất này rộng chừng 4 mẫu, nằm ngay ở đầu Nhà Thờ Họ Trung Lễ, có nhiều ao chuôm và ruộng trũng. Phía đất cao là nhà ở, gồm 3 căn nhà trệt lợp ngói, tường xây. Phía sau là nhà bếp, nhà chăm nuôi, chật hẹp và thiếu ánh sáng. Vì thế cần phải chỉnh trang lại cho hợp với nhu cầu của Đoàn Đồng Công. Anh Đinh Minh Đạo, một chuyên viên thầu khoán, sau này đã từng xây chủng viện cho Giáo Phận Đà Nẵng của Đức Cha Phạm Ngọc Chi, bấy giờ đã được ủy nhiệm remodeling tức tu sửa khu nhà này, với sự trợ giúp về tài chính và vật liệu của cha quản lý giáo phận Trần Đức Huân.

Tuy nhiên, cho dù có chỉnh trang tu sửa thế nào chăng nữa, về diện tích và cấu trúc, nó vẫn không đủ cho số anh em Đoàn Đồng Công bấy giờ với đủ mọi sinh hoạt tu trì cần thiết. Nó chỉ đủ chỗ ngủ nghỉ và kinh nguyện cho Đội Nhà Tập, cũng như cho Đội Nhỏ Magnificat, còn muốn ăn uống và cần sân chơi phải về lại bên Giáo Xứ Liên Thủy. Thế nhưng, chính ở nơi đây lại là nơi có lớp tập đầu tiên của dòng và là nơi khai dòng ngày 2/2/1953.

Trụ sở mới đầu tiên của Hội Đạo Đức Đồng Công Đoàn này chỉ chính thức khai trương trước ngày khai dòng gần 1 tháng. Đó là vào ngày 1/5/1953, Anh Cả đã chủ sự lễ nghi làm phép nhà nguyện và khu mới này. Hôm sau, ngày 6/1, Anh Cả chủ tế Thánh Lễ trọng để khánh thành Khu Nhà Dòng đầu tiên này, và công bố 36 anh em, trong đó có 3 linh mục, được chọn vào nhà tập tiên khởi của dòng, sẽ được thực hiện vào chính ngày khai dòng 2/2/1953.

Thật ra, vì Hiến Pháp Dòng đã được Tòa Thánh công nhận từ ngày 15/12/1952, căn cứ vào văn thư của Tòa Thánh gửi Đức Cha Phạm Ngọc Chi về việc phê chuẩn hiến pháp của Dòng Đồng Công, nên Khu Vực mới ở Trung Lễ bấy giờ thực sự là trụ sở đầu tiên của Dòng Đồng Công hơn là Đoàn Đồng Công với tư cách Hội Đạo Đức như từ ban đầu nữa.

Phái đoàn THĐC HK đã được cha quản lý giáo phận tiếp tục chở từ Giáo Xứ Liên Thủy sang Giáo Họ Trung Lễ, tuy chỉ cách nhau có cái hồ nước mà phải đi mất 10 phút lái xe theo đường vòng vèo theo ruộng đất, nhất là qua mấy khu nhà của dòng nữ gần đó trong số tất cả 5 dòng nữ ở gần Tòa Giám Mục, như Giáo Xứ Liên Thủy và Giáo Họ Trung Lễ liên quan đến Dòng Đồng Công xưa cũng ở gần Tòa Giám Mục vậy. 

(Hai bên nhà thờ có 14 chặng đường Thánh Giá và lối đi lót gạch)

(Ở đằng sau 8 chặng đượng Thánh Giá từ VIII đến XIV phía bên phải nhà thờ từ đầu nhà thờ xuống là một hồ nước và bên kia hồ nước là "Trung Tâm Mục Vụ Giáo Họ Trung Lễ - Xây Dựng 1999, nâng cấp 2012")

Bên trong Nhà Thờ Giáo Họ Trung Lễ

(Cấu trúc ở đằng sau Bàn Thờ giống như bên Nhà Thờ Giáo Xứ Liên Thủy, cũng có 3 tượng ở bên trên, Chúa ở giữa, Đúc Mẹ bên phải Chúa, Thánh Giuse bên trái, nhưng nếu so sánh kỹ thì ba tượng hơi khác nhau một chút)

(Bàn thờ và 3 tượng bên trên tường của Nhà Thờ Giáo Xứ Liên Thủy)

(Tượng Đức Mẹ ở trên bức tường của bàn thờ Giáo Họ Trung Lễ, chứ không phải tượng Đức Mẹ ở bên Giáo Xứ Liên Thủy, được ông trùm cho biết là từ thời Cha Thủ)

(Sau khi chụp chung một tấm hình trước cung thánh,

anh em được dẫn sang bên trái cung thánh để kính viếng Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Trung Lễ)

(Cái chuông này cũng được ông trùm cho biết là từ thời Cha Thủ vẫn còn được cẩn thận lưu giữ cho tới nay)

(Bức Ảnh trong tấm banner hội đoàn ở nhà thờ này là một loại hình nổi hẳn lên chứ không phải loại hình thêu)

Trở ra ngoài Nhà Thờ

Đài Thánh Tử Đạo Việt Nam Phêrô Đỗ Văn Chiểu cuối nhà thờ, vị tử đạo anh em đã kính viếng trong nhà thờ. Ngài sinh ở Trung Lễ thuộc Giáo Xứ Liên Thủy Nam Định năm 1797 và được phúc tử đạo ngày 26/6/1838, nhất định không chịu bước qua Thánh Giá, trái lại, còn dùng lý lẽ trần gian để biện chứng cho hành động đức tin bất khuất của mình trước mặt quyền lực trần gian: "Đức Chúa Trời là Chúa thật, là căn nguyên của mọi sự, người ta phải thờ lạy kính mến ngài. Vì thế tôi không giám bước qua Thánh Giá, chắc chắn tôi không làm được điều đó" (lần đầu) và "Khi quan lớn nằm nghỉ, quan có bằng lòng để cho người con của quan đạp lên không? Phương chi Đức Chúa Trời là Chúa trời đất, mọi người phải kính thờ thì làm sao tôi dám bước qua ảnh của người" (lần cuối).

(Nhà Thờ Giáo Họ Trung Lễ nhỏ gọn hơn và không đồ sộ bằng Nhà Thờ Giáo Xứ Liên Thủy)

(Bên hông nhà thờ phía Đài Thánh Tử Đạo Đỗ Văn Chiểu, đối diện với Trung Tâm Mục Vụ bên kia cuối nhà thờ)

Dấu Vết Trụ Sở Đồng Công Ngày Xưa

(Bức tường này được các vị thâm niên kỳ cựu tháp tùng bấy giờ cho biết là dấu vết còn lại của khu nhà dòng xưa)

(Dấu vết khu nhà Đồng Công xưa ở đầu nhà thờ vẫn còn đó: từ bờ nền tường trở lên...)

(lên cho tới dấu mầu tường đậm hơn bên trên được chắp vá cho bức tường hiện tại cao hơn trước)

(Người em thuộc thế hệ môn sinh thứ hai của Đấng sáng lập, tuy đã xuất nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi Lý Tưởng Thánh Đồng Công, rất hân hạnh đứng ở vị trí trụ sở đầu tiên của dòng ở Trung Lễ này 64 năm sau 1953-2017)

(Nhà Thờ Giáo Họ Trung Lễ, "Xây Dựng 1906 Đại Tu 2003", từ nhà xứ ở bên ngoài bức tường lịch sử nhìn lại)

(Đúng là Bùi Chu nói chung và Trung Lễ nói riêng, nơi có nhiều ao hồ, đúng như phái đoàn đi qua đã thấy)

(Nghe nói đâu đây ở căn nhà này cũng có dấu vết phòng của Cha Thủ ngày xưa)

(Từ nhà xứ trở lại nhà thờ qua cùng một lối đi để lên xe đến kính viếng ngôi nhà thờ lịch sử của Giáo Xứ Phú Nhai)

 

 

Đền Thánh Phú Nhai

 

Liên quan tới đời tu của Chú Tiểu Chủng Sinh Phán

 

Thật ra Giáo Xứ Phú Nhai nói riêng và địa danh Phú Nhai nói chung (trong lịch sử của Giáo Hội Việt Nam ở Giáo Phận Bùi Chu) không có liên quan trực tiếp nào đến nguồn gốc của Dòng Đồng Công, nhưng, lại có liên quan phần nào một chút tới thời gian tu trì niên thiếu của chú Phán thời bấy giờ, như được Anh Ngô Châu Minh đề cập tới trong bài viết "Sơ Lược Cuộc Đời và Sự Nghiệp Anh QP" như sau:

"Cậu Phán về gia đình được gần hai tháng, thày Thận biết tin liền tới Đồng Quan hỏi lý do cậu bỏ về. Thầy viết một lá thư trình rõ sự việc cho Cha Chính, rồi thúc cố Tri dẫn cậu Phán và cầm thư sang Phú Nhai cho Cha Chính vì thầy Thận tin tưởng ở Cha Chính.

"Vâng ý thầy, cha con cố Trí liền sang ngay Phú Nhai. Cậu Phán được trao cho cha Mariano Luis Định, O.P, nhận làm nghĩa tử, cùng với cậu Hoàng Văn Đoàn. Cậu Đoàn rất thân tình với cậu Phán, vì là anh em cùng một nghĩa phụ....

"Thấy cậu Phán đã 16 tuổi, cha Định hối thúc cậu học để kịp dự kỳ thi vào tiểu chủng viện. Ngày thi tới, có tất cả hơn 200 thí sinh từ khắp các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định mà chỉ đậu được có 51 người, cậu Phán đứng 11. Ngày hôm sau, 51 cậu trúng tuyển được đáp thuyền xuống Tiểu Chủng Viện Ninh Cường để nhập học. Về đây, vì lớp trên đã có cậu Phán, nên Bế Trên đổi tên cậu Phán là Phan.

"Các môn học tại Tiểu Chủng Viện Ninh Cường thời đó gồm La ngữ, giáo lý, toán học, địa lý, thế giới sử, vật lý. Riêng La ngữ và giáo lý phải học trong suốt 5 năm. Các môn kia chỉ học mỗi năm 1 môn, mỗi tuần 1 giờ. Từ năm 1925, theo lệnh Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, chủng sinh được học thêm Pháp ngữ mỗi tuần 1 giờ. Vì có trí khôn xuất sắc nên cuối niên học, cậu Phan chiếm bậc nhất về Langữ và đứng nhì về các môn khác, nhất là Pháp ngữ. Do đó, sau khi làm linh mục, Cha Thủ rất dễ đọc sách La và Pháp ngữ.

"Trong niên khóa thứ bốn của cậu Phan, một biến cố đáng tiếc xẩy ra tại Tiểu Chủng Viện Ninh Cường là các chủng sinh làm reo bãi khóa, đương thời gọi là 'vỡ trường'. Lý do là cha tràng chánh vắng nhà, cha tràng phó bắt các chủng sinh phải học 3 ngày Tết Đinh Mão 1927. Cậu Phan và một số đứng đắn không chịu hùa tập với lũ đông làm reo, nhưng phải ẩn núp sợ họ lôi kéo. Vì chủng sinh vỡ trường ra đi, cậu Phan đành phải về Phú Nhai. Sau vài hôm Bề trên giáo phận ra thư kêu gọi chủng sinh trở lại chủng viện. Cậu Phan cũng trở lại học cho hết niên khóa 1926-1927, rồi sau kỳ hè, học tiếp niên khóa 1927-1928 là khóa cuối cùng của cậu tại tiểu chủng viện".

Vấn đề ở đây là nếu Cậu Ấm Trần Văn Phán, sau khi bất mãn ở Nhà Xứ Trung Thành bỏ về, vì cậu không chấp nhận tình trạng kỳ thị bất công giữa con cái của cha chánh xứ và cha phó xứ (Cha Thiệp là phó xứ đang coi các cậu trong đó có Cậu Phán được Cha Chính giáo phận trao phó), và sau đó cũng không chịu theo thân phụ của mình là cố Trí, làm theo lời khuyên của Thày Thận là nghĩa tử của Cha già Thức chánh xứ Đồng Quan, người đã từng nâng đỡ đời tu ra ra vào vào cả 7 lần của Cậu Phán khi còn ở Giáo Xứ Đồng Quan trước đây, thì Cậu Phán đã không từ Phú Nhai gia nhập Tiểu Chủng Viện Ninh Cường, để tiếp tục làm linh mục thành Cha Thủ, vị sáng lập Dòng Đồng Công sau này. Bởi thế, Phú Nhai cũng là một điểm chuyển tiếp, một bàn đạp của chàng thiếu niên Trần Đình Phán năm cậu ở vào tuổi tròn trăng 15-16.

Phái đoàn THĐC HK được cha quản lý Bùi Chu chở đến Nhà Thờ Giáo Xứ Phú Nhai là một trong những danh lam thắng cảnh về tôn giáo của Giáo Phận nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung. Gần trưa hôm ấy trời vẫn cứ âm u và tiếp tục mưa ướt át.

 

Tiến đến Đền Thánh Phú Nhai

Bên trong khuôn viên Đền Thánh bao gồm cả Nhà Thờ Phú Nhai

(nguyên ở Phú Nhai không đã có 83 vị được phúc tử đạo)

Bên Trong Vương Cung Thánh Đường Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai

(Nhà thờ vẫn còn tòa giảng hình chôn ốc giữa lòng nhà thờ như xưa, khi chưa có microphone, để nghe cha giảng)

(Ở chính trên tường cung thánh bên trên bàn thờ cũng trưng bày 3 bức tượng như ở Giáo Xứ Liên Thủy và Giáo Họ Trung Lễ, nhưng ở đây Tượng Mẹ Vô Nhiễm ở giữa vì là Đền Thánh Mẹ Vô Nhiễm)

(Trong một cái hầm ở cuối nhà thờ có đặt một quan tài được dùng để an táng thai nhi vô tội bị triệt sinh,

theo suy đoán của người viết thì ý nghĩa của nó liên quan đến Ơn Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ Maria)

Trở ra ngoài Đền Thánh

(Hai bên Đền Thánh từ cổng vào, bên phải có 14 Chặng Đàng Thánh Giá,

bên trái có 20 chục Mầu Nhiệm Mân Côi bao gồm cả 5 Sự Sáng)

Về lại Tòa Giám Mục Bùi Chu để sang xe lên Hà Nội

 

 

Giáo Xứ Chánh Tòa Bùi Chu

 

(Bên ngoài và bên cạnh Tòa Giám Mục là Giáo Xứ Chính Tòa Bùi Chu)

 

Trong Nhà Thờ Chính Tòa Bùi Chu đặc biệt nhất là danh sách và hài cốt của các Vị Tử Đạo Việt Nam thuộc Giáo Phận Bùi Chu nói chung nhất là ở Phú Nhai, bên phía phải của nhà thờ chính tòa từ dưới lên, ngang với gian cung thánh. Hình như chính vì Giáo Phận Bùi Chu đẫm máu tử đạo nhất trên giải đất quê hương đất nước Việt Nam, và nếu máu tử đạo là hạt giống đức tin, thì phải chăng bởi thế mà trong một không gian hạn hẹp của nguyên tỉnh Nam Định, đã có một mật độ tín hữu Công giáo đông nhất Giáo Hội Việt Nam, và cũng chính ở nơi đây, Giáo Phận Bùi Chu này, theo thiên duyên tiền định, từ thập niên 1940, một giọt máu trổ bông nào đó đã trở thành một hội dòng thuần túy của người Việt Nam và cho người Việt Nam đầu tiên là

Dòng Đồng Công (CMC) - Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (CRM)

 

 

 

Phần Một

 

Hành Trình Truyền Giáo 

 

 

Nhập Cuộc Hành Trình 

 

1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai

2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam

3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên

4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Xứ Trại Sơn và Giáo Họ Đá Mài

 

5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo ĐC và Giáo Xứ Văn Thạch 

 

 

 

 

Phần Hai

 

Về Nguồn Đồng Công 

 

6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn 

 

7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX

 

8- Đồng Quan Giáo Phận Thái Bình

 

9- Giáo Phận Bùi Chu

 

10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu

 

 

Phần Ba

Việt Nam 2017

 11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa

12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội

 Về Một Chuyến Đi