HỘI
THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC
Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)
Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017
của
Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ
Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
VỀ MỘT CHUYẾN ĐI
Phút giây cuối
Lên đường về
Từng Cảm Nhận
Không ngờ chuyến viếng thăm các giáo điểm truyền giáo của dòng của phái đoàn đại diện THĐC HK đã thực sự trở thành một cuộc Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017. Và cũng không ngờ chuyến đi lần đầu tiên của THĐC HK trong vòng 2 tuần lễ (4-17/10/2017, kể từ khi rời Mỹ) đã chấm dứt mau thế. Chẳng khác nào như chiếc xe đò thắng gấp khiến hành khách trên xe bị dội lại. Bởi thế, giờ đây, cho dù nó đã vĩnh viễn trở thành lịch sử, thành quá khứ, nó vẫn tiếp tục còn vang dội trong cõi lòng của từng anh em tham dự và vẫn còn gây tác dụng hậu chấn nơi cuộc đời của những con người đã tận mắt nhìn và tận tai nghe thấy tất cả những gì đang diễn tiến nơi Nhà Mẹ Thủ Đức của dòng, cũng như nơi các chốt điểm truyền giáo của dòng, và cả nơi các gốc điểm lịch sử của một hội dòng thuần túy của người Việt Nam và cho người Việt Nam chúng ta.
Riêng
PĐ đại diện THĐC HK 2017 cảm thấy rất hân hạnh và diễm phúc được tham dự chuyến
đi đầu tiên tuyệt vời (không biết có lần thứ hai hay chăng) này, vì trong khi hầu hết anh em
dòng, ở cả VN lẫn HK, chưa từng đến các thí điểm truyền giáo của chính dòng mình
tu, nhất là
về tới tận gốc điểm lịch sử của dòng, mà 8 anh em thân hữu Hoa Kỳ chúng em, trong số cả trăm
anh em, lại vừa mong muốn vừa hoàn toàn bất ngờ được vinh dự ấy.
Chuyến đi chẳng những đầy ý nghĩa về thời điểm lịch sử, 10 năm Anh Cả qua đời và
100 năm Fatima, mà còn chất chứa một giá trị trọng đại về tâm linh nữa, nơi tham dự viên (càng cảm nghiệm
càng sống Lý Tưởng Thánh Đồng Công, càng hỗ trợ và
vận động), nơi liên hệ anh em dòng nội ngoại (giữa anh am còn tu lẫn xuất dòng,
dù tu trước hay tu sau, giữa thế hế thứ
2 và thứ 3 được vinh dự sống với Đấng sáng lập), nơi việc đóng góp cộng tác truyền giáo
trong chính lần này (và dài dài trong tương lai).
Không ngờ chiếc xe 30 chỗ ngồi do 2 tài xế thau nhau lái, chở phái đoàn THĐC HK 8 người cùng với hai anh linh mục của dòng, đã trở thành lúc thì nguyện đường, lúc thì hội trường, lúc thì quán ăn.
Trước hết, chiếc xe bao giờ cũng là một nguyện đường vào ban sáng và ban chiều, khi anh em cùng
nhau cầu kinh Mân Côi ban sáng, thường vào lúc mới khởi hành, và cử hành Lòng
Thương Xót Chúa bằng Chuỗi Thương Xót ban chiều, vào lúc 3 giờ.
Sau nữa, chiếc xe còn trở thành một hội trường, mỗi khi anh em chia sẻ với nhau về các thí điểm truyền giáo của dòng sau dịp ghé thăm, hoặc về kỷ niệm ở những nơi liên hệ (như Lương Sơn Phan Rí hay Nhà Đá Qui Nhơn)hay chia sẻ với nhau về cảm nghiệm sống với Anh Cả, hoặc nghe đọc về Anh Cả, theo tập sách "Người Khai Sáng Lý Tưởng Đồng Công", em được Anh Kiên bất ngờ tặng và mang theo trong túi hành lý đeo vai của mình.
Sau hết, chiếc có những lúc trở thành một quán ăn hay quán giải khát lưu động, khi anh em cùng nhau thưởng thức các thứ trái cây từ gia đình cháu Anh Khiết (na, chôm chôm, sầu riêng) và gia đình Anh Khải (ngô, ổi, bưởi), hoặc kẹo bánh từ gia đình Anh Lưu Chủ (Viết Bạch), cũng như từ chính anh em xuống các trạm nghỉ để output “xả nước cứu thân” cũng như để mua thêm bánh kẹo, tiếp tục chia nhau nhâm nhi input trên xe cho tới bữa trưa hay bữa tối.
Có lẽ chung anh em đều đồng ý với nhau rằng:
Nhà hàng ngon nhất là Quán Ngon Hà Nội, nơi Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John MacCain ghé ăn hồi Tháng 5/2017.
Khách sạn sang nhất là Kim Cương Hotel ở Đảo Ngọc Xanh Thanh Thủy Phụ Thọ Miền Thương Du Bắc Việt.
Cao ốc sang nhất là Bitexco Financial Tower, nơi anh em đã lên tới thượng tầng thứ 50 ở Sài Gòn đêm 6/10.
Quán ăn thiên nhiên nhất là một quán ăn bên đường ven biển ở Càná trên đường từ Phan Rí Cửa ra Nha Trang.
Khu nhà ở và sinh hoạt tôn giáo có thể là rộng lớn nhất nước Việt Nam là Nhà Chung của Giáo Phận Thái Bình.
Chốt điểm truyền giáo của dòng khó khăn nhất, gay go nhất và nguy hiểm nhất là giáo điểm Đắc Pơ GP Kontum.
Trụ sở truyền giáo thảm nhất của anh em dòng là ở giáo điểm truyền giáo của dòng thuộc Giáo Phận Hưng Hóa.
Phi trường Nội Bài ở Hà Nội có thể là phi trường tân tiến hơn cả phi trường Tân Sơn Nhất ở thành phố Sài Gòn.
Phút giây cuối
Lễ tạ ơn
Sáng Thứ Ba 17/10/2017, ngày cuối cùng của chuyến đi, anh em qui tụ lại phòng ngủ 2 người của 2 anh linh mục Trần Khả và Thiên Khải để cùng nhau cử hành Thánh Lễ tạ ơn với nhau trong âm thầm, thay vì thuê taxi (như chiều hôm qua) lên Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội để dâng lễ chung với cộng đồng dân Chúa hôm ấy. Cuối lễ em đã đại diện phái đoàn ngỏ lời cám ơn 2 anh tour host và tour guide, kèm theo một chút quà tặng của riêng em, chưa kể sau lễ còn có những anh em trong phái đoàn âm thầm dúi tay riêng cho từng anh (cũng như cho 2 tài xế).
(Anh Trần Khả giảng lễ sáng hôm đó)
(Anh Nhất Tiến làm lễ vừa quay lên lẫn quay xuống ở trong một phòng ngủ khó xoay sở)
Dùng điểm tâm
(Đang điểm tâm thì Anh Phạm Cao Đích, Tổng Cố Vấn IIIvề truyền giáo của dòng, qua điện thoại của Anh Thiên Khải đưa cho em, đã ngỏ lời cám ơn phái đoàn đã viếng thăm cùng tặng quà cho các khu vực truyền giáo của dòng, chúc phái đoàn thượng lộ bình an và hẹn tái ngộ)
Chờ xe đón
(Đoàn người này là ai đây, đang tiến qua mặt phái đoàn THĐC HK bấy giờ đứng chờ xe ngay trước cửa hành lang chính của Khách Sạn Kim Liên. Thì ra, căn cứ vào hàng chữ ở lưng chiếc áo xanh đồng phục của nhóm thanh nam thanh nữ, họ là "Sinh Viên Tình Nguyện" thuộc "Học Viện Phụ Nữ Việt Nam". Trong một xã hội theo chủ nghĩa và chế độ cộng sản vô thần duy vật mà còn có những dịch vụ nhân bản bác ái yêu thương như thế này thì đó là cả một chân trời tràn đầy hy vọng, như chính giới trẻ là hy vọng và tương lai của xã hội loài người nói chung và của quê hung đất nước Việt Nam nói riêng vậy)
Ra phi trường
(Thủ Đô Hà Nội hay Thành Phố Sài Gòn cũng thế, sáng nào và chiều nào cũng kẹt xe khủng khiếp, chẳng khác gì ở các freeway ở Los Angeles County CA hay ở New York City New York hoặc ở thành phố Houston TX)
(Nhưng ở Hoa Kỳ luôn theo qui định xếp hàng đàng hoàng tử tế, first come first serve, còn ở Việt Nam hiện nay thì vẫn còn theo luật rừng mạnh được yếu thua, bất chấp cả thành phần bộ hành qua đường, như kiểu công an đàn áp dân lành vậy...)
Khu phi trường
Đến phi trường
(Thế rồi cũng tới giây phút anh em đành phải chia tay tạm biệt nhau trong ngậm ngùi luyến nhớ. Năm người được thả xuống trước ở "ga quốc tế" tức internatioanl terminal là 4 anh ở Houston TX - Anh Khả, Khiết, Điềm, Chủ, và em ở Los Angeles California. Còn 5 anh nữa sẽ xuống ở ga nội địa: 4 anh xuôi về miền nam - Anh Thiên Khải, Anh Lý, Chuyên và Ngọc, 1 anh về Nha Trang là Anh Nhất Tiến, để đại diện dòng họp với Cơ Quan Caritas Việt Nam).
Trong phi trường
(Khi phái đoàn THĐC HK đến đúng khu vực của hãng hàng không Eva thì các quầy phục vụ chưa có nhân viên, vì phái đoàn đã ra phi trường sớm hơn cả 3 tiếng đồng hồ. Mãi gần nửa tiếng sau mới bắt đầu được check in và gửi hành lý để có thể vào bên trong sau khi lọt qua trạm security check)
Đi đến cổng
(Phái đoàn THĐC HK 5 anh em về Mỹ hôm ấy tiến đến gate 28, đi băng ngang qua các hàng quán chẳng khác gì ở các nước tân tiến khác, nhưng có vẻ giống như các phi trường ở một nước Đông Á nào đó, như Đài Bắc Đài Loan, trạm chuyển máy bay từ HK về VN và từ VN qua HK)
(Chúng tôi vừa đi vừa ngắm cảnh các hàng quán ở hai bên mà còn có những chỗ ngắm được cả cảnh vật trong phi trường ở bên dưới nữa)
(Phòng vệ sinh ở bên trong phi trường cũng khang trang tân thời và sạch sẽ phải biết)
Chờ chuyến bay
(Sau khi chờ đợi, hành khách vào máy bay - boarding, 4 anh em THĐC ở Texas, có 3 anh ngồi ngay hàng trên em, em ngồi ngay sau Anh Khả ở ngoài lối đi. Chỉ có Anh Khết là ngồi sau cách chúng em 5-6 hàng ghế, gần nhà cầu, đúng hơn ngay sát với nhà câu, ở phía trên. Vì theo Anh Khả cho biết, anh ấy có ý ngồi gần phòng vệ sinh)
Lên đường về
Đổi chuyến bay
(Chuyến bay của hãng hàng không Eva bằng chiếc Airbus Á của Pháp cất cánh từ phi trường Nội Bài Hà Nội vào lúc 12 giờ 5 phút trưa giờ Việt Nam và đến phi trường Đài Bắc lúc 3 giờ 55 chiều giờ Đài Loan, sau 2 tiếng 50 bay qua một khoảng không trung theo đường chim bay dài 1.025 dặm)
(Tới phi trường Đài Bắc, phái đoàn 5 người: 4 Houston TX và 1 Los Angeles CA, phải chia tay nhau. Tuy nhiên, vì còn sớm, hơn 3 tiếng nữa máy bay của em mới cất cánh, trước 4 anh ở Houston cả gần 2 tiếng đồng hồ, nên 5 anh em vẫn tập trung vào gate của 4 anh về Houston... cho đến khi chỉ còn 1 tiếng rưỡi nữa thì em từ giã các anh mà về gate của em)
Về tới LAX
(Chuyến bay cũng của hãng hàng không Eva, từ phi trường Đài Bắc về phi trường LAX Los Angeles, bằng chiếc Aircraft 77W, sau khi cất cánh vào lúc 7 giờ 20 chiều và bay qua 6.781 dặm và 12 tiếng đồng hồ, đã đáp xuống phi trường LAX, đáng lẽ vào lúc 4:20 chiều, nhưng sớm hơn được hơn nửa tiếng)
(Sau khi vượt qua khỏi trạm kiểm soát thông hành, mất chừng 20 phút, và sau khi tìm đến đúng khu vực lấy hành lý là 4 giờ 3 phút chiều)
Lúc đi một mình lủi thủi lên máy bay, lúc về cũng một mình lấy hành lý, khiến ký ức của chàng lão niên non thất thập cô đơi bấy giờ nhớ tới Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT) mới năm ngoái cùng nhau về phi trường LAX ngày 18/10/2016 sau chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 2016 ba tuần lễ, và đồng thời cũng hướng tới Chuyến Hành Trình Niềm Vui Thương Xót II với họ vào Tháng 10/2018, cũng như với Gia Định Tận Hiến Đồng Công vào tháng 10/2019, những chuyến đi, như chuyến Niềm Vui Thương Xót I với Nhóm TĐCTT 2016 và THĐC HK năm 2017 này, thật sự là bất khả thiếu đối với những tâm hồn Kitô hữu còn ý thức sâu xa và mãnh liệt được mối liên hệ thân mật giữa ơn gọi nên thánh phổ quát của tín hữu giáo dân gắn liền bất khả phân ly với sứ vụ truyền giáo là bản chất của Giáo Hội lữ hành.
Từng cảm nhận
Anh Thiên Khải - Tour Host
Anh Em Thân Hữu CRM (US) Trở Về Nguồn Thăm Các Cơ Sở Xưa Nay Của Dòng (6-17/2017)
(Vì linh mục CRM tour host Thiên Khải thay phái đoàn THĐC HK cám ơn quí cha ở Nhà Chung Bùi Chu về việc các ngài cho trọ đêm và bữa điểm tâm)
Vì có chung
một Chúa là Cha, trong tình Huynh đệ con Mẹ Đồng Công, đại diện một số Anh Thân
Hữu Đồng Công (Cựu tu sĩ) đã lên đường trở về nguồn thăm Nhà Mẹ Thủ Đức và các
cơ sở xưa nay của Dòng, nhân dịp chung chia niềm vui Quý Anh lớp khấn 9, 50 năm
Khấn Dòng.
Trong chuyến
viếng thăm các cơ sở của Dòng hành trình dài 10 ngày, trên một chiếc xe 30 chỗ,
gồm hai Anh Linh mục Nhà Mẹ và 8 Anh Thân Hữu Đồng Công, bầu khí tràn đầy niềm
vui, những tiếng cười rộn rả, cùng nhắc lại những kỷ niệm xưa mà quý Anh đã có
thời gian từng chung sống với nhau trong mái ấm gia đình Dòng.
Khi đến thăm
từng cơ sở xưa nay của Dòng, Anh Lêô M. Nhất vai trò hướng dẫn viên, đã
chia sẻ cho phái đoàn biết hoàn cảnh hình thành và phát triển của từng cơ sở.
Đồng thời, những Anh trưởng cộng đoàn cũng chia sẻ thêm cho phái đoàn biết những
khó khăn hoạt động truyền giáo, những truyền thống lễ hội, văn hóa địa phương
vẫn còn in đậm trong lòng dân chúng, nhất là mê tín dị đoan....
Đồng cảm với
dân tộc Việt Nam thân yêu, quý Anh THĐC đích thân đi tới tận nơi và tai nghe mắt
thấy sự thiếu thốn về tinh thần cũng như vật chất của các cộng đoàn, nên quý Anh
đã hỗ trợ chút quà gom góp lại từ nhiều tấm lòng bên Hoa Kỳ.
Trước khi kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam và chia tay. Phái đoàn dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và cám ơn nhau. Em Thiên Khải đại diện Nhà Mẹ cám ơn quý Anh THĐC. Và cầu chúc Quý Anh trở về bình an. Đôi bàn tay Chúa dẫn quý Anh đi, xin dâng lời cảm tạ; tay hồng ân Chúa đưa quý Anh về, xin dâng lời cảm mến. Hẹn gặp lại Quý Anh trong những lần tới.
(Chàng Thiên Khải sau khi dâng mình cho Mẹ ở Nhà Thờ Bình Triiệu Fatima đã đến xin Anh Cả vào tu chỉ vì muốn nên thánh, nên chàng đã làm phó tế đến 3 năm trời trước khi làm linh mục, luôn tươi cười dấn thân phục vụ, như chàng đang đứng ở phòng khách Giáo Họ Phú Quý Giáo Phận Đà Nẵng)
Anh Trần Khả
Một Ly Sữa Một Tâm Tình
Một cậu bé nhà nghèo bán hàng
rong đi đến từng nhà trong vùng gõ cửa mời khách mua hàng của cậu để có tiền
đóng học. Hôm đó cậu đói bụng và khát nước nhưng chỉ có mười xu trong túi. Cậu
dự định xin cái gì để ăn khi đi đến nhà kế tiếp. Tuy nhiên cậu đã mất can đảm mở
miệng xin khi một cô gái xinh đẹp mở cửa chào cậu. Thay vì xin cái gì để ăn thì
cậu chỉ ngỏ ý xin một ly nước uống. Cô gái nhận ra dáng mệt và gần như đói lả
của cậu nên đã mang ra cho cậu một ly sữa thật to.
Cậu đã chậm rãi uống ngon
lành và hỏi, “Tôi thiếu nợ cô bao nhiêu tiền?”
“Cậu chẳng thiếu nợ gì cả,” Cô gái trả lời, “Má tôi
dặn chúng tôi là không bao giờ nhận tiền khi làm việc thiện.”
Cậu bé liền trả lời, “Vậy thì tôi xin hết lòng cảm ơn.”
Cậu bé Howard Kelly quay bước đi, không những chỉ cảm
thấy khỏe hơn, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa và tình người nơi cậu cũng mạnh hơn
lên. Trước đó cậu gần như chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhiều năm sau người con gái
đó bị bệnh nặng và cần phải giải phẫu tim. Các bác sĩ trong vùng đó đã phải gởi
cô lên bệnh viện lớn ở thành phố nơi có một bác sĩ chuyên về tim.
Bác sĩ Howard Kelly được mời để làm cuộc giải phẫu. Khi
ông nghe đến cái tên tỉnh nhỏ của cô, một tia sáng lóe lên và như hiện ra trước
mắt. Ông liền đứng thoắt dậy và đi thẳng tới phòng bệnh nhân . Trong bộ y phục
của bác sĩ làm ở bệnh viện, ông bước vào phòng và nhận ra cô ngay. Ông đi vào
phòng mổ và quyết tâm sẽ làm hết khả năng để cứu sống cô.
Sau cuộc phẫu thuật và nhiều ngày trị liệu, cô đã bình
phục và bác sĩ Kelly nói với nhân viên văn phòng chuyển hóa đơn chi phí đến văn
phòng của ông để ông chứng nhận. Ông nhìn vào bản giấy hóa đơn chi phí và viết
xuống vài chữ rồi nói thư ký đưa xuống phòng cho cô bệnh nhân. Cô bệnh nhân lo
sợ khi mở ra để đọc, vì chắc chắn là cô phải dành cả đời đễ trả nợ. Nhưng khi
nhìn vào tấm hóa đơn cô đã giật mình thấy hàng chữ viết: “Trả hết với một ly sữa
đầy!”
Ký Tên Dr. Howard Kelly
Em được may mắn gặp anh Cả
khi em về thăm Việt Nam vào những năm nhà dòng còn sống trong những căn nhà tạm
dựng lên chung quanh mấy ao cá nước còn đục xanh. Ngồi bên hè căn nhà hai lầu
của toà báo Trái Tim Đức Mẹ cũ, em nhớ lời anh Cả dặn,
“Sau
này có cơ hội thì về Việt Nam mà làm việc.”
Lời nhắn nhủ này cộng với lời trăn trối trước khi cho anh em ra đi năm 1975,
“Các em ra đi để bảo tồn Dòng” đã
lưu lại trong em và như cho em một nhận thức về sứ vụ của mình.
Trong chuyến hành trình
truyền giáo vừa qua của nhóm anh em Thân Hữu Đồng Công, trên đường đi, anh Tâm
Phương đã đọc lại một số những lời chứng của hai anh Ngô Châu Minh và anh Nguyễn
Đức Kiên viết về anh Cả, và anh em đồng tâm nhận định
Anh Cả là con người sống có Lý Tưởng. Và hạt giống Lý Tưởng đó không ít
thì nhiều đã được gieo vào cuộc đời của mỗi anh em Thân Hữu Đồng Công chúng ta
đã một thời sống với nhau bên anh Cả. Lý Tưởng đó là Sống Thánh. Sống thánh để
là Thánh. Sống thánh có nghĩa là suy nghĩ thánh thiện và làm những việc thánh
thiện; càng suy nghĩ nhiều về sự thánh thiện và làm những việc thánh thiện thì
càng làm cho chúng ta trở nên những con người thánh.
Uớc muốn sống Thánh đó đã lại được khơi động mạnh lên
trong em khi đi thăm và chứng kiến các linh mục tu sĩ Đồng Công đang phục vụ nơi
các giáo điểm truyền giáo trên đất nước Việt Nam từ Nam ra Bắc bây giờ. Khi đến
thăm nhà hưu của các cha già giáo phận Bùi Chu, em khâm phục và ngưỡng mộ hình
ảnh người tu sỹ Đồng Công ân cần nhẹ nhàng xúc cơm giúp một cha già ăn trong bữa
cơm chiều vì cha đã già yếu và tay run không tự mình ăn được. Sau bữa ăn anh lại
đẩy chiếc xe lăn đưa các cha gìa đi hóng mát chung quanh sân vườn. Hình ảnh
những linh mục tu sĩ trẻ dấn thân đi đến những vùng xa xôi hẻo lánh như Kontum,
Quảng Nam, Hưng Hóa, Bắc Ninh để phục vụ những người nghèo và những giáo điểm
nghèo mà nhiều người không muốn hay không thể đến để chia sẻ Tin Mừng. Ở một
giáo điểm có hai anh phục vụ và chỉ có 1 triệu đồng VN (chưa đầy 50 đô la) mỗi
tháng để lo cơm nước. Người trần thế không thể hiểu được tại sao những thanh
niên hoạt bát, thông minh vài tài cán lại chấp nhận sống và làm những công việc
như thế! Chỉ những người có lý tưởng sống thánh mới hiểu và làm mà thôi.
Là người đã được hấp thụ giáo huấn của Anh Cả và tinh
thần Đồng Công, có cơ hội sống ở Mỹ cũng là nhờ ơn của Anh Cả, em cảm thấy được
mời gọi để tiếp tục đồng hành với anh em Đồng Công và nhà dòng. Không còn sống ở
trong nhà dòng không có nghĩa là em không còn tham dự vào sứ vụ bảo tồn dòng. Em
tham dự vào sứ vụ bảo tồn dòng bằng cách chia sẻ với anh em và nhà dòng những gì
em có thể. Nhớ lời anh Cả, mấy năm vừa qua em sắp xếp công việc và hy sinh những
ngày nghỉ hè để về Việt Nam giúp các anh lớp Thần Học. Em được may mắn nghe biết
những cảm nghiệm khó khăn các anh trẻ phải phấn đấu với hoàn cảnh những năm
trước đây để tiếp tục theo đuổi ơn gọi Đồng Công. Các anh đã can trường vượt sợ
hãi và hiểm nguy để bảo tồn Dòng. Dịp vừa qua ấn tượng nhất nơi em là ghé thăm
cơ sở Nhà Đá ở Qui Nhơn và giáo xứ Đồng Quan ở Liên Thủy. Cả hai nơi người giáo
dân đều trông đợi nhà Dòng về với họ.
Em đề nghị anh em Thân Hữu
Đồng Công cùng hợp lực đóng góp để bảo trợ tái thiết ít nhất cho căn nhà nguyện
của một cơ sở để nhớ ơn anh Cả và làm dấu ghi tích chúng ta cộng tác vào việc
xây dựng bảo tồn Dòng như lời anh cả trăn trối khi cho chúng ta ra đi. Một số
anh em chúng ta đã qua đời, và người trẻ nhất trong anh em chúng ta cũng đang
vào tuổi lục tuần. Chúng ta không còn nhiều thời gian.
Em xin mời quí anh cùng em đóng góp xây dựng công
trình này.
Nếu qúi anh đóng góp tới $25,000.00 em sẽ match thêm
$25,000.00.
Như thế chúng ta sẽ có được $50,000.00 để thực hiện.
Xin qúi anh gởi về địa chỉ:
Rev. John Trần Khả
St. Maximilian Kolbe
10135 West Road
Houston, TX 77064.
(Chàng Trần Khả mua cái nón đội mưa ở Hồ Tây sau đó cứ mang theo cho tận về tới Hoa Kỳ để làm kỷ niệm)
Anh Viết Bạch (Lưu Chủ)
Cảm Tưởng về chuyến Tham quan của THDC-Hải ngọai
tới các cơ sở truyền giáo xưa - nay của dòng CRM VN
Đây là chuyến đi “để đời” đối với em, vì em được may mắn cùng với 7 anh em
THDC, và 2 anh LM CRM thật dễ thương và nhiệt thành đồng hành trên chiếc
xe Bus 30 chỗ từ Nam ra Bắc trong 10 ngày đi thăm và
được nhìn tận mắt những hình ảnh đẹp của quê hương VN , những thê lương
của dân chúng trong vùng Formosa gây tai họa, những hình ảnh lụt lội thảm
thương của dân chúng miền Trung và miền Bắc VN phải gánh chịu cùng những
khó khăn, hy sinh của những nhà truyền giáo CRM đang lặn lội tại những
giáo điểm truyền giáo hẻo lánh , những vùng xa vùng xâu vì phúc Âm và
các linh hồn.
chuyến đi này thật Ý nghĩa, vừa được dịp mừng 50 năm khấn dòng của các anh
Parvui IX tại nhà Mẹ, gặp các anh chị em THDC-IX VN, 1 số anh tổ phụ , và
đặc biệt các anh em dòng như anh Đức, Kiên, Đại ,Xuân, Phụng, liên, Niên ,
Thiện, Đệ …Được thăm và cầu nguyện tại mồ anh QP trong nghĩa trang
dòng . được nhìn thấy cảnh sinh hoạt của gần 500 anh em CRM taị nhà Mẹ, nhà tập
tại Mẫu Tâm, những sinh hoạt bác ái của dòng cho những người nghèo
: như nước lọc miển phí, bữa ăn sáng miễn phí… được thăm lại những cơ sở của
dòng trước đây nhưng nay bị nhà nước tịch thu : nhà ba mươi gian, nay là bệnh
viện tâm thần .Trường trung học Đồng Công nay là trường Thái văn Lung,
tượng Đức Mẹ cao vót đứng trên lầu cao giữa trường vẫn còn đó. Nhà thờ Nhà Đá
điêu tàn vì chiến tranh tại địa phận Qui Nhơn. Nhà thờ và giáo xứ Liên
Thủy, Đồng Quan, giáo phận Buì Chu… giáo dân còn đang mong đợi,chờ mong nhà
dòng trở lại.
Riêng cá nhân em , vào ngày thứ hai trong chuyến hành trình, sau khi
tham dự thánh lễ tại nhà thờ núi Nha Trang, em chạy từ nhà thờ trên đồi xuống
đài Đức Mẹ, theo những bậc phía hông nhà thờ, tới step cuối cùng em nhảy
thật nhanh, không may mắn, chân em kêu “rắc”, không hiểu sao,sau đó là không thể
đi được, và nhói buốt bên đầu gối chân phải, phải lê lết đến xe Bus, đây cũng có
lẽ là Chúa muốn em chia sẻ phần nào những đau khổ của Chúa khi xưa. để thông
cảm với những khó khăn, vất vả của việc truyền giáo ? Nhưng cũng còn may mắn là
những ngày kế tiếp chân em cũng từ từ khá hơn và em cũng được tham dự hầu hết
các sinh hoạt để đời,hiếm có trong chuyến hành trình này, Xin tạ ơn Chúa.
Có lẽ ấn tượng manh nhất em nhận được là sinh hoạt, ăn trưa,hòa đồng,
thưởng thức rượu cần với người đồng bào dân tộc tại giáo điểm CRM
KomTum, ai ai củng tay bắt mặt mừng, từ bé tới lớn, từ đàn bà tới đàn ông, người
dân tộc thật là chân thành, chất phác , cánh đồng truyền giáo thật rộng lớn bao
la,có lẽ đó cũng là công lao của các anh CRM đã hòa đồng vui vẻ giúp đỡ họ.nhưng
nghe nói chính quyền tại đây còn rất khó khăn, e dè. Được thưởng thức món ăn
độc đáo” thịt cầy” tại nhà hang Tứ Thân Xóm Mới Sài gòn và món tiểu hổ(thịt mèo)
tại nhà dưỡng lão của các cha gìa Bùì Chu …
Em rất cảm phục, ngưỡng mộ,Những hình ảnh các anh em CRM vui vẻ , hiền lành
thánh thiện, đang hăng say phục vụ ,truyền giáo tại những giáo điểm, họ lẻ
trong các giáo phận miền Trung và Miền Bắc VN.Có lẽ các
anh được tinh thần hăng say truyền giáo như thế cũng là do những kinh nghiệm,
gian khổ ,khó khăn vì lý tưởng tu sau 75 của các anh.
Chúng em cũng được đi vòng quanh nhà máy Formosa rộng lớn, nơi đã gây bao thảm
họa cho dân chúng quanh vùng, nơi đã thải chất độc ra biển và gây cá chết vì ô
nhiễm biển gồm mấy tỉnh quanh đó!, được nghe chú Hành người địa phương cắt nghĩa
chi tiết tình hình phản ứng của chính quyền và sự khó khăn,kiên trì
tranh đấu của dân chúng , và được xem cảnh hoang tàn nhà cửa, đồng
ruộng hoang vắng vì dân chúng bỏ đi xa kiếm sống. không biết bao giờ
cảnh tang thương này mới chấm dứt ? dân chúng được ổn định ? 4 anh em
chúng em từ Houston,TX( Em, LM John Trần Khả; anh Cao Khiết, và anh Hòa Điềm)
Vừa mới trải qua lụt lội hãi hùng của bão Harvey tại
Houston,TX, kỳ tháng 9,2017, nay lại chứng kiến những lụt lội đáng sợ trên đường
đi từ Trung ra Bắc , nhà cửa, ruộng đồng của dân chúng nước
lên tới gần nóc nhà, đường xá thì tắc nghẽn vì lũ lụt , chiếc xe Bus to lớn của
chúng em, củng phải mạo hiểm lội nước , có những chỗ nước lên
cao tới hơn 1 met, làm cho vali, quần áo để dưới hầm xe ướt hết!
thật là thê thảm!
Trong chuyến hành trình này, Ngày nào cũng có thánh lễ, có ngày được tham
dự tới 2 thánh lễ, Được thăm viếng Thánh Địa Lavang, được ở tại
đất Mẹ 1 đêm ! Chúng em cũng được nghỉ đêm tại ba nhà chung thuộc ba Giáo phận
to lớn miền Bắc : Thái Bình,Bắc Ninh và Bùi Chu , hay trong những khách sạn
bình dân! được thăm viếng hầu hết các giáo điểm truyền giáo hẻo lánh thô sơ của
các anh em CRM từ miến Trung ra miền Bắc Việt Nam, được biết phần nào
tinh thần sống đạo khó khăn , kiên cường của giáo dân địa phương mặc dù họ đã
đang phải đương đầu sống dưới chế độ Cộng Sản vô thần. Được
hiểu biết thêm về phong tục tập quán của giáo dân miền Bắc: trong nhà thờ
thì Sơn Son thiếp vàng, trạm trổ rất tỷ mỷ và công phu, giáo xứ thì
thường có hội kèn, hội trống rước sánh rất rầm rộ, tiệc mừng thì phải “mâm cao
cỗ đầy” rất nhiều món ăn cho dù nghèo khó ?? lần đầu tiên em được thăm Hà
Nội thủ Đô Của VN, được viếng nhà thờ Đức Bà Hà Nội, dạo quanh hồ Tây, Hồ Gươm
ban đêm thật đẹp.
Riêng em, chuyến đi này rất thú vị và thành công vì đây cũng là dịp để anh chị Em THDC chúng ta biết ơn dòng, thiết thực chia sẻ và cùng đồng hành với anh em dòng trong vấn đề Truyền Giáo tùy theo khả năng vì đó không những là việc tốt lành nên làm và còn là bổn phận và là trách nhiệm của chúng ta như lời anh QP dạy bảo và ước nguyện của anh cho chúng ta dù chúng ta đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào. Amen
(Anh Lưu chủ là người anh em thỉnh thoảng lại mời anh em trên xe thưởng thức các món được cháu anh cung cấp cho anh từ phi trường Tân Sơn Nhất)
Anh Nguyễn Điềm
Cảm Nghiệm Một Hành Trình
(Anh Điềm bên hồ nước của Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Bùi Chu)
Trước hết xin cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn đưa anh em chúng ta đi đến nơi, về đến
chốn bình an.
Kính thưa toàn thể anh chị em trong tình con Mẹ Đồng Công. Như chúng ta đã biết,
chuyến đi này bắt đầu từ Nhà Mẹ Đồng Công miền Nam ra miền Bắc để tìm về những
dấu chân của Anh Cả khi xưa đã sinh ra, lớn lên, giảng đạo và lập Dòng cho quê
hương Việt Nam. Đồng thời cũng đi thăm để tận mắt nhìn thấy cánh đồng Truyền
Giáo Đồng Công trên khắp quê hương Việt Nam. Cuộc sống hy sinh của các anh nơi
“khỉ ho cò gáy” nơi biệt lập với văn minh nhân loại. Đi để nhìn thấy những thiếu
thốn Tinh Thần lẫn vật chất mà chúng ta đã gọi là - Thừa những cái thiếu – nơi
những giáo đìểm truyền giáo ấy với biết bao khó khăn đến từ mọi phía như nhà cầm
quyền, địa thế, hoàn cảnh …
Quý anh chị thân mến, hằng năm có biết bao nhiêu người tìm về Đất Thánh để được
nhìn ngắm những địa danh mà xưa kia Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên, những nơi
Ngài đã rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho dân chúng. Và cả nơi Chúa đã chịu chết
khổ nhục trên cây thập tự giá. Những nơi đó chính là niềm vui của tất cả chúng
ta. Nếu Chúa không xuống trần gian, nếu Chúa không dùng cái chết của Ngài để cho
chúng ta được sống thì hỏi xem chúng ta ngày hôm nay cũng như mai sau sẽ như thế
nào?
Nhân chuyến đi này mà em đã nhìn thấy dân chúng nơi
trước kia Đồng Công đã truyền giáo như Nhà Đá, Liên Thủy, Trung Lễ … hôm nay họ
vẫn mong chờ Đồng Công trở lại với họ. Thật là đáng yêu những người con của giáo
hội Việt
Một điểm son trong cuộc hành trình này mà em không thể quên đó là hai thiên thần
hộ thủ Thiên Khải và Nhất Tiến. Chính nhờ có hai anh mà mọi khó khăn chúng ta
gặp phải đã được giải quyêt rất mau lẹ, từ địa danh lẫn quán trọ. Nếu không có
hai anh có lẽ nhiều đêm chúng ta phải ngủ trên xe hay khách sạn ngàn sao nào đó,
thay vì ngủ trong Đại Chủng Viện của giáo phận Thái Bình, Bùi Chu, vì những nơi
chúng ta đã định trưóc nhưng vì thời tiết ngập lụt nên phải thay đổi hướng đi mà
không hề tính trước. Nếu ai không để ý thì xem như mọi sự đã được sắp xếp tường
tận mà không hề có trục trặc xảy ra. Thật là tốt đẹp. Xin tạ ơn hai anh.
Đồng thời em cũng thấy nếu anh Tâm Phương không ngỏ lời kêu gọi và anh em không
hợp tác thì cũng không thể có chuyến đi một không hai (102) này. Tuy là lần đàu
nhưng chưa chắc sẽ có lần thứ hai. Xin cảm ơn anh Tâm Phương cũng như những anh
đã đồng hành trong chuyến đi tìm về miền đất hứa nơi quê hương Việt Nam mến yêu
này.
Em Điềm Nguyễn IX
(Anh Điềm đang chờ chuyển máy bay ở phi trưong Đài Bắc Đài Loan sau khi anh đã thực sự "cảm nghiệm một hành trình" khi tuổi vừa thất thập)
Anh Minh Ngọc
MỘT CHUYẾN ĐI
(Hồi ký – bất đắc dĩ)
(Chuyên viên quay phim trong các Ngày Thánh Mẫu của Chi Dòng vẫn tiếp tục hành nghề của mình ở khắp nơi trong chuyến đi, cả ở lễ tạ ơn cuối cùng)
Hôm chót của chuyến
Hành Trình Truyền Giáo Việt Nam
2017 của Hội Thân Hữu Đồng Công Hải Ngoại
(HTHĐCHN), trước khi về Mỹ, anh thánh sống Cao Tâm Phương ra lệnh cho em:
“Về
tới nhà rồi phải viết một bài tường thuật lại chuyến đi đấy nhá. Em thích đọc
các emails dí dỏm, ngộ nghĩnh, và buồn cười của anh.”
Té ra là ATP (Anh Tâm Phương) thích đọc các bài emails
có lý sự cùn và dở người dở ngợm dở đười ươi của em để giải trí! Em nhăn nhó:
“Em bận lắm, làm việc ở
tiệm tạp hóa 15 giờ mỗi ngày, còn giờ còn sức đâu mà viết!”
ATP
vẫn không có tha:
“Không
viết dài thì ngắn cũng được!”
***
1.
Ý ĐỒ ĐEN TỐI: VỪA ĐƯỢC TIẾNG VỪA ĐƯỢC
MIẾNG
Hồi đầu năm 2017, anh Cao Tâm
Phương (Cao Tấn Tĩnh) đội IX - Hội Trưởng HTHĐCHN gửi email thông báo là sẽ có
chuyến đi thăm các địa điểm Truyền Giáo của Nhà Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (CRM là
tên mới, CMC là tên cũ) ở Việt Nam. Em liền nghĩ bụng:
-
Ừ, cái mục này hay đấy! Nghe
đâu là nhà Dòng có nhiều cha và có nhiều trụ sở lắm rồi mà. Nếu mình đi: Mình
vừa
ĐƯỢC TIẾNG
(= get the credit) là người nhân
đức, là đi thăm các nơi truyền giáo; mà lại vừa
ĐƯỢC MIẾNG
(fun,
= vui nhộn) là được đi du lịch từ Nam ra Bắc, lại có sẵn
tour guide (= hướng dẫn viên du lịch), vừa khỏi phải lo về chỗ ăn chốn
ở, khỏi phải lo phương tiện di chuyển, lại vừa
RẺ tiền (Thế
thì còn gì bằng!). Thú thật với các anh,
em nghĩ việc Truyền Giáo thì đã có Tòa Thánh và các Đấng các Bậc ăn cơm Nhà Đức
Chúa Trời lo rồi, mình có làm được gì đâu? Nếu có cần giáo dân, thì đã có ATP
viết mấy chục quyển sách rồi đó (mà em chưa đọc quyển nào hết – xin lỗi ATP
nghen, mấy quyển sách anh tặng, thì mấy lần dọn nhà (moving), em làm mất hết
rồi! Em cũng xin lỗi là chưa có gửi tiền chi phí mấy quyển sách đó để anh phát
triển việc Truyền Giáo! Sorry!) Em thì chỉ chú ý và lấy làm quan trọng ở cái
điểm này thôi: Chuyến Hành Trình Truyền Giáo nó
“PHÂN”
(=fun) và nó
RẺ,
đáng đồng tiền bát gạo. Vì tính em thích đi du lịch (để chụp hình và quay video)
mà khổ một nỗi là không có tiền.
2.
CÓ MẤY NGƯỜI ĐI: TÌNH NGAY LÝ GIAN
Ngay sau đó em có hỏi ATP
là được mấy người đi rồi? ATP trả lời:
Đếm đi đếm lại thì được hơn
10 người rồi!
Em nghĩ bụng: thông báo thì
nói là thuê xe 30 chỗ, mà chỉ có 10 mống thì đi cái quái gì. Em liền chỉ trích
ATP:
Trong email thông báo, anh
nói là đội IX sẽ tổ chức kỷ niệm lễ Ngọc Khánh 50 năm Khấn Dòng, cho nên em nghĩ
là nhiều anh em đã hiểu lầm đây là chuyến đi của đội IX tổ chức, rồi anh lôi kéo
thêm THĐC vào cho nó đầy xe, nên ae THĐC không có
“phiêu
cắm-phở-tế-bồn”
(feel comfortable = thấy tự nhiên, thấy thoải mái)
để tham gia.
ATP đính chính ngay:
Không có! Hai
“i-vén”
(events = dịp lễ, biến cố) chỉ trùng ngày
thôi. Đội IX họ sẽ đi du lịch miền Đông Nam Á, chứ không có đi ra ngoài Bắc với
mình.
Em trả lời:
Nhưng mà anh viết chung với nhau như vậy thì rõ là
tình thì ngay mà lý thì gian
đấy! Rất là dễ bị hiểu lầm!
Sau khi ATP đã dời đi dời
lại ngày hạn chót ghi danh là 30 tháng sáu, rồi tới 30 tháng bẩy, rồi kêu gọi
thêm ở Ngày Thánh Mẫu, mà quanh đi quẩn lại thì con số cứ nằm ỳ ở chỗ 7, 8, 9
người “muốn” đi!
Em có gọi điện thoại thăm dò một số anh đội trẻ (9,10,11) thì ai cũng có lý do
chính đáng để kiếu từ - y chang như trong
Phúc Âm - kẻ thì đi buôn bán, người thì dựng vợ gả chồng, người thì thăm
ruộng, người thì không còn vacation (ngày nghỉ phép), v.v…
Có anh thì nói: Em muốn đi lắm, nhưng em
không muốn làm phiền các anh.
Em ngạc nhiên, thì anh nói
tiếp:
Nếu em đi thì các anh cứ
phải dừng xe 30 phút một lần cho em đi tiểu.
Em phân bua (vì cần người
đi quá rồi – có phải năn nỉ thì cũng phải chịu thôi):
Không sao, em sẽ kêu bác
tài xế dừng xe để anh tưới vào gốc cây cao su đọc đường!
Anh ấy la làng: “Không
được! Nó không chịu ra! Lỗi đức nết na! Phải vào phòng đóng cửa lại thì em mới
đi được”
Thôi thì em đành phải bái
phục và chịu thua!
3.
ĐI ĐƯỢC HAY KHÔNG: Ý CHÚA QUAN PHÒNG
Riêng phần em, cho tới giờ chót vẫn không dứt khoát là có
đi được
hay không. Tiệm tạp hóa của em quanh năm ngày tháng chỉ đủ ăn - lấy công làm
lời. Trong một năm, chỉ có ngày lễ hội Diễn Hành Nữ Hoàng Đăng Quang (= Home
Coming Parade) của trường Đại Học gần đó - đi ngang qua tiệm - là ngày huy hoàng
sán
lãi nhất - để gỡ gạc lại chút
xíu- bù cho cả năm. Vì chuyến đi thì TRÙNG với ngày lễ hội này, cho nên em
không đi được!
May quá! Vừa nhận được tin là ngày diễn hành - bình thường là đầu tháng 10 mỗi
năm - sẽ được dời vào cuối tháng mười!
Đúng là ý Chúa muốn cho mình đi
rồi! Em liền mua vé máy bay. Khi vừa
mua vé xong, thì lại nghe tin là ngày diễn hành sẽ đổi lại như cũ là mùng 7
tháng 10: TRÙNG ngay vào ngày em đã bay về Việt Nam mất rồi - cho nên em lại
buồn và lo lắng. Well, cỡi trên lưng cọp rồi, chịu thôi! Nhưng không ngờ, khi em
về đến Việt Nam thì lại được người nhà báo tin là: Vào phút chót, cuộc diễn hành
đã được dời vào đầu tháng 11 vì lý do thời tiết. Em lại thở phào nhẹ nhõm, thì
ra Chúa Mẹ cũng sắp xếp đâu vào đó cho mình, lo làm chi cho mệt.
4.
THỐNG KÊ: THẰNG TO MỚI ĐƯỢC CHUI VÀO
LỖ
Cuộc Hành Trình Truyền Giáo
kéo dài
12 ngày,
từ 6/10 đến 12/10/2017. Đi qua một chặng đường dài
2,123 cây số,
trên các
quốc lộ: 1A, 14, 19, 10, 3,.. và
các
Đường Cao Tốc: ĐCT 01, ĐCT 20,
ĐCT 05, ĐCT 302…
Đi qua rất nhiều đèo: đèo mẹ, đèo
con, đèo Cả, đèo nửa, đèo Hải Vân, đèo Ái Vân, đèo thằng Nhật, đèo thằng Tầu.
Nhưng mà không có leo lên nó như đời xưa, mà chỉ cần chui vào lỗ của nó thôi.
Lỗ của nó vừa to, vừa dài, vừa
sáng láng! Mà lại không được chanh
nhau, lại cấm các thằng nhỏ, thằng to mới được vào!
Đường hầm qua đèo rộng thênh thang,
cái thì mỗi chiều 1 làn (lane), cái thì 2 làn, có đèn sáng quắc, có quạt thông
khí, các xe không được qua mặt nhau (No passing), cấm xe gắn máy (xe gắn máy
được xe to chở sang đầu bên kia). Hành trình đi qua
22 tỉnh, 13 giáo phận,
đi qua nhiều
danh lam thắng cảnh
kể không hết: Nha Trang cát trắng, Phan Thiết mặn mà (nước nắm), (Bình Long anh
dũng,) Kon-Tum kiêu hùng, Linh Địa La Vang, Tam Đảo mơ màng, đảo Ngọc thơ mộng,
núi Ba Vì mênh mông,… Ở thành phố Sài Gòn thì đoàn đã lên đến tận mây xanh = “Lầu
55” – tên của nhà hàng cao nhất Sài Gòn để
uống cà phê và ăn kem. Ai cũng
liếm môi thòm thèm,
ngỡ ngàng nuốt nước bọt,
tắc lưỡi khen nức nở và nhớ đời:
Cà phê ngon thật! (vì không đủ 1
hớp!).
Kem ngon thật! (vì không được 1
muỗm!). Cái ly thì không có to hơn quả trứng gà, mà phải mất gần USD10.00 một
phần, tởn đến già? Nhưng bù lại thì được xem đèn xanh-xanh đỏ-đỏ chớp-chớp
nháy-nháy của cả-và thiên hạ!
Mặc dù chính yếu là thăm
5 trụ sở truyền giáo
của Dòng, nhưng vì lý do bị bão và lụt, không ghé Đức Tổng Kiệt được, nên đã có
giờ để đi thăm một lô các địa điểm bất ngờ không có trong chương trình. Không kể
nhà máy
Formosa và mấy chỗ “quen” của
ATP: Cô Nhi Viện Tật Nguyền Bại Não 19/3, đoàn còn đi thăm
quê hương nơi chôn nhau cắt rốn
AQP, thăm mộ ông bà AQP, thăm căn nhà
AQP đã sống trước khi đi tu, thăm
“cái nôi”
của Dòng Đồng Công Liên Thủy – trụ sở đầu
tiên của Dòng, nơi Đức Mẹ soi sáng cho AQP ơn Lập Dòng,…
5. NHẬN DIỆN PHÁI ĐOÀN: ĐI CHẤM XUỐNG HÀNG
Mỗi khi được giới thiệu là
“…
có PHÁI ĐOÀN Việt Kiều về thăm (… tòa Tổng
Giám Mục, Nhà Dòng, Giáo Xứ, Giáo Họ … “
thì em lại xấu hổ và ngượng chín cả người. Vì nhìn đi nhìn lại thì chẳng thấy
phái đoàn đâu hết. Cả thảy chỉ có 2
cha Tuyên Úy Việt Nam chính cống đi kèm là
cha Nhất (XII)
- đặc trách Gia Đình Đồng Công
và
cha Khải (XII)
-Trưởng Ban Xã Hội, còn lại là 8 mống Việt
kiều. Mà con số 8 này còn bị phân tán be bét ra thật là thê thảm: Không kể 2 ông
thợ chụp hình và 2 ông tàn tật, thì chỉ còn có 4 mống khi được giới thiệu!
Khi mới tới 1 địa điểm nào đó
thì
Anh Tâm Phương
(IX) chạy lăng xăng đi khắp nơi để chụp hình,
không thấy bóng vía đâu nữa (em rất là bực mình vì phái đoàn như rắn mất đầu).
Minh Ngọc
(XI) thì gầy gò như con chó đan, mặt mày xanh
mét cắt không còn tí máu, thật là hổ ngươi và mất mặt cho một cường quốc USA mà
có người dân còm cõi ốm o như vậy. Bụng thì đeo cái fanny pack, tay thì cầm cái
máy chụp hình, cũng chạy ngược chạy xuôi đuổi theo ATP. Khi giới thiệu phái đoàn
thì chỉ có
anh Điềm
(IX) là nổi đình nổi đám nhất, vì có vóc dáng
cao to vạm vỡ, cộng thêm nhiều bơ sữa của xứ Huê Kỳ, lại có thêm bộ râu quai nón
giống hệt như các cố Tây Ban Nha! Thứ đến là
cha Khả
(XI) Việt Kiều xịn, vì đi đâu cha cũng có sẵn
kẹo bánh để phân phát cho các em nhỏ, và tiền lẻ để lì xì, đúng nhãn hiệu Việt
Kiều thứ thiệt. Rồi đến
anh Lý
(IX) người cao ráo đẹp trai và
anh Chuyên
(IX) đạo mạo đi tháp tùng cha Khả. Sau khi
giới thiệu phái đoàn xong thì bất ngờ có 2 người hành khất bước vào: 1 ông đi
chấm phết, 1 ông đi chấm xuống hàng.
Anh Khiết mập
(XI) thì xương đùi chân phải đã được thay thế
bằng tấm bản lề
Titanium và một nắm đinh ốc và bù
long từ 7 năm nay rồi, nên bước đi rất là nhịp nhàng và ngọt ngào như điệu nhạc
Bô-lé-rô. Cứ chân trái bước 1 bước, thì chân phải quét 1 cái, nên phải
được diển tả là kiểu đi chấm phết cho nó chính xác! Người tiếp theo là
anh Chủ
(IX). Mấy ngày đầu thì anh Chủ rất là sáng sủa
đúng điệu một chuyên gia du lịch có tầm vóc quốc tế mà em rất lấy làm ngưỡng mộ:
Quần du lịch kiểu Tây-ba-lô loại có 10 túi, áo du lịch hàng hiệu loại có nhiều
cửa sổ và ống thông hơi, mũ du lịch chống nắng rộng vành của dân du lịch chuyên
nghiệp kiểu người hùng trong phim
Indiana Jones. Đáng tiếc là khi
tới Nha Trang, sau Thánh Lễ tờ mờ sáng, lúc ở ngoài đài Đức Mẹ dưới chân đồi,
khi thấy mấy cô gái bán hoa rong, anh cứ tưởng bở là các em gái hậu phương ra
tặng hoa cho các anh chiến sỹ tiền tuyến, nên chạy bổ lại tính ôm …ơ ơ ôm bó hoa
… nhưng anh quên sót là còn 1 bậc đá tam cấp từ chỗ anh xuống chỗ cô gái bán
hoa, nên bị té nhào và sai khớp chân. Từ đó trở về sau, tướng anh đi còn ngoạn
mục và đẹp mắt hơn anh Khiết nhiều phần. Cứ chân trái bước 1 bước, thì chân phải
lại bái quỳ 1 cái. Đúng y như là kiểu đi chấm xuống hàng. Khi giới thiệu phái
đoàn thì không thấy bóng vía 2 vị này đâu cả, (vì còn đang lẹt đẹt mãi phía
sau). Ba phút sau thì mới thấy hai nhân vật quan trọng cà nhắc bước vào. Mọi
người đều trố mắt nhìn nhau và thắc mắc:
Ở Mỹ mà cũng còn có người đi khập khiểng
sao? Mấy ông này có phải là Việt kiều thật không? Thật là khó tin!
6. ANH CHỦ: BÀ MẸ QUÊ
Hôm đi đón phái đoàn Việt
kiều từ Houston, Texas đến tại Phi Trường Hồ Chí Minh thì chỉ có anh Chủ là xôm
tụ và sầm uất nhất. Anh Chủ đẩy 1 xe đầy ắp các thùng quà cao ngất che hết cả
người, nhưng khi vừa ra đến ngoài thì 1 bầy các cô trẻ đẹp chạy lại vồ lấy và ôm
nựng tíu tít, em thấy mà phát thèm! Anh Chủ lính quýnh giới thiệu:
Đây là cô em họ, cô này là cháu ruột dư, cô bên kia là
cháu ruột thừa. Còn đây là ma-sơ. Em thì hoa cả mắt ra và thấy cô
nào cũng dễ thương giống cô nào. Dù sao cũng xin cảm ơn anh Chủ cách đặc biệt:
Lúc nào anh cũng giống như một bà mẹ quê, luôn luôn lo lắng săn sóc cho anh em
như bầy con nhỏ. Hôm mưa ở Hà Nội, anh Chủ lấy áo mưa của mình cho em mượn, em
cảm động quá nên khóc sướt mướt cả đêm, nước mắt vãi ra ướt cả gối đầu và còn
đong được đầy 2
bát chiết-yêu! Còn ngày đầu tiên
của cuộc hành trình, bắt đầu đi từ Thủ Đức, đường dài ơi là dài, ngồi ê cả mông.
Nhiều khi sốt ruột em muốn hỏi:
“Are we there yet?” (Sắp tới nơi
chưa?) thì liền nghe thấy tiếng xào xạc ở dưới cuối xe buýt, thì ra
bà mẹ mìn -
xin lỗi -
bà mẹ quê Lưu Chủ đang xé bịch ny-lông để
phát bánh kẹo cho các hành khách. Không biết anh đã thu thập tích trữ từ lúc nào
mà có nhiều kẹo bánh quá trời, ăn hoài hoài liên tục mà vẫn không hết. Những
ngày còn lại của chuyến đi thì các anh khác đã mua các thứ “đặc sản” địa phương
dọc đường mỗi khi xe ghé vào trạm xăng cho hành khách xả nhớt. Nào là các thứ
trái cây kỳ lạ của vùng đó, hoặc là các thứ bánh kẹo đặc sản địa phương, có khi
thì là
ly sữa dê chua xôi nếp cẩm.
7.
ANH KHIẾT MÂP: VUA KỂ CHUYỆN CƯỜI
Muốn có một cuộc hành trình vui nhộn thì không thể nào thiếu anh Khiết mập được. Trên xe có microphone và loa, nên những lúc rảnh thì cả đoàn được nghe anh Khiết kể chuyện tiếu lâm, đại khái là các sự tích cuộc đời và các kỷ niệm đáng yêu của anh khi đi câu cá với anh Chủ. Cám ơn anh Khiếp mập đặc biệt vì đã gọi điện thoại các cháu ở Long Khánh để viện trợ cho đoàn khi xe của đoàn đi qua ngã ba Bảo Thị, Long Khánh. Xe chỉ dừng có 3 phút thôi thì đã đủ giờ chất lên xe các thứ trái cây đặc sản của vùng Long Khánh: nhãn hạt tiêu, chôm chôm tróc, ổi xá lị, na lựu đạn… Riêng em thì rất thích na lựu đạn nên đã âm thầm xơi 2 trái cho bõ ghét. Anh Khiết nhớ cho đoàn gửi lời cám ơn các cháu của anh đặc biệt nhé. Cũng không quên cảm ơn anh Khiết đã khoản đãi cả đoàn một bữa ăn tối ở nhà hàng 5 sao tại Hà Nội đêm cuối cùng và anh còn bao luôn bia xanh rượu đỏ uống no say thả cửa.
Một điểm đặc biệt trong bữa
ăn tối này là anh Lưu Chủ quá chén nên chóng mặt và phải tựa đầu vào ngực cô
tiếp viên trẻ đẹp. Cô nàng thì cứ lẩn quẩn vấn vương bên anh Chủ và kiếm cớ rót
rượu cho anh Chủ liên tục. Bốn mắt nhìn nhau không chớp, tay thì trao đổi số
phone và miệng thì ngẹn ngào hẹn ngày tái ngộ. Hình như cả anh Khiết và anh Khả
đều chụp được tấm hình bịn rịn lúc chia tay này. Em có nghe là hai anh đã tống
tiền anh Chủ là nếu không đút lót đầy đủ theo thủ tục
“đầu tiên” thì sẽ tố cáo và sẽ đưa hình
chụp cho chị Chủ coi. Không biết câu chuyện
làm-ăn-lớn này đã thành công tới đâu rồi mà vẫn chưa thấy hai anh
Khả/Khiết chia tiền cho mọi người trong đoàn gì hết?
Em cũng nghe đồn là, vì sợ
anh Chủ lẳng lơ đa tình dễ sa ngã lỗi lầm nên chị Chủ đã nhờ Cha Khả làm Giám
Thị kiểm soát anh Chủ 24/24 và bắt anh Khiết mập phải bảo đảm là sẽ ôm anh Chủ
ngủ mỗi đêm thì chị Chủ mới đồng ý cho anh ấy đi Việt Nam. Thảo nào mà sáng nào
cũng thấy anh Khiết mập than thở là:
Đêm hôm qua ngủ
không được tí nào vì anh Chủ ngáy to quá, ôm anh Chủ thì không khác gì ôm bó
củi, vì cả người toàn xương là xương, chẳng sướng tí nào. Rờ vào lưng thì da sần
sùi như da cá sấu, lại thêm lợm cợm lởm chởm như là giấy nhám, không có mịn mà
mềm mại hay ướt át tí nào hết!
8.
ANH KHẢ: VIỆT KIỀU THỨ THIỆT
Cảm ơn anh Khả là người rộng rãi, tế nhị, và khéo đối xử tùy từng tình huống. Không kể nhiều lần anh mua bánh trái cho cả đoàn. Đặc biệt là khi đi tới các nơi, lúc nào anh cũng có giải pháp tốt đẹp để mọi người có ấn tượng tốt về đoàn. Khi thì phát bánh kẹo cho các em thiếu nhi, khi thì lì xì cho các thầy chủng sinh và các sơ của các dòng nữ. Khi thì “bắt tay” các cha xứ, ông trùm, v.v… Cũng may mà đoàn có anh nên được nhiều tiếng thơm và đỡ mang tiếng xấu là đoàn Việt kiều dổm chẳng thấy biết điều và có quà cáp gì hết.
9. ANH TÂM PHƯƠNG: THẬT LÀ TUYỆT VỜI!
Anh Tâm Phương về VN trước
em 1 ngày; khi gặp, ATP rủ rê: Em đang
ngủ ở nhà khách của Nhà Dòng, vui lắm, phòng còn 1 giường trống, anh về ở luôn
cho vui. Em nghe lời dụ dỗ đường mật của ATP nên dọn từ hotel gần nhà dòng
về nhà khách ở. Tối hôm đó, ATP vừa đặt mình xuống chiếu thì đã ngáy te te rồi.
Còn em thì trằn trọc mãi không sao ngủ được: Giường không có nệm nên cứng như là
cái phản, cửa sổ thì mở toang hoang, cái quạt trần thì vặn từ số 1 đến số 10
cũng cứ quay rom rem như thể là sắp hết bin. Đặc biệt là có một bầy muỗi, con
nào con nấy to như con chuồn chuồn bu lại hút máu em. Em lấy mền xua chúng nó
sang giường ATP, mà quái lạ là chúng nó không cắn ATP, mà cứ bay ngược lại cắn
em. Em phải chửi thầm:
Mẹ cha chúng bay, ngu ơi là ngu, cái ông
Tâm Phương béo tốt có mấy gallons (=4 lít) máu thì chúng mày không chịu cắn, còn
tao chỉ có 2 xị thì chúng mày lại cứ bu vào! Mới đấy mà đã 4 giờ sáng,
chuông khánh kêu lên inh ỏi. Thế là em lại
bị đi theo ATP để đi đọc kinh và đi lễ bất đắc dĩ!
Ai cũng phải khâm phục là
ATP có trí
nhớ dai thật là khủng khiếp. Trên
xe buýt, ATP chia sẻ những tin tức, những cảm nghiệm tâm linh và Lời Chúa cho cả
đoàn
liên tục trong suốt cuộc hành trình.
Trích Kinh Thánh thì anh nhớ là từ đoạn nào câu nào – y như là các mục sư Tin
Lành. Nói về lịch sử Dòng thì anh nhớ tường tận năm nào, tháng nào, ở đâu, có
những ai, v.v… Nói về AQP, về Lý Tưởng Thánh, về Đức Mẹ thì anh thao thao bất
tuyệt như là một
đài Radio FM - có cắm điện 110v.
Em quay ra đằng sau xe để nhìn thì thấy hết mọi người ai cũng gật gù đồng ý, mắt
thì nhắm nghiền lại như thể đang ở bậc
nhiệm hiệp ở tầng trời thứ ba,
miệng thì há hốc ra, nước miếng nước rãi thì chảy ra ướt hết cả cổ áo!
Trong chuyến hành trình thì
ATP bắt mọi người phải lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều. Sau khi
đã chia sẻ hết các cảm nghiệm thì anh lấy sách lịch sử Dòng ra đọc cho mọi người
nghe, rồi kể chuyện cổ tích từ thời ông Bành Tổ, xuống tới các đấng bậc tổ phụ
của Dòng Đồng Công, rồi chuyện di cư 75, chuyện Đức Hồng Y
Bê-na-đô Law
, chuyện cha
Mắc-Ăn-Rêu (McAndrew),v.v…Trong mọi hoàn cảnh và tình huống thì lúc nào
ATP cũng nhìn ra được “Thánh Ý Chúa” và cảm tạ Chúa rối rít cả lên rồi than thở
rất là to tiếng: “Thật
là tuyệt vời !” Trong chuyến hành
trình, ATP đã than thở
Thật là tuyệt vời! hơn một trăm
lần! Ai không tin thì cứ hỏi những người đã đi trong chuyến hành trình thì biết!
10.
TRONG BÓNG TỐI - NGƯỜI BẢO TRỢ BAN
VIDEO: ANH HỒI LINH (IX)
Cảm ơn người bảo trợ âm
thầm cho Ban Video trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo này là anh
Nguyễn Hồi Linh
(IX). Khi em gọi điện thoại hỏi thăm thì anh cho biết là không đi VN
lần này được. Mấy năm trước trong lần họp mặt Ngày Hội Ngộ 1 THĐC toàn quốc tại
Carthage, MO anh Hồi Linh đã tự ý offer là, khi nào Ban Video của Hội TH cần cái
gì thì cho anh ấy biết. Nhưng em chưa có dịp nào để dùng tới lòng hảo tâm này.
Nhân tiện năm 2018 tới sẽ có Ngày HỘI NGỘ 2 THĐC tại Dallas, TX và cộng với
chuyến HTTG này, nên em cần sắm sửa thêm 1 ít phụ tùng cho dễ làm việc, và anh
Hồi Linh đã hứa cho 1 ngàn. Trong chuyến đi này thì em chỉ có 1 bộ quần áo mặc
trên người, cộng thêm 2 áo mỏng ngắn tay để giặt mỗi buổi tối để sáng hôm sau có
áo mặc. Một vali thì hoàn toàn là chỗ cho đồ phụ tùng của video: một laptop, các
thứ bin (batteries) và thẻ từ, 2 đĩa từ: mỗi đĩa 2TB. Tối nào thì em cũng lục
đục cả đêm để xạc cho đầy các cục bin, và chép các thẻ từ (SD cards) sang đĩa từ
(hard disks) để hôm sau có thẻ trống xài tiếp. Hôm trước khi về Mỹ, lúc từ giả ở
Hà Nội, em có đưa một đĩa từ 2TB cho một anh trong đoàn:
Em có hai đĩa từ là bản sao-chép của nhau, anh mang 1 đĩa về Mỹ giúp em. Nếu 1
bản có bị thất lạc hay bị tịch thu, thì mình còn bản sơ-cua. Khi
ở phi trường Nội Bài đi vào HCM, Vietjet Airline là hãng máy bay nội địa chỉ cho
mang 7kg lên máy bay (!), nên em phải ký gửi vali. Em bị hải quan gọi vào để
kiểm soát hành lý ký gửi (check-in): Trong vali, vì toàn là đồ sắt, nên trên màn
hình X-Ray nó hiện lên các ô vuông đỏ lòm! Trong chuyến bay từ Hồ Chí Minh về Mỹ
thì em bị hải quan tịch thu vài món đồ phụ tùng lặt vặt. Em nói là tôi đi các
phi trường Mỹ và các nước khác không có vấn đề gì hết. Họ trả lời là:
Ở đây KHÁC, nhà nước có QUY ĐỊNH riêng, các đồ này
không được mang lên máy bay, phải ký gửi. Vì em đi người không,
chỉ có 1 ba-lô, vali đã bỏ lại VN, không có hành lý check-in, nên họ đã bỏ các
món đồ này vào thùng đồ bị tịch thu. Hú vía, cũng may mà họ không tịch thu cái
đĩa từ (có các video của mình)!
TB. Xin lỗi anh Hồi Linh và
các anh đội IX, vì em không có hình của các anh trong Lễ Ngọc Khánh khấn dòng.
Mặc dù em đã chuẩn bị, nhưng vào phút chót, ATP cho biết: Lệnh từ cấp trên Nhà
Mẹ: Không ai được chụp hình và quay video gì hết, tất cả đã có Ban Video Nhà Mẹ
đảm trách rồi. - Amen.
11.
VIỆT NAM PHÁT TRIỂN: ĂN - Ở - XA LỘ
Các phương diện khác thì không biết, nhưng
về ăn uống
thì Việt Nam phát triển rõ ràng nhất. Hai bên đường chi chít các bảng hiệu giới
thiệu các món ăn đặc sản của mỗi vùng:
Dê Núi, Gà Đồi,
Cá Sông, Lươn Đồng, Lợn Cắp Nách, Kẹo Cu Đơ, v.v… Nổi bật nhất là
đoàn đã đi nhậu thịt chó ở quán
Tư Thân 2
tối hôm thứ Sáu đầu tiên mới tới Việt Nam. Chỉ cần 1 bữa nhậu này thôi thì cũng
xứng đáng tiền vé máy bay rồi: Giồi chó thơm dòn, chó rựa mận beo béo keo sệt
sệt, chó luộc, chó nướng, chả chó, lá mơ thơm thơm thúi thúi, gốc sả bùi bùi re
re cay cay, húng quế đậm đà, ngò gai dịu dịu, ngổ ôm thanh thanh, bia lát-xê
ngọt lạnh,… Trên Thiên Đàng mà không có thịt chó thì chỉ chấm điểm cho 4 sao
thay vì 5 sao, có đúng không? Đi đến đâu, thì đoàn cũng được tiếp đón nồng hậu
và thiết đãi các món ngon vật lạ và đặc sản mỗi vùng, gà rừng, thịt mèo Tiểu Hổ,
thịt ngựa, cá trê cá lóc nướng, v.v…
Trái cây nổi bật nhất trong hành trình là Trái
Thanh Long
“Hai Vỏ Đỏ
Lòng”. Đây là một phát hiện và là sáng kiến mới của nông dân Việt.
Sau khi trái Thanh Long đã chín cây lần thứ nhất, họ đánh lừa và làm trái Thanh
Long bị thương tích. Cây Thanh Long đổi sang tư thế tự vệ để sinh tồn và mọc ra
lớp vỏ thứ hai để bảo vệ trái Thanh Long, trái này được nuôi thêm và chín cây
lần thứ hai. Trái Thanh Long hai-vỏ-đỏ-lòng có vỏ rất dầy, ruột đỏ tía đậm, và
ăn rất ngọt. Nông dân Việt cũng bắt điện sáng cho các nông trại Thanh Long để
chúng bị mắc lừa về thời tiết mà phải ra trái quanh năm!
Về chỗ ở,
đoàn đã ở nhiều hotel, hai tòa Tổng Giám Mục, đi lễ ba nhà Dòng Nữ, các sơ thì
hát líu lo thánh thót như chim vậy. Trong các hotel thì chỉ có một hotel 3 sao ở
đảo Ngọc là đạt tiêu chuẩn, còn các nơi khác thì sai bét: Trên giường họ chỉ
trải 1 tấm “ra” trải giường (đôi khi cố định) và 1 cái mền đắp. Không có trải 2
tấm “ra” đúng như tiêu chuẩn,
yuck !!!
Các xa lộ, tỉnh
lộ thì bao gồm
nhiều mức độ khác nhau. Nhiều xa lộ (đường cao tốc) cấm xe gắn máy và cho chạy
90km/giờ thì cũng suýt soát gần được như xa lộ ở Mỹ. Nhiều cầu bắt qua sông do
công ty Nhật xây cất trông rất kiên cố và mỹ thuật, đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Nhiều
đường do các công ty ba trợn xây cất, nên xong khúc cuối thì khúc đầu đã hư ổ
gà. Các chỗ nối cầu vuợt (overpass) thì có bậc như là nấc thang nên xe đi ở tốc
độ cao sẽ xóc cái rầm một cái muốn gẫy ống nhún luôn. Chỗ các đường lớn gặp nhau
thì Roundabout
(bùng binh:
tiếng miền Nam,
vòng xuyến: tiếng miền Bắc) rất là phổ
thông. Các
freeway interchange (Nút nối giao thông) của xa lộ thì chỉ có lai
rai, vẫn còn hiếm. Nổi bật nhất trong chuyến đi là đoạn đường đèo đi lên Núi Tam
Đảo, một thắng cảnh cách Hà Nội 1 giờ rưỡi, gần tương đương như Đà Lạt nhưng nhỏ
hơn Đà Lạt nhiều. Đường đi rất hiểm trở và nguy hiểm (đang được mở rộng – hy
vọng sẽ xong trong 1, 2 năm tới), nhưng phong cảnh rất đẹp!
Khi đoàn đi tới miền Bắc thì bị cơn bão nên đường xa lộ
bị lụt gần ngập hết bánh xe, các xe gắn máy phải đi tăng-bo (nhờ xe lớn chở
qua). Các xe nhỏ 4 bánh như taxi thì phải đậu lại không đi tiếp được. Trên xe
của đoàn, các vali để trong gầm xe thì bị nước ngập và ướt hết quần áo. Tệ hại
nhất là hai anh Tâm Phương và anh Khiết, phải giặt và phơi đồ cả đêm.
Đường từ xa lộ đi vào các
xóm nhỏ thì
Amen – Allelujia! Có chỗ đẹp thì đổ xi-măng, có chỗ thì trải đá, có chỗ thì
đường đất, các ổ gà thì làm cho hành khách lắc từ 45 độ bên trái sang 45 độ bên
phải! Vì trời mưa bão nên các vũng sình lầy nước đọng, vũng-trâu-nằm, ao cá đầy
dẫy la liệt trên các tuyến đường vào thăm đa số các trụ sở. Phải công nhận là
các tài xế Việt Nam giỏi thật: Các xe tránh nhau chỉ cách 2, 3 đốt ngón tay! Có
thể chui qua các khúc cua gắt ở các ngóc ngách ngỏ hẻm thật tài tình mà không
lọt xuống mương! Đồng bào ta thì vẫn vô tư phơi lúa thóc rơm rạ khắp mọi nơi:
trên freeway, trên xa lộ, quốc lộ, tỉnh lộ, hẻm lộ, chẳng tha chỗ nào!
12. CÁC NƠI TRUYỀN GIÁO: NHIỀU KHÓ KHĂN
Các nơi truyền giáo thì gặp khó khăn về mọi mặt: về
chính quyền, về dân chúng, về nội bộ.
Về chính quyền
thì trước hết là chính sách của Nhà Nước. Có những vùng mà tiếng chuyên môn (?),
mật khẩu (?) gọi là các vùng
“trắng”.
Nhà Nước không cho bất cứ một tôn giáo nào có sự hiện diện trong những vùng này.
Các hoạt động của bất cứ tôn giáo nào (nếu có) đều phải là lén lút và bất hợp
pháp. Chủ quyền các bất động sản phải là thường dân. Có những trường hợp là nhờ
giáo dân đứng tên một ngôi nhà thường dân, rồi lấy nhà đó để làm lễ (lén lút)
thay cho nhà thờ. Ít lâu sau, giáo dân đó lấy nhà luôn, không cho làm lễ ở đó
nữa, vì trên giấy tờ, căn nhà là tên của họ làm chủ!
Ở những vùng tôn giáo đang hiện diện, chính quyền không
đuổi đi được, thì họ không cho phát triển thêm. Các bất động sản mới (muốn thuộc
về tôn giáo) phải được “dâng hiến” cho Nhà Nước trước, sau đó, khi Nhà Nước đã
làm chủ quyền trên giấy tờ, Nhà Nước sẽ “cho phép” xây Nhà Thờ ở địa chỉ đó.
Thật là một luật lệ quái đản!
Hôm chúng em tới dự lễ Khánh Thành Linh Đài Lòng Chúa
Thương Xót và Đồi Fatima tại Giáo Họ Văn Lâm, Giáo Xứ Bồng Tiên, Giáo Phận Thái
Bình thì thấy có
“Ban Truyền
Thông” đang quay video. Cha sở cho biết, mấy anh ban Truyền Thông
tốt lắm, họ tự tình nguyện đến đây để quay video cho nhà thờ không lấy tiền. Ban
Truyền Thông mặc đồng phục chỉnh tề, chắc phải hơn 10 người là ít, làm việc rất
chuyên nghiệp, máy móc rất hiện đại. Còn có hai con
drones - máy bay không người lái -
lấy hình từ trên không trung. Các diễn tiến của buổi lễ được trực tiếp truyền
hình lên YouTube. Thật không thể ngờ
được nhà nước ta trong miền quê khỉ ho cò gáy mà lại có đầy đủ các kỹ thuật tân
tiến hiện đại, và nhiều nhân tài có những tấm lòng bác ái quảng đại quá phi
thường như thế này!
Về dân chúng
thì mỗi vùng có cái khó khăn riêng của vùng đó: dân trí, mê tín dị đoan, văn
hóa, tục lệ cổ truyền, v.v… Giáo dân mặc dù đi đạo nhưng vẫn tin phong thủy,
đồng bóng, và vẫn để cho những mê tín di đoan chi phối đời sống của họ. Cha xứ
mà vô ý làm mất lòng một cụ lớn tuổi thì cả dòng tộc cụ ta mấy trăm người bỏ đạo
cùng một lúc luôn.
Vì kế sinh nhai, giáo dân đành
phải chịu chi phối/ảnh hưởng/tham gia vào những trào lưu dị đoan phản Công Giáo
đang thịnh hành. Và còn rất nhiều hủ tục khác, như thi đua làm giỗ chạp cho linh
đình ngoài khả năng tài chánh của gia đình, v.v…
Về nội bộ
là các thiếu thốn về tài chánh, về nhân lực, về các phương tiện: sinh sống/di
chuyển/sinh hoạt. Mùa Đông ở miền Bắc rất lạnh, mà nhà cửa của các anh thì trống
thiên trống địa, thì làm sao chịu nổi? Quần áo lạnh cũng không có. Có cái xe gắn
máy thì chạy suốt ngày, phải đi nhiều giờ đồng hồ mới đến họ lẻ để làm lễ… Mỗi
cuối tuần thì có anh phải làm, 4, 5, 6 lễ ở nhiều nơi xa khác nhau,v.v…
13.
CẢM NGHIỆM TÂM LINH
Cảm nghiệm tâm linh là sở trường của ATP nên em không
dám đụng tới. Nếu em mà viết thì nó sẽ cảm động, thấm thía, lâm li bi đát, tình
cảm lai láng chan hòa, và hóa ra khó nên Thánh, khó nên trọn lành! Hơn nữa,
chém tre phải nể đầu mặt, bề gì thì ATP cũng là bậc đàn anh, phải kính
nể anh ấy chứ!
14. CẢM PHỤC CÁC ANH
XII
Nhìn thoáng qua một vòng, chúng ta thấy hầu hết các trụ
sở truyền giáo của Nhà Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc Việt Nam đang được
các anh đội XII
nắm giữ. Các anh đội XII là
đệ tử đời thứ Ba* được CHÂN TRUYỀN từ Đấng Sáng Lập -
AQP.
(*) Đời thứ Nhất: đội 1 – 8,
Đời thứ Hai: đội 9 – 11,
Đời thứ Ba: đội 12.
(Đây là ý kiến/nhận xét của ATP)
Hành Trình tu luyện của các anh đội XII đã trải qua
trong đau thương gian khổ, trong máu, mồ hôi, và nước mắt. Sau năm 75 và đặc
biệt là sau ngày Nhà Dòng Thủ Đức bị giải tán. Các anh đội XII đã phải
tu chui. Đối với các anh tu bên hải
ngoại thì thật là
khó
để mà hình dung ra
hết
được những khó khăn tủi nhục của hai chữ
“tu chui”. Chỉ có thể tưởng tượng ra
được là: lên Gia Kiệm Dốc Mơ làm rẫy thì sẽ vất vả hơn là ở Thủ Đức.
Một
anh kể: Sau khi Nhà Dòng giải tán, anh về quê và đứng xem lễ sáng ở dưới cuối
nhà thờ. Trên cung thánh sau bài giảng, cha xứ đọc thông cáo của Nhà Nước:
… ai thấy bọn phản loạn Đồng Công ở đâu thì phải khai
báo lập tức, ai dung túng sẽ bị nghiêm trị ….
Thì ra Nhà Nước đã ra thông cáo truy nã anh em Đồng Công
KHẮP NƯỚC!
Lễ chưa xong người nhà đã kéo áo và thì thầm:
Trời gần sáng rồi, phải đi ngay thôi,
và anh được chở vào trong rừng…
Anh Khải (XII):
Em chạy về Nha Trang, vào chào cha xứ, cha run run: ‘Ở đây người ta đang
truy lùng dữ lắm, thầy đừng ở đây nha…’
Anh Quân (XI): Em
bị nhốt ở nhà Hưu Dưỡng người Thượng (do nhà Dòng xây).
Họ đuổi các người Thượng già về gia đình,
chỉ còn lại vài người không có thân nhân. Đêm đó, họ kéo tới mấy xe lớn đầy cán
bộ, và hai khẩu moochê, họ đào hầm cá nhân chung quanh nhà, bắn súng moochê cả
đêm, không sao ngủ được. Đến sáng ngày, họ dẫn đến 2 anh lính cộng hòa để tra
tấn, rồi bắn 2 người này chết trước mắt em, khẩu súng Colt bắn từ dưới cằm xuyên
ngược lên đỉnh đầu. Họ hỏi em tiền của Nhà Dòng đâu, đưa hết ra, nếu không thì
đã có 2 cái xác làm gương…
Anh Quân (XI): Một sáng tinh mơ, một giáo dân Thượng
chạy vào nhà Di Linh: Thầy ơi, có người
thấy xác cha X (tuyên úy quân đội) ở
bìa rừng. Con về báo cha xứ, cha xứ nói, Tôi cuống rồi, không biết phải làm
gì hết. Đi vào nói ông thầy Đồng Công đi, nói ông ấy muốn làm gì thì làm.
Em nói ông thượng: Về buôn rủ thêm 2
người nữa, đúng 9 giờ mình sẽ gặp nhau ở bìa rừng. Nhớ mang theo cuốc xẻng.
Chín giờ tới 10 giờ là giờ
sương mù trên núi bay xuống thung lũng, nên trời sẽ mù mịt: không ai nhìn thấy
ai. Sau khi đào tới 9:30 thì mới sâu được có 2, 3 gang tay vì đất quá cứng.
Nhưng phải hạ huyệt và lấp thôi, vì sương mù gần tan rồi. Chôn xong, em nói mấy
người thượng: Về thông báo cho mọi người trong buôn, khi đi ngang qua đây, nhớ
mang theo 1 hòn đá ném lên mộ để làm dấu nấm mộ và để thú rừng khỏi moi lên…
Mỗi buổi sáng
khi nghe tiếng gà gáy thì mới biết là mình đã sống qua thêm được một đêm nữa.
Mạng sống con người không có nghĩa lý và giá trị gì cả. Cuộc sống được đếm từng
đêm, từng ngày, và nhiều khi, từng giờ. Nhiều khi không biết là mình có may mắn
để sống hết ngày hôm nay không?
Trời đất bao la… nhưng…
mình không có chỗ dung
thân, không ai muốn chứa chấp, không ai muốn liên lụy…
15. CẢM TẠ - THAY LỜI KẾT
Em xin mạo muội thay mặt cả đoàn chân thành cám ơn ATP
đã xướng xuất ra chuyến đi lịch sử vô tiền khoán hậu có một không hai này. Cám
ơn hai anh Tuyên Úy: anh Nhất và anh Khải đã lo lắng cho chúng em từng ly từng
tí. Đi khắp nước Việt Nam đến đâu cũng thấy con chiên/Hội viên của Cha Nhất ra
chào đón. Anh Nhất mà trổ tài đóng kịch để hối các cô tiếp viên của Nhà Hàng
phải làm thức ăn cho nhanh thì hết chỗ chê:
Khẩn trương lên để các đồng chí từ miền Nam ra còn phải đi họp! Hóa đơn
tính tiền:
Đưa lại cho đồng chí coi Kho Bạc Nhà Nước
ở đầu bàn! Nhờ có chuyến Hành Trình Truyền Giáo này mà em được mở mang
thêm kiến thức, về đạo cũng như đời: Được ngao du sơn thủy, được thăm quan các
danh lam thắng cảnh, được ngủ trong các Tòa Tổng Giám Mục, được dự lễ với các
sơ, được sờ các cột Nhà Thờ bằng gỗ lim đã có hơn 100 năm tuổi, được sờ cái
trống có đường kính 7 feet, lần đầu tiên được thấy
bục tòa giảng cổ (cầu thang trôn ốc ở giữa nhà thờ -
vì đời xưa không có loa!) thời xa
xưa, được thưởng thức các sơn hào hải vị món ngon vật lạ đặc sản của các vùng,
được nghe các em bé Thượng hát kinh Lạy Cha, được uống rượu
Cần do chính người Thượng chế biến, được ôm ẵm các em bé khuyết tật và
bại não, được thăm các Hồ ở thủ đô Hà Nội: Hồ Hoàn Kiếm + Đền Ngọc Sơn + Tháp
Rùa, Hồ Tây + chùa Trấn Quốc, Hồ Bảy Mẩu,… (còn sót mỗi hồ Râu vì trời đổ mưa và
hết giờ!), Lăng Quốc Tử Giám, Nhà Thờ Lớn Hà Nội,…được viếng mộ AQP, anh Minh
Đăng, … được thăm ký túc xá và nhà 30 gian Đệ Tử Viện – từ ngoài cổng vào đến ao
cá dồ, nơi khơi lại muôn vàn kỷ niệm dấu yêu trùng trùng luyến tiếc, được thấy
các giếng và máy lọc nước miễn phí của Dòng, được thăm các trụ sở truyền giáo
của Dòng, được thấy tận mắt một lực lượng nhân sự hùng hậu đáng kính nể của
Dòng:
160+ linh mục trong tổng số 500+ anh em, được thấy một sự phát
triển như bùng nổ tung ra toàn cõi đất nước:
đã có mặt tại 16 trong tổng số 26 giáo phận,
được cảm nghiệm một Đức Tin sắt đá
+ một Đức Cậy mãnh liệt + một Đức Ái bao la từ các anh làm việc trong các cánh
đồng truyền giáo.
AQP qua đời ngày 21 tháng 6 năm 2007. Thấm thoát đã 10
năm. Mười năm sau khi AQP qua đời,
ước mơ – hoài bão – đích nhắm – tầm nhìn
xa – viễn tượng – “vision”
của anh Cả là
Truyền Giáo cho toàn quốc Việt Nam và vùng Đông Nam Á
đã và đang được trở thành hiện thực.
Các anh ở các trụ sở truyền giáo đang vất vả lao tâm lao
lực, dầm sương giải nắng, chịu đựng từng cơn gió lùa giá buốt lạnh cắt da của
mùa Đông, hay đổ mồ hôi nhễ nhãi dưới cái quạt trần trong những tháng Hè. Vì
Chúa, vì Mẹ, vì các linh hồn, các anh đang chịu những sức ép từ chính quyền,
những bắt bớ, những bất công, những đe dọa, những theo dõi…Các anh thật xứng
đáng là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Để cho công cuộc truyền giáo
của AQP, của Nhà Dòng Đồng Công,
hay nói cho đúng hơn, là - của mỗi
người chúng ta - được hiệu quả hơn, chóng thành công hơn, chúng ta có muốn
tiếp tay với các anh không? Chúng ta có muốn góp một bàn tay, góp công, góp của,
góp sức?
Tôi có thể làm
được gì?
Tôi có thể giúp
được gì?
*** THE END ***
Dislaimer (Lời trần tình):
Trong bài trên đây, các
chuyện bù khú là do tác giả cố tình vẽ rắn thêm chân, phóng đại tô mầu, có ít
xít ra nhiều, hoặc là do óc tưởng tượng hoàn toàn để trêu ghẹo các nhân vật
trong câu chuyện và để chọc cười thiên hạ, không hẳn là câu chuyện có thật như
vậy! Các chi tiết lịch sử, thống kê, và các đề tài đứng đắn thì là có thật 100%
và mới kể sơ lược qua loa ở đây cùng với muôn vàn thiếu sót. Đáng tiếc là em quá
bận, không thể đem 1,000 megabytes video ra ráp nối và trình chiếu cho các anh
coi bây giờ được. Thành thật xin lỗi. Các anh muốn xem video thì phải cầu nguyện
thêm để em bán được cái tiệm này cho lẹ!
(Tác giả bài "Một Chuyến Đi" Minh Ngọc rất tếu ngạo giang hồ này liên lỉ hành nghề quay phim cả trên chiếc xe 30 chỗ ngồi của phái đoàn từ nam ra bắc, trừ mỗi lần này chàng bất đắc dĩ không làm gì được trên chiếc xe vừa đủ chỗ của cha quản lý giáo phận Bùi Chu chở đi đến Liên Thủy và Trung Lễ)
(Anh Tour Guide Nhất Tiến, bên bờ Hồ Hoàn Kiếm tối 16/10/2017, người anh từ Dòng Phanxicô sang Đồng Công, cháu ruột của Anh Linh Mục Đỗ Tri Tâm, có biệt tài ngoại giao thuộc loại đỉnh cao trí tuệ, với giọng nói thuốc lào và điệu bộ khề khà nửa đùa nửa thật của mình, chàng có thể giải quyết được những bất trắc và bất thường, dù bất thình lình xẩy ra, thậm chí qua mặt được cả công an nhà nước ăn mặc hết sức chỉnh tế và ra mặt thật nghiêm chỉnh, một cách dễ dàng như chơi vậy)
(Anh Bùi Lý - Hinh, Đội IXC, chủ tịch THĐC Nam California, một trong 2 người ít nói nhất trong phái đoàn)
(Anh Nguyễn Chuyên, Đội IXB, nhập bọn từ VN, như Anh Lý Hinh là một trong 2 người ít nói nhất trong phái đoàn)
Từ một số độc giả tiểu biểu
Anh Trần Hưng Long - Bí Thư Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
(email ngày 30/10/2017)
"... Xin cám ơn Anh đã chia sẻ những bài và những hình ảnh hành trình thăm viếng
truyền giáo của AE thân hữu. Em lấy hình xuống và chiếu cho Anh Em Tỉnh Dòng xem
để thông công và thấy rõ hơn công việc tốt đẹp ý nghĩa của Quý Anh".
Chị Trần Đan - Một Tông Đồ Chúa Tình Thương GP Orange CA
(text ngày 10/11/2017)
"Hi, Anh Tĩnh ơi, cảm ơn anh đã đi về đến nơi, và có chụp được những tấm hình rất có giá trị, rất đẹp. Nhìn hình đó gợi nhớ cho chúng em, những hình ảnh thân thương của Việt Nam mến yêu, từ hình ảnh của từng người, cho đến cây cảnh, hoa lá. Em thì thích những ngôi nhà lá ở ven đường, ven quê, hơn những nhà cao tầng, cao vút, nhưng cũng cho chúng ta thấy hãnh diện hơn sự thay đổi của Việt Nam nghèo nàn xa xưa".
Anh Nguyễn Duy Ba - Trưởng Vùng Gia Đình Tận Hiến Đồng Công GP Fortworth TX
(email ngày 30/10/2017)
"Cảm tạ Chúa cùng các Anh trong một chuyến đi về VN bằng an. Cùng đồng hành với quý Cha và quý Anh trên màn hình thật tuyệt vời. Thường thường khi về VN du khách đến những nơi danh lam thắng cảnh, hay những nơi nhộn nhịp phố phường để hưởng thụ những cuộc sống trần gian, còn các Anh đi về những địa danh hẻo lánh những nơi ít người biết đến. Thế mà (những bước chân truyền giáo của các Anh cách này hay cách khác) đã âm hưởng đến để giới thiệu với mọi người, trong đó có em.
"Mỗi buổi sáng sau khi đi dự Thánh Lễ về lại nhà là mở ngay TV để theo dõi những nơi các Anh mới đến thật tuyệt, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì có nơi chỉ nghe tiếng mà mắt chưa nhìn thấy, cách riêng nơi quê hương và những di tích của Anh Cả Đaminh, và những nơi Nhà Dòng đang đến phục vụ. Hôm nay mở TV không thấy các Anh đâu vì sau ngày Thành Đô: Sài Gòn-Hà Nội đã đưa các Anh về lại Mỹ rồi.
"Riêng
em xin cảm ơn Quý Cha quý Anh trong Đoàn Hành Hương. Xin được hân hạnh cùng đồng
hành với Đoàn để nhìn những Địa Danh VN mới 2018 mà các Anh sẽ đi, đặc biệt
những nơi đang truyền giáo trong năm 2018.
Phần Một
Hành Trình Truyền Giáo
1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai
2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam
3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên
4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Giáo Xứ Trại Sơn, Trụ Sở Truyền Giáo và Giáo Họ Đá Mài
5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo và Giáo Xứ Văn Thạch
Phần Hai
Về Nguồn Đồng Công
6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn
7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX
8- Đồng Quan Giáo Phận Thái Bình
10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu
Phần Ba
Việt Nam 2017
11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa
12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội