GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 7/9/2005

 

1)   ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 125 (124) cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 3/8/2005: “Hòa Bình cho Yến Duyên

2) ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

3)  Kitô Giáo: Một Tôn Giáo của “Lời”, của Lý Trí Sáng Tạo

   

 

ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 125 (124) cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 3/8/2005: “Hòa Bình cho Yến Duyên.

1.             Sau những ngày nghỉ của tôi ở Aosta Valley, cuộc hành trình của chúng ta về Phụng Vụ Giờ Kinh Tối lại được tiếp tục với cuộc gặp gỡ này. Bài Thánh Vịnh 125 (124) giờ đây là những gì chúng ta đang chú trọng tới; nó là một phần của việc thu góp kỹ lưỡng và phấn khởi của những gì được gọi là “Các Bài Thăng Ca”, một cuốn sách nguyện cầu nho nhỏ tuyệt vời cho cuộc hành trình tới Sion hướng đến việc hội ngộ cùng Chúa trong đền thờ (x Ps 120[119]-134[133]}.

Giờ đây chúng ta sẽ suy niệm vắn tắt về bài thánh vịnh khôn ngoan đưa đến việc tin tưởng vào Thiên Chúa và chất chứa một lời nguyện ngắn (x Ps 125[124]:4).

Câu đầu tiên nói đến việc vững tâm của “những ai đặt tin tưởng vào Chúa”, so sáng tâm trạng này với cảnh an toàn và vững chắc của “Núi Sion” là một nơi “không thể chuyển rung”. Điều này hiển nhiên là vì có sự hiện diện của Thiên Chúa là “đá tảng, là thành lũy, là đấng cứu độ… là nơi nương náu, là khiên thuẫn, là sự trợ giúp mãnh liệt, là pháo đài kiên cố”, như bài Thánh Vịnh khác đã nói (x 18[17]:3).

Ngay cả khi người tín hữu cảm thấy lẻ loi và bị bủa vây bằng những thứ nguy hiểm cùng hận thù thì đức tin của họ cần phải bình thản vì Chúa luôn ở với chúng ta; quyền năng của Ngài bao bọc chúng ta và bảo vệ chúng ta.

Tiên Tri Isaia cũng minh chứng về việc nghe thấy Thiên Chúa nói những lời nhắm đến thành phần tín hữu này là: “Này đây, Ta đang đặt một tảng đá ở Sion, một tảng đá đã được thử, một tảng đá góc quí giá để làm nền tảng vững chắc; ai đặt tin tưởng vào nó sẽ không bị lay chuyển” (Is 28:16).

2.             Tuy nhiên, Thánh Vịnh gia tiếp tục là niềm tin tưởng mà bầu khí đức tin của tín hữu có một điểm tực khác nữa, đó là Chúa thực sự cắm trại để bênh vực dân của Ngài, như các núi đồi bao bọc Giêrusalem làm cho nó thành một thành trì tự nhiên kiên cố (x Ps 125[124]:2). Trong một lời tiên tri của Zechariah, Thiên Chúa đã nói về Giêrusalem như sau: “Ta sẽ là một bức tường lửa bao quanh đối với nó… và Ta sẽ được hiển vinh nơi nó” (Zec 2:9).

Trong bầu khí của lòng tin tưởng sâu xa này, tức một bầu khí đức tin ấy, Thánh Vịnh gia tái khẳng định “tấm lòng chân chính” thành phần tín hữu. Tình trạng của họ tự bản chất là những gì đáng lo âu bởi cái bạo ngược dã man của thành phần gian ác, kẻ muốn áp đặt việc thống trị của mình.

Người công chính cũng có thể bị cám dỗ biến mình thành đồng lõa với sự dữ hầu tránh né những khó khăn trầm trọng, thế nhưng Chúa bảo vệ họ khỏi bị đàn áp: “Vì vương trượng của kẻ gian ác không đè xuống trên lãnh địa của người công chính” (Ps 125[124]:3); đồng thời Ngài bảo trì họ khỏi nhúng tay vào sự dữ (cf ibid).

Vậy bài Thánh Vịnh này làm cho linh hồn cảm thấy sâu xa tin tưởng. Đó là một sự trợ giúp mãnh liệt trong việc đương đầu với những trường hợp khó khăn, lúc người tín hữu trải qua cuộc khủng hoảng bề ngoài bởi cô độc, bị châm biếm và khinh bỉ là những gì quyện chung với cuộc khủng hoảng bên với sự thất đảm, thường hèn và buồn chán. Chúng ta biết được tình trạng này, thế nhưng bài Thánh Vịnh nói với chúng ta rằng nếu chúng ta tin tưởng, chúng ta mạnh mẽ hơn cả những thứ sự dữ ấy.

3.             Phần cuối của bài Thánh Vịnh này chứa đựng lời nguyện cầu dâng lên Chúa cho kẻ “lành” và “tấm lòng chân chính” (x câu 4), và một lời loan báo về cái bất hạnh của “thành phần gian manh và những ai hành ác” (câu 5).

Một mặt, Thánh Vịnh gia xin Chúa hãy tỏ mình ra như một người cha yêu thương đối với kẻ lành và kẻ tín trung, thành phần giơ cao ngọn đuốc của một đời sống công chính và một lương tâm trong sáng.

Mặc khác, niềm hy vọng được bày tỏ ra là Ngài sẽ chứng minh Ngài là một vị thẩm phán chân chính đối với những ai sa chân lỡ bước đi vào con đường sự dữ là con đường cuối cùng dẫn đến cái chết.

Bài Thánh Vịnh được niêm ấn bằng lời chào truyền  thống là Shalom, “Bình an cho Do Thái”, một lời chào có âm điệu trùng hợp với Jerushalajim, về Giêrusalem (cf. câu 2), thành đô là biểu hiệu cho hòa bình và thánh đức.

Lời chào này trở thành một ước muốn hy vọng: Chúng ta có thể giải thích nó bằng những lời của Thánh Phaolô: “Bình an và thương xót cho tất cả những ai theo qui luật này của đời sống, cũng như cho dân Do Thái của Thiên Chúa” (Gal 6:16).

4.             Trong việc dẫn giải bài Thánh Vịnh này, Thánh Âu Quốc Tinh so sánh “thành phần quanh quéo và những ai hành ác” với “con tim chân chính”, thành phần không bao giờ lạc xa Thiên Chúa. Nếu thành phần quanh quéo thấy mình liên kết với số phận của “những ai hành ác” thì số phận của “con tim chân chính” sẽ ra sao?

Trong niềm hy vọng là cùng với thính giả của mình ngài cũng chia sẻ định mệnh hạnh phúc của họ, Vị Giám Mục Thành Hippo ngẫm nghĩ rằng: “Chúng ta chiếm hữu được những gì đây? Đâu là gia sản của chúng ta? Đâu sẽ là quê hương của chúng ta?” Nó sẽ được gọi ra sao?”

Rồi ngài tự trả lời, bằng cách chỉ đến danh xưng của họ. Tôi xin mượn những lời nói này: “Bình an! Chúng tôi chào anh em bằng lòng ước muốn hòa bình; tôi xin loan báo cho anh em hòa bình; chớ gì những núi non lãnh nhận hòa bình, trong khi đó công lý tràn đầy đồi nương (cf. Ps 72[71]:3). Vậy hòa bình của chúng ta là Chúa Kitô: Đúng vậy, ‘chính Ngài là hòa bình của chúng ta (Eph 2:14) (Esposizioni sui Salmi, IV, Nuova Biblioteca Agostiniana, XXVIII, Rome, 1977, p. 105).

Thánh Âu Quốc Tinh kết luận bằng lời huấn dụ đồng thời cũng là một lời nguyện chúc “Chúng tôi là dân Do Thái của Chúa. Và chúng tôi vẫn còn liên kết hết sức chặt chẽ với hòa bình, vì Giêrusalem nhắm tới một nhãn quan hòa bình và chúng ta là Do Thái: Một Do Thái hòa bình ban xuống” (ibd. X 107)

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL,

dịch theo http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/index_en.htm

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

 

(tiếp 27 Thứ Tư, 29 Thứ Sáu31 Thứ Tư)

Bà Rowland ở Melbourne, Úc Đại Lợi, tác giả cuốn “Văn Hóa và Truyền Thống Thánh Tôma: Sau Công Đồng Chung Vaticanô II” (Routledge xuất bản), đã chia sẻ với mạng điện toán Zenit về lý do tại sao việc tái cứu xét và tái giải thích Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, một đề tài nổi bật trong công cuộc thần học của Đức Joseph Ratzinger, là những gì cần thiết để tái hướng dẫn việc Giáo Hội đương đầu với tính chất tân tiến phóng khoáng.

Theo bà, nhiều người tin rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” là văn kiện chính yếu làm nên đời sống của Giáo Hội những năm ngay sau Công Đồng Chung Vaticanô II. Tuy nhiên, sau 40 năm của công đồng này, văn kiện mục vụ ấy đã khiến cho nhiều người kết luận rằng văn kiện ấy không hiểu biết đầy đủ về văn hóa, nhất là thứ văn hóa của nền văn hóa tân tiến phóng khoáng. Kết quả là, theo bà này, mới bùng lên những trào lưu trong Giáo Hội làm hư hại trầm trọng đến phụng vụ và gây ra một thứ nhân bản chủ nghĩa sai lầm mà cuối cùng đã đi đến chỗ hủy hoại việc chăm sóc mục vụ cho các linh hồn.

Vấn:     Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một thành phần Âu Quốc Tinh ở chỗ nào? Ngài là thành phần theo chủ trương của Thánh Tôma ở chỗ nào?

 

Đáp:    Tôi có thể nói là Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một phần tử Tôma ở chỗ ngài có lẽ hợp với hầu hết những gì Thánh Tôma viết. Tuy nhiên, ngài không phải là phần tử theo Thánh Tôma ở chỗ nại vào thẩm quyền của Thánh Tôma trong việc bênh vực đức tin, căn cứ các nỗ lực về trí thức của mình vào những tác phẩm của Thánh Tôma hay ở chỗ sử dụng phương pháp học kiểu kinh viện.

 

Trái lại, Giáo Hoàng Biển Đức là một trong nhiều phần tử thuộc thế hệ của ngài, thành phần, trong khi bất đồng ý với nội dung tư tưởng của Thánh Tôma, vẫn tin rằng việc trình bày đức tin theo kiểu kinh viện không thực sự làm cho linh hồn sinh động ngoại trừ chúng trở thành một loại linh hồn đặc biệt ham tranh luận về tri thức. Ngài đã nói rằng “triết học kinh viện có cái cao cả của nó nhưng mọi sự đều là những gì vô cảm thức”.

 

Trái lại, với Thánh Âu Quốc Tinh, “con người cảm thương, sầu đau, vấn nạn bao giờ cũng có đó, và quí vị có thể cảm thấy như thánh nhân”.

 

Đức Biển Đức cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều cái nguyên tắc về đức tin của Thánh Âu Quốc Tinh ở chỗ đức tin là cửa mở ra kiến thức. Ngài đã nói rằng ngài tin rằng nơi con người đã được ghi khắc một loại ký ức về Thiên Chúa, một loại tưởng nhớ đến Thiên Chúa, nhưng nó cần phải được làm bừng tỉnh.

 

Mầm mống Âu Quốc Tinh của ngài cũng được tỏ lộ ra nơi việc chú trọng đến siêu việt tính của vẻ đẹp và việc ngài hiểu biết được tầm quan trọng về giáo lý của ngôn ngữ cũng như của những biểu hiệu, và về mối liên hệ giữa chất thể của mô thể với bản thể.

 

Tình trạng lộn xộn về phụng vụ rất nhiều trong 30 năm qua đã được thành phần ít hiểu biết muốn đổ dồn cho thứ ngôn ngữ của phụng vụ, muốn thay thế những cử chỉ biểu hiệu bằng việc thành phần giáo dân giải thích những gì Cha đang làm – như thể tất cả chúng ta là những tay Martian không được giáo lý hóa – và rút ruột ngôn ngữ phụng vụ nơi chiều kích thi văn của nó.

 

Cho dù có những triết gia về ngữ học trần tục lập luận rằng mô thể và bản thể là những gì bất khả phân ly – tức là nếu chúng ta thay đổi ngôn ngữ, thì ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể thay đổi cách thức con người suy nghĩ. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thuộc về thành phần này, cùng với ĐHY Francis George ở Chicago, cũng như các học giả về phụng vụ chẳng hạn Aidan Nichols, OP, Đức Ông Peter Elliott, Stratfort Caldecott thuộc Trung Tâm về Đức Tin và Văn Hóa ở Oxford, và Alcuin Reid, OSB.

 

Vấn:     “Khuynh hướng Tôma thiên Âu Quốc Tinh” của Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã hình thành ra sao cách thức ngài nhận định về hiện tượng dân chủ phóng khoáng?

 

Đáp:    Theo quan điểm thiên Âu Quốc Tinh thì vấn đề lớn nhất đối với chủ nghĩa tự do đó là vấn đề nó muốn trở thành trung lập hay dửng dưng về thần học đối với các truyền thống tôn giáo. Có một danh sách dài các nhà học giả thấy rằng chủ trương tự do cấp tiến về tính cách trung lập thần học này là những gì hư tạo. Bảng liệt kê này bao gồm các Kitô hữu Anh giáo gắn bó với thành phần chính thống bảo thủ cũng như các học giả có kiến thức thần học thiên giáo phái Baptist hơn.

 

Nó không phải là một chủ trương chỉ áp dụng vào thành phần Công giáo được gọi là bảo thủ hay kiểu cực lạc giáo Montanus (thế kỷ 2). Thật vậy hầu hết thành phần hậu tân tiến đều đồng ý với lời bình phẩm này về truyền thống tự do cấp tiến. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã làm sáng tỏ là thành phần Công giáo không được theo thứ ngữ thuật tự do trong việc tin tưởng rằng để là những người công dân tốt họ cần phải chia mình ra thành hai thứ phân nửa vừa công cộng vừa tư riêng.

 

Ngài nhận định rằng chủ nghĩa trần tục tự nó là một thứ ý hệ, một loại chủ trương về tôn giáo cho mình như là tiếng nói duy nhất của lý lẽ. Ngài thấy những quan điểm này gây ra một thách đố cho những thứ văn hóa chính trị chủ chốt của các thể chế dân chủ tự do cấp tiến hiện đại.

 

Tuy nhiên, nói như thế là nói rằng ngài chống lại chủ trương hiến định. Ngài không nói rằng Giáo Hội cần phải điều hành quốc gia. Ngài có lẽ đồng ý với câu nói của Martin Luther King rằng Giáo Hội không phải là chủ của quốc gia mà cũng chẳng phải là tôi tớ của quốc gia mà là lương tâm của quốc gia.

 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24-25/7/2005 

 

TOP

 

 

Kitô Giáo: Một Tôn Giáo của “Lời”, của Lý Trí Sáng Tạo

 

(Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời)

 

(tiếp 31/7 Chúa Nhật, 1/8 Thứ Hai, 20/8 Thứ Bảy, 29 Thứ Hai, 31 Thứ Tư, 2/9 Thứ Sáu 6/9 Thứ Ba)

 

Phải chăng đó chỉ là một sự loại trừ của Chủ Nghĩa Minh Tri và của tính chất tân tiến? Hoàn toàn không phải thế. Từ ban đầu, Kitô giáo ý thức mình là một tôn giáo của “Lời”, một tôn giáo theo lý trí. Trước hết, nó không đồng hóa mình với những thành phần tiền hô của nó nơi các tôn giáo khác, nhưng nơi cái minh tri về triết lý làm sáng tỏ đường lối của các truyền thống trong việc tìm kiếm chân lý và hướng về sự thiện, hướng đến vị Thiên Chúa duy nhất là Đấng vượt trên tất cả mọi thần linh.

 

Vì là một tôn giáo của thành phần bị bách hại, vì là một tôn giáo đại đồng, vượt ra ngoài các quốc gia và dân tộc khác nhau, nó đã phủ nhận quốc gia quyền coi tôn giáo như là một phần của cơ cấu quốc gia, để đòi quyền tự do sống đức tin. Nó bao giờ cũng nhận định con người, tất cả mọi người không biệt phân, đều là tạo vật và là hình ảnh của Thiên Chúa, khi loan báo cho họ, về nguyên tắc, mặc dù trong giới hạn bắt buộc của trật tự xã hội, phẩm vị như nhau.

 

Theo mối liên hệ này thì Chủ Nghĩa Minh Tri có nguồn gốc Kitô giáo và không phải là ngẫu nhiên mà nó đã được chính thực và hoàn toàn hạ sinh từ lãnh vực đức tin Kitô giáo, bất cứ nơi nào Kitô giáo, dù có phản lại với bản chất của nó và tiếc thay, dù đã trở thành truyền thống và là tôn giáo của quốc gia. Mặc dù triết lý, vì là việc tìm kiếm lý lẽ – cả đức tin của chúng ta cũng thế – bao giờ cũng là một đặc quyền của Kitô giáo, nhưng tiếng nói của lý trí đã bị thuần thục hóa quá trớn.

 

Công lênh của Chủ Nghĩa Minh Tri đã và đang đặt lại những giá trị nguyên thủy này của Kitô giáo và trả về cho lý trí tiếng nói của nó. Trong hiến chế mục vụ, Về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến, Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhấn mạnh một lần nữa sự tương hợp sâu xa này giữa Kitô giáo và Chủ Nghĩa Minh Tri, tìm cách hóa giải thực sự giữa Giáo Hội và tính chất tân tiến là một đại gia sản mà cả hai bean đều phải cùng nhau bênh vực.

 

Bởi thế mà cả hai cần phải tham dự vào việc tự thực và sẵn sàng sửa chữa lấy mình. Kitô giáo luôn phải nhớ rằng nó là một tôn giáo của “Lời”. Nó là đức tin trong “”Creator Spiritus”, trong Thần Linh Đấng Hóa Công, là Đấng mọi sự nhờ đó được hiện hữu. Ngày nay, điều này cần phải thực sự trở thành sức mạnh về triết lý của nó, bao lâu vấn đề xẩy ra một là thế giới xuất phát từ những gì là vô tri, và lý trí bởi đó chỉ là một “sản phẩm phụ”, trong trường hợp thậm chí tác hại cả đến việc phát triển của nó – hai là thế giới xuất phát từ lý trí, do đó, là tiêu chuẩn và là mục đích của nó.

 

Đức tin Kitô giáo thiên về luận cứ thứ hai trên đây, bởi thế, theo quan điểm thuần triết lý, nó thực sự có được những quân bài tốt để chơi, bất chấp sự kiện là nhiều người ngày nay chỉ coi luận cứ thứ nhất trên đây như là luận cứ tân tiến và hợp lý duy nhất trên hết mà thôi. Tuy nhiên, một thứ lý trí xuất phát từ những gì vô tri, tức là, cuối cùng, chính nó là vô tri, không đưa ra được giải quyết gì cho những vấn đề của chúng ta cả. Chỉ có thứ lý trí sáng tạo, thứ lý trí trong Vị Thiên Chúa tử giá tỏ mình ra là tình yêu mới có thể thực sự tỏ cho chúng ta thấy đường lối mà thôi. Trong cuộc đối thoại rất cần thiết giữa thành phần theo chủ nghĩa thế tục và thành phần Công giáo, Kitô hữu chúng ta cần phải rất thận trọng trong việc trung thành với chiều hướng căn bản ấy, ở chỗ sống một đức tin xuất phát từ “Lời”, từ lý trí sáng tạo, và do đó, cũng cởi mở trước tất cả những gì thực sự hữu lý.

 

(còn tiếp)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26-29/7/2005

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ