GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 9/9/2005

 

1) ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 131 (130) cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 10/8/2005: “Tâm Can của tôi không huyênh hoang”

2) ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

3)  Chủ Nghĩa Minh Tri: Tâm Niệm “Như Thể Thiên Chúa Hiện Hữu”

   

 

ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 131 (130) cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 10/8/2005: “Tâm Can của tôi không huyênh hoang”.

1.             Chúng ta đã nghe chỉ một ít lời, chứng 30 lời theo nguyên ngữ Do Thái, của bài Thánh Vịnh 131(130). Tuy nhiên, những lời ấy lại là những lời rất hay chuyển đạt một đề tài được yêu chuộng đối với tất cả mọi văn thứ văn chương về đạo giáo, đó là tính cách con trẻ thiêng liêng. Tự nhiên chúng ta nghĩ đến Thánh Thérése Lisieux, đến “Con Đường Thơ Ấu” của chị, đến việc chị “sống bé nhỏ” để được Chúa Giêsu bồng bế trên tay (cf. Story of a Soul, Manuscript "C", p. 208).

Thật vậy, hình ảnh rõ ràng về một người mẹ với người con ở giữa bài Thánh Vịnh này là dấu hiệu về tình yêu thương dịu dàng và từ mẫu của Thiên Chúa, như Tiên Tri Hôsêa trước đây đã diễn tả: “Khi Yến Duyên còn là một con trẻ thì Ta đã yêu thương nó…. Ta đã lôi kéo nó bằng những sợi nhân nhân bản, với những liên kết yêu thương; Ta đã âu yếm nó như kẻ ôm ẵm một thơ nhi vào lòng… Ta cúi xuống dưỡng nuôi đứa con của Ta” (Hos 11:1,4).

2.             Bài Thánh Vịnh này được bắt đầu bằng việc diễn tả một thái độ hoàn toàn trái ngược với tính cách trẻ con, một tính cách con trẻ mà vì quá biết được tính mỏng dòn của mình nên tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác. Trái lại, những gì nổi bật của bài Thánh Vịnh này là con tim kiêu hãnh, là ánh mắt ngạo mạn và “những gì cao cả… quá siêu việt đối với tôi” (Ps 131[130]:1). Đó là một bức minh họa về con người kiêu kỳ, thành phần được ngôn ngữ Do Thái diễn tả là “kiêu hãnh” và “ngạo mạn”, thái độ cao ngạo của những ai coi thường người khác, coi những người ấy là tầm thường.

Cái khuynh hướng lớn nhất của thành phần cao ngạo này, thành phần muốn nên như Thiên Chúa này, thành phần nắm trong tay quyền quyết định lành dữ này (x Gen 3:5), đó là những gì hoàn toàn bị loại trừ bởi con người nguyện cầu, con người muốn sống khiêm tốn và tự động tin tưởng vào một Chúa duy nhất.

3.             Vậy chúng ta sang tới hình ảnh bất khả quên lãng về người mẹ và người con. Bản văn theo nguyên ngữ Do Thái không nói về một đưa nhỏ sơ sinh mà là một đứa nhỏ đã được “cai sữa” (Ps 131[130]:2). Bấy giờ, ở Cận Đông cổ thời, có lệ cử hành đặc biệt đánh dấu đứa nhỏ chính thức thôi bú, thường vào khoảng 3 tuổi (cf. Gn 21: 8; I Sam 1: 20-23; II Mc 7: 27).

Đứa nhỏ được Thánh Vịnh gia đề cập tới bấy giờ gắn bó với người mẹ bằng một liên hệ sâu xa và riêng tư nhất, do đó, không phải chỉ là những liên hệ về thể lý và theo nhu cầu bú mớm mà thôi. Nó là một ràng buộc ý thức hơn nữa, mặc dù có trực tiếp và tự nhiên. Đó là bài Dụ Ngôn lý tưởng về “tính cách con trẻ” thực sự về một tinh thần không phó mình cho Thiên Chúa một cách mù quáng và tự động, mà là thanh thản và hữu trách.

4.             Tới đây, lời tuyên xưng tin tưởng của con người nguyện cầu bao gồm cả cộng đồng nữa: “Ôi Yến Duyên, hãy hy vọng nơi Chúa cả hiện tại lẫn tới muôn đời” (Ps 131[130]:3). Nơi thành phần toàn thể dân chúng đang được hưởng an ninh, sự sống và an bình từ Thiên Chúa ấy thì hy vọng bấy giờ bừng nở và vươn từ hiện tại đến tương lai, “giờ đây và cho tới muôn đời”.

Thật là dễ dàng tiếp tục lời nguyện cầu bằng việc làm cho các tiếng nói khác trong những bài Thánh Vịnh vang lên, những bài Thánh Vịnh được linh hứng bởi cùng một niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa: “Tôi được trao phó cho Ngài từ khi mới sinh, từ trong lòng mẹ Ngài là Thiên Chúa của tôi” (Ps 22[21]:11). “Cho dù cha mẹ có bỏ rơi tôi thì Chúa cũng sẽ đón nhận tôi” (Ps 27[26]:10). “Vì Ngài là hy vọng của tôi, Ôi Chúa; Ôi Thiên Chúa, Ngài là niềm tin tưởng của tôi từ tuổi trẻ. Tôi lệ thuộc vào Ngài từ ngày mới sinh; từ trong lòng mẹ Ngài là sức mạnh của tôi” (Ps 71[70]:5-6).

5.             Niềm tin tưởng khiêm cung, như chúng ta thấy, ngược lại với sự kiêu hãnh. Một tác giả thời thế kỷ thứ 4 và 5 là John Cassian đã cảnh giác tín hữu về sự nguy hiểm của thứ thói xấu này, thứ thói xấu “hủy hoại đi tất cả mọi nhân đức nói chung, và không chỉ tấn công thành phần hững hờ và thành phần yếu kém, mà chính yếu còn tấn công cả những kẻ mạnh mẽ muốn tiến lên tới chóp đỉnh nữa”.

Tác giả này viết tiếp: “Đó là lý do tại sao Thánh Vương Đavid canh chừng lòng mình một cách hất sức thận trọng như thế, cho tới độ ngài sợ công bố trước Đấng biết hết mọi thứ bí mật nơi lương tâm của ngài: “Lạy Chúa, chớ gì lòng tôi không kiêu căng, mắt tôi không ngạo mạn; xin đừng để tôi tìm kiếm những điều cao cả ngoài năng sức của tôi’… Tuy nhiên, khi biết rõ được khó khăn biết bao việc giữ lòng mình như thế ngày cả với những kẻ trọn lành, ngài đã không cậy dựa vào khả năng riêng mình mà thôi, nhưng nài xin Chúa bằng những lời nguyện cầu để Chúa giúp ngài tránh được những mũi phi lao của kẻ thù và không bị những mũi tên ấy gây thương tích: ‘Xin đừng để chân của kẻ kiêu hãnh vượt bắt tôi’ (Ps 36[35]:12)” (Le Istituzioni Cenobitiche, XII, 6, Abbey of Praglia, Bresseo di Teolo, Padua, 1989, p. 289).

Cũng thế, có một vị Tổ Phụ Sa Mạc lão thành ẩn danh đã truyền lại cho chúng ta lời nói âm vang bài Thánh Vịnh 130[131] như sau: “Tôi không bao giờ vượt quá hàng ngũ của tôi để bước lên cao hơn, tôi cũng chẳng hề bị bối rối bởi bị hạ nhục, vì tôi tập trung mọi tư tưởng của tôi vào điều này, đó là vào việc nguyện cầu xin Chúa hãy lột bỏ tôi khỏi con người cũ” (I Padri del Deserto. Detti, Rome, 1980, p. 287).

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL,

theo http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

ĐTC Biển Đức, Học Thuyết Thánh Toma và Văn Hóa Tự Do Phóng Khoáng

 

(tiếp 27 Thứ Tư, 29 Thứ Sáu, 31 Thứ Tư 7/9 Thứ Tư)

 

Vấn:     Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã được cho rằng là một “con người của văn hóa”, nhưng các thần học gia không biết cảm thức về đại nghệ thuật, ca nhạc hay sự mỹ dường như tỏ ra không chấp nhận như vậy. Văn hóa đóng vai trò ra sao nơi thần học và sinh hoạt chính trị?

 

Đáp:    Một trong những câu của Đức Ratzinger được tôi yêu chuộng trích dẫn đó là câu “Một thần học gia không yêu thích nghệ thuật, thi phú, ca nhạc và thiên nhiên là một con người có thể nguy hiểm!” Theo nhận định của ngài thì một cách nào đó ngài thích tinh thần người Ý hơn là người Đức, vì các thánh nhân là tất cả những người biết mường tượng – không phải là những viên chức của các bộ máy.

 

Nói cách khác, hãy coi chừng con người không yêu thích văn chương, ca nhạc, nghệ thuật, thi phú và thiên nhiên nhưng lại là thành phần rất thích trông coi việc điều khiển máy móc. Tôi chưa từng nghe những gì ngài đã nói với thành phần quan lại ở Vatican, những người được cho biết là muốn tống khứ các con mèo của ngài ra khỏi các tông phòng của ĐTC, thế nhưng họ cũng có vẻ nguy hiểm nữa – tức là thành phần quan lại này.

 

Để trả lời cho câu hỏi của quí vị về văn hóa và thần học, lãnh vực của thần học về văn hóa thì rất bao rộng. Nó đi từ luân lý của các việc thực hành khác nhau về cơ cấu và xã hội, bao gồm cả những việc thực hành thuộc các cơ cấu chính trị nữa, đến những vấn đề về khuôn phép của những loại nhạc khác nhau được sử dụng cho phụng vụ, cũng như đến những vấn đề về vai trò của ngôn ngữ trong tiến trình của việc truyền bá phúc âm hóa.

 

Chẳng hạn việc chúng ta có cần phải chấp thuận ngôn ngữ thuộc các truyền thống tri thức hận thù khi trình bày các giáo huấn của Giáo Hội hay chăng? Và cần phải áp dụng những nguyên tắc nào khi nhận thấy những gì thuộc về “các chiến lợi phẩm của người Ai Cập” cướp đoạt?

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhận định rằng Giáo Hội là chủ thể về văn hóa của riêng Giáo Hội đối với tín hữu, thành phần còn tỏ ra rằng họ không có khuynh hướng theo chính sách mục vụ thích ứng văn hóa của Giáo Hội với bất cứ những gì xẩy ra để trở thành thời trang trong thế giới Tây Phương hiện đại.

 

Trong một bài nói với tổ chức Hiệp Sĩ Columbus, ĐHY Stafford đã nói rằng hết mọi tôn giáo trên thế giới đang rung mình trước bước tiến của nền văn hóa lồi lõm Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Giáo Hoàng Biển Đức đồng ý với nhận định này, và ngài hiểu rằng Giáo Hội, theo một nghĩa nào đó, cần phải là mẹ của văn hóa. Giáo Hội cần làm mẹ của văn hóa. Giáo Hội cần đưa sự sống về lại cho văn hóa, nhờ đó dân chúng mới có thể được dựng xây và cảm nghiệm thấy cái siêu việt tính bản thân.


Vấn:   Theo Giáo Hoàng Biển Đức thì cái lành mạnh của một nền văn hóa được đo lường bằng những chuẩn mực nào?

 

Đáp:    Trong cuốn sách của mình là “Tinh Thần Phụng Vụ”, Đức Biển Đức XVI đã đặt vấn đề là mục đích duy nhất – không phải là mục đích chính yếu mà là mục đích duy nhất – của việc giải phóng dân Do Thái khỏi vua Pharao đó là vì Thiên Chúa muốn họ có thể tôn thờ theo các qui định của Ngài.

 

Bởi thế, tôi có thể nói rằng, đối với Đức Biển Đức XVI, vấn đề quan trọng nhất về bất cứ nền văn hóa nào đó là vấn đề vị trí ra sao của phụng vụ nơi nền văn hóa đó? Phải chăng nó là sự thiện cao cả nhất? Phải chăng chúng ta đang quan tâm tới một thành đô phụng vụ? Hay phải chăng chúng ta đang quan tâm tới một thứ văn hóa bị chi phối bởi các yếu tố về kinh tế? Ai là thần linh của nền văn hóa ấy? Cái nhãn quan chủ yếu của con người là gì? Thành phần yếu bệnh và mỏng dòn được đối xử ra sao?

 

Thực tế mà nói thì có ít lợi lộc đối với Kitô hữu sống trong một thứ văn hóa cần phải được phép thi hành baât cứ loại diễn đạt phụng vụ nào, nếu, như những người Do Thái dưới thời Pharao, họ bị bắt buộc phải làm việc như thành phần nô lệ chỉ để có được nơi ở và của ăn cho gia đình mình, không có thời giờ để nguyện cầu và giải trí, tức là không có giờ cho Thiên Chúa, trong một cuộc đời bị chi phối bởi việc sống còn về thể lý.

 

Trong cùng tác phẩm ấy, Đức Biển Đức nói rằng lề luật và đạo đức học không đi đôi với nhau nếu chúng không gắn liền với với trọng tâm của phụng vụ và được phụng vụ khởi hứng tác động.

 

Ngài cũng nêu lên vấn đề là hết mọi xã hội đều có những thứ sùng bái của mình; thậm chí có những thể chế hoàn toàn vô thần duy vật cũng kiến tạo nên những hình thức sùng bái riêng. Ngài rất gần gũi với chủ trương của các học giả như Catherine Pickstock và William T. Cavanaugh, người đã lập luận rằng trong xã hội Tây Phương hiện đại, thị trường đã thay thế cho Thánh Thể như đối tượng tôn thờ của chúng ta.

 

Nói thế không có ý nói rằng ngài chống lại tư tưởng về thị trường theo bản chất của nó, thế nhưng, theo tôi nghĩ thì ngài chống lại việc làm cho việc tranh giành của thị trường thành thứ năng lực căn bản cấu đúc của một nền văn hóa.

 

Karl Polanyi đã bày tỏ chủ trương một cách khéo léo khi viết rằng một “lãnh vực tự nhiên” là một lãnh vực mà trong đó kinh tế được gắn liền với các mối liên hệ về xã hội, hơn là một thứ kinh tế mà trong đó các mối liên hệ về xã hội gắn bó với guồng máy kinh tế, làm cho xã hội trở thành một thứ đồ phụ thuộc thuần túy của thị trường.

 

Bằng việc thực hiện cuộc thử nghiệm về vị thế và bản chất của phụng vụ trong một nền văn hóa nào đó, Đức Biển Đức cũng thực hiện chủ trương rất Âu Quốc Tinh. Thánh Âu Quốc Tinh có thể nói rằng những gì chúng ta tôn thờ là dấu hiệu của những gì chúng ta yêu mến, và những gì chúng ta yêu mến là việc công bố về tấm thẻ công dân của chúng ta của Đấng làm chủ hai thành đô – thành đô của Thiên Chúa hay thành đô của con người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24-25/7/2005 

 

TOP

 

 

Chủ Nghĩa Minh Tri: Tâm Niệm “Như Thể Thiên Chúa Hiện Hữu”

 

(Đức Biển Đức XVI với Cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa Âu Châu qua nhận định của Hồng Y Joseph Ratzinger ngay trước khi Cố Giáo Hoàng GPII qua đời)

 

(tiếp 31/7 Chúa Nhật, 1/8 Thứ Hai, 20/8 Thứ Bảy, 29 Thứ Hai, 31 Thứ Tư, 2/9 Thứ Sáu, 6/9 Thứ Ba 7/9 Thứ Tư)

 

Thế nhưng, đến đây, với khả năng là một tín hữu của mình, tôi xin đề nghị với thành phần theo chủ nghĩa trần thế. Vào thời điểm của Chủ Nghĩa Minh Tri đã có một nỗ lực tìm hiểu và xác định các qui chuan thiết yếu về luân lý, cho rằng các qui chuẩn ấy vững chắc “etsi Deus non daretur”, dù cho rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Trong việc chống lại những niềm tin cũng như trong cuộc khủng hoảng chập chờn về hình ảnh Thiên Chúa, đã có một nỗ lực trong việc gìn giữ các thứ giá trị thiết yếu của luân lý khỏi bị những mâu thuẫn và tìm cách làm cho chúng trở thành một chứng cớ khiến cho chúng tránh khỏi nhiều thứ chia rẽ và bất ổn của những thứ triết lý và niềm tin khác nhau. Như thế, chúng muốn bảo đảm ccái căn bản của việc đồng chung sống, và nói chung, của những nền tảng của nhân loại. Vào lúc ấy, người ta đã nghĩ là có thể giữ một phần lớn những niềm xác tín sâu xa cả thể của Kitô giáo. Thế nhưng điều này không còn xẩy ra nữa.

 

Việc tìm kiếm cho một thứ chắc chắn được tái bảo đảm như thế, một thứ chắc chắn không bị đối chọi bởi tất cả những gì là khác nhau, không thành. Thậm chí ngay cả nỗ lực thực sự lớn lao của Kant cũng đã không thể tạo nên được thứ vững chắc chhung cần thiết này. Kant đã phủ nhận rằng Thiên Chúa có thể được biết đến trong phạm vi thuần lý trí, thế nhưng đồng thời ông đã tái trình bày cho thấy Thiên Chúa, tự do và sự bất tử như là những giả thiết của lý trí thiết thực, mà thiếu thứ lý trí này, đối với ông, không thể nào có hành vi về luân lý một cách mạch lạc được.

 

Tình hình thế giới ngày nay không làm cho chúng ta nghĩ rằng có lẽ ông ta có thể đã nhận định đúng hay sao? Tôi xin diễn tả nó một cách khác thế này: Nỗ lực, được vận dụng tối đa, trong việc khiến các công vụ của con người khinh thường Thiên Chúa là những gì hoàn toàn dẫn chúng ta càng ngày càng tiến đến bờ vực thẳm, đến chỗ làm cho con người bị cô lập với thực tại. Chúng ta cần phải giữ lấy câu tâm niệm của Chủ Nghĩa Minh Tri là: Cho dù người nào không thành đạt trong việc tìm thấy cách thức chầp nhận Thiên Chúa cũng phải tìm cách sống và điều khiển cuộc đời của mình “veluti si Deus daretur”, như thể Thiên Chúa hiện hữu. Đó là lời khuyên được Pascal khuyên bạn bè của mình, thành phần không tin tưởng. Có thế, không ai bị hạn chế tự do của họ, nhưng tất cả mọi công việc của chúng ta được nâng đỡ và tìm được tiêu chuẩn rất cần thiết cho những công việc ấy.

 

Trước hết, những gì chúng ta đang cần vào lúc này đây của lịch sử đó là những con người, thành phần, nhờ đức tin sáng suốt và sống động của họ, làm cho Thiên Chúa khả tín trên thế giới. Chứng từ tiêu cực của thành phần Kitô hữu nói về Thiên Chúa và sống ngược với Ngài, đã làm mờ mịt đi hình ảnh của Thiên Chúa và mở đường cho tình trạng vô tín. Chúng ta cần những con người gắn chặt mắt vào Thiên Chúa, để hiểu biết con người thực sự. Chúng ta cần những con người có tri thức được ánh sáng của Thiên Chúa soi dẫn, và có trái tim được Thiên Chúa tác động, để tri thức của họ có thể nói với tri thức của kẻ khác, và để tâm can của họ có thể mở ra cho tấm lòng của những người khác.

 

Chỉ nhờ những con người được giao tiếp với Thiên Chúa mà Thiên Chúa mới có thể gần gũi con người. Chúng ta cần những con người như Biển Đức thành Norcia, vị vào thời phân tán và suy đồi, đã dìm mình  vào chốn hết sức cô quạnh, để, sau khi trải qua tất cả những cuộc thanh tẩy cần phải chịu, đã tái tiến vào vùng ánh sáng, trở lại và tìm thấy Montecasino, một thành phố trên núi, với nhiều hoang tàn đổ nát, qui tụ lại những lực lượng làm nên một tân thế giới.

 

Nhờ thế, như Abraham, Biển Đức trở thành cha của nhiều quốc gia. Những lời huấn dụ giành cho thành phần moan đệ của mình được trình bày ở cuối bản “Luật” của ngài là những gì hướng dẫn cũng cho chúng ta thấy con đường dẫn lên cao, vượt lên trên cuộc khủng hoảng này và những tàn rụi ấy.

 

“Như có một thứ đam mê nghiệt ngã hất con người xa lìa Thiên Chúa mà đi vào hỏa ngục thế nào, cũng có một thứ đam mê lành thánh khiến con người lìa xa khỏi các tính hư tật xấu mà đến với Thiên Chúa cùng sự sống đời đời như vậy. Chính bằng thứ đam mê này mà thành phần đan sĩ cần phải hết sức say mê luyện thân để: Chớ gì họ trổi vượt hơn nhau trong việc tỏ lòng tôn kính nhau, chớ gì ngược lại họ biết hết sức nhẫn nại nâng đỡ những yếu kém về thể lý và luân lý của họ… Chớ gì họ yêu thương nhau bằng lòng cảm mến huynh đệ… Họ hãy kính sợ Thiên Chúa trong yêu thương… Hãy tuyệt đối không coi gì hơn Chúa Kitô là Đấng dẫn tất cả mọi người đến cùng sự sống trường sinh” (Chương 72)
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26-29/7/2005

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ